Tiếng Việt 3 từ vựng tiếng Việt ở tiểu học

Khi phân tích một lời nói bất kì, chúng ta nhận thấy trong lời nói luôn luôn tồn tại các loại đơn vịtừthấp đến cao: âm (âm vị), tiếng (hình vị), từ, mệnh đề (câu). Các loại đơn vị ấy khác nhau vềcấp độvà chức năng. Vềcấp độ: Âm vị thuộc cấp độngữâm; hình vịthuộc cấp độhình thái; từthuộc cấp độtừvựng và câu thuộc cấp độcú pháp. Vềchức năng: âm vịcó hai chức năng – phân biệt nghĩa và cấu tạo hình vị; hình vịcũng có hai chức năng – biểu thịý nghĩa và cấu tạo từ; từcũng có hai chức năng – định danh, biểu đạt khái niệm và cấu tạo câu; câu cũng có hai chức năng – thông báo và cấu tạo đoạn. Nhưvậy, cái đơn vị được trực tiếp tạo nên từcác hình vị(tiếng) và là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên câu, theo truyền thống ngôn ngữhọc gọi là TỪ. Chẳng hạn trong tiếng Việt có các đơn vị: Chúng ta, hòa bình, yêu, Trong đó, chúng ta do hai hình vị chúngvà tatạo thành; yêudo một hình vị yêutạo thành, hòa bình do hai hình vị hòavà bìnhtạo thành. Đến lượt các đơn vị ấy kết hợp lại theo quy tắc ngữpháp tiếng Việt sẽtạo thành câu: Chúng ta yêu hòa bình. Các đơn vịnói trên được gọi là từ.

pdf66 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếng Việt 3 từ vựng tiếng Việt ở tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA HOÀNG TẤT THẮNG TIẾNG VIỆT 3 TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC HUẾ - THÁNG 1. 2013 2 MỤC LỤC Chương 1. TỪ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ TIẾNG VIỆT trang 1.1 Từ và từ vựng 4 1.1.1 Từ là gì? 4 1.1.2 Từ vựng là gì? 4 1.2 Phương pháp nghiên cứu từ vựng 5 1.3 Từ tiếng Việt 6 1.3.1 Khái niệm từ tiếng Việt 6 1.3.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt 9 Chương 2. HỆ THỐNG VỐN TỪ TIẾNG VIỆT 2.1 Nhận xét chung 17 2.2 Các lớp từ xét về nguồn gốc 18 2.2.1 Lớp từ thuần Việt 18 2.2.2 Lớp từ vay mượn 21 2.3 Các lớp từ xét về phạm vi sử dụng 26 2.3.1 Lớp từ toàn dân 26 2.3.2 Lớp từ địa phương 27 2.3.3 Lớp từ nghề nghiệp 31 2.3.4 Lớp từ chuyên môn – thuật ngữ 33 2.4 Các lớp từ xét về cấu tạo 38 2.4.1 Đơn vị cấu tạo từ và phương thức cấu tạo từ tiếng Việt 38 2.4.2 Từ đơn 41 2.4.3 Từ ghép 41 2.4.4 Từ láy âm 44 2.5 Ngữ cố định 48 3 2.5.1 Khái niệm ngữ cố định 48 2.5.2 Phân loại ngữ cố định 49 2.5.3 Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định 50 Chương 3. NGHĨA CỦA TỪ VÀ HỆ THỐNG Ý NGHĨA CỦA TỪ 3.1 Nghĩa của từ 67 3.1.1 Nghĩa, ý nghĩa là gì? 67 3.1.2 Nghĩa của từ 69 3.1.3 Các thành phần nghĩa của từ 70 3.2 Hệ thống ý nghĩa của từ 78 3.2.1 Hiện tượng biến đổi nghĩa của từ 78 3.2.2 Các lớp từ xét về mối quan hệ ý nghĩa 86 3.3 Trường nghĩa 105 Chương 4. TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 4.1 Vị trí, vai trò của tri thức từ vựng tiếng Việt ở tiểu học 119 4.2 Những nội dung lí thuyết về từ vựng tiếng Việt ở tiểu học 120 4.2.1 Môn tiếng Việt và chương trình dạy từ ngữ ở tiểu học 120 4.2.2 Các nội dung lí thuyết về từ vựng ở tiểu học 121 4.3 Một số vấn đề về dạy học từ vựng tiếng Việt ở tiểu học 125 4.3.1 Nhiệm vụ của dạy