Tích hợp FileNet với IBM Content Manager, Phần 1: Phân tích, thiết kế và mô hình hóa khi sử dụng FileNet Business Process Manager và IBM Content Manager

FileNet Business Process Manager (BPM) có tính linh hoạt và khả năng mở rộng để xử lý các quy trình nghiệp vụ phức tạp nhất. Nó có thể xử lý hàng triệu giao dịch, hàng ngàn người sử dụng và nhiều ứng dụng nghiệp vụ. Nó cũng cung cấp một bộ các công cụ cho phép bạn tạo, chỉnh sửa, quản lý, phân tích và mô phỏng các quy trình nghiệp vụ riêng của bạn. Quy trình nghiệp vụ có thể được thực hiện trực tiếp trong giao diện người dùng chung, vùng làm việc của FileNet. Bạn cũng có thể xây dựng ứng dụng của bạn với Process Engine API (API Máy Quy trình) để thực hiện các quy trình nghiệp vụ này.

pdf9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp FileNet với IBM Content Manager, Phần 1: Phân tích, thiết kế và mô hình hóa khi sử dụng FileNet Business Process Manager và IBM Content Manager, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tích hợp FileNet với IBM Content Manager, Phần 1: Phân tích, thiết kế và mô hình hóa khi sử dụng FileNet Business Process Manager và IBM Content Manager Giới thiệu về kiến trúc FileNet P8 BPM FileNet Business Process Manager (BPM) có tính linh hoạt và khả năng mở rộng để xử lý các quy trình nghiệp vụ phức tạp nhất. Nó có thể xử lý hàng triệu giao dịch, hàng ngàn người sử dụng và nhiều ứng dụng nghiệp vụ. Nó cũng cung cấp một bộ các công cụ cho phép bạn tạo, chỉnh sửa, quản lý, phân tích và mô phỏng các quy trình nghiệp vụ riêng của bạn. Quy trình nghiệp vụ có thể được thực hiện trực tiếp trong giao diện người dùng chung, vùng làm việc của FileNet. Bạn cũng có thể xây dựng ứng dụng của bạn với Process Engine API (API Máy Quy trình) để thực hiện các quy trình nghiệp vụ này. Nền tảng FileNet P8 cung cấp các thành phần cơ bản, bao gồm Máy Nội dung (Content Engine), Máy Quy trình (Process Engine), Máy Ứng dụng (Application Engine) và Máy Biểu diễn (Rendition Engine). Thành phần quan trọng nhất được sử dụng để quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM) là Máy Quy trình. Hình 1 cho thấy biểu đồ kiến trúc của nó. Hình 1. Kiến trúc FileNet P8 BPM Như bạn có thể thấy trong biểu đồ trên, ngoài Máy Quy trình mạnh mẽ, FileNet BPM cũng cung cấp nhiều dịch vụ và công cụ thuận tiện để quản lý tất cả các khía cạnh của quy trình nghiệp vụ, chẳng hạn như định tuyến quy trình, quản lý các quy tắc, mô phỏng và mô hình hóa quy trình và phân tích quy trình. Phần sau đây cho bạn thấy cách sử dụng các công cụ này để phân tích, mô hình hóa và thực hiện các quy trình nghiệp vụ riêng của bạn. Về đầu trang Giới thiệu kiến trúc IBM Content Manager IBM Content Manager là một danh mục sản phẩm được thiết kế để quản lý các khối nội dung không theo cấu trúc. Nội dung không theo cấu trúc này bao gồm các tài liệu, các hình ảnh, các tệp âm thanh, các băng video chạy suốt, các bản ghi thanh toán, các bản ghi nghiệp vụ và nội dung Web. Nó cung cấp hai giải pháp quản lý nội dung có sẵn, Khách hàng Windows® và Khách hàng điện tử, dựa trên nền tảng tích hợp của nó cho các giải pháp nghiệp vụ điện tử. Content