Tóm tắt. Xung đột tâm lí trong quan hệ với cha mẹ chưa phải là hiện tượng phổ
biến nhưng đã xuất hiện ở học sinh (HS) Trung học cơ sở (THCS). Xung đột này
diễn ra nhiều hơn trong các lĩnh vực: thói quen sinh hoạt, trong giao tiếp ứng xử.
của HS. Các nguyên nhân chủ yếu gây xung đột là do cha mẹ chưa thực sự hiểu
được những biến đổi về tâm, sinh lí của con; sự khác biệt về đặc điểm tâm lí giữa
cha mẹ và con; bầu không khí tâm lí trong gia đình. HS có một số cách giải quyết
xung đột với cha mẹ song cách thức thông qua dịch vụ trợ giúp về tâm lí, giáo dục
là hiệu quả và đáng tin cậy hơn dường như còn xa lạ với HS THCS.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng xung đột tâm lí của học sinh trung học cơ sở trong quan hệ với cha mẹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2012, Vol. 57, No. 5, pp. 108-115
THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT TÂM LÍ CỦA HỌC SINH
TRUNGHỌC CƠ SỞ TRONG QUAN HỆ VỚI CHAMẸ
Đỗ Thị Hạnh Phúc∗
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Đặng Thị Mai Hiên
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
∗Email: dohanhphuc@gmail.com
Tóm tắt. Xung đột tâm lí trong quan hệ với cha mẹ chưa phải là hiện tượng phổ
biến nhưng đã xuất hiện ở học sinh (HS) Trung học cơ sở (THCS). Xung đột này
diễn ra nhiều hơn trong các lĩnh vực: thói quen sinh hoạt, trong giao tiếp ứng xử...
của HS. Các nguyên nhân chủ yếu gây xung đột là do cha mẹ chưa thực sự hiểu
được những biến đổi về tâm, sinh lí của con; sự khác biệt về đặc điểm tâm lí giữa
cha mẹ và con; bầu không khí tâm lí trong gia đình... HS có một số cách giải quyết
xung đột với cha mẹ song cách thức thông qua dịch vụ trợ giúp về tâm lí, giáo dục
là hiệu quả và đáng tin cậy hơn dường như còn xa lạ với HS THCS.
Từ khóa: Xung đột, tâm lí, quan hệ, học sinh.
1. Đặt vấn đề
Lứa tuổi HS THCS có một vị trí đặc biệt với tính phức tạp và tầm quan trọng trong
quá trình hình thành, phát triển nhân cách của trẻ em. Giai đoạn này ý thức và tự ý thức
rất phát triển, tính tích cực xã hội tăng lên, trong bản thân mỗi em đều xuất hiện một cảm
giác mới lạ - “cảm giác mình đã trở thành người lớn” do sự phát triển của cơ thể và trí
tuệ đem lại. Chính mâu thuẫn giữa nhu cầu vươn lên làm người lớn với địa vị thực tế có
thể tạo nên sự khủng hoảng tâm lí và làm cho tâm lí của thiếu niên có những nét khác biệt
so với các lứa tuổi khác.
Về phía cha mẹ, luôn nghĩ rằng mình hiểu con hơn bất cứ ai, nhưng sự thay đổi của
chúng thường diễn ra quá nhanh khiến các bậc cha mẹ chưa hiểu kịp hoặc không tiếp nhận
thực tại độc lập của con mình nên thường có thói quen điều khiển và kiểm soát con như
thời con còn nhỏ. Điều này đã tạo ra một khoảng cách tâm lí nhất định giữa hai thế hệ,
đặc biệt trong xã hội hiện đại. Ở một số gia đình thường xảy ra những cuộc đụng chạm,
la mắng... từ phía cha mẹ, còn đứa con thì chống đối lại bằng cách không hợp tác và tìm
cách tách ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, tạo nên những khó khăn, mâu thuẫn, xung đột
tâm lí giữa trẻ với cha mẹ. Xung đột tâm lí của HS THCS trong quan hệ với cha mẹ là một
108
Thực trạng xung đột tâm lí của học sinh Trung học cơ sở...
