1. Mở đầu
Quan điểm giáo dục tích hợp đã trở thành một xu thế của giáo dục hiện đại. Đây cũng là định hướng giáo dục
quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học (Bộ
GD-ĐT, 2018a, 2018b), “giúp học sinh (HS) phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay
trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng” (Lê Phương Nga, 2019).
Vấn đề tích hợp giáo dục văn hoá ứng xử (VHƯX) - kĩ năng sống qua các bài tập đọc ở trường tiểu học là một
hướng đi có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành nhân cách HS. Bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” của Phun-tơn Ox-lơ
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (Nguyễn Minh Thuyết, 2018) nằm trong chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”,
là một trong những bài tập đọc có khả năng giáo dục tích hợp VHƯX hiệu quả cho người học. Tuy nhiên, qua khảo
sát thực tế, chúng tôi thấy, việc hướng dẫn HS tiếp cận bài tập đọc này theo hướng tích hợp chưa thực sự hiệu quả,
nhất là đối với HS dân tộc thiểu số. Bài viết trình bày thực trạng và đề xuất một số định hướng tích hợp giáo dục
VHƯX trong dạy học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” cho HS lớp 5, Trường Tiểu học Chiềng Pha, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích hợp giáo dục văn hoá ứng xử qua dạy học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 91-95 ISSN: 2354-0753
91
TÍCH HỢP GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ
QUA DẠY HỌC BÀI TẬP ĐỌC “CHUỖI NGỌC LAM” CHO HỌC SINH LỚP 5
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG PHA, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA
Kiều Thanh Thảo
Trường Đại học Tây Bắc
Email: kieuthanhthao206@gmail.com
Article History
Received: 09/3/2020
Accepted: 15/4/2020
Published: 30/4/2020
Keywords
integrated education,
behavioral culture, reading
exercises, “Chuoi ngoc
lam” (Jade Necklace),
reading comprehension.
ABSTRACT:
Integrating education in Vietnamese in primary schools is an important teaching
orientation that gives students the opportunity to apply the knowledge and skills
of many different fields to solve academic and life problems, developing the
qualities and competencies that the curriculum is geared towards. The paper
researches the situation and proposes a number of measures to improve the
effectiveness of teaching the “Chuoi ngoc lam” reading exercise towards the
integration of behavioral culture education for 5th graders at Chieng Pha Primary
School, Thuan Chau district, Son La province. Integrating behavioral culture
education for students into reading exercises in Vietnamese helps students learn
how to integrate into society, respect other people, communicate and behave
appropriately with situations in life.
1. Mở đầu
Quan điểm giáo dục tích hợp đã trở thành một xu thế của giáo dục hiện đại. Đây cũng là định hướng giáo dục
quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó có Chương trình môn Tiếng Việt tiểu học (Bộ
GD-ĐT, 2018a, 2018b), “giúp học sinh (HS) phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay
trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng” (Lê Phương Nga, 2019).
Vấn đề tích hợp giáo dục văn hoá ứng xử (VHƯX) - kĩ năng sống qua các bài tập đọc ở trường tiểu học là một
hướng đi có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành nhân cách HS. Bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” của Phun-tơn Ox-lơ
trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 (Nguyễn Minh Thuyết, 2018) nằm trong chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”,
là một trong những bài tập đọc có khả năng giáo dục tích hợp VHƯX hiệu quả cho người học. Tuy nhiên, qua khảo
sát thực tế, chúng tôi thấy, việc hướng dẫn HS tiếp cận bài tập đọc này theo hướng tích hợp chưa thực sự hiệu quả,
nhất là đối với HS dân tộc thiểu số. Bài viết trình bày thực trạng và đề xuất một số định hướng tích hợp giáo dục
VHƯX trong dạy học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” cho HS lớp 5, Trường Tiểu học Chiềng Pha, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Thực trạng dạy và học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”
Để nghiên cứu thực trạng làm căn cứ đề xuất một số định hướng tích hợp giáo dục VHƯX trong dạy học bài tập
đọc này cho HS lớp 5, chúng tôi tập sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: sử dụng phiếu hỏi đối với giáo
viên (GV); phiếu hỏi, phiếu bài tập đối với HS về các vấn đề nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu gồm 5 GV, 60 HS (trong
đó, HS dân tộc thiểu số chiếm 93,3%) thuộc 2 lớp 5A và lớp 5B (mỗi lớp 30 HS) của Trường Tiểu học Chiềng Pha,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Thời gian khảo sát: năm học 2019-2020. Kết quả khảo sát như sau:
2.1.1. Từ phía giáo viên
- Về nhận thức tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục VHƯX trong dạy - học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”,
100% GV được hỏi đều cho rằng, việc tích hợp giáo dục VHƯX cho HS là rất cần thiết; bởi vì, dạy học theo hướng
tích hợp sẽ giúp cho bài dạy linh hoạt, làm phong phú nội dung và phương pháp dạy học, giúp HS mở rộng nhận
thức, được rèn luyện kĩ năng sống một cách tự nhiên.
- Về việc lựa chọn nội dung và phương pháp tích hợp khi dạy bài tập đọc này chưa thật sự được GV đầu tư đúng
mức. Chẳng hạn, trong thiết kế giáo án, phần mục tiêu cần đạt của dạy bài tập đọc, có 80% GV đồng ý với ý kiến
cho rằng, chỉ dừng ở mức độ yêu cầu cần đạt về đọc lưu loát, đọc diễn cảm và yêu cầu đọc hiểu nội dung ý nghĩa của
văn bản (ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác), chưa
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 91-95 ISSN: 2354-0753
92
đề cập đến nội dung tích hợp giáo dục VHƯX một cách cụ thể. Như vậy, trong xác định mục tiêu dạy học của bài
tập đọc, phần lớn GV mới chỉ coi trọng nội dung luyện đọc và đọc hiểu văn bản, tức là mới quan tâm đến việc cung
cấp kiến thức và kĩ năng đọc mà chưa đặt ra vấn đề tích hợp rèn kĩ năng sống cho HS. Việc xác định mục tiêu như
vậy sẽ chi phối đến việc lựa chọn phương thức và biện pháp dạy học của GV.
- Về phương pháp chủ yếu được sử dụng trong dạy học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”, 100% GV được hỏi đều
đồng ý với ý kiến cho rằng, phương pháp đàm thoại được sử dụng nhiều nhất; 60% GV đồng ý với ý kiến cho rằng,
chỉ dừng ở việc sử dụng câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa; 80% GV đồng ý với ý kiến cho rằng, ít thiết kế bài
tập vận dụng, liên hệ mở rộng.
- Về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, 100% GV đồng ý với nguyên nhân là không đủ thời gian; 60% GV
đồng ý với nguyên nhân do nội dung tích hợp giáo dục VHƯX trừu tượng, khó tiếp cận đối với HS; 80% GV đồng
ý với nguyên nhân do HS không hứng thú với nội dung tích hợp khi học bài tập đọc.
Thực tế trên cho thấy, khi dạy bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”, GV chủ yếu mới chú trọng đến việc cung cấp kiến
thức và kĩ năng đọc cho HS; đa số GV ít đầu tư vào thiết kế các bài tập theo hướng tích hợp giáo dục VHƯX cho
HS, hoặc không kết hợp giữa liên hệ kiến thức trong bài đọc với thực tiễn, chưa quan tâm thiết kế các bài tập vận
dụng để giải quyết tình huống cho HS. Vì vậy, để tích hợp giáo dục kĩ năng ứng xử, ngoài việc giúp HS đọc hiểu văn
bản, GV cần thiết kế thêm câu hỏi liên hệ và bài tập vận dụng nhằm giúp HS phát triển năng lực “giải quyết vấn đề”
nảy sinh trong cuộc sống. Đây cũng là cơ sở để bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về giá trị đích thực của văn bản đối
với “đời sống” của HS.
2.1.2. Từ phía học sinh
Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi cho thấy: 51,6% HS hứng thú học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”. Như vậy, còn
nhiều HS chưa hứng thú học bài tập đọc này; các em cho rằng, bài tập đọc dài, kiến thức về VHƯX trong bài tập đọc
còn trừu tượng, khó hiểu. Điều này cũng thể hiện qua kết quả khảo sát bằng phiếu bài tập đối với HS: không ít HS
chưa giải quyết được yêu cầu của bài tập. Chẳng hạn, ở dạng bài tập đọc hiểu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao Pi - e
nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?, chỉ có
60% đạt mức hoàn thành; không có HS đạt mức hoàn thành tốt; cá biệt còn có HS để phiếu trắng. Ở dạng bài tập liên
hệ, yêu cầu HS lựa chọn phương án thể hiện hiểu biết cách ứng xử (về sự cảm thông, lòng nhân ái, lòng tự trọng, yêu
thương và quan tâm đến mọi người), có 26,7% HS đạt mức hoàn thành tốt, 73,3% HS đạt mức hoàn thành. Ở dạng
bài tập tình huống, yêu cầu HS giải quyết một tình huống cụ thể nhằm thể hiện kĩ năng ứng xử (biết cảm thông, chia
sẻ với bạn bè, nhất là bạn bè có hoàn cảnh khó khăn), chỉ có 30% HS đạt mức hoàn thành tốt, 58,3% HS đạt mức
hoàn thành, 11,7% HS đạt mức chưa hoàn thành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên xuất phát từ đặc điểm tâm lí,
nhiều HS dân tộc thiểu số còn rụt rè, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp dẫn đến còn thụ động trong học tập; mặt
khác, xuất phát từ đặc điểm nhận thức của các em: vốn sống chưa nhiều, vốn từ tiếng Việt còn hạn chế, việc thấu
hiểu các vấn đề về giá trị VHƯX trong bài tập đọc và trong đời sống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với HS dân tộc
Kinh. Thực tế này đòi hỏi phải có biện pháp để tháo gỡ, giúp HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn ứng
xử trong cuộc sống.
2.2. Đề xuất một số định hướng tích hợp giáo dục văn hoá ứng xử trong dạy học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”
2.2.1. Cần nhận thức đúng đắn vấn đề tích hợp giáo dục văn hoá ứng xử trong dạy học bài tập đọc
“Văn hóa ứng xử” là những cái hay, cái đẹp được tích lũy thành giá trị, thành chuẩn mực trong ứng xử, trong
giao tiếp. Ở tiểu học, VHƯX luôn tồn tại trong mọi hoạt động giáo dục và có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác
giáo dục hành vi, nếp sống và đạo lí làm người cho HS. VHƯX cần được bồi dưỡng, nâng cao để góp phần “vun
trồng nhân cách con người”, làm cho con người trở nên tốt đẹp hơn.
Khi dạy bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”, trước tiên, GV cần có sự cảm thụ sâu sắc về nội dung tư tưởng, ý đồ nghệ
thuật, khả năng rung cảm trước vẻ đẹp tinh tế của hình tượng văn học trong văn bản, từ đó mới nhận thức đầy đủ ý
nghĩa giáo dục tích hợp trong bài dạy. Điều này sẽ chi phối cách lựa chọn phương thức, biện pháp của GV khi hướng
dẫn HS phát hiện những tín hiệu thẩm mĩ và bình giá, chiêm nghiệm đối với các tín hiệu nghệ thuật, làm căn cứ định
hướng cho HS cảm nhận được giá trị văn hóa đích thực của văn bản.
Bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” là một câu chuyện cảm động về tình thương yêu giữa những nhân vật có số phận
rất khác nhau. Đó là người chị gái đã thay mẹ nuôi em từ bé, cô luôn cố gắng giữ gìn phẩm chất tốt đẹp, thật thà đáng
quý, tự trọng bản thân, dù nghèo khó nhưng không tham lam; người em gái nhỏ vô cùng yêu thương người chị của
mình, dành hết số tiền mình tiết kiệm để mua quà Nô-en tặng chị gái với một tình yêu thương, trân trọng; ông chủ
cửa hàng - Pi - e đã chứng kiến hành động đẹp của hai chị em, đồng thời cũng là người muốn mang lại niềm vui cho
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 91-95 ISSN: 2354-0753
93
họ. Thông qua cách hành xử của các nhân vật, bài tập đọc đã thể hiện sâu sắc VHƯX thấm đậm tình người, ca ngợi
những con người có lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác, biết
sống vì người khác. Từ nội dung đó, GV có thể mở rộng để giới thiệu cho HS những câu chuyện trong thực tế cuộc
sống về cách hành xử tốt đẹp giữa người với người đã mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho cộng đồng: những câu chuyện
về tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, các hoạt động ủng hộ người nghèo, giúp đỡ những người có
hoàn cảnh khó khăn, những tấm gương vượt khó, những nghĩa cử cao đẹp... Điều này sẽ giúp HS có thêm hiểu biết
xã hội, nhận thức rõ hơn về cách hành xử của mình trong cuộc sống, tự nhận thức và tự định hướng hành vi và nhân
cách cá nhân. Đây là một trong những bài tập đọc hay, có nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa, có khả năng tác động đến tư
tưởng, tình cảm và nhận thức của HS về sự trân trọng trước những hành động tốt trong xã hội. Vì thế, bài tập đọc
“Chuỗi ngọc lam” là một trong những tác phẩm có khả năng tích hợp giáo dục VHƯX, rèn kĩ năng sống, nâng cao
giao tiếp văn hoá cho HS trên các phương diện: lòng nhân ái, sự tôn trọng, tự trọng, niềm tin, hiểu biết và những
chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử.
Như vậy, nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc giáo dục tích hợp VHƯX trong dạy học bài tập đọc “Chuỗi ngọc
lam” sẽ giúp GV bổ sung nội dung này vào phần “Mục đích cần đạt” khi thiết kế giáo án và là cơ sở để GV lựa chọn
nội dung, phương thức, biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học, giúp HS hiểu thấu đáo văn bản; chẳng hạn, có thể
thiết kế tích hợp hoạt động giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm để hình thành cho HS các phẩm chất nhân
ái, tự trọng bản thân, tôn trọng và trách nhiệm với bạn bè, chia sẻ, bao dung với người khác
2.2.2. Khơi gợi hứng thú cho học sinh khi học bài tập đọc
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập nói chung và trong học văn bản văn
chương nói riêng. Khơi gợi hứng thú trong dạy học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”, GV có thể sử dụng nhiều phương
thức, biện pháp dạy học khác nhau. Trước tiên, GV cần tạo được không khí học tập thân thiện, cởi mở trong suốt tiết
học nhằm tạo được sự thoải mái trong học tập, giúp HS bộc lộ cảm xúc, trí tưởng tượng của mình một cách tự nhiên,
nhờ đó mà khắc phục được tâm lí e dè, ngại giao tiếp của HS dân tộc thiểu số, giúp các em mạnh dạn, tự tin khi tiếp
nhận văn bản. GV cũng có thể thông qua giọng đọc và giọng kể diễn cảm để truyền tư tưởng, tình cảm của tác giả
đến HS. Chẳng hạn, sau khi đọc mẫu (đọc diễn cảm), GV có thể kể tóm tắt nội dung bài “Chuỗi ngọc lam”, toàn bộ
nội dung và nghệ thuật của văn bản thông qua giọng đọc và giọng kể của GV để HS có thể hình dung và cảm nhận
phẩm chất đáng trân trọng của ba nhân vật với “tấm lòng nhân hậu, tự trọng, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho
người khác”. Và đây cũng là một phần quan trọng để phát triển và kích thích hứng thú học văn của HS.
Ngoài ra, lời giới thiệu vào bài hấp dẫn cũng như việc đặt câu hỏi của GV cũng góp phần tạo ra “tâm thế” nhập
cuộc hào hứng cho HS. Câu hỏi trong bài “Chuỗi ngọc lam” đặt ra trên cơ sở gắn với nhân vật, tình tiết, hình ảnh,
ngôn ngữ, ý nghĩa của văn bản đọc, là định hướng quan trọng giúp HS suy nghĩ, tìm tòi nội dung ý nghĩa bài đọc có
kết quả hơn. Khi dạy học bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam”, GV có thể giúp HS có thể trả lời một số câu hỏi trong sách
giáo khoa để tìm hiểu văn bản. Tuy nhiên, GV cần lưu ý tính vừa sức đối với HS dân tộc thiểu số, câu hỏi vừa sức
sẽ phát huy được tính tích cực của các em; với những câu hỏi quá sức, HS không trả lời được sẽ làm các em cảm
thấy mất tự tin hoặc chán nản. Chẳng hạn, câu hỏi: Vì sao Pi - e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này? đây là những câu hỏi không dễ trả lời đối với HS dân tộc thiểu
số, GV cần gợi ý để HS không cảm thấy “khó” hoặc bình giảng sáng tạo, gợi mở hướng tiếp cận cho HS, giúp các
em lĩnh hội nội dung bài đọc một cách tự tin, hứng thú.
Như vậy, tạo hứng thú khi dạy bài tập đọc, sẽ giúp HS tích cực tham gia các hoạt động học như: luyện đọc và tập
đọc diễn cảm, hăng hái phát biểu ý kiến để tự mình cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, hình tượng và
chiếm lĩnh giá trị ấy một cách sáng tạo, tự giác, say mê Đây cũng là điều kiện quan trọng, giúp GV tổ chức các
hoạt động giáo dục tích hợp trong giờ học hiệu quả hơn.
2.2.3. Lựa chọn nội dung và tăng cường thiết kế bài tập tích hợp
Thực tế, mỗi bài tập đọc trong chương trình tiểu học là một sự nối kết các phương diện kiến thức và kĩ năng, thể
hiện những giá trị văn hóa đa dạng. Vì vậy, GV cần xác định rõ nội dung tích hợp để có định hướng dạy học đúng
và mở rộng nhận thức cho HS. Bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” có khả năng tích hợp giá trị VHƯX tốt đẹp giữa người
với người trong cộng đồng. Nội dung đó được xác định thông qua cách ứng xử của 3 nhân vật: cô bé, chị gái và ông
chủ cửa hàng. Với nhân vật cô bé, sau khi HS trả lời câu hỏi “Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? Em có đủ tiền
mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?”, GV có thể bồi dưỡng cho các em cách ứng xử với người
thân trong gia đình bằng câu hỏi “Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm của mình tới cha mẹ? hoặc những người
thân trong gia đình?”; với nhân vật người chị gái, sau khi trả lời câu hỏi “Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì?” có
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 91-95 ISSN: 2354-0753
94
thể đặt câu hỏi “Em đã học hỏi được điều gì từ nhân vật người chị gái trong câu chuyện?”; với nhân vật ông chủ cửa
hàng, sau khi trả lời câu hỏi “Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?” có thể đặt câu hỏi
“Em đã hoặc sẽ làm gì để thể hiện sự cảm thông, đem lại niềm vui cho người khác?”; hoặc sau khi hướng dẫn HS
thực hiện xong phần tìm hiểu bài tập đọc, có thể thiết kế bài tập tình huống: Có một bạn HS cùng lớp với em bị ốm
phải nghỉ học nằm viện để điều trị, rất cần sự động viên của mọi người. Biết được tin đó, em nên làm gì?... Bằng
cách đó, ngoài việc rèn kĩ năng giao tiếp, tự tin phát biểu, HS đã được rèn luyện kĩ năng ứng xử: biết cảm thông, chia
sẻ với bạn bè, nhất là bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
Cách thiết kế các bài tập tích hợp như trên sẽ góp phần thực hiện giá trị cốt lõi trong VHƯX trường học, đó là:
“lòng nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực”, góp phần thực hiện mục tiêu “xây dựng con người Việt
Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” mà Đề án “Xây dựng VHƯX trong trường
học giai đoạn 2018-2025” (Thủ tướng Chính phủ, 2018) đã đề ra.
Như vậy, lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp trong bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
không chỉ giúp GV xác định được nội dung trọng tâm của bài tập đọc để định hướng HS nắm chắc kiến thức bài học,
mà còn giúp cho giá trị cốt lõi trong bài tập đọc trở nên sâu sắc và ấn tượng hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn trong nhận
thức và tư duy của HS; đồng thời, góp phần vào việc thực hiện những quy tắc ứng xử về giáo dục đạo đức, lối sống,
VHƯX trong trường học hiện nay.