từ ngữ ở tiểu học 125 4.3.2 Một số nguyên tắc dạy học từ ngữ ở tiểu học 126 4.3.3 Tổ chức dạy lí thuyết về từ ở tiểu học 129 4.3.4 Tổ chức dạy thực hành về từ ở tiểu học 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 145 4 Chương 1: TỪ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ TIẾNG VIỆT 1.1 TỪ VÀ TỪ VỰNG 1.1.1 Từ là gì? Khi phân tích một lời nói bất kì, chúng ta nhận thấy trong lời nói luôn luôn tồn tại các loại đơn vị từ thấp đến cao: âm (âm vị), tiếng (hình vị), từ, mệnh đề (câu). Các loại đơn vị ấy khác nhau về cấp độ và chức năng. Về cấp độ: Âm vị thuộc cấp độ ngữ âm; hình vị thuộc cấp độ hình thái; từ thuộc cấp độ từ vựng và câu thuộc cấp độ cú pháp. Về chức năng: âm vị có hai chức năng – phân biệt nghĩa và cấu tạo hình vị; hình vị cũng có hai chức năng – biểu thị ý nghĩa và cấu tạo từ; từ cũng có hai chức năng – định danh, biểu đạt khái niệm và cấu tạo câu; câu cũng có hai chức năng – thông báo và cấu tạo đoạn. Như vậy, cái đơn vị được trực tiếp tạo nên từ các hình vị (tiếng) và là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên câu, theo truyền thống ngôn ngữ học gọi là TỪ. Chẳng hạn trong tiếng Việt có các đơn vị: Chúng ta, hòa bình, yêu, Trong đó, chúng ta do hai hình vị chúng và ta tạo thành; yêu do một hình vị yêu tạo thành, hòa bình do hai hình vị hòa và bình tạo thành. Đến lượt các đơn vị ấy kết hợp lại theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt sẽ tạo thành câu: Chúng ta yêu hòa bình. Các đơn vị nói trên được gọi là từ. Theo ngôn ngữ học đại cương, từ có các đặc điểm sau đây: a) Có hình thức ngữ âm và có ý nghĩa b) Tính sẵn có, cố định, bắt buộc c) Là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ. Từ chứa đựng rất nhiều loại thông tin. Có những thông tin trong ngôn ngữ như thông tin về hình thái, kết cấu, về nguồn gốc, về hoạt độngCó những thông tin ngoài ngôn ngữ như thông tin về sự vật, hiện tượng thực tế, thông tin về hoàn cảnh xã hội, về văn hóa, về thời đại, 1.1.2 Từ vựng là gì? Trong ngôn ngữ, bên cạnh từ, còn có những tập hợp từ có những đặc điểm giống như từ (có tính có sẵn, cố định, bắt buộc). Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, 5 mặt trái xoan, lông mày lá liễu, con rồng cháu tiên, Đó là các cụm từ cố định hay là ngữ cố định. Ngữ cố định là những đơn vị từ vựng tương đương với từ. Tập hợp các từ và ngữ cố định được gọi là TỪ VỰNG của ngôn ngữ. Từ vựng không phải là một tập hợp đơn giản, hỗn độn các từ và ngữ cố định mà là một hệ thống có tổ chức bao gồm hàng chục vạn đơn vị với các mối quan hệ chằng chịt bên trong. Đó là hệ thống từ vựng. Trong hệ thống từ vựng bao gồm nhiều lớp từ và ngữ cố dịnh được sắp xếp theo những tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn, theo tiêu chí nguồn gốc, tồn tại các lớp từ thuần và từ vay mượn; theo tiêu chí phạm vi sử dụng, tồn tại các lớp từ toàn dân và từ địa phương; theo tiêu chí phong cách, tồn tại các lớp từ đa phong cách và đơn phong cách;Mỗi lớp từ lại tạo thành một hệ thống nhỏ với những mối quan hệ có tính chất trật tự, cân đối, ràng buộc bên trong. Từ vựng học là bộ môn của ngôn ngữ học nghiên cứu hệ thống vốn từ và ngữ cố định của ngôn ngữ. Nói cách khác, từ vựng học là bộ môn khoa học nghiên cứu đặc điểm của các lớp từ trong một ngôn ngữ xét về mặt từ vựng – ngữ nghĩa. 