I-Những yêu cầu về câu trong văn bản:
1-Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt:
Quy tắc ngữ pháp được hình thành từ thực tiễn sử dụng tiếng việt để giao tiếp
trong xã hội, các quy tắc đó đã thành chuẩn mực được xã hội thừa nhận mọi người
phải tuân thủ khi nói và viết. Quy tắc đó bao gồm quy tắc cấu trúc cú pháp : C-V.
Khi viết phải nắm vững đặc điểm cú pháp của từng kiểu câu: Câu đơn, câu ghép,câu
phức, câu đơn đặc biệt. Một số quy tắc cơ bản sau:
a-Quy tắc cấu tạo các cụm từ :
Muốn cấu tạo đúng câu trước hết cần cấu tạo đúng các cụm từ. Cụm từ là sự tổ
hợp các từ theo quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp để tạo nên đơn vị thống nhất, đảm
nhận một thành phần cú pháp trong câu.
21 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 30200 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiếng Việt thực hành - Rèn luyện kỹ năng đặt câu - Dùng từ - Chính tả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU- DÙNG
TỪ- CHÍNH TẢ
Bài 1: CHỮA CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ CÂU
I-Những yêu cầu về câu trong văn bản:
1-Câu cần cấu tạo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt:
Quy tắc ngữ pháp được hình thành từ thực tiễn sử dụng tiếng việt để giao tiếp
trong xã hội, các quy tắc đó đã thành chuẩn mực được xã hội thừa nhận mọi người
phải tuân thủ khi nói và viết. Quy tắc đó bao gồm quy tắc cấu trúc cú pháp : C-V.
Khi viết phải nắm vững đặc điểm cú pháp của từng kiểu câu: Câu đơn, câu ghép,câu
phức, câu đơn đặc biệt. Một số quy tắc cơ bản sau:
a-Quy tắc cấu tạo các cụm từ :
Muốn cấu tạo đúng câu trước hết cần cấu tạo đúng các cụm từ. Cụm từ là sự tổ
hợp các từ theo quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp để tạo nên đơn vị thống nhất, đảm
nhận một thành phần cú pháp trong câu.
+Cụm danh từ :có danh từ làm thành tố chính. VD: Quyền mưu cầu hạnh phúc
+Cụm tính từ : có tính từ làm thành tố chính. VD: rộng thênh thang tám thước
+Cụm động từ : có động từ làm thành tố chính. VD: học ngoại ngữ
+Cụm chủ -vị: Có cấu tạo hình thức giống câu đơn nhưng chỉ là một bộ phận của
câu
VD: Ngôi trường tôi học núp dưới rừng cọ
c v
Định ngữ
c v
b-Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn:
Câu đơn thường có hai thành phần chính C –V làm nòng cốt câu. Tuy nhiên câu
đơn còn có những thành phần khác để cụ thể hóa nội dung câu, bày tỏ tình cảm hoặc
thực hiện chức năng liên kết câu
- Câu đơn có hai thành phần chính: VD: Mây bay
- Câu đơn thêm thành phần liên kết:
VD: Sáng hôm nay, gió mùa Đông Bắc đã thổi vào miền bắc nước ta
Trạng ngữ C Định ngữ V Bổ ngữ
- Câu đơn có thêm thành phần tình thái:
VD: Chao ôi, gió mùa đông bắc đã thổi vào nước ta
-Câu có thêm thành phần phụ chú
VD: Gió mùa đông bắc – cái thứ gió mang đến giá rét - đã thổi vào nước ta
c-Quy tắc cấu tạo đúng theo kiểu câu ghép:
Câu ghép là câu có từ hai vế trở lên, mỗi vế là một nồng cốt câu đơn, các vế đó có
quan hệ với nhau nhưng có tính độc lập tương đối: Không về nào làm thành phần
cho vế nào, giữa các vế câu dùng quan hệ từ. Các câu trong câu ghép có thể quan
hệ đẳng lập hay chính phụ
+ Câu ghép đẳng lập biểu hiện quan hệ liệt kê:
VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị
+ Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối lập:
VD: Tôi đến chơi nhưng nó đi vắng
+ Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn:
VD : Tôi đi hay anh đi?