Manager của IBM hỗ trợ DB2® và Oracle, đó là các hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp chủ đạo. Và nó hỗ trợ nhiều nền tảng bao gồm cả Windows và Linux®, Unix® mức trung gian và z/OS® mức cao. Bằng cách sử dụng các cơ sở hạ tầng bên dưới mạnh mẽ, nó có thể xử lý một khối lượng lớn nội dung với hiệu năng tốt. Hình 2 mô tả kiến trúc của nó. Hình 2. Kiến trúc IBM Content Manager Nhiều công ty, đã sử dụng IBM Content Manager làm kho lưu trữ nội dung quan trọng của họ, có thể tìm nhiều cách để sử dụng FileNet BPM như là cách để quản lý các quy trình nghiệp vụ dựa trên nội dung của họ. Loạt bài này này sử dụng một công ty hư cấu, Công ty ABC, làm ví dụ để cho bạn thấy các hướng dẫn từng bước về cách bạn có thể tích hợp FileNet BPM với IBM Content Manager. Động lực cho việc tích hợp FileNet P8 BPM với IBM Content Manager là để cho phép doanh nghiệp được hưởng các lợi ích của ứng dụng chuyên sâu nội dung dựa vào quy trình và để di chuyển ra xa khỏi các ứng dụng nguyên khối ở đó các quy trình nghiệp vụ và các quy tắc toàn vẹn thông tin bị chôn chặt bên trong mã ứng dụng. Các khách hàng doanh nghiệp hiện tại của IBM suốt nhiều năm qua đã sử dụng khả năng mở rộng của IBM Content Manager. Họ không chỉ xây dựng các ứng dụng nghiệp vụ trên IBM Content Manager, mà còn tích lũy hàng petabyte nội dung doanh nghiệp trong các kho lưu trữ đó. Mặt khác, dựa vào yêu cầu để đạt được tính nhanh nhạy nghiệp vụ cao hơn, hiện nay đang có sự chuyển động đáng kể trong các doanh nghiệp để có các quy trình nghiệp vụ của họ thường trú rõ ràng bên ngoài các ứng dụng, để cho họ có thể nắm quyền sở hữu các quy trình nghiệp vụ này, thay vì bị gắn chặt với chu kỳ phát hành của các nhà cung cấp ứng dụng nhằm thực hiện các sáng kiến tái cơ cấu quy trình nghiệp vụ của họ. FileNet P8 BPM cung cấp khả năng tự động hóa quy trình nghiệp vụ tốt nhất cho các ứng dụng chuyên sâu-nội dung. Như vậy, các khả năng của FileNet P8 BPM tích hợp với IBM Content Manager trở thành một nền tảng chiến lược cho các chủ nhân của kho lưu trữ hiện tại với mục đích nắm quyền sử hữu về các quy trình nghiệp vụ của họ trong khi vẫn bảo tồn các vốn đầu tư hiện có trong các sản phẩm kho lưu trữ của chúng ta và không di chuyển hàng petabyte nội dung hiện có. Về đầu trang Case study - các yêu cầu nghiệp vụ của Công ty ABC Công ty ABC là một công ty bảo hiểm lớn trong một quốc gia mới nổi tập trung vào bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tự động. Nó có nhiều tài liệu được lưu trữ trong IBM Content Manager, như các tài liệu chính sách, các hình ảnh, các tài liệu về các yêu cầu bồi thường và các tài liệu thông tin khách hàng. Công ty cần điều chỉnh các quy tắc và logic nghiệp vụ của mình dựa trên việc thay đổi liên tục các yêu cầu nghiệp vụ. Tuy nhiên, rất tốn kém để thay đổi quy trình nghiệp vụ và quy tắc nghiệp vụ được nhúng trong các ứng dụng hiện có. Họ muốn có một giải pháp để cải thiện tính nhanh nhạy nghiệp vụ và để cho phép họ có thể thúc đẩy phát triển nghiệp vụ. Công ty ABC có các yêu cầu sau:  Quy trình nghiệp vụ và các quy tắc có thể được mô phỏng.  