1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỪ VỰNG Như trên đã nói, từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống có tổ chức, giữa các đơn vị hợp thành (tức các từ và các đơn vị tương đương từ) tồn tại những mối quan hệ vừa có tính chất trật tự, cân đối, đều đặn, vừa có tính chất ràng buộc, níu giữ, chi phối lẫn nhau. Do đó, để xác định được đặc tính của một đơn vị nào đấy phải tìm ra những quan hệ giữa đơn vị đó với những đơn vị khác. Đặc điểm đích thực của một đơn vị chỉ đựơc phát hiện khi chúng ta đối lập nó với các đơn vị khác trong một hệ thống. Chẳng hạn, để xác định được nghĩa và cách dùng của từ mang, chúng ta phải đối lập nó với các từ cùng nhóm quan hệ dọc (trong một hệ thống nhỏ) như vác, đeo, khiêng, cáng, gùi, Đồng thời đặt nó trong trong quan hệ ngang với các từ vai, túi xách,.. Ta có thể nói: Vai mang túi xách, chứ không thể nói: Vai gùi túi xách. Từ vựng là một hệ thống cực lớn của một ngôn ngữ, nó gồm hàng chục vạn với nhiều hệ thống nhỏ hơn. Các hệ thống nhỏ này lại tồn tại bên trong những hệ thống con. Giữa các hệ thống con trong lòng từ vựng có sự giao chéo nhau. Có 6 những đơn vị từ vựng vừa thuộc hệ thống con này, vừa thuộc hệ thống con kia. Ví dụ: từ mang nằm trong hai hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa khác nhau. Hệ thống thứ nhất mang nghĩa cụ thể, cùng với các từ vác, đeo, khiêng, cáng, gùi,.. Hệ thống thứ hai mang nghĩa trừu tượng, cùng các từ đem, kèm, đưa, bới,.. So sánh: - Hai người mang theo một bao tải lớn - Không được mang theo trẻ em - Hai người vác theo một báo tải lớn - Không được kèm theo trẻ em - Hai người khiêng theo một bao tải lớn - Không được đem theo trẻ em Khác với các hệ thống khác của ngôn ngữ (hệ thống ngữ âm, hệ thống hình thái, hệ thống cú pháp), hệ thống từ vựng là một hệ thống mở. Xã hội loài người luôn luôn vận động phát triển. Nhiều sự vật, hiện tượng cũ mất đi, nhiều sự vật, hiện tượng mới nảy sinh. Ngôn ngữ luôn luôn phản ánh một cách trực tiếp và tức thì những biến đổi trong xã hội. Do đó, có nhiều từ cũ mất đi, nhiều từ mới nảy sinh. Xã hội phát triển có nghĩa là tư duy con người phát triển, nhận thức của con người ngàycàng phát triển. Hiểu biết của con người về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan cũng phát triển, theo đó, nghĩa của từ cũng luôn luôn vận động và phát triển. Vì vậy, nghĩa của các từ luôn luôn biến đổi theo hai quy luật: thu hẹp nghĩa và mở rộng nghĩa. Ví dụ: những năm đầu thế kỉ XX, các từ Hán Việt không phận và hải phận là những từ biểu thị các khái niệm về “đường biên giới trên không và trên biển”. trong khi đó các tổ hợp thuần Việt vùng trời và vùng biển là những cụm từ chỉ biểu thị các ý nghĩa “một phạm vi hẹp về không gian ở trên không và trên biển”. Nhưng đến khoảng nửa sau thế kỉ XX thì các cụm từ vùng trời và vùng biển đã trở thành từ và đã đủ sức biểu thị các khái niệm về “đường biên giới trên không và trên biển”. Do đó, khi nghiên cứu từ và nghĩa của từ, cần phải gắn với bối cảnh xã hội, với từng giai đoạn lịch sử nhất định. 1.3 TỪ TIẾNG VIỆT 1.3.1 Khái niệm “từ” tiếng Việt Như đã phân tích ở trên, xét về mặt cấp độ, từ là đơn vị được cấu tạo trực tiếp từ các hình vị và là đơn vị trực tiếp cấu tạo câu. Từ là đơn vị có sẵn, hiển nhiên, 7 cố định, bắt buộc, có đặc điểm về hình thức và nội dung. Trong các ngôn ngữ khác nhau, các đặc điểm về hình thức và nội dung của từ cũng khác nhau. Vì vậy, việc đưa ra một định nghĩa cụ thể về từ áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ (kể cả tiếng Việt) là điều không thể. Ngay cả các định nghĩa về từ tiếng Việt trong các nhà Việt ngữ học cũng không hoàn toàn giống nhau. Giáo trình này không đi sâu thảo luận vấn đề nhận diện từ tiếng Việt mà chỉ nêu ra một định nghĩa về từ tiếng Việt được coi là thỏa đáng: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, năm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định”. [3, tr.16]. Định nghĩa này đã chỉ ra khá đầy đủ các đặc trưng cơ bản của TỪ trong ngôn ngữ học đại cương nói chung, trong tiếng Việt nói riêng: - Là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến. Vì vậy trong tiếng Việt vừa có từ đơn tiết (như nhà, chạy, ăn, sông, lúa), vừa có từ đa tiết (như giang sơn, nhỏ nhắn, đủng đỉnh, cổ sinh vật, xã hội chủ nghĩa,..). - Mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định. Mỗi đơn vị từ luôn luôn mang những đặc điểm ngữ pháp như khả năng kết hợp với những từ đứng trước hoặc đứng sau nó. Chẳng hạn, từ nhà có thể kết hợp với từ đứng trước “cái nhà”, với từ đứng sau “nhà này”. Từ xanh có thể kết hợp với từ đứng trước “ rất (hơi) xanh”, với từ đứng sau “xanh lắm (quá).Từ đọc có thể kết hợp với từ đứng trước “đã (đang, sẽ, sắp) đọc”, với từ đứng sau “đọc xong (rồi) Các loại đơn vị dưới từ (hình vị) và trên từ (mệnh đề, câu) đều không có đặc điểm này. Mỗi đơn vị từ có khả năng (thực từ) hoặc không có khả năng (hư từ) đảm nhận các chức vụ cú pháp ở trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, - Nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập. Do đó, từ trong tiếng Việt vừa có cấu tạo đơn (một hình vị), vừa có cấu tạo ghép (hai hình vị trở lên). Ví dụ: nhà, núi, sông ngòi, xã hội, công nghiệp hóa, cổ sinh vật học,Đối với các từ có cấu tạo ghép, nếu giữa các từ có mối quan hệ về âm thanh thì được gọi là từ ghép âm (láy âm). Ví dụ: Xanh xanh, đo đỏ, long lanh, lạnh lẽo, rực rỡ, đủng đỉnh,. Nếu giữa các từ có mối quan hệ về ý nghĩa thì được gọi là từ ghép nghĩa (láy nghĩa). Ví dụ: sông ngòi, nhà cửa, ruộng vườn, độc lập, thuyền câu, áo dài, hoa hồng, 8 - Ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định. Khác với các đơn vị cao hơn từ (câu, mệnh đề) và thấp hơn từ (tiếng, hình vị), từ có chức năng định danh (gọi tên sự vật hiện tượng) và biểu thị khái niệm. Vì