Câu 1: Đối tượng tập hợp chí phí và đối tượng tính giá thành là gì?
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc tính giá thành ở đơn vị. nếu đối tượng tập hợp chi phí là bước khởi đầu cho quá trình tập hợp chi phí thì đối tượng tính giá thành gắn liền với các phương pháp tính giá thành.
Trong một số trường hợp, đối tượng tập hợp chi phí gắn liền với đối tượng tính giá thành.
1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định trước để tập hợp chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng phân xưởng, từng đội sản xuất, đơn nghiệp thương mại có thể là từng quầy hàng, cửa hàng hoặc từng khách sạn, khu vị sản xuất đối với doanh nghỉ mát, từng bộ phận kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó căn cứ địa điểm phát sinh chi phí.
15 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Đối tượng tập hợp chí phí và đối tượng tính giá thành là gì?
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc tính giá thành ở đơn vị. nếu đối tượng tập hợp chi phí là bước khởi đầu cho quá trình tập hợp chi phí thì đối tượng tính giá thành gắn liền với các phương pháp tính giá thành.
Trong một số trường hợp, đối tượng tập hợp chi phí gắn liền với đối tượng tính giá thành.
1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi được xác định trước để tập hợp chi phí.
Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng phân xưởng, từng đội sản xuất, đơn nghiệp thương mại có thể là từng quầy hàng, cửa hàng hoặc từng khách sạn, khu vị sản xuất đối với doanh nghỉ mát, từng bộ phận kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Xác định đối tượng tập hợp chi phí là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết phải căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó căn cứ địa điểm phát sinh chi phí.
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Từ tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu trên tài khoản, sổ chi tiết.
2.Đối tượng tính gía thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các kết quả của quá trình sản xuất hoặc quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ, lao vụ.
Xác định đối tượng tính giá thành thường gắn với yêu cầu của nhà quản trị về kiểm soát chi phí, định giá bán, xác định kết quả kinh doanh về một đối tượng, một hoạt động nào đó.
Trong doanh nghiệp sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc qua quá trình sản xuất.
Trong doanh nghiệp dịch vụ, đối tượng tính giá thành là một chương trình du lịch, hoạt động kinh doanh.
Khi doanh nghiệp đầu tư mới, hay thực hiện một dự án nào đó thì đối tượng tính giá là hoạt động đầu tư hay dự án đó.
Câu 2:Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Giống nhau:
Đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí
Cùng phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành
Khác nhau:
Đối tượng tập hợp
Chi phí được tập hợp phát sinh trong kỳ
Liên quan đến kết quả sản xuất
Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính gía thành.
Trong nhiều trường hợp, đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Đặc điểm điểm quy trình công nghệ sản xuất:
Với sản xuất giản đơn
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất, một nhóm sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng.
Với sản xuất phức tạp
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
Căn cứ vào loại hình sản xuất:
Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ
Đối tượng chi phí là đơn đặt hàng riêng biệt
Đối tượng hạch toán giá thành là sản phẩm của từng đơn hàng
Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ
Còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh:
Với trình độ cao
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau
Trình độ thấp
Đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là vấn đề mang tính định lượng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm. Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên.
Câu 3: So sánh cách tính sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân gia quyền với phương pháp nhập trước xuất trước
Phương pháp bình quân gia quyền: sản lượng tương đương của một phân xưởng chỉ xét đến số lượng hoàn thành trong kỳ và số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi thành sản phẩm:
Sản lượng Sản lượng Sản lượng tương đương
tương = hoàn thành + của sản phẩm
đương trong kỳ dở dang cuối kỳ
Phương pháp nhập trước xuất trước: sản phẩm dở dang đầu kỳ sẽ được tiếp tục chế biến và hoàn thành trước nếu không có sai hỏng về kỷ thuật, những sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ sẽ được hoàn thành sau.
Tính sản lượng tương đương theo phương pháp này phải tuân thủ theo dòng vật chất của quá trình sản xuất.
Sản Sản lượng dở Sản lượng Sản lượng tương
lượng = dang đầu kỳ + bắc đầu sản xuất + đương của sản tương phải tiếp tục và hoàn thành phẩm dở dang
đương sản xuất trong kỳ cuối kỳ
Kết quả tính giá thành theo hai cách tính sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân gia quyền với phương pháp nhập trước xuất trước cho hai kết quả khác nhau.
Sự khác biệt ở kết quả xuất phát từ:
Trong phương pháp bình quân gia quyền, kế toán quản trị có quan tâm đến khoản chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ cho sản lượng tương đương hoàn thành trong kỳ, thì giá thành đơn vị sản phẩm tương đương sẽ chịu những ảnh hưởng thay đổi về giá các yếu tố đầu vào (thường là nguyên vật liệu) của kỳ trước.
Trong phương pháp nhập trước- xuất trước, giá thành sản phẩm tương đương chỉ liên quan đến những chi phí phát sinh trong kỳ tương ứng với những sản lượng thực sự đã tạo ra.