Quy trình nghiệp vụ và các quy tắc có thể được theo dõi, phân tích và thống kê.  Các quy trình nghiệp vụ và các quy tắc có thể xử lý với các vai trò khác nhau của con người.  Các quy trình nghiệp vụ có thể hoặc tuần tự hoặc song song.  Quy trình nghiệp vụ có thể được đồng bộ hóa với bất kỳ quy trình nghiệp vụ khác.  Quy trình nghiệp vụ có thể được liên kết với một thời hạn hoàn thành.  Quy trình nghiệp vụ có thể tương tác với các ứng dụng của bên thứ ba.  Công việc có thể được phân bổ hay được phân bổ lại cho một người sử dụng.  Tất cả các cá thể của quy trình nghiệp vụ có thể được quản lý.  Một mục công việc của một quy trình nghiệp vụ có thể bị khóa hoặc được mở khóa.  Các mốc lịch sử có thể được thêm vào một quy trình nghiệp vụ.  Thông báo bằng e-mail có thể được gửi đến người tham gia vào quy trình nghiệp vụ khi có công việc. Về đầu trang Phân tích các yêu cầu nghiệp vụ của Công ty ABC Có nhiều quy trình nghiệp vụ tại Công ty ABC. Chúng ta sử dụng quy trình nghiệp vụ "Yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động" làm một kịch bản để phân tích các yêu cầu của nó. Phác thảo cơ sở của quy trình này như sau: 1. Đại diện dịch vụ khách hàng CSR (Customer Service Representative) thu gom yêu cầu bồi thường của khách hàng, thông tin chi tiết của RoadEvent và các tài liệu liên quan trong kho lưu trữ quản lý nội dung. AutoClaim đã tạo ra (có tất cả thông tin này) được gửi đến người điều chỉnh (Adjustor) để xử lý. 2. Người điều chỉnh nhận AutoClaim (yêu cầu bồi thường tự động), kiểm tra và đánh giá thông tin chi tiết và các tài liệu liên quan và tính toán ClaimAmount (Tổng giá trị yêu cầu bồi thường) của AutoClaim. 3. Nếu ClaimAmount lớn hơn $2000, thì AutoClaim này sẽ được gửi đến người giám sát (Supervisor) để phê duyệt. Nếu không, người điều chỉnh có thể phê duyệt AutoClaim này. 4. Nếu AutoClaim đã bị bác bỏ, người điều chỉnh sẽ gửi một thư thông báo cho người đòi bồi thường này. Nếu không, người điều chỉnh gửi yêu cầu thanh toán. Có ba vai trò trong quy trình nghiệp vụ này: CSR, người điều chỉnh và người giám sát. Những vai trò này được thể hiện trong Hình 3. Hình 3. Định nghĩa vai trò của quy trình Yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động của Công ty ABC Về đầu trang Thiết kế mô hình của hệ thống yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động của Công ty ABC Hình 4 cho thấy một sơ đồ lớp mô tả các thực thể nghiệp vụ dựa trên các yêu cầu nghiệp vụ: Hình 4. Biểu đồ lớp của Kịch bản Yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động Hình 5 cho thấy quy trình nghiệp vụ như là một biểu đồ hoạt động: Hình 5. Biểu đồ hoạt động của kịch bản Yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động Về đầu trang Kiến trúc của hệ thống yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động của Công ty ABC Kiến trúc hệ thống để tích hợp FileNet BPM và IBM Content Manager được quyết định sau khi phân tích yêu cầu và thiết kế mô hình. Hình 6 cho thấy kiến trúc của hệ thống yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động của Công ty ABC: Hình 6. Kiến trúc của hệ thống Yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động của Công ty ABC