+ Câu ghép chính phụ có quan hệ nhân – quả:
VD: Vì thời tiết xấu nên chuyến bay bị huỷ bỏ
+Câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết –hệ quả:
VD : Nếu tài liệu này hoàn thành, anh sẽ có cơ hội tham dự hội thảo
+ Câu ghép chính phụ có quan hệ mục đích – sự kiện:
VD: Để mọi người hiểu rõ hơn, anh ta giải thích rất cặn kẽ
+ Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ – tăng tiến:
VD:Mặc dù thời tiết xấu, nhưng anh ấy vẫn lên đường
2-Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa:
a-Nội dung mà câu biểu hiện cần phản ánh đúng hiện thực, những câu biểu hiện sai
hiện thực là câu sai.
VD: Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông (Sai)
b-Quan hệ ý nghĩa trong câu phải bảo đảm tính logic phù hợp với thực tế , quy luật
thức, tư duy của con người
VD:”Người chiến sĩ bị hai vết thương: một vết thương ở đùi bên trái và một vết
thương ở Quảng Trị” (sai)
c-Quan hệ giữa nghĩa các bộ phận trong câu phải phù hợp với các phương tiện hình
thức thể hiện quan hệ.
VD: “Tác giả tố cáo bọn thống trị bóc lột nhân dân ta tàn nhẫn về thuế má nhưng
ông đã vạch mặt bọn thực dân đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa”(sai)
d-Nội dung các thành phần câu, các bộ phận câu phải có sự tương hợp về nghĩa(Trừ
trường hợp chuyển nghĩa mang sắc thái tu từ:
VD:”Những tư tưởng xanh lục không màu ngủ một cách giận dữ”( câu vô nghĩa)
e-Về mặt ý nghĩa câu trong văn bản phải có thông tin mới, tránh những thông tin vô
bổ
VD: “Nó nhìn tôi bằng mắt “(Vô bổ) nhưng nếu thêm “Nó nhìn tôi bằng ánh mắt
nghi ngờ” thì hoàn toàn hợp lý.
3-Sử dụng dấu câu hợp lý:
Mỗi dấu câu có nhiệm vụ khác nhau trong câu
+Dấu chấm :sử dụng kết thúc câu trần thuật
+Dấu hỏi : đánh dấu kết thúc câu hỏi, có khi dùng ở giữa câu biểu thị sự nghi ngờ
+Dấu than :đánh dấu kết thúc câu cầu khiến, cảm thán, đôi khi dùng để biểu thị thái
độ mỉa mai.
+Dấu hai chấm: Báo hiệu phần đi sau mang tính chất giải thích, hoặc lời trích dẫn
+Dâu ba chấm ( chấm lửng): Biểu thị sự liệt kê chưa hết, lời nói ngắt quãng, phần
câu bị tĩnh lược.
+Dấu chấm phẩy: phân cách các phần, các ý tương đối đọc lập ngang cấp nhau
trong một câu dài có kết cấu phức tạp.
+Dấu phẩy: Ngăn cách các thành phần cùng loại, các vế của câu ghép, thành phần
thứ yếu, biệt lập với chính của câu.
+Dấu gạch ngang: Phân tách thành phần chú thích, đặt trược lời đối thoại, các ý liệt
kê (ở đầu dòng)
+Dấu ngoặc đơn: đóng khung phần chú thích hay bổ sung hoặc phần chỉ nguồn gốc,
xuất xứ.
+Dấu ngoặc kép: đánh dấu lời trích trực tiếp, các từ ngữ được hiểu theo nghĩa khác
4-Câu cần có liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản:
Văn bản là một chỉnh thể thống nhất nên các câu không thể cô lập rời rạc mà có
mối liên kết chặt chẽ. Sự liên kết thể hiện trên hai phương diện:
a-Liên kết nội dung:(còn quan niệm là mạch lạc)
Nội dung các câu phải tập trung vào một chủ đề chung của văn bản, mỗi câu phải
duy trì và phát triển chủ đề, chủ đề giữa các câu phải có tính logic
VD: “Cuộc sống của quê tôi gắn bó với cây cọ (1). Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để
quét nhà, quét sân (2). Mẹ đựng hạt giống đầy các móm lá cọ, treo trên gác bếp để
gieo cấy mùa sau (3). Chị tôi đan nón lá cọ xuất khẩu (4). Chiều chiều chăn trâu,
chúng tôi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc, đem về om, ăn vừa béo vừa bùi (5).”
Cả 5câu đều nói đến sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống con người từ khái quát
đến cụ thể, trình bày theo thứ tự từ người cha đến mẹ ,chị, em.
b-Liên kết hình thức:
Các câu dùng các yếu tố ngôn ngữ nằm trong một số phép liên kết (Phép lặp, liên
tưởng, thế, nối, tĩnh lược)
II-Một số lỗi câu sai thường gặp:
1-Câu sai về cấu tạo ngữ pháp:
a-Câu thiếu thành phân nồng cốt:
+Câu thiếu vị ngữ:
VD: “Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy
sắt, xông thẳng vào quân thù” Câu này chỉ mới có phần phát triển nội dung cho một
danh từ đầu câu, chưa có vị ngữ . Phải sửa là: “Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp
sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy sắt, xông thẳng vào quân thù đã gây nên
những ấn tượng mạnh mẽ”
vn
+Câu thiếu chủ ngữ:
VD:”Qua tác phẩm Tắt đèn cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế
độ cũ” phải sửa là” Qua tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố cho ta thấy hình ảnh người
phụ nữ nông dân trong chế độ cũ” cn
+Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
VD:”Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc,
đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn” câu này chỉ có
bộ phận tương đương với thành phần trạng ngữ mà chưa có cụm C-V. Phải sửa là:
“Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời tổ quốc, đến những
bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom đạn, tất cả đều biểu lộ tinh
thần chiến đấu bất khuất kiên cường” cn
vn
+Câu ghép thiếu vế câu:
VD:”Mặc dù trong công cuộc xây dựng CNXH, họ gựp bao nhiêu khó khăn gian
khổ về vật chất, gặp bao nhiêu luận điệu xảo trá nham hiểm của kẻ thù nhằm phá
hoại công cuộc xây dựng CNXH” Đây là câu ghép theo quan hệ nhượng bộ tăng tiến
nhưng thiếu hẳn một vế, phải thêm là: Mặc dù trong công cuộc xây dựng CNXH, họ
gựp bao nhiêu khó khăn gian khổ về vật chất, gặp bao nhiêu luận điệu xảo trá nham
hiểm của kẻ thù nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH, nhưng họ vẫn tin ở
thắng lợi”.
b-Câu không phân định mạch lạc các thành phần câu:
Do khi viết không phân định mạch lạc nội dung vấn đề trình bày do tư duy rối,
thường gặp hơn cả là việc không phân định rõ trạng ngữ và chủ ngữ, hai thành phần
này ở đầu câu nên dễ nhập làm một nên câu văn lủng củng tối nghĩa
VD: “Qua bản báo cáo của ông cho chúng ta thấy tình hình sản xuất trong xí nghiệp
còn nhiều khó khăn”. Cách chữa: bỏ từ “Qua” đầu câu lúc đó “bản báo cáo của ông”
là chủ ngữ hoặc bỏ từ “Của” thì “Ông” là chủ ngữ.
c-Câu sai về trật tự sắp xếp các thành phần:
Phương thức trật tự từ trong tiếng Việt biểu thị quan hệ ngữ pháp trong câu, nếu
sắp xếp không thích hợp có thể sai nghĩa.
VD:”Nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên trong nhà
trường, chi hội bảo vệ thiên nhiên được thành lập”
Sửa lại là: “Chi hội bảo vệ thiên nhiên được thành lập nhằm tăng cường các hoạt
động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên trong nhà trường.”
2-Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận:
a-Câu phản ánh sai hiện thực khách quan: do không nắm vững kiến thức
VD:”Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi quân Minh giành nền độc
lập cho tổ quốc”
b-Quan hệ nghĩa của các bộ phận trong câu không phù hợp với những quan hệ
trong thực tế khách quan hoặc không phù hợp với các quy luật của nhận thức, tư duy
con người:
VD:”Qua những tác phẩm văn học văn học ở thế kỷ XVIII, bọn quan lại phong
kiến ra sức hoành hành, không bảo đảm nổi đời sống cho người dân lương thiện”.
Câu này quan hệ giữa trạng ngữ và nồng cốt câu không phù hợp , phải chữa là:”Qua
những tác phẩm văn học văn học ở thế kỷ XVIII, ta thấy bọn quan lại phong kiến ra
sức hoành hành, khiến cho đời sống cho người dân lương thiện không bảo đảm ”
c-Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu thực chất không phù hợp với các
phương tiện hình thức thể hiện quan hệ: thường xảy ra ở các câu ghép có dùng quan
hệ từ nhưng không thích ứng với quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, bộ phận câu
VD:”Phan Bội Châu đã tố cáo bọn thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta về thuế má
nhưng ông không ngần ngại mà không vạch mặt bọn thực dân Pháp cướp bóc nhân
dân ta” .Câu này quan hệ giữa 2 vế không phải là quan hệ đối lập nên không thể
dùng từ “nhưng”, phải chữa lại :”Phan Bội Châu đã tố cáo bọn thực dân Pháp bóc lột
nhân dân ta về thuế má hơn nữa ông còn vạch mặt bọn chúng ở tội ác cướp bóc nhân
dân ta về các lãnh vực khác”
3-Câu sai về dấu câu:
Các lỗi về dấu câu liên quan đến lỗi cấu tạo ngữ pháp và quan hệ ý nghĩa trong câu
+Dùng dấu chấm ngắt câu khi câu chưa hoàn chỉnh trọn vẹn:
VD:”Chế độ kẻ giàu sang áp bức người nghèo khó, người là lang sói đối với
người. Chế độ đó thật bất công, đáng lên án và tiêu diệt”. Chữa lại là: :”Chế độ kẻ
giàu sang áp bức người nghèo khó, người là lang sói đối với người, thật bất công
đáng lên án và tiêu diệt”.
+Không đánh dấu phẩy ngắt câu khi đã trọn ý và chuyển sang ý khác:
VD:”Với mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp trong những năm chống Mỹ cứu nước (-)
y tế xã phường, thị trấn đã đóng góp công sức to lớn vào cấp cứu thương tại
chỗ(*)gương tiêu biểu cho lớp cán bộ cơ sở y tế đó là anh hùng lao động Trần Chữ”.
Ví dụ này cần thêm dấu phẩy ở vị trí (-) và dấu chấm ở vị trí (*).
+Dùng lẫn lộn các dấu câu:
VD: “Họ chưa hiểu rõ cái gì là ưu điểm, cái gì là hạn chế trong nền kinh tế thị
trường?” cần thay dấu chấm hỏi thành dấu chấm vì câu trên tuy dùng từ cái gì nhưng
không phải là câu hỏi mà là câu tường thuật.
4-Câu sai về mạch lạc và liên kết câu trong văn bản:
Nếu câu đúng về cấu trúc ngữ pháp nhưng thiếu sự liên kết với các câu khác hoặc
liên kết vô lý trhì vẫn là câu sai. Có thể khái quát thành 3 lỗi cơ bản: Không thống
nhất về chủ đề giữa các câu; quan hệ giữa các ý mâu thuẫn; dùng từ không đúng các
phương tiện liên kết hình thức.
III-Một số thao tác rèn luyện về câu:
1-Mở rộng và rút gọn câu:
a-Mở rộng câu:
Đây là thao tác thêm vào câu những từ ngữ đóng vai trò phụ về cấu tạo ngữ pháp để
cấu tạo câu được mở rộng, nội dung câu được cụ thể hóa đáp ứng thông tin thêm chi
tiết. Có thể mở rộng bằng các cách sau:
+Thêm các thành phần phụ cho từ (Định ngữ cho danh từ, bổ ngữ cho tính từ, động
từ)
VD: “Giá hàng tăng” mở rộng thêm thành” Giá các mặt hàng tiêu dùng tăng 1,3%
trong 7 tháng đầu năm qua”.
+Thêm các thành phần phụ cho câu (Trạng ngữ, đề ngữ) để cụ thể hoá ý nghĩa
trong câu.
VD:”Chúng ta nghiên cứu hành vi của từng cá nhân riêng lẻ” có thể mở rộng thành
”Chúng ta nghiên cứu hành vi của từng cá nhân riêng lẻ, để hiểu rõ hoạt động của thị
trường”
b-Rút gọn câu: Lược bớt các thành phần phụ của từ hoặc câu. Sau khi rút gọn câu
vẫn dúng về cấu tạo ngữ pháp nhưng nội dung kém cụ thể hơn. Thao tác này thường
dụng đêû tóm lược tài liệu khoa học.
VD: “Khi một ngày mới bắt đầu, trẻ em lại nô nức đến trường” tĩnh lược lại là”trẻ
em đến trường”.
2-Thay đổi trật tự và lựa chọn trật tự các từ, các thành phần câu:
Ngôn ngữ có tính hình tuyến: các yếu tố ngôn ngữ lần lượt xuất hiện trong chuỗi
lời nói chứ không thể đồng thời thực hiện . Trật tự các từ trong câu trong Tiếng Việt
khá chặt chẽ (Phương thức ngữ pháp). Tuy vậy trong điều kiện ngữ cảnh nhất định
phục vụ cho mục đích giao tiếp nhất định vẫn có thể thay đổi trật tự từ làm tăng thêm
sắc thái biểu cảm, tạo nên sự liên kết với các câu khác trong văn bản.