vậy, mỗi từ là một đơn vị thống nhất về ý nghĩa. Ý nghĩa của từ biểu thị các mối quan hệ giữa từ, người sử dụng và hiện thực khách quan. Nói cách khác, ý nghĩa của từ là phần phản ánh nội dung hiện thực vào nhận thức con người thông qua hình thức biểu thị là âm thanh của ngôn ngữ (vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể ở chương 3). Vì vậy, mỗi từ ứng với một kiểu nội dung phản ánh (định danh) nhất định. Có những từ nội dung phản ánh là biểu thị sự vật (nhà, cửa, lúa, sông, núi,); có những từ nội dung phản ánh là biểu thị hành động (học, ăn, chạy, đếm, nói,); có những từ nội dung phản ánh là biểu thị tính chất (xanh, tốt, đỏ, thông minh, tươi tỉnh,); có những từ nội dung phản ánh biểu thị quan hệ giữa các sự vật, hành động, tính chất,...(và, thì, rồi, do đó, vì vậy, nên,) Cũng cần lưu ý rằng bốn tiêu chí nhận diện từ tiếng Việt nói trên (ngữ âm, ngữ pháp, cấu tạo và ý nghĩa) không độc lập đối với nhau mà tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Nếu tách riêng bất cứ thành phần nào cũng không thể đủ sức để xác định là từ. Đặc biệt, một mình thành phần ngữ âm cũng không thể cho ta biết nó có phải là từ hay không. Chẳng hạn, hình thức ngữ âm “đỉnh1” trong đủng đinh và “đỉnh2” trong đỉnh núi hoàn toàn khác nhau; hình thức ngữ âm “xao1” trong xôn xao và “xao2” trong xao lòng cũng khác nhau. “Đỉnh1” và “xao1” không phải là từ. Vì vậy khi một thành phần nào đó thay đổi cho dù thành phần ngữ âm vân giữ nguyên thi vẫn có thể xác định sự tồn tại của nhiều từ khác nhau. Mặt khác, các thành phần của từ - ngoài thành phần ngữ âm – không phải là của riêng của mỗi từ. Các thành phần cấu tạo, ngữ pháp và ý nghiã xuât hiện trong từ này nhưng cũng có thể có mặt trong một số từ khác. Thành phần ngữ âm của từ mang tính riêng biệt nhưng các thành phần cấu tạo, ngữ pháp và ý nghĩa luôn luôn mang tính đồng loạt. Chẳng hạn, xét về thành phần cấu tạo, từ xe máy có cấu tạo chung giống với các từ khác như xe đạp, xe lôi, xe khách, xe tải, Xét về thành phần ngữ pháp, từ xe có đặc điểm ngữ pháp giống với các từ tàu, máy bay, thuyền, ca nô, Xét về 9 thành phần ý nghĩa, các từ nói trên đều mang ý nghĩa chung là “phương tiện giao thông”. Nhờ tính đồng loạt của các thành phần nói trên mà khi gặp một hình thức ngữ âm nào đó, chúng ta có thể hiểu và kết luận rằng từ đó thuộc từ loại gì và sử dụng nó như thế nào? Chẳng hạn, khi ta gặp hình thức ngữ âm sơn, dựa vào thành phần ngữ pháp và ý nghĩa chung mà ta có thể kết luận sơn thuộc từ loại danh từ hay động từ. Nếu thành phần ngữ pháp và ý nghĩa chung giống với các từ mực, vôi, phấn,thì sơn là một danh từ chỉ “chất liệu có màu”. Nếu thành phần ngữ pháp và ý nghĩa chung giống với các từ quét, tô, bôi, nhuộm,thì sơn là một động từ chi “hành động dùng tay có phương tiện làm cho sơn dính vào gỗ, đá, tường, giấy, vải, 1.3.