Thực vật bậc thấp

Trước đây, nấm thật, nấm nhầy, vi khuẩn đều được xếp vào ngành riêng thuộc giới Thực vật. Từ khi người ta biết được những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào Eukaryote và pokaryote và nhận thấy rằng nấm có sự trao đổi chất, sự sinh sản và sự đa dạng khác với các thành viên trong giới Thực vật, cùng với bằng chứng cho thấy nấm có nguồn gốc hoàn toàn độc lập, bắt nguồn từ các sinh vật đa bào. Chính vì thế, nấm được xếp vào một giới riêng. Nấm thông thường bao gồm nấm mốc, nấm độc, nấm ăn và men. Tất cả những loài này đều không có diệp lục và sống hoại sinh. Nấm không có khả năng ăn các chất dinh dưỡng nhưng chúng lại tiết ra các enzym vào môi trường xung quanh để phá vỡ các phân tử phức tạp thành chất hòa tan để có thể hấp thu được. Nhiều nấm sống hoại sinh, có nghĩa là chúng dinh dưỡng trên phần còn lại của chất hữu cơ đã chết. Số khác là những sinh vật ký sinh và kiếm thức ăn trực tiếp từ các cơ thể sống khác. Trong số các dạng ký sinh thì một dạng là ký sinh bắt buộc, chúng chỉ có thể sống trong các mô của các vật chủ sống. Dạng Nấm ký sinh tự do có khả năng sống hoại sinh và thường gây chết các vật chủ của chúng.

doc9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3195 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực vật bậc thấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU Đối với mỗi sinh viên, bên cạnh việc học lý thuyết trên giảng đường, học thực hành trong phòng thí nghiệm thì việc khảo sát thực tế là điều hết sức cần thiết. Trong tháng 8 vừa rồi, khoa sinh của trường Đại học khoa học tự nhiên chúng ta đã tổ chức đợt thực tập thiên nhiên tại Đà Lạt và Nha Trang. Qua chuyến đi, chúng em đã được quan sát từng nhóm đối tượng về thực vật, động vật tại nơi đây cũng như sự phân bố của chúng ở mỗi nơi. Bên cạnh đó chúng em đã thu mẫu và với sự giúp đỡ của thầy cô, của các anh chị hướng dẫn chúng em đã định danh những mẫu thu được. Qua đó đã giúp chúng em có thêm sự hiểu biết về những đối tượng sinh vật mà trước đây chúng em chưa từng được biết. Trên cơ sở những mẫu vật thu được và đã định danh, chúng em đã tổ chức họp nhóm, thảo luận để viết nên bài báo cáo thực vật bậc thấp này. Và qua bài báo cáo này, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa cũng như các anh chị hướng dẫn đã giúp chúng em tổ chức và hòan thành tốt chuyến thực tập thiên nhiên vừa rồi. Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo, chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô và các bạn góp ý. MỤC LỤC Phần 1: Tổng quan về nấm Phân loại nấm Cấu tạo nấm Tầm quan trọng về sinh thái học và kinh tế nấm Khả năng phân hủy Dùng làm thực phẩm Các chất chiết rút Nấm bệnh Phần 2: Mô tả một số họ nấm thuộc ngành Basidomycota, thuộc bộ Agaricales Ngành Basidiomycota Bộ nấm tán Agaricales Phần 3 : Định danh mẫu