Cách tiếp cận phát triển được trình bày như sau: 1. Tạo lược đồ CM8: Mỗi loại mục trong CM được ánh xạ từ một thực thể trong mô hình dữ liệu. 2. Tạo các đối tượng nghiệp vụ: Chúng ta tạo một tập các đối tượng nghiệp vụ (các lớp Java®) có thể truy cập trong suốt các kho lưu trữ CM8 ở mức cao. Với mỗi thực thể trong mô hình dữ liệu, một đối tượng nghiệp vụ được tạo ra. Hơn nữa, chúng ta tạo ra một lớp cổng (gateway) kết thúc tất cả các hoạt động của tất cả các đối tượng nghiệp vụ và thực hiện chuyển đổi kiểu-dữ liệu để khắc phục một số hạn chế của FileNet P8 BPM Component Integrator. 3. Đăng ký lớp cổng vào Component Integrator: Chúng ta đăng ký lớp cổng bằng cách sử dụng Component Integrator. Các phương thức của tất cả các đối tượng nghiệp vụ cho một kho lưu trữ cụ thể có thể được truy cập bằng các quy trình nghiệp vụ trong P8 BPM thông qua một hàng đợi thành phần duy nhất. 4. Định nghĩa quy trình nghiệp vụ: Với việc sử dụng công cụ thiết kế quy trình P8, bạn định nghĩa quy trình ở nơi các bước quy trình có thể tham chiếu các hoạt động của lớp cổng gọi các phương thức tương ứng của các đối tượng nghiệp vụ và cuối cùng giao tiếp với các kho lưu trữ CM8. 5. Tạo hoặc sửa đổi giao diện người dùng: Bạn có thể tạo hoặc sửa đổi mã khách hàng của giao diện người dùng khi cần để khởi chạy các quy trình, truy cập vào thông tin của những người sử dụng, chấp nhận đầu vào của người dùng và hiển thị của các đối tượng nghiệp vụ và những cái bạn muốn. Điều này được thực hiện bằng cách gọi API của BPM và các phương thức của các đối tượng nghiệp vụ. Các bước ở trên được minh họa dưới đây khi sử dụng một ví dụ ứng dụng Xử lý yêu cầu bồi thường bảo hiểm của Công ty ABC. Với bước đầu tiên, bạn có thể sử dụng IBM Content Manager System Administrator Client để tạo ra các định nghĩa kiểu-mục. Để thiết lập nhanh, bạn cũng có thể nhập khẩu định nghĩa quy trình từ tệp XML trong phần Tải về. Hình 7 cho thấy việc nhập khẩu này: Hình 7. Sử dụng IBM Content Manager System Administrator Client để nhập khẩu tệp lược đồ XML Sau khi nhập khẩu tệp lược đồ XML vào IBM Content Manager, bạn sẽ thấy rằng các kiểu mục được nhập khẩu tương ứng với các lớp của biểu đồ lớp trong Hình 4. Hình 8 cho thấy lược đồ nội dung khách hàng: Hình 8. Kiểu mục được tạo ra Về đầu trang Kết luận Trong Phần 1 của loạt bài này, bạn đã thấy một tổng quan rộng lớn của kiến trúc của FileNet P8 BPM và IBM Content Manager V8. Dựa trên việc nghiên cứu trường hợp của Công ty ABC, chúng ta đã phân tích các yêu cầu nghiệp vụ, tạo ra một mô hình lớp nghiệp vụ và mô hình quy trình nghiệp vụ, đã thiết kế kiến trúc cho hệ thống yêu cầu bồi thường bảo hiểm tự động của Công ty ABC. Và chúng ta cũng đã tạo ra một định nghĩa mô hình dữ liệu trong hệ thống IBM Content Manager để hoàn thành bước đầu tiên của việc triển khai thực hiện hệ thống, bạn có thể tải các tệp đính kèm và nhập khẩu chúng vào hệ thống IBM Content Manager của bạn. Phần 2 sẽ giới thiệu cho các bạn cách tạo Các thực thể nghiệp vụ Java để thao tác dữ liệu trong kho lưu trữ của IBM Content Manager và cách tạo ra một lớp cổng cho Các thực thể nghiệp vụ Java.
Tài liệu liên quan