cấp độ phát triển, là sự biểu hiện, đồng thời là một cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa
các em với cha mẹ; biểu hiện ở sự va chạm, đụng độ, chống đối lại cha mẹ khi giữa các em
với cha mẹ xuất hiện những khuynh hướng đối lập nhau, không tương hợp do sự khác biệt
về định hướng giá trị, nhu cầu, sở thích, tình cảm, thói quen... trong cuộc sống. Xung đột
tâm lí giữa con cái với cha mẹ đối với lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi đang chập chững bước
vào đời và rất nhạy cảm với cái mới thì nhiều khi đem lại những hậu quả khôn lường...
Nhiều HS THCS chỉ vì xung đột tâm lí với cha mẹ có thể dẫn đến những hành động thiếu
suy nghĩ như bỏ học, bỏ nhà, đi lang thang và rơi vào những tệ nạn xã hội... Vì vậy, tìm
hiểu một số biểu hiện xung đột tâm lí của HS THCS trong quan hệ với cha mẹ là rất cần
thiết đối với các bậc cha mẹ cũng như những người làm công tác giáo dục trong giai đoạn
hiện nay.
Khách thể nghiên cứu: 150 HS THCS (hai lớp 7 và hai lớp 9) và 150 phụ huynh
(PH) tại hai trường: THCS NamDương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và THCS Lương
Thế Vinh, thành phố Nam Định. Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 4 năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra viết, thực nghiệm,
phỏng vấn và phỏng vấn sâu. Trong khuôn khổ bài viết này, các kết quả chủ yếu được thực
hiện qua điều tra viết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Biểu hiện xung đột tâm lí của HS THCS trong quan hệ với cha mẹ
Để tìm hiểu thực trạng xung đột giữa HS THCS với cha mẹ, chúng tôi đã yêu cầu
PH và HS chia sẻ những cảm nhận về mối quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình. Kết
quả được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Tự đánh giá của HS THCS và phụ huynh
về mối quan hệ giữa cha mẹ và con
Các mức độ Đánh giá của HS Đánh giá của PHSố lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Rất vui vẻ 36 24.00 33 22.00
Vui vẻ 75 50.00 72 48.00
Hơi căng thẳng 20 13.33 32 21.33
Căng thẳng 14 9.33 10 6.67
Rất căng thẳng (xung đột) 5 3.33 3 2.00
Tổng 150 100.00 150 100.00
Bảng 1 cho thấy, trong gia đình mối quan hệ của HS THCS với cha mẹ chủ yếu ở
trạng thái rất vui và vui vẻ chiếm 74% (theo đánh giá của HS) và 70% (theo đánh giá của
PH). Với mức độ “hơi căng thẳng” thì đánh giá của HS và PH có khác biệt (13.33% ở
HS và 21.33% ở PH). Song đánh giá của HS ở mức “căng thẳng” và “rất căng thẳng”
109
Đỗ Thị Hạnh Phúc và Đặng Thị Mai Hiên
lại cao hơn ở PH (9.33% và 3.33% so với 6.66% và 2.00%). Nhận định của HS tương đối
phù hợp với nhận định của PH về mối quan hệ giữa con với cha mẹ trong gia đình. Tuy
nhiên đánh giá của các bậc cha mẹ về khó khăn trong mối quan hệ giữa họ và con có khả
quan hơn, chủ yếu khó khăn ở mức “hơi căng thẳng”, chỉ có 2.00% PH cho rằng quan hệ
của họ với con ở mức có xung đột. Như vậy, xung đột tâm lí trong mối quan hệ giữa cha
mẹ và con chưa phải là một hiện tượng phổ biến nhưng đã xuất hiện ở HS THCS, vì thế
đây là một vấn đề cần được quan tâm xem xét để giúp các bậc PH hiểu hơn về con cái và
giúp thiếu niên tin tưởng hơn vào cha mẹ mình.
Xung đột tâm lí giữa HS THCS với cha mẹ được thể hiện trên các lĩnh vực hoạt
động.nào. Để tìm hiểu điều này, chúng tôi đã yêu cầu HS và PH đánh giá thực trạng xung
đột tâm lí giữa cha mẹ và con trong các lĩnh vực hoạt động. Kết quả được tính theo điểm
trung bình và thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Các lĩnh vực có xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi HS THCS
STT Các lĩnh vực Đánh giá của HS Đánh giá của PH
X TB Số lượng TB
1
Trong quan hệ với bạn bè:
- Bạn cùng giới 1.80 10 1.60 11
- Bạn khác giới 2.24 2 1.36 15
- Bạn thân 1.87 9 1.63 13
2
Trong học tập:
- Phương pháp học tập 2.14 4.5 2.22 3
- Vấn đề học thêm 1.27 14 1.93 9
- Tài liệu tham khảo 1.23 15 1.39 14
3
Trong thói quen sinh hoạt:
- Đầu tóc và trang phục 2.02 7 2.25 2
- Tác phong sinh hoạt 2.35 1 2.26 1
- Phương tiện đi lại 1.39 13 1.65 12
- Việc giúp đỡ cha mẹ trong
gia đình
2.14 4.5 2.05 6
4
Trong giao tiếp, ứng xử:
- Với cha mẹ 2.17 3 2.17 5
- Với bạn bè 1.79 11 1.88 10
- Ngoài xã hội 1.59 12 2.01 7
5
Trong định hướng giá trị (giá
trị sống, kĩ năng sống. . . )
2.07 6 2.21 4
6
Hoạt động vui chơi, chương
trình giải trí
1.89 8 1.99 8
Rs (HS THCS - PH) = 0.34
X: điểm trung bình; TB: Thứ bậc, Rs: hệ số tương quan thứ bậc Spierman
110
Thực trạng xung đột tâm lí của học sinh Trung học cơ sở...
Bảng 2. cho thấy, xung đột tâm lí giữa HS THCS với cha mẹ có thể xuất hiện trên
một số lĩnh vực. Trong đó vấn đề thường xuyên gây ra tranh luận dẫn đến xung đột với
cha mẹ theo HS là trong thói quen sinh hoạt. Đặc biệt Tác phong sinh hoạt xếp thứ nhất
với điểm trung bình là 2.35, Trong quan hệ với bạn khác giới xếp thứ hai với số điểm là
2.24 và thứ ba là Trong giao tiếp ứng xử với cha mẹ với 2.17 điểm. Tuy nhiên theo các
bậc PH thì vấn đề khó khăn giữa trẻ với cha mẹ là Tác phong sinh hoạt (2.26 điểm) xếp
thứ nhất, Đầu tóc trang phục (2.25 điểm) xếp thứ hai và Phương pháp học tập xếp thứ ba
(2.22 điểm).
Có thể lí giải kết quả này như sau: Giao tiếp là hoạt động chủ đạo của HS THCS.
Trong giao tiếp, thiếu niên hướng đến bạn mạnh hơn do trong quan hệ với người lớn, các
em ít được quyền bình đẳng. Các em thường gặp khó khăn hơn trong giao tiếp, ứng xử
với cha mẹ. Đồng thời do học tập phát triển và sự mở rộng các quan hệ xã hội, các em
đã quan tâm hơn đến bạn khác giới và có thể nảy sinh tình cảm với người khác giới mà
cha mẹ không mong muốn. Tuy nhiên cả HS và PH đều thấy xung đột giữa các em và cha
mẹ thường hay diễn ra ở Thói quen sinh hoạt. Thiếu niên đang trong thời kì chuyển tiếp
từ trẻ em sang người lớn nên các em có nhiều thay đổi trong sinh hoạt, thói quen, định
hướng giá trị... (muốn được giống như người lớn), nhưng các em chưa thực sự là người
lớn nên các bậc cha mẹ thường chưa chấp nhận. Mặt khác trong xã hội hiện đại, do giao
lưu về kinh tế, văn hóa nên luồng thông tin HS thu nhận khá phong phú (qua sách, báo,
internet...) nên các em có thể không đồng nhất với cha mẹ về phương pháp học tập. Bên
cạnh những thông tin đúng đắn, tích cực, HS THCS có thể thu nhận những thông tin khác
và phần nào đã ảnh hưởng đến tác phong sinh hoạt của các em (trang phục, đầu tóc, cách
ứng xử với người lớn... mà cha mẹ thấy chưa hài lòng).