vật thu được Tài liệu tham khảo PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ NẤM PHÂN LOẠI NẤM: Trước đây, nấm thật, nấm nhầy, vi khuẩn đều được xếp vào ngành riêng thuộc giới Thực vật. Từ khi người ta biết được những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào Eukaryote và pokaryote và nhận thấy rằng nấm có sự trao đổi chất, sự sinh sản và sự đa dạng khác với các thành viên trong giới Thực vật, cùng với bằng chứng cho thấy nấm có nguồn gốc hoàn toàn độc lập, bắt nguồn từ các sinh vật đa bào. Chính vì thế, nấm được xếp vào một giới riêng. Nấm thông thường bao gồm nấm mốc, nấm độc, nấm ăn và men. Tất cả những loài này đều không có diệp lục và sống hoại sinh. Nấm không có khả năng ăn các chất dinh dưỡng nhưng chúng lại tiết ra các enzym vào môi trường xung quanh để phá vỡ các phân tử phức tạp thành chất hòa tan để có thể hấp thu được. Nhiều nấm sống hoại sinh, có nghĩa là chúng dinh dưỡng trên phần còn lại của chất hữu cơ đã chết. Số khác là những sinh vật ký sinh và kiếm thức ăn trực tiếp từ các cơ thể sống khác. Trong số các dạng ký sinh thì một dạng là ký sinh bắt buộc, chúng chỉ có thể sống trong các mô của các vật chủ sống. Dạng Nấm ký sinh tự do có khả năng sống hoại sinh và thường gây chết các vật chủ của chúng. Giới Nấm bao gồm bốn ngành: Ngành Zygomycota Ngành Ascomycota Ngành Basidomycota Ngành Deuteromycota CẤU TẠO NẤM: Một nấm điển hình bao gồm những sợi mảnh đựơc gọi là sợi nấm tạo một khối sợi rối hay là hệ sợi. Mỗi sợi nấm có vách tế bào bao quanh chứa polysaccarit có nitơ là chất kitin. Vách ngăn có thể phân chia sợi nấm nhưng ít khi ngăn cách tế bào hoàn tòan. Chất tế bào có thể luân chuyển ít nhiều dọc theo hệ sợi. Sự sinh trưởng chỉ có ở đỉnh sợi. Nhân của sợi nấm thường đơn bội. Ở nhiều loài, bào tử đơn tính được sản sinh ra ở tận cùng của các sợi sinh sản chuyên hóa. Sinh sản hữu tính xảy ra do sự tiếp hợp giữa các dòng kết đôi khác nhau. Thông thường nhân bố mẹ không hòa nhập với nhau ngay mà vẫn giữ riêng rẽ và có thể phân chia nhiều lần nữa để tạo nên sợi nấm song nhân, chứa các cặp nhân đơn bội. Và mỗi bào tử này có thể nảy mầm để tạo nên những sợi nấm đơn bội mới. TẦM QUAN TRỌNG VỀ SINH THÁI HỌC VÀ KINH TẾ CỦA NẤM: 3.1. Khả năng phân hủy Cũng như vi khuẩn, nấm hoại sinh tác động như một sinh vật phân hủy trong hệ sinh thái. Nhiều loại nấm dinh dưỡng trên các xác chết và chất thối rửa ở trong đất và giúp cho quá trình tái chế chất dinh dưỡng, chẳng hạn như phôtphat và sunphat, những chất được cây hấp thụ. Sự đa dạng của các enzym tiêu hóa ở các nấm hoại sinh cho phép chúng sử dụng những chất ít dùng làm thức ăn. Nấm có thể phá hoại áo quần, tranh vẽ, đồ da, sáp,…. 