Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới.
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tín đồ Phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người.
Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gautama. Ông sinh năm 563 trước Công Nguyên tại Kapilavastu. Là hoàng tử của nhà vua Satđođana, nước Capilavatu. Năm 29 tuổi, Siddhartha bỏ cung điện, bỏ cuộc sống giàu sang và gia đình để đi tìm cho mình một con đường giải thoát. Năm 35 tuổi, Siddhartha nghĩ ra được một cách giải thoát. Từ đó ông được gọi là Buddha nghĩa là giác ngộ. Về sau các đệ tử tôn xưng ông là Sakia Muni (Thích ca Mâu ni). Quãng đời còn lại, Phật đi các nơi để truyền bá học thuyết của mình. Năm 80 tuổi Phật qua đời.
Học thuyết phật giáo là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ. Chân lý ấy được thể hiện trong tứ diệu đế:
Khổ đế
Tập đế
Diệt đế
Đạo đế
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chủ đề - Phật Giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận
Chủ đề : Phật Giáo
Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới.
Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Số lượng tín đồ Phật tử xuất gia khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa và tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người.
Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gautama. Ông sinh năm 563 trước Công Nguyên tại Kapilavastu. Là hoàng tử của nhà vua Satđođana, nước Capilavatu. Năm 29 tuổi, Siddhartha bỏ cung điện, bỏ cuộc sống giàu sang và gia đình để đi tìm cho mình một con đường giải thoát. Năm 35 tuổi, Siddhartha nghĩ ra được một cách giải thoát. Từ đó ông được gọi là Buddha nghĩa là giác ngộ. Về sau các đệ tử tôn xưng ông là Sakia Muni (Thích ca Mâu ni). Quãng đời còn lại, Phật đi các nơi để truyền bá học thuyết của mình. Năm 80 tuổi Phật qua đời.
Học thuyết phật giáo là chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát con người khỏi nỗi đau khổ. Chân lý ấy được thể hiện trong tứ diệu đế:
Khổ đế
Tập đế
Diệt đế
Đạo đế
Nội dung cơ bản của học thuyết Phật giáo là thuyết thập nhị nhân duyên. Nhân là nguyên nhân gây ra sự vật. Duyên là những mối quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi vận hành . Đạo Phật khái quát lại thành 12 nhân duyên. Đó là một chuỗi liên tục các nguyên nhân giam hãm con người trong vòng sinh tử luân hồi.
Như vậy đặc điểm nổi bật nhất của Phật giáo nguyên thủy là không chấp nhận thần linh, chủ trương vô thần nhưng là duy tâm chủ quan
Sau khi Phật tổ qua đời, Đại hội Phật giáo lần thứ nhất được triệu tập vào cuối thế kỉ V trước Công nguyên. Kinh điển của Phật giáo đã được biên soạn gồm hai nội dung chính là Pháp và Luật. Pháp là những lời thuyết giáo của Phật được chép lại theo kí ức các đệ tử. Luật là quy chế do Đại hội thảo ra. Một trăm năm sau Đại hội lần thứ hai được triệu tập. Số đông tín đồ đòi chữa lại luật, họ bị đại hội trục xuất nên đã thành lập một phái riêng là phái đại chúng bộ. Chính phái này là tiền thân của phái Đại thừa sau này. Đến thế kỉ III trước CN, Đại hội lần thứ III được triệu tập để chấn chỉnh tổ chức và giáo lý của mình. Thời kì này là thời kì phát triển nhất của Đạo Phật ở Ấn Độ. Đến thế kỉ I trước CN, Đại hội Phật giáo lần thứ IV được triệu tập. Đại hội này đã thong qua giáo lý phật giáo cải cách và được gọi là phái đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ gọi là phái Tiểu thừa. Sự khác nhau giữa hai phái được biểu hiện ở hai mặt sau:
Thứ nhất, phái Tiểu thừa cho rằng những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt nhưng phái Đại Thừa lại cho rằng không chỉ có người tu hành mà cả những người quy y theo Phật cũng được cứu vớt và ai cũng có thể thành Phật
Thứ hai, phái Tiểu Thừa quan niêm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh gắn với sự giác ngộ tức là hư vô trong khi đó phái Đại Thừa quan niệm Niết bàn cũng như thiên đường cũng là nơi cực lạc và đối lập với thiên đường là địa ngục.
Đạo Phật được truyền sang Châu Á bằng hai đường :
Đường bộ từ phía đông Ấn Độ lên phía tây bắc Ấn Độ vào Trung Á rồi vòng sang phía đông ra Đông Á
Đường biển đến Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Trong những di tích liên quan đến nền văn hóa Óc Eo người ta đã thấy sự hiện diện của cả hai tôn giáo: Ấn Độ giáo và Phật giáo cùng tồn tại
Ở Chăm pa Phật giáo được định vị với ngôi chùa ở Đồng Dương thờ Laksmindranokeevara
Ở Giao Châu vào thể kỉ II đã có các sư tăng ngưới Ấn Độ như Khương Cư và trung Quốc như Ma Ha Kì Vực, Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Tử vào truyền đạo. Năm 580, Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi lập Thiền phái đầu tiên. Năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông lập thiền phái thứ hai. Luy lâu là một trung tâm Phật giáo lớn vào những thế kỉ đầu CN. Nhiều cao tăng Trung Quốc trên đường sang Ấn Độ cầu kinh học đạo đều dừng lại ở Luy Lâu để học chữ Phạn và tiếp xúc với tăng sĩ Ấn Độ có mặt tại đó
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La trong khoảng các năm 168-189.
Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.
Thiền Tông là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. Thiền là cách gọi tắt của Thiền na (Dhyana), có nghĩa là "Tĩnh tâm", chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ (thiền) nhằm tìm chân lý của đạo Phật. Tuy nhiên, theo Thiền tông, "thiền" không phải là "suy nghĩ" vì suy nghĩ là "tâm vọng tưởng", phân biệt và mầm mống của sanh tử luân hồi. Thiền tông ở Việt Nam cũng có một lịch sử rõ ràng hơn cả. Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580, và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ. Dòng thiền tu thứ hai do Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyền được đến 17 đời. Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái Tào Động dưới thời Trịnh- Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán (Liễu Quán là tên một vị tổ thuộc dòng Lâm Tế) vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế dưới thời nhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền Nam).
Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà. Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay. Phật Thích Ca Mầu Ni có lần thuyết giảng: "Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổi". Trong Tịnh Độ tông, có tồn tại một cõi Phật cụ thể, gọi là Thế Giới Cực Lạc do đức Phật A Di Đà làm giáo chủ. Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đi đến đâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu "Nam mô A Di Đà Phật" Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt từ rất lâu đời.
Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí để nhanh chóng đạt đến giác ngộ. Tương truyền rằng Mật giáo do đức Phật Đại Nhật khởi xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là kinh Đại Nhật và kinh Kim Cương. Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,...
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 18, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều đó là khế lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác.
Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát.
Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng.
Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy những thời đại cực hưng thịnh của đất nước đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Như thời Nhà Đinh, Lê, Lý Trần v.v...
Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ Thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được "Phật Hóa", Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa tiền Phật, hậu thần hay tiền Phật, hậu Mẫu. Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất
Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát.
Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên Tam giáo đồng nguyên và Tam giáo đồng. Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh Tam giáo tổ sư với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt.
Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài vào những năm 1920 của thế kỷ 20 với quan điểm là Thiên nhân hợp nhất và Vạn giáo nhất lý. Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là "tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên" nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: Ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là Đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Phật giáo Hòa Hảo thể hiện rất rõ tính tổng hợp và tính linh hoạt của Phật giáo Việt Nam. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ.
Giáo lý là sự kết hợp của Tịnh Độ tông với Đạo Ông Bà. Tôn chỉ là " Học Phật Tu Nhân", nói theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết "Tứ ân (ơn)": Cha mẹ, đất nước, tam bảo (Phật- Pháp- Tăng), nhân loại.
Cách thức tu hành của Phật giáo Hòa Hảo rất đơn giản là "tu hành tại gia". Người "cư sĩ tại gia" cúng lạy vào hai buổi sớm mai và chiều tối với 16 lạy như một bài thể dục tòan thân ở " bàn thông thiên", ăn chay một tháng 4 ngày để cơ thể khỏe mạnh; Thờ trần đỏ hoặc trần dà với ý nghĩa hòa hợp; Không chấp nhận mê tín dị đoan (không đốt vàng mã, không cúng tà thần...); Thực hành tiết kiệm triệt để như không dâng cúng thực phẩm cho Phật chỉ cúng bông hoa nước sạch, không ăn thịt trâu, chó, bò để giữ sức kéo...; Không hình thức, không đúc tượng, không chuông mõ, " tử thì táng ", không có hàng giáo phẩm và không có tổ chức đạo.
Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết Phật giáo trong văn hóa Việt khá đậm nét. Nhiều người Việt theo lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm.
Phật giáo là một tôn giáo có ảnh hưởng rất mạnh đến xã hội Việt Nam. Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, một thành tố văn hóa có ảnh hưởng đậm nét đến các thành tố khác của văn hóa Việt Nam. Nó giúp con người sống tốt hơn.
.