So sánh
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp nhập trước –xuất trước
1. Tính sản lượng tương đương trong kỳ
Sản lượng hoàn thành trong kỳ
Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ tiếp tục chế biến
Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
Sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
2. Tính giá thành đơn vị sản phẩm tương đương
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ cùng với chi phí phát sinh được sử dụng để tính giá thành
Chi phí phát sinh trong kỳ được sử dụng để tính giá thành đơn vị
Giá thành đơn vị sẽ chịu ảnh hưởng biến động giá đầu vào của kỳ trước trong sản phẩm dở dang đầu kỳ
Giá thành đơn vị không chịu ảnh hưởng biến động giá đầu vào kỳ trước trong sản phẩm dở dang đầu kỳ
3. Cân đối chi phí
Giá trị của sản lượng chuyển sang phân xưởng kế tiếp được tính theo cùng một giá phí
Giá trị của sản lượng chuyển sang phân xưởng kế tiếp gồm: chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí cho số sản phẩm dở dang đầu kỳ cần tiếp tục hoàn thành, và chi phí cho sản phẩm bắt đầu sản xuất và đã hoàn thành
Giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính như nhau cho cả hai phương pháp
Giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính như nhau cho cả hai phương pháp
Câu 4: So sánh sự giống, khác nhau giữa hệ thống tính giá thành theo công việc với hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất
Phương pháp xác định giá thành theo công việc
Phương pháp xác định giá thành theo quá trình sản xuất
Giống nhau
Tập hợp chi phí và tính giá thành của một sản phẩm
Gồm 3 khoản mục chi phí: NVLTT
Khác nhau
Khái niệm
Công việc là một khái niệm trừu tượng để chỉ một mặt hàng, một dự án hoặc một nhóm sản phẩm nào đó được tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Là phương pháp tính giá thành được sử dụng khi không thể nhận dạng riêng biệt các đơn vị sản phẩm, công việc
Điều kiện áp dụng
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh mà sản phẩm dễ nhận biết hoặc dễ phân biệt với sản phẩm trong cùng môi trường sản xuất
Doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất các sản phẩm tương tự như nhau.
Không dễ nhận dạng riêng biệt các đơn vị sản phẩm, công việc. Được chia ra nhiều giai đoạn công nghệ hay bước chế biến khác nhau.
Quy trình sản xuất chia ra nhiều giai đoạn công nghệ, nhiều bước chế biến.
Đối tượng tập hợp chi phí
Từng công việc hoặc từng đơn đặt hàng
Các phân xưởng của qui trình công nghệ: bán thành phẩm của từng phân xưởng và thành phẩm ở phân xưởng cuối cùng.
Đối tượng tính giá thành
Đơn đặt hàng hoặc từng loại sản phẩm của đơn đặt hàng
Bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn.
Thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Kỳ tính giá thành
Khi đơn đặt hàng hoàn thành
Cuối kỳ kế toán
Phương pháp xác định
Chi phí được cộng dồn theo từng đơn hàng, từng công việc qua các phiếu theo dõi chi phí
Tổng chi phí sản xuất / Số lượng sản phẩm hoàn thành
Chi phí được tập hợp theo từng phân xưởng hay từng công đoạn.
Mỗi phân xưởng sản xuất có một tài khoản chi phí dở dang riêng.
Bán thành phẩm của phân xưởng trước trở thành đối tượng chế biến của phân xưởng sau và cứ thế sản phẩm vận động qua các phân xưởng sản xuất cho đến khi hoàn thành chuyển vào kho thành phẩm.
Nguyên tắc áp dụng
Phương pháp tính giá toàn bộ
Trên góc độ dịch chuyển chi phí
Tổng giá thành công việc i= Giá trị SPDD ĐK của công việc i + chi phí SXPS trong kỳ của công việc i
Câu 5. Lấy một doanh nghiệp cụ thể và phân loại các bộ phận trong doanh nghiệp thành bộ phận chức năng và bộ phận phục vụ.
Khái niệm và phân loại về bộ phận
Khái niệm
Bộ phận chỉ một phần, một mặt hoạt động, một đơn vị hay một phòng ban thuộc cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, của đơn vị cùng hoạt động vì mục tiêu chung của tổ chức.
Phân loại
Các bộ phận trong tổ chức chia làm hai bộ phận :
Bộ phận chức năng : là bộ phận thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp.
Bộ phận phục vụ: là bộ phận thực hiện các hoạt động sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ để phục vụ, hỗ trợ cho các bộ phận chúc năng khác hoặc cho các bộ phận phục vụ khác. Bộ phận này không gắn trực tiếp với hoạt động chức năng của đơn vị nhưng hoặt động của chúng lại tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận trong đơn vị hoặt động.
Doanh nghiệp cụ thể
Giới thiệu về Doanh nghiệp
Navibank – Đà Nẵng là chi nhánh cấp 1 được thành lập theo quyết định số 0217/QĐ – NHNN ngày 25/10/2006 của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh cấp 1.
Navibank – Đà Nẵng chính thức thành lập và hoạt động theo quyết định số 39A/2006/QĐ – HĐQT ngày 1/11/2006 của Hội đồng quản trị.
Phòng giao dịch đầu tiên của ngân hàng TMCP Nam Việt tại Đà Nẵng được thành lập vào ngày 12/01/2007 tại 99 Núi Thành- Quận Hải Châu chỉ với 15 nhân viên nhưng chưa đầy một năm đã phát triển thành chi nhánh đặt tại 441 Lê Duẩn- Quận Hải Châu- Đà Nẵng và mở rộng them 6 phòng giao dịch với gần 100 nhân viên rất năng động, chuyên nghiệp và sang tạo. Đây chỉ mới là con số ở hiện tại,trong tương lai con số này chắc chắn sẽ gia tang hơn nữa đi cùng với sự gia tang lợi nhuận của ngân hàng.
Khi mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhưng cho đến nay nhìn chung Nam Việt - chi nhánh Đà Nẵng đã trang bi cho mình một cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện và hiện đại. Do còn khá mới mẻ so với một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố nên Nