CBD được phê chuẩn (1992)
COP IV Ban chuyên gia về ABS (1998)
COP-V Nhóm công tác mở rộng về ABS (2000)
COP-VI thông qua hướng dẫn Bonn về ABS (2002)
Hội nghị thượng đỉnh về PTBV (WSSD) Nhiệm vụ chính trị về xây dựng cơ chế quốc tế về ABS (Johannesburg, 2002)
COP-VII WG-ABS được giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế quốc tế ABS (2004)
COP VIII sửa đổi trách nhiệm của WG-ABS và đề ra mục tiêu đến 2010 phải hoàn thành cơ chế quốc tế về ABS (2006)
COP IX quyết định về lịch trình cụ thể của các vòng đàm phán tới 2010 và xác định các vấn đề tồn đọng cần giải quyết (2008)
Họp WG_ABS (2009-2010) thương thuyết thông qua 6 cuộc họp
10/2010 tại Nagoya, Nhật Bản: thông qua Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng lợi ích có được từ nguồn gen
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có được từ tiếp cận nguồn gen(ABS): từ quy định quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có được từ tiếp cận nguồn gen(ABS): từ quy định quốc tế đến thực tiễn Việt Nam THS. HOÀNG THANH NHÀN TRƯỞNG PHÒNG BẢO TỒN LOÀI, NGUỒN GEN VÀ AN TOÀN SINH HỌC CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Nội dung Nội dung ABS trong CBD và NDT Nagoya Thực tiễn và quy định của Việt Nam về ABS Kết luận và Kiến nghị Nội dung ABS trong Công ước CBB và Nghị định thư Nagoya Các sự kiện quốc tế liên quan ABS CBD được phê chuẩn (1992) COP IV Ban chuyên gia về ABS (1998) COP-V Nhóm công tác mở rộng về ABS (2000) COP-VI thông qua hướng dẫn Bonn về ABS (2002) Hội nghị thượng đỉnh về PTBV (WSSD) Nhiệm vụ chính trị về xây dựng cơ chế quốc tế về ABS (Johannesburg, 2002) COP-VII WG-ABS được giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế quốc tế ABS (2004) COP VIII sửa đổi trách nhiệm của WG-ABS và đề ra mục tiêu đến 2010 phải hoàn thành cơ chế quốc tế về ABS (2006) COP IX quyết định về lịch trình cụ thể của các vòng đàm phán tới 2010 và xác định các vấn đề tồn đọng cần giải quyết (2008) Họp WG_ABS (2009-2010) thương thuyết thông qua 6 cuộc họp 10/2010 tại Nagoya, Nhật Bản: thông qua Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng lợi ích có được từ nguồn gen Các điều khoản của CBD Mục tiêu của CBD: Bảo tồn đa dạng sinh học Sử dụng bền vững các thành phần Chia sẻ công bằng các lợi ích có được từ sử dụng nguồn gen Các điều khoản của CBD Điều 15 của CBD Chủ quyền của quốc gia về nguồn gen Các bên tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận nguồn gen Việc tiếp cận phải dựa trên nguyên tắc Nhất trí/thỏa thuận thông báo trước(PIC- Prior Informed Consent) và Các điều khoản đồng thuận(MAT-mutually agreed terms) Các bên áp dung các biện pháp để chia sẻ lợi ích trên cơ sở Các điều khoản đồng thuận Các điều khoản của CBD Điều 8 (j) Thúc đẩy các kiến thức bản địa và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng các kiến thức này Điều 16 (3) Ưu tiên việc tiếp cận công nghệ cho các nước cung cấp nguồn gen Điều 19 (1) (2) Tạo điều kiện cho các nước cung cấp nguồn gen tham gia hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu Tạo thuận lợi trong việc tiếp cận kết quả và lợi ích có được từ công nghệ sinh học dựa trên nguồn gen do bên tham gia cung cấp Mục tiêu: Chia sẻ công bằng và bình đẳng về lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen Phạm vi áp dụng: Áp dụng với nguồn gen trong phạm vi của Điều 15; Tiếp cận nguồn gen; Tri thức truyền thống và sử dụng tri thức truyền thống; Về nội dung chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích: Chia sẻ trên cơ sở sự nhất trí giữa bên cung cấp và bên sử dụng một cách công bằng và hợp lý NGHỊ ĐỊNH THƯ NAGOYA VỀ ABS (Mở ra ký kết từ 2/2/2011 đến 1/2/2012) Về nội dung tiếp cận nguồn gen: Áp dụng nguyên tắc đồng thuận thông báo trước (PIC) và Các điều khoản đồng thuận chung (MAT) Về tri thức truyền thống gắn liền với nguồn gen Tùy thuộc điều kiện, các quốc gia xây dựng và phát triển các quy định về tri thức truyền thống gắn liền với nguồn gen Về hợp tác xuyên biên giới: Trong trường hợp nguồn gen tìm thấy trên lãnh thổ của 2 quốc gia trở lên hoặc tri thức truyền thống của 2 nhóm cộng đồng: Nghị định thư khuyến khích các bên liên quan hợp tác trong thực thi Nghị định thư NGHỊ ĐỊNH THƯ NAGOYA VỀ ABS NGHỊ ĐỊNH THƯ NAGOYA VỀ ABS Tuân thủ luật pháp về ABS: các giải pháp để bảo đảm tuân thủ và xử lý trường hợp không tuân thủ Giám sát và báo cáo việc sử dụng nguồn gen Cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin Nâng cao nhận thức Xây dựng năng lực Cơ chế tài chính và nguồn lực Ưu điểm Thể hiện cam kết quốc tế thực hiện mục tiêu thứ 3 của Công ước Bảo vệ quyền lợi của các nước cung cấp nguồn gen Tạo nhiều cơ hội xây dựng năng lực thực hiện cơ chế ABS Một số vấn đề còn tồn tại Nhiều điều khoản chưa cụ thể, còn để”mở” nên việc thực thi phụ thuộc lớn vào các quốc gia; Vị trí pháp lý của nguồn gen đã bị lấy đi khỏi nơi xuất xứ trước khi Nghị định thư ABS có hiệu lực còn chưa rõ ràng; Chưa có quy định về hiệu lực thời gian Không có yêu cầu bắt buộc công khai đối với áp dụng các sáng chế NGHỊ ĐỊNH THƯ NAGOYA VỀ ABS THỰC TIỄN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ ABS MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN Là một trong những nước có đa dạng sinh học cao, dồi dào nguồn gen Nguồn gen đa bị suy thoái, “xói mòn” Vẫn thường xảy ra hiện tượng “đánh cắp sinh học”: nhiều nguồn gen quý bị thất thoát, thậm chí biến mất ở Việt Nam nhưng lại tồn tại ở nước ngoài…mà chưa thống kê được. Ví dụ: giống lúa tẻ tép… Có nhiều tri thức bản địa quý, chưa nghiên cứu hết và cấp bản quyền Hiểu biết của người dân về vấn đề ABS còn ít Pháp luật mới hình thành và chưa phát huy Đã có một số văn bản đề cập gián tiếp: Pháp lệnh Giống vật nuôi (2004) Pháp lệnh Giống cây trồng (2004) Luật sở hữu trí tuệ (2005) Nhận định chung: Chưa đề cập cụ thể đến ABS: quy trình, trình tự Nhiều lỗ hổng trong việc xuất khẩu nguồn gen Khái niệm: tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu, phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại Điều khoản về ABS gồm 08 điều (55-61 và 64) Quản lý nguồn gen Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích Giấy phép tiếp cận nguồn gen Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen Chia sẻ lợi ích từ việc tiếp cận nguồn gen Bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam 2. Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân quản lý nguồn gen theo quy định sau đây: Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nguồn gen khác trên địa bàn Điều 18. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen và cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen Nguồn gen của loài ưu tiên được báo vệ Nguồn gen khác Điều 19. Quản lý và chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen Quy định cụ thể hơn về quản lý và chia sẻ lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen, theo đó các lợi ích liệt kê bao gồm cả bằng tiền và phi tiền tệ. Lượng hóa được tỷ lệ phân chia đó là tổng lợi ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen chia sẻ cho các bên có liên quan được xác định thông qua quá trình cấp giấy phép, thoả thuận giữa các bên nhưng không thấp hơn 30% tổng lợi ích thu được quy đổi thành tiền. (Khoản 2, Điều 19). NGHỊ ĐỊNH 65/2010/ND-CP Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng lợi ích có được từ nguồn gen là một văn bản quốc tế đầu tiên quy định đầy đủ các nội dung của vấn đề ABS Việt Nam hiện nay đang bắt đầu hình thành hệ thống pháp luật để thực hiện cơ chế tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng lợi ích có được từ nguồn gen, thể hiện ở văn bản có tính pháp lý cao nhất là Luật Đa dạng sinh học. Các quy định của Luật khá phù hợp với quy định quốc tế Vấn đề ABS đối với Việt Nam là vấn đề mới, khó. Các hướng dẫn thực hiện còn thiếu, nhận thức và năng lực thực thi còn ở bước đầu KẾT LUẬN Nghiên cứu khả năng tham gia của Việt Nam đối với Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng lợi ích có được từ nguồn gen. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về ABS, xây dựng hướng dẫn cụ thể về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Tuyên truyền phổ biến và nâng cao nhận thức về vấn đề ABS và quản lý tri thức bản địa cho cộng đồng để người dân có thể hiểu và thực hiện. Nên xây dựng và thực hiện mô hình thử nghiệm về ABS, từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm và xây dựng hướng dẫn cụ thể để thực hiện cơ chế ABS. KHUYẾN NGHỊ TRÂN TRỌNG CẢM ƠN