VD: + Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em
+ Chúng ta hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất
+ Những gì tốt đẹp nhất, chúng ta hãy dành cho trẻ em
+ Cho trẻ em, chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất.
Khi chọn lựa sắp xếp, thay đổi trật tự từ cần chú ý:
a-Nghĩa biểu hiện sự việc, nội dung thông báo của câu không thay đổi
VD: “Tôi thích đá bóng” khác với ‘Tôi thích bóng đá”
b-Trật tự được thay thể phải phù hợp với mạch ý của cả đoạn văn hay văn bản
c-Có thể dùng thêm hư từ
d-Trật tự được thay thế có tác dụng về liên kết văn bản, sắc thái biểu cảm, tu từ.
3-Chuyển đổi các kiểu câu và cách diễn đạt:
a-Chuyển đổi câu chủ động và câu bị động:
Trong văn bản cần sử dụng thích hợp cả hai kiểu câu chủ động và bị động. Sử
dụng kiểu câu nào là do nội dung thông báo, yêu cầu lập luận quy định, yêu cầu liên
kết câu.
VD: “Thằng này rất ngạc nhiên (1). Hét ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình như ươn
ướt(2). Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho(3). Xưa nay
nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì(4)” ( Chí Phèo)
Trong 4 câu trên chỉ có câu thứ 3 trình bày theo kiểu bị động
b-Chuyển đổi câu khẳng định thành phủ định:
Câu phủ định thường dùng các từ phủ định (không, chẳng, chưa, không phải) hoắc
các từ tạo nên khuôn phủ định (có..đâu, nào cóđâu, đâu có làm gì).Đáng chú ý
là hình thức phủ định của phủ định nhằm khẳng định nhưng mức độ giảm nhẹ hơn
VD: anh ta không phải là không tốt, nhưng.
c-Chuyển đổi các kiểu câu khác nhau về mục đích giao tiếp:
Dựa trên mục đích giao tiếp, câu phân loại thành 4 kiểu: Câu tường thuật, câu hỏi,
câu cầu khiến, câu cảm thán. Song thực tiễn giao tiếp, tạo lập văn bản có thể dùng
câu có hình thức của kiểu câu này nhưng mục đichá giao tiếp của kiểu câu khác làm
cho khả năng diễn đạt thêm sinh động.
VD:”Giả sử các bậc đó khư khư theo thói nữ nhi thường tình thì cũng chết già ở xó
cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được?”. Đây là hình
thức câu hỏi nhưng tương đương với câu trần thuật phủ định.
d-Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: Lời dẫn trực tiếp là lời trích dẫn
nguyên văn từ ngữ hoặc câu văn, đoạn văn không thay đổi thường dùng trong dấu
ngoặc kép. Lời dẫn gián tiếp chỉ là dạng thuật lại lời dẫn trực tiếp có thể thay đổi một
số từ ngữ.
VD1: Sau nhiều lần tra tấn bằng các thứ thuốc, bác sĩ kết luận:”Tên tù này câm
thật”
Có thể chuyển thành:Sau nhiều lần tra tấn bằng các thứ thuốc, bác sĩ kết luận rằng
hắn câm thật (gián tiếp)
VD2: Tối hôm qua, anh ấy còn bảo rằng:”Ngày mai tôi sẽ đến kiểm tra” có thể
chuyển thành: Tối hôm qua anh ấy còn bảo rằng hôm nay anh ấy đến kiểm tra
Nếu chuyển sang lời dẫn gián tiếp cần thực hiện các thao tác sau:
+Bỏ dấu hai chấm, ngoặc kép
+Đổi chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang một ngôi thích hợp, thường là đại từ ngôi
thứ 3
+Thay đổi các từ định vị thời gian, địa điểm cho thích hợp
Bài 2: CHỮA LỖI THÔNG THƯỜNG VỀ DÙNG TỪ
I-Những kiến thức về từ :
1-Từ và bình diện của từ:
Từ là một trong những đơn vị cơ bản nhất của hệ thống ngôn ngữ, nó luôn là tổng
thể của hai mặt âm thanh và ý nghĩa. Khi viết mặt âm thanh được thể hiện bằng chữ
viết. Muốn thực hiện giao tiếp phải dùng từ để cấu tạo đơn vị lớn hơn: cụm từ, câu,
văn bản. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có thể dùng độc lập để cấu tạo câu. Các
bình diện chủ yếu của từ gồm:
a-Bình diện hình thức ngữ âm và cấu tạo:
Về hình thức: từ được tạo nên bởi các âm thanh kết hợp với nhau theo quy tắc ngữ
âm. Mỗi từ đơn được cấu tạo gồm một âm tiết (tiếng): xe. Từ phức gồm nhiều tiếng,
các tiếng phối hợp nhau theo phương thức láy hoặc ghép ( Xe đạp, lom khom). Hình
thức ngữ âm và cấu tạo trong từ tiếng Việt có tính cố định không biến đổi theo các
quan hệ ngữ pháp khi tham gia cấu tạo câu.