Như vậy, vấn đề hay gây ra xung đột giữa thiếu niên với cha mẹ đó là tác phong của
các em trong sinh hoạt. Đánh giá của HS khá đồng nhất với nhận định của cha mẹ các em
trong tương quan tỉ lệ thuận nhưng không chặt (Rs = 0.34).
2.2. Nguyên nhân xung đột tâm lí của HS THCS trong quan hệ với cha
mẹ
Chúng tôi đã khảo sát ý kiến của HS và PH về nguyên nhân dẫn đến xung đột tâm
lí trong quan hệ của các em với cha mẹ. Kết quả thu được ở Bảng 3.
Bảng 3 cho thấy, nguyên nhân dẫn đến xung đột tâm lí ở HS THCS trong quan hệ
với cha mẹ khá đa dạng, gồm các lí do chủ quan và khách quan. Đối với các nguyên nhân
chủ quan thì HS cho rằng Cha mẹ chưa thực sự hiểu những biến đổi về tâm, sinh lí của
con là vị trí đầu tiên (2.50 điểm), thứ hai là Sự căng thẳng mệt mỏi do áp lực công việc
nên cha mẹ còn áp đặt, chưa chia sẻ cùng con (2.47 điểm) và thứ ba là Sự khác biệt về
đặc điểm tâm lí giữa cha mẹ và con (2.43 điểm). PH lại xếp Sự khác biệt về đặc điểm tâm
lí giữa cha mẹ và con ở vị trí thứ nhất (2.44 điểm), Cách giao tiếp, ứng xử của con với
cha mẹ thứ hai (2.40 điểm) và “Cách giao tiếp, ứng xử của cha mẹ với con” thứ ba (2.35
111
Đỗ Thị Hạnh Phúc và Đặng Thị Mai Hiên
điểm). Như vậy đánh giá của HS THCS và cha mẹ về các nguyên nhân chủ quan gây xung
đột tâm lí với hệ số tương quan thuận nhưng không chặt (RS1 = 0.43). Có thể lí giải kết
quả này như sau:
Về phía HS, các em thấy cha mẹ chưa thực sự hiểu những biến đổi về tâm, sinh lí
đang diễn ra khá mạnh mẽ trong cuộc sống các em, vì vậy cha mẹ chưa chấp nhận vị trí
mới (đang trở thành người lớn) của HS THCS. Đây chính là lí do dẫn đến khó khăn và
xung đột tâm lí trong quan hệ của các em với cha mẹ. Tiếp theo, Sự căng thẳng, mệt mỏi
do áp lực công việc nên cha mẹ còn áp đặt con, Sự khác biệt về đặc điểm tâm lí giữa cha
mẹ và con cũng tạo nên khó khăn trong quan hệ giữa HS THCS với cha mẹ.