3.2. Dùng làm thực phẩm Nấm là bộ phận quan trọng trong công nghệ lên men. Các loài nấm men như Saccaromyces được dùng để oxy hóa đường thành ethanol và cacbondioxit. Quá trình này gọi là sự lên men rượu. Và ứng dụng trong làm rượu vang, bia và bánh mỳ. Phomat đựơc sản xuất chủ yếu do sự lên men vi khuẩn nhưng nấm cũng có tham gia để tăng thêm mùi vị và cấu tạo, chảng hạn như phomat xanh thì những vân xanh là hệ sợi bào tử nấm. Các chất chiết rút: Nhiều chất kháng sinh quan trọng được chiết rút từ nấm. Chẳng hạn như penicilium được phát hiện và sau đó được phát triển như chất điều trị y tế chống nhiễm khuẩn. Nó có hiệu lực chống lại phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh bạch cầu, viêm phổi, viêm mang não,….. Ngoài ra các chất khác được chiết xuất từ nấm với số lượng lớn để bán ra thị trường. Nấm bệnh Một số ít nấm ký sinh trên con ngừơi. Các bệnh ngoài da và bàn chân và chốc lở là do các loài Tinea thích hấp thụ protein là keratein, một số loài nấm gây nhiễm bệnh lở miệng. Việc nhiễm nấm bệnh ở thực vật có hệ quả lớn lao về sinh thái và kinh tế. Nhiều loài ngủ cốc như lúa mỳ, lúa mạch rất nhạy cảm với bệnh nấm than và bệnh gỉ sắt. Bệnh gỉ sắt ở lúa mỳ, Puccinia graminis có chu trình gồm his vật chủ khác nhau và khó mà dùng chất hóa học để diệt nấm để phòng trừ được. Ngoài ra còn một số bệnh về nấm khác như: bệnh mốc bụi ở táo, nho, anh đào; bệnh nấm cây du Hà Lan,… PHẦN 2: MÔ TẢ MỘT SỐ HỌ NẤM THUỘC NGÀNH BASIDOMYCOTA, THUỘC BỘ AGARICALES Phần lớn những loại nấm thuộc bộ này đều có thể ăn được trừ một số loài như Boletus luridus, Boletus satanas lens.Và chúng thuộc ngành Basidomycota. Nên chúng ta sẽ có những mô tả cụ thể về ngành này. NGÀNH BASIDOMYCOTA: Các loài nấm trong ngành này sinh ra các bào tử ở đầu khuẩn ty, những đầu khuẩn ty phình to ra được gọi là đảm ( basidium). Giống với khuẩn ty của loài nấm túi, khuẩn ty của loại nấm đảm cũng chia ra thành từng tế bào riêng lẻ. Các tế bào này hoặc có một nhân hoặc có hai nhân tùy vào giai đoạn phát triển. Vách ngăn ngang giữa mỗi tế bào có một lổ được đậy lại bằng một nút nhỏ. Trừ một số trường hợp, cái nút này hạn chế sự qua lại của các nhân giữa các tế bào, nhưng cho phép tế bào chất và một số bào quan nhỏ qua lại. Sinh sản vô tính ở ngành nấm đảm rất ít gặp so với các ngành nấm khác. Nếu có xảy ra thì chỉ là sinh sản bằng đính bào tử. Một số loài tạo các chồi giống như chồi ở nấm men và những loài khác thì có khuẩn ty phân đoạn thành các tế bào riêng lẻ, mỗi tế bào có chức năng giống như một bào tử và hình thành hệ khuẩn ty mới khi bào tử nảy mầm. Sinh sản hữu tính ở nhiều loại nấm ăn bắt đầu cùng một kiểu với cách sinh sản hữu tính của hai ngành nấm túi và nấm tiếp hợp. Khi bào tử rơi vào nơi thích hợp có đầy đủ các chất hữu cơ và các mùn trong đất thì nó nảy mầm và sinh ra một hệ khuẩn ty ngay bên dưới bề mặt cơ chất. Mỗi khuẩn ty của hệ khuẩn ty phân chia thành các tế bào, mỗi tế bào chứa một nhân đơn bội. Sự tăng trưởng của các