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt Như đã nói, từ là đơn vị khác với hình vị (đơn vị thấp hơn từ) và câu (đơn vị cao hơn từ) ở hai bình diện: âm thanh và ngữ pháp. Vì vậy, đặc điểm của từ tiếng Việt cũng được thể hiện rõ ở hai phương diện ấy. 1.3.2.1 Đặc điểm ngữ âm Đặc điểm ngữ âm của từ tiếng Việt có nguồn gốc từ đặc điểm loại hình ngôn ngữ. Tiếng Việt là một ngôn ngữ (có thể xem là điển hình) thuộc loại hình đơn lập, do đó, từ được tạo thành từ cơ sở đơn tiết, không biến đổi hình thức âm thanh. Nói cách khác, từ trong tiếng Việt là những hình thức âm thanh cố định, bất biến. So với các từ của tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức,hình thức âm thanh của từ tiếng Việt cố định, bất biến ở mọi vị trí, mọi quan hệ và chức năng trong câu. Trong các ngôn ngữ Ấn – âu, việc nhận diện từ chủ yếu dựa vào hình thức ngữ pháp (dạng thức ngữ pháp). Ở tiếng Nga, khi tiếp nhận các hình thức knhiga, knhigi, knhigu, knhige,thì người ta đều quy về cùng một từ knhiga. Nhưng trong tiếng Việt, việc nhận diện từ trước hết dựa vào hình thức âm thanh (âm tiết). Một người Việt Nam bình thường nào cũng dễ dàng phân biệt các hình thức âm thanh khác nhau – sách, sạch và sáng – là các từ khác nhau, cho dù chúng xuất hiện ở vị trí nào, tồn tại trong các quan hệ nào và đảm nhận chức vụ gi trong câu. 10 Tính cố định, bất biến của từ tiếng Việt có quan hệ mật thiết với tính độc lập tương đối cao đối với câu, với ngôn bản. Trong tiếng Nga, khi tiếp nhận hình thức âm thanh knhiga, đồng thời với việc nhận thức về ý nghĩa là nhận thức về vai trò chủ ngữ của nó ở trong câu. Nhưng trong tiếng Việt, khi tiếp nhận hình thức âm thanh sách thì ngoài việc nhận thức về ý nghĩa của nó, ta không thể nhận thức về các quan hệ, các chức năng cú pháp thể hiện ngay trong hình thức âm thanh ấy. Điều đó chỉ có thể nhận thức được khi có sự tồn tại của các từ xung quanh. Một số nhà nghiên cứu thường nhấn mạnh đến khả năng miêu tả của âm thanh của từ tiếng Việt. Khả năng miêu tả của âm thanh của từ thể hiện ở hai phương diện: miêu tả âm thanh (dựa vào thính giác) và miêu tả sự vật, hiện tượng (dựa vào thị giác). Đối với khả năng miêu tả âm thanh, tiếng Việt cũng như tất cả các ngôn ngữ có không ít những từ mà hình thức âm thanh gợi tả cái mà nó biểu thị: đó là các từ tượng thanh, những từ mà hình thức âm thanh của nó mô phỏng âm thanh của tự nhiên. Ví dụ: ầm ầm, róc rách, lộp độp, đùng đùng, meo meo, gâu gâu,Những từ này “tượng thanh” được là vì “thể chất vật chất của ngôn ngữ (tức thể chất âm học – thính giác) trùng làm một với toàn bộ hoặc một bộ phận thể chất vật chất của cái được biểu thị (âm thanh tự nhiên). () điều kiện để cho một từ có thể “gợi tả”, mô phỏng sự vật, hiện tượng là thể chất vật chất của từ phải trùng hợp với thể chất vật chất (toàn bộ hay bộ phận) của sự vật hiện tượng”. [3, tr.19] Đối với khả năng miêu tả sự vật, hiện tượng, có những từ mà âm thanh của nó trực tiếp gợi ra những hình ảnh thị giác, những hình ảnh vận động hoặc những cảm giác về cường độ. Những từ này người tiếp nhận nhận thức dựa vào mối quan hệ giữa hai thành phần trong từ là thành phần âm thanh và thành phần ý nghĩa. Ví dụ, các từ úp, chụp, ngụp, hụp, núp,gợi tả về “hành động thấp