Bảng 3: Nguyên nhân dẫn đến xung đột tâm lí
ở HS THCS trong quan hệ với cha mẹ
Các nguyên nhân
Đánh giá Đánh giá
của HS của PH
X
Thứ
bậc X
Thứ
bậc
Chủ
quan
Sự khác biệt về đặc điểm tâm lí giữa cha mẹ và con 2.43 3 2.44 1
Sự quan tâm quá mức của cha mẹ đối với con 2.15 6 2.19 6
Việc cha mẹ kiểm soát quá chặt chẽ hành vi của con 2.42 4 2.30 5
Cha mẹ chưa chú ý lắng nghe sự chia sẻ của con 1.27 9 1.73 9
Cha mẹ quá bận rộn trong cuộc sống, ít quan tâm đến
con
1.41 8 1.77 8
Cha mẹ chưa thực sự hiểu được những biến đổi về tâm,
sinh lí của con
2.50 1 2.34 4
Sự căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc nên cha
mẹ còn áp đặt, chưa sẵn sàng chia sẻ cùng con
2.47 2 2.14 7
Cách giao tiếp, ứng xử của cha mẹ đối với con 2.28 5 2.35 3
Cách giao tiếp, ứng xử của con đối với cha mẹ 2.10 7 2.40 2
Rs 1(HS THCS - PH) = 0.43
Khách
quan
Điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của gia đình 1.59 6 1.62 6
Trình độ học vấn của cha mẹ 0.99 7 1.24 7
Thời gian cha mẹ dành cho con còn ít 2.09 3 2.11 4
Bầu không khí tâm lí trong gia đình 2.44 1 2.52 1
Nền nếp, truyền thống gia đình 1.67 5 2.22 2
Những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường bạn bè 2.23 2 1.89 5
Những tác động từ môi trường xã hội 2.08 4 2.13 3
Rs2 (HS THCS – PH) = 0.65
Về phía cha mẹ, các bậc PH lại cho rằng sự khác biệt về thế hệ (Sự khác biệt về đặc
điểm tâm lí giữa cha mẹ và con) là quan trọng, xếp vị trí đầu tiên. Sự khác biệt về thế hệ
đẫn đến khác biệt về nhận thức, thẩm mĩ, về định hướng giá trị, về giao tiếp, thói quen
112
Thực trạng xung đột tâm lí của học sinh Trung học cơ sở...
sinh hoạt... giữa cha mẹ và con trong gia đình ở xã hội hiện đại. Do khác biệt về đặc điểm
tâm lí giữa cha mẹ và con dẫn tới sự khác biệt trong cách giao tiếp, ứng xử của cha mẹ tới
con, và ngược lại, từ con đến cha mẹ.
Về các nguyên nhân khách quan dẫn đến xung đột tâm lí trong quan hệ của HS
THCS với cha mẹ thì đánh giá của HS và PH có sự tương đồng với RS2 = 0.65. Cùng xếp
vị trí thứ nhất là Bầu không khí tâm lí trong gia đình với 2.44 điểm ở HS và 2.52 điểm ở
PH. HS xếp Những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường bạn bè ở vị trí thứ hai với 2.23 điểm,
thứ ba là Thời gian cha mẹ dành cho con còn ít(2.09 điểm). Điều này gợi ý tới các bậc cha
mẹ cần dành thời gian cho con ở lứa tuổi HS THCS nhiều hơn. Các bậc PH lại xếp vị trí
thứ hai là Nền nếp, truyền thống gia đình (2.22 điểm) và nguyên nhân Những tác động từ
môi trường xã hội xếp thứ ba (2.13 điểm). Như vậy, nhận thức của cha mẹ và con ở tuổi
HS THCS về các lí do dẫn đến xung đột tâm lí giữa các em với cha mẹ khá tương đồng.