khuẩn ty thuộc các cặp tương hợp sẽ đưa chúng đến gần nhau hơn, các tế bào của mỗi hệ khuẩn ty sẽ bắt cặp và hợp lại thành một, là lúc khởi đàu cho một hệ sợi mới, trong hệ sợi này mỡi tế bào dều có hai nhân. Hệ khuẩn ty như vậy được gọi là hệ khuẩn ty lưỡng nhân (dikaryotic) . Hệ khuẩn ty lưỡng nhân thường có các mấu lồi nhỏ được tạo ra bởi vách tế bào. Các mấu này được gọi là mấu liên kết tế bào trên bề mặt khuẩn ty. Các mấu liên kết phát triển như là kết quả của một kiểu nguyên phân độc đáo đảm bảo cho mỗi tế bào đều có một nhân của hai dòng khuẩn ty ban đầu. Sau khi phát triển một thời gian, hệ khuẩn ty lưỡng phân trở nên đậm đặc và hình thành một khối nhỏ, rắn chắc được gọi là búp mầm. Búp này đẩy lên mặt đất và bung thành bể quả (quả đảm: baisdioma), thông thường người ta gọi là một tai nấm. Hầu hết các nấm có một cái mũ giống như cái dù và một cuống bên dưới. Một vài có một cái vòng ở cuống, nó là phần còn lại của màng bao từ mũ đến cuống và rách ra khi mũ nấm mở ra. Những đĩa mỏng ở mặt dưới mũ nấm, tỏa ra từ cuống nấm cho đến phần rìa của mũ nấm được gọi là lá tia. Dưới kính hiển vi cho thấy một lá tia bao gồm các khuẩn ty bó chặt lại với vô số đảm hướng vuông góc với lá tia Khi mỗi đảm trưởng thành, hai nhân kết hợp và sau đó trải qua quá trình giảm nhân, kết quả là hình thành 4 nhân. Khi các nhân này xuyên qua 4 cái móc nhỏ ở đầu đảm các vách hình thành thành quanh nhân và chúng trở thành 4 bào tử đảm (basidiospore). Những cái móc nhỏ xíu gọi là cuống đính, là cuống của bào từ đảm. Một nấm lớn có thể sản sinh ra vài tỷ bào tử đảm trong vòng vài ngày. Các bào tử được phóng mạnh từ giữa các lá tia vào trong không khí. Sau đó chúng bị cuốn xuốngvà bị thổi đi nhờ những luồng gió nhẹ. Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử đảm nảy mầm và hoàn tất chu trình sinh sản. Trong thiên nhiên, một số bào tử đảm nảy mầmvà lập lại chu trình sinh sản của chúng. Thường thì hệ khuẩn ty mang nhân kép mọc tỏa đều ra từ một điểm ban đầu tạo thành một vòng tròn đều bên dưới bề mặt cơ chất, và sinh ra các thể quả. Các hệ khuẩn ty ở vùng trung tâm sẽ bị héo tàn do cạn kiệt cơ chất dinh dưỡng, do đó các hệ khuẩn ty ở vòng rìa sẽ tiếp tục mọc ra nếu gặp điều kiện thích hợp và tiếp tục như vập trong nhiều năm. Những loại nấm trong ngành này bao gồm nấm độc, nấm ăn được, nấm trứng, nấm sao đất, nấm kệ, nấm gỉ, nấm than, nấm mật, nấm tổ chim. BỘ NẤM TÁN AGARICALES Họ nấm gan bò Boletaceae Strobilomyces floccopus(Whl.ex Fr) Karst: Mũ nấm lúc đầu hình bán cầu, sau hơi dẹt, có vảy màu đen, lúc đàu nấm dính với màng nấm, sau màng nấm rụng thì vảy còn lưu lại ở mép mủ nấm, thịt nấm dày, màu trắng, khi bị thương thì chuyển thành màu đen, cuống nấm hình trụ, màu sắc giống màu của mũ nấm, phần trên cuống có ngấn, phần dưới cuống có vảy nhỏ nhưng dễ rụng, miệng ống nấm hình