xuống một cách đột ngột”; các từ phất phơ, ngất ngơ, dật dờ, vật vờ,gợi tả về “trạng thái không đứng yên của sự vật, hiện tượng”. Do những khả năng miêu tả nói trên của từ tiếng Việt mà trong sáng tác thơ văn, các nhà văn, nhà thơ đã lợi dụng một cách có ý thức các đặc trưng âm thanh 11 của từ ngữ cũng như nhịp điệu của câu để tăng hiệu quả miêu tả trong sáng tác của mình. Những câu thơ như: Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương (Tản Đà) Lá vàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời (Tố Hữu) Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi (Xuân Diệu) là những sự vận dụng tài tình những hiệu quả âm học tiềm tàng trong võ ngữ âm của các từ để tạo nên những cảm giác tinh tế, gợi cảm cụ thể cho ý thơ. Tuy nhiên, việc khai thác các đặc trưng ngữ âm của từ trong văn bản chỉ có tác dụng khi có điều kiện ngữ nghĩa thích hợp, nghĩa là phải đặt trong một văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể. Bởi vì, có thể hai câu giống hệt nhau về cấu trúc thanh điệu, về cấu trúc ngữ âm, nhưng được vận dụng ở trong hai văn cảnh và ngữ cảnh khác nhau thì hiệu quả ngữ nghĩa của thanh, của âm cũng sẽ khác nhau. 1.3.2.2 Đặc điểm ngữ pháp Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt có liên quan trực tiếp đến đặc điểm ngữ âm và cùng bắt nguồn từ đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập. Tuy nhiên đặc điểm ngữ pháp của từ không mang tính cá biệt mà mang tính đồng loạt. Mỗi từ khác nhau đều có những đặc điểm ngữ pháp khác nhau, nhưng nhưng đặc điểm ngữ pháp ấy lại không phải là của riêng của một từ mà là chung của một số từ. Chẳng hạn, từ nhà trong tiếng Việt là một từ biểu thị ý nghĩa sự vật (thuộc từ loại danh từ), có khả năng kết hợp với các từ biểu thị ý nghĩa đơn vị trước nó như cái, ngôi, tòa, và kết hợp được với các từ biểu thị ý nghĩa chỉ định đứng sau nó như này, kia, ấy, đó,..Đặc điểm này cung có mặt trong các từ núi, sông, lúa, gạo, đất, đá, Nhờ tính chất chung, tính đồng loạt của các đặc điểm ngữ pháp mà hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ mới được xác định và phân chia thành các từ loại. Đối với tiếng Việt, xuất phát từ một ngôn ngữ thuộc lọai hình đơn lập, có tính đơn tiết. Do đó, từ luôn luôn có hình thức ngữ âm cố định, bất biến, không chứa đựng nhưng dấu hiệu chỉ ro đặc điểm ngữ pháp của chúng. Nếu như trong tiếng 12 Nga, những từ có hình thức ngữ âm cuối từ là các phụ âm như knhiga, aknô, ka ranđáts, đôm,..là từ lọai danh từ; trong tiếng Đức, những từ có hình thức ngữ âm cuối từ là en như gehen, waschen, schreiben, holen, lesen,.. là từ loại động từ, thì trong tiếng Việt, các từ như bàn, quạt, cày, tổ chức, lãnh đạo,.. hình thức ngữ âm của chúng không biểu thị một đặc điểm ngữ pháp nào, đo đó không thể nhận diện chúng thuộc từ loại nào. Thậm chí, cùng một hình thức ngữ âm có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau. Như vậy, ở tiếng Việt, đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện trong nội từ mà biểu hiện chủ yếu ở ngoài từ, trong mối quan h