2.3. Phương thức giải quyết của HS THCS khi có xung đột tâm với cha
mẹ
Chúng tôi đã yêu cầu HS chia sẻ cách giải quyết của các em khi có xung đột tâm lí
với cha mẹ, kết quả được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Các phương thức giải quyết xung đột tâm lí
của HS THCS trong quan hệ với cha mẹ
Cách
giải
quyết
HS THCS HS THCS HS khối HS khối
Nam Dương Lương Thế HS nam HS nữ lớp 7 lớp 9 Tổng chungVinh
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
a 4 5.71 15 18.75 5 10.20 14 13.86 9 12.00 10 13.33 19 12.67
b 21 30.00 16 20.00 20 40.82 17 16.83 25 33.33 12 16.00 37 24.67
c 14 20.00 37 46.25 10 20.41 41 40.59 24 32.00 27 36.00 51 34.00
d 31 44.29 11 13.75 14 28.57 28 27.72 17 22.67 25 33.33 42 28.00
e 0 0.00 1 1.25 0 0.00 1 0.99 0 0.00 1 1.33 1 0.67
g 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
70 100 80 100 49 100 101 100 75 100 75 100 150 100
Các phương thức giải quyết :
a. Tranh luận đến cùng với cha mẹ để làm rõ đúng/sai.
b. Tự giải quyết.
c. Tâm sự với bạn để giải toả xung đột.
d. Tâm sự với anh, chị trong gia đình để giải toả xung đột.
e. Nhờ các thầy cô giáo can thiệp.
g. Nhờ các nhà tham vấn tâm lí trợ giúp.
Bảng 4 cho thấy cách đầu tiên HS THCS giải quyết khi có xung đột với cha mẹ là
Tâm sự với bạn để giải tỏa xung đột với 51 ý kiến chiếm 34%. Ở tuổi thiếu niên, các em
113
Đỗ Thị Hạnh Phúc và Đặng Thị Mai Hiên
hướng tới bạn rất mạnh mẽ nên khi có những băn khoăn, vướng mắc với cha mẹ, các em
thường hướng tới bạn đầu tiên để chia sẻ, dãi bày, các em nữ chia sẻ với bạn nhiều hơn so
với các em nam (40.59% ở nữ so với 20.41% ở nam).
Tiếp theo, việc tâm sự với anh, chị trong gia đình cũng được các em lựa chọn với
42 ý kiến chiếm 28%, trong đó số HS lớp 9 chia sẻ với anh, chị nhiều hơn so với lớp 7
(33.33% lớp 9 và 22.67% ở lớp 7).
Cách tự giải quyết khi có xung đột tâm lí với cha mẹ được 37 HS (chiếm 24.67%)
lựa chon. HS trường nông thôn - THCS Nam Dương tự giải quyết cao hơn HS trường
thành phố - THCS Lương Thế Vinh (30% so với 20%). Việc tự giải quyết xung đột cho
thấy mặt tích cực trong sự phát triển “tính người lớn” của thiếu niên, song mặt khác một
số em cũng “âm thầm chịu đựng” khó khăn trong quan hệ với cha mẹ. Em V.T.T., HS lớp
9 A1, trường THCS Lương Thế Vinh chia sẻ : “Lúc nào cũng vậy, bố mẹ em luôn căn vặn
xem em đi đâu, làm gì. Có nói ra thì bố mẹ không nghe, không tin, cãi lại thì cũng không
thay đổi được gì. Em thấy mệt mỏi lắm, tốt nhất là im lặng chịu đựng”. Thực trạng này
gợi ý việc mở các phòng tâm lí học đường để trợ giúp khó khăn tâm lí cho HS trong giai
đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Phương thức Tranh luận đến cùng với cha mẹ được 12.67% HS lựa chọn, trong đó
số HS thành phố chọn cách giải quyết này cao hơn so với HS nông thôn (18.75% HS
THCS Lương Thế Vinh - thành phố Nam Định so với 5.71% HS THCS Nam Dương -
huyện Nam Trực). Kết quả này gợi ý việc đưa chương trình giáo dục giá trị sống, kĩ năng
sống cho HS THCS để giúp các em tự tin và ứng xử phù hợp hơn với người lớn, đặc biệt
với cha mẹ.
Tuy nhiên phương thức Nhờ thầy, cô giáo can thiệp rất ít HS lựa chọn (chỉ có 1 em
nữ lớp 9 trường thành phố chọn, chiếm 0.67%). Đặc biệt không HS nào nhờ đến sự trợ
giúp của các nhà tâm lí học đường. Các em còn e ngại, chưa tin tưởng ở giáo viên và các
nhà tham vấn chuyên nghiệp hoặc chưa biết tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp về tâm lí.