đa giác, lúc đầu màu trắng, khi bị thương thì biến thành màu đen, bào tử hình gần tròn, mầu nâu sẫm. Thường mọc trên đất rừng, phân bố rộng. Nấm Boletinus pictus P k: Nấm mọc đơn lẻ hoặc mọc thành chùm. Mũ nấm rộng hình bán cầu, phủ một lớp lông mịn màu đỏ, thịt nấm dày màu vàng; cuống mọc chính giữa hình ống, màu sắc giống màu của mũ nấm, có vảy,màng nấm đính ở phần trên cuống, tấng nấm ống màu vàng, miệng ống nấm hình đa giác; bào tử hình bầu dục, có màu vàng nhạt. Thường mọc trên đất rừng thông phân bố rộng Gyroporus Castaneus: Nấm mọc phân tán, mũ nấm hình bán cầu, hình lá gan, có lông mịn, máu nâu hoặc màu cà phê sẫm. Thịt nấm màu trắng lúc bị thương cũng không biến màu, cuống hình trụ, rỗng ruột, màu sắc giống màu của mũ nấm, có phủ lớp lông mịn, đỉnh màu hơi nhạt, ống nấm rời hoặc gần rời, màu trắng sau biến thành màu nhạt, miệng ống nhỏ, bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, màu vàng nhạt. Mọc trên đất rừng phân bố rộng Suillus granulatus: Mũ nấm hình bán cầu, dẹt, rộng, rất nhày màu vàng, thịt nấm màu vàng nhạt, có mùi thơm, cuống màu vàng, hình trụ, độ lớn. Phần trên cuống có điểm nhỏ màu vàng khi khô màu nâu đen, ống nấm thẳng, miệng hình đa giác, màu vàng; khi khô kết thành hạt nhỏ, bào tử hình bầu dục. thường mọc trên đất rừng Suillus flavus: Mũ nấm rộng hình bán cầu, màu vàng, khi ướt rất nhầy; thịt nấm màu vàng nhạt, lúc bị thương không biến màu; cuống từ màu trắng sau chuyển dần thành màu vàng nhạt, đỉnh có vân nhỏ, hình trụ, cuống rỗng, vòng nấm mỏng, màu trắng, dễ rụng, ống nấm thẳng. bào tử hình bầu dục màu vàng Suillus bovinus: Nấm mọc chùm, lúc tươi màu vàng, mũ nấm rộng hình dẹt có chất keo dính, khi khô màu nâu nhạt, thịt nấm màu vàng nhạt, cuống hình trụ dài, khi khô màu nâu nhạt, ống nấm thẳng; bào tử hình thoi màu váng. Mọc trên rừng thông, phân bố rộng. Boletus edulis: Mũ nấm rộng hình bán cầu, không có keo dính màu nâu nhạt; thịt nấm dày, màu trắng, khi bị thương không biến màu, có mùi thơm, cuống hình trụ, gốc hơi phình to , màu sắc nhạt hơn màu của mũ nấm, ống nấm màu vàng, miệng ống nấm nhỏ, bào tử màu vàng, hình thoi. Thường mọc trong đất rừng Boletus retipus: Nấm mọc đơn lẻ, ngẫu nhiên, mọc thành chùm, mũ nấm rộng, hình bán cầu, không có keo dính, màu vàng sau dần dần biến thành màu vàng sẫm, khi bị thương không biến màu, cuống có màu vàng, có vân hình mắt lưới rõ rệt; ống nấm thẳng, màu vàng sẫm. Bào tử màu vàng. Thường mọc trong đất rừng. Boletus erythropus: Mũ nấm hình bán cầu dẹt, màu đỏ sẫm đến màu nâu trên mặt phủ một lớp lông mịn, mũ nấm hơi có chất dính, thịt nấm màu vàng nhạt, cuống nấm hình trụ, gốc phình to, cuống dài,tầng ống nấm lõm sâu ở xung quanh cuống, màu vàng, khi bị thương thì biến thành màu xanh, miệng ống nấm màu đỏ, bào tử hình con thoi, màu vàng nhạt. Phân bố trên đất rừng lá rộng