2.2.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực
- Vận dụng phương pháp trực quan để giới thiệu vào bài nhằm tạo tâm thế tiếp nhận và ấn tượng thẩm mĩ ban
đầu về văn bản, giúp HS tiếp cận bài học hứng thú hơn, phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc điểm ngôn ngữ của HS
dân tộc thiểu số. Với phương pháp này, GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa chủ điểm “Vì hạnh phúc con
người”, kết hợp với câu hỏi đàm thoại về bức tranh để dẫn dắt HS vào bài mới một cách tự nhiên. Phương pháp
trực quan có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng năng lực nhận thức, phù hợp với điểm tâm lí và ngôn ngữ
của HS dân tộc thiểu số. Điều này giúp các em thâm nhập và nhớ lâu hơn về các hình tượng trong văn bản, giúp
các em đọc hiểu tốt hơn.
- Vận dụng phương pháp đọc, kể diễn cảm: Để tích hợp, trước hết GV cần hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản; đọc
kĩ văn bản để hiểu được chi tiết, hình tượng và để rèn luyện cách đọc, giọng đọc cho phù hợp. Vận dụng phương
pháp đọc, kể diễn cảm, GV cần đọc mẫu (ở phần luyện đọc), đồng thời giúp HS phân biệt lời của các nhân vật, thể
hiện tính cách của từng nhân vật: cô bé Gioan ngây thơ, hồn nhiên khi cô khen chuỗi ngọc đẹp “Đẹp quá! Xin chú
gói lại cho cháu!” và khi cô khoe nắm xu lấy từ con lợn đất “Cháu đã đập con lợn đất đấy!”; chú Pi-e nhân hậu, tế
nhị (giọng đọc, kể cần điềm đạm, nhẹ nhàng); chị cô bé ngay thẳng, thật thà, lịch sự.
Để rèn kĩ năng đọc, kể diễn cảm cho HS, GV có thể sử dụng hình thức đọc phân vai để HS diễn xuất nhằm tái
hiện lại lời thoại nhân vật một cách cụ thể, làm câu chuyện hấp dẫn sinh động hơn. Đó cũng là quá trình HS được
trải nghiệm cùng các nhân vật để hình dung tính cách nhân vật, từ đó chia sẻ, đồng sáng tạo với tác giả. Và đây cũng
là một phần quan trọng giúp HS hiểu biết hơn về “văn hóa ứng xử” và làm tăng hứng thú học tập của các em.
- Vận dụng phương pháp giảng giải: GV giúp HS giải nghĩa các từ mới, từ khó, chi tiết khó hiểu trong bài tập
đọc nhằm rút ngắn khoảng cách ngôn ngữ với HS. Ví dụ, 2 từ “lễ No-en” và “giáo đường đã được cắt nghĩa trong
sách giáo khoa; tuy nhiên, đối với HS dân tộc thiểu số như ở Trường Tiểu học Chiềng Pha, GV nên mở rộng giải
thích thêm nhan đề bài tập đọc “Chuỗi ngọc lam” để giúp HS hiểu thêm về giá trị tinh thần và giá trị vật chất của đồ
trang sức quý hiếm này, đồng thời giúp HS thấy rõ hơn sự hồn nhiên của cô bé khi hỏi mua chuỗi ngọc tặng chị gái
của mình. Sử dụng phương pháp này, GV giúp HS hiểu chi tiết “Cô bé mở khăn tay, để lên bàn một nắm xu và nói
đó là số tiền cô đã đập lợn đất” để giúp các em trả lời câu hỏi “Chi tiết nào cho biết Gioan không có đủ tiền để mua
chuỗi ngọc lam?”; hay để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Vì sao Pi - e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi
ngọc? GV giảng giải giúp HS cảm nhận những kiến thức trừu tượng ẩn sau câu chuyện, món quà ấy không chỉ là giá
trị vật chất mà còn là giá trị về tinh thần, đó chính là tất cả tấm lòng mà cô bé muốn gửi đến chị của mình. Đó là tư
tưởng, là thông điệp thẩm mĩ về giao tiếp ứng xử trong cuộc sống mà tác giả muốn gửi tới bạn đọc.