b-Bình diện nghĩa:
Nghĩa của từ là những nội dung nhận thức, tư tưởng tình cảm mà con người muốn
biểu hiện. Từ nào cũng có nghĩa ứng với các đối tượng của hiện thực mà con người
nhận thức và dùng từ để gọi tên. Nghĩa của từ bao gồm:
+Nghĩa biểu vật: định danh sự vật hiện tượng
VD: Từ “Đầu” chỉ bộ phận cơ thể người hay động vật ở vị trí trên cùng hay trước
hết có chứa bộ não, là cơ quan điều khiển hoạt động của cơ thể.(Đầu người)
+Nghĩa biểu niệm: ứng với các khái niệm trong nhận thức, tư duy của con người
VD:Từ “Đầu” chỉ vị trí trên cùng hay trước hết của vật thể, của khoảng không
gian hoặc thời gian (Đầu làng)
+Nghĩa biểu thái: thể hiện cảm xúc tình cảm của con người
VD:Từ “Biếu” vừa biểu hiện hoạt động cho tặng thể hiện tình cảm quý trọng
+Nghĩa của từ còn bao gồm loại nghĩa ngữ pháp nghĩa của quan hệ từ
VD: “Của” chỉ quan hệ sở hữu, “vì” chỉ quan hệ nguyên nhân
c-Bình diện ngữ pháp:
Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt chỉ biểu lộ trong cụm từ và câu, khi từ kết
hợp với từ đi trước và sau nó.
VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Từ “Đi” kết hợp với phụ từ đã ở trước và từ rồi ở
sau mang đặc điểm ngữ pháp của động từ.
Chị Dậu là người phụ nữ nông dân điển hình đã bị nghiệt ngã trong cuộc đời
đen tối . Từ “Nghiệt ngã”(tính từ) không thể kết hợp với từ ‘Bị”
d-Bình diện phong cách:
Có những từ khi sử dụng mang sắc thái riêng như phong cách địa phương, phong
cách nghề nghiệp sử dụng tuỳ theo môi trường giao tiếp.
VD: Những từ như: Bãi nhiệm, đề bạt, bổ nhiệm, nghị quyết mang sắc thái phong
cách hành chính cơ quan không phù hợp trong ngôn ngữ sinh hoạt gia đình. Những
từ như :mô, tê, răng rứa thích hợp trong phong cách sinh hoạt, văn chương chứ
không phù hợp với phong cách hành chính.
2-Từ trong mối quan hệ với giao tiếp và văn bản:
Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ các nhân vật giao tiếp phải dùng các phương
tiện ngôn ngữ (từ) để tạo lập văn bản. Văn bản vừa là phương tiện giao tiếp, vừa là
sản phẩm của hoạt động giao tiếp.
a-Từ trong quá trình tạo lập văn bản:
Khi thực hiện quá trình tạo lập văn bản(nói và viết)nhiều trường hợp người nói phát
ra tự nhiên những từ không có sự chọn lựa chuẩn bị trước, nhưng khi hoạt động
giao tiếp đòi hỏi sự chính xác thận trọng (giao tiếp nghi thức ngoại giao, thảo văn
bản viết..) thì phải huy động vốn từ ngữ, chọn lựa sử dụng đạt hiệu quả giao tiếp
cao nhất.
b-Từ trong quá trình lĩnh hội văn bản:
Do người nghe, người đọc thực hiện. Người lĩnh hội văn bản cũng đòi hỏi có năng
lực sử dụng ngôn ngữ nhất định, căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp để hiểu văn bản.
Nếu vốn hiểu biết về từ ít ỏi việc tiếp thu văn bản rất hạn chế( nhất là các thuật ngữ
khoa học, từ Hán Việt, từ cổ).
II-Những yêu cầu chung khi sử dụng từ trong văn bản:
1-Đúng âm thanh và hình thức cấu tạo:
a-Chính xác về âm thanh (chính âm) và hình thức cấu tạo:
Âm thanh và hình thức cấu tạo là mặt vật ch