Boletus elegan Fries: Nấm mọc chùm, mũ nấm rộng, hình bán cầu dẹt, ở giữa mũ nấm hơi lồi lên, mặt nhẵn bóng, có chất nhầy dính, có màu nâu đỏ, thịt nấm màu vàng nhạt, khi bị thương không thay đổi màu sắc, cuống nấm hình trụ hoặc càng lên phía trên càng nhỏ dần. Ở đỉnh cuống có vòng nấm rất rõ, có lúc phần trên cuống còn có màng lưới, tầng ống nấm thẳng màu vàng, miệng nấm ống hình đa giác. Bào tử hình bầu dục đén hình con thoi màu vàng nhạt. Nấm thường mọc trên đất rừng lá kim. Boletus subtomentosus Fries: Mũ nấm hình bán cầu dẹt, mặt mũ nấm có lớp lông mịn, màu xám đến màu nâu nhạt, mũ nấm rộng, thịt nấm màu trắng đến màu vàng nhạt, khi bị thương không thay đổi màu, cuống gần giống hình trụ, màu vàng nhạt. Khi bị thương không thay đổi màu, cuống hình trụ, màu vàng nhạt, trên cuống có cuống nhỏ màu nâu đỏ, tầng nấm ống thẳng hoặc lõm xuống. Bào tử màu vàng nhạt hình thoi Boletus badius: Mũ nấm hình bán cầu dẹt, có lông mịn màu cà phê hoặc màu nâu, khi ướt có chất dính, thịt nấm màu trắng hoặc màu vàng nhạt, cuống hình trụ, dài , to, thường uốn cong, xù xì hoắc có chấm nỏ màu nâu đỏ, đỉnh cuống và phần ruột cuống màu vàng, tầng ống nấm thẳng có lúc lõm ở xung quanh cuống, miệng ống nấm to, hình đa giác, bào tử gần giống con thoi, màu vàng nhạt. Nấm thường mọc trên đất rừng thông, phân bố rộng. Boletus luteus: Mũ nấm rộng, dầy, khi còn non mặt mũ nấm màu nâu đỏ, có chất dính, khi khô mũ nhẵn bóng, có từ màu vàng nâu đến màu nâu đỏ. Thịt nấm màu trắng đến màu vàng trắng, mềm, ống nấm màu nàng nhạt đến màu vàng sẫm, dễ tách khỏi phần thịt, ống nấm xếp sít nhau. Bào tử hình thoi màu vàng nhạt. Boletus versipellis: Mũ nấm rộng, hình bán cầu màu đỏ da cam đến đỏ nâu, thịt nấm màu trắng, ống nấm khi còn non mặt ngoài bằng, khi già phát triển lồi lõm, dài ngắn khác nhau, màu trắng đến màu xám hoặc màu nâu, ống nấm đều và tròn. Cuống nấm to, khi non gốc cuống hơi phình, khi già cuống thành hình trụ, cuống có vảy hình tròn, màu nâu đỏ hoặc đen, cuống xù xì, phần gốc cuống có lỗ lõm. Nấm thường mọc ở rừng hoặc đồng cỏ. Phần III ĐỊNH DANH MẪU VẬT THU ĐƯỢC . Polyporus frondosus . Polyporus arcularias . Boletus felleus . Boletus chrysentenon . Boletus luteus . Boletus castaneus . Boletus cavipes . Boletus sp. . Laccaria laccata . Cystoderma sp. . Ganoderma lucidum . Laccaria cunethystina . Collybia longipes . Russula . Clitocybe . Gomphus calavatus . Marassmius . Collybia sp. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách: W.D. Phillips and T.J Chilton- Nhà xuất bản Giáo Dục Trịnh tam Kiệt- Nấm lớn ở Việt Nam-Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật,1981 Bùi Xuân Đồng- Một số vấn đề về nấn học- Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật,1977 Lê Văn Liễu- Nấm ăn được và nấm độc trong rừng-Nhà xuất bản Nông Nghiệp,1977
Tài liệu liên quan