Điều này cho thấy các dịch vụ trợ giúp về tâm lí giáo dục dường như còn xa với HS THCS.
3. Kết luận
Xung đột tâm lí trong quan hệ với cha mẹ chưa phải là một hiện tượng phổ biến
nhưng đã xuất hiện ở HS THCS. Xung đột tâm lí giữa HS THCS với cha mẹ diễn ra nhiều
hơn trong thói quen sinh hoạt, trong giao tiếp ứng xử với cha mẹ, vấn đề quan hệ với bạn
khác giới. Nguyên nhân gây xung đột tâm lí giữa HS THCS với cha mẹ khá đa dạng, song
đáng kể là các nguyên nhân chủ quan “Cha mẹ chưa thực sự hiểu được sự biến đổi về tâm,
sinh lí của con”, “Sự khác biệt về đặc điểm tâm lí giữa cha mẹ và con” và các nguyên nhân
khách quan: “Bầu không khí tâm lí trong gia đình”; “nền nếp, truyền thống gia đình”...
Cách giải quyết xung đột tâm lí của HS trong quan hệ với cha mẹ chủ yếu qua tâm
sự với bạn, với anh chị trong gia đình hoặc tự giải quyết. Tuy nhiên việc giải quyết xung
114
Thực trạng xung đột tâm lí của học sinh Trung học cơ sở...
đột bằng phương thức nhờ các dịch vụ trợ giúp về tâm lí, giáo dục dường như còn xa lạ
với HS.
Một số kiến nghị với HS THCS: HS THCS cần hiểu, thông cảm và chia sẻ với những
khó khăn trong cuộc sống của cha mẹ. Các em nên đề đạt những tâm tư, nguyện vọng,
chia sẻ công việc gia đình với cha mẹ, ứng xử phù hợp với cha mẹ để hạn chế những xung
đột tâm lí nảy sinh ở các em.
Với các bậc cha mẹ: Cần dành nhiều thời gian cho con, lắng nghe và chia sẻ với con
nhiều hơn để tăng sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Các bậc cha mẹ nên quan tâm đúng
mức và coi con như những người bạn đáng tin cậy để giúp các em vượt qua thời kỳ khó
khăn của tuổi thiếu niên.
Với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm: Nhà trường và giáo viên nên phối hợp chặt
chẽ với gia đình để thống nhất cách giáo dục HS THCS. Đồng thời kết hợp với hội phụ
huynh tổ chức những buổi nói chuyện, trao đổi trong việc giáo dục con, hoặc tổ chức các
câu lạc bộ dành cho các bậc cha mẹ.
Với Bộ Giáo dục Đào tạo: Nên đưa chương trình giáo dục Giá trị sống, Kĩ năng
sống cho HS vào các cấp học, đặc biệt với cấp THCS. Bộ nên tạo điều kiện cho việc mở
các phòng tâm lí học đường tại các trường THCS theo phương châm “Nhà nước và Nhân
dân cùng chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục” để trợ giúp cho HS và PH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dương Diệu Hoa (chủ biên), 2008. Tâm lí học Phát triển. Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội.
[2] Ngô Công Hoàn, 2007. Tâm lí học gia đình. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[3] Đặng Phương Kiệt, 2001. Cơ sở tâm lí học ứng dụng. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] John Dacey, Maurren Kenny, 2003. Adolescent Development. Nxb Brown & Bench-
mark.
ABSTRACT
Conflict between secondary school students and their parents
Conflict between students and parents is not a universal phenomenon but it is increasingly
being seen in secondary school students. Conflict is now seen when students engage a
parent in conversation or a normal activity. It is thought that this occurs because parents
do not understand their children’s behavior, parents and children act differently, and there
is psychological tension at home. Counselors have resolved conflit between students and
their parents but secondary school students are not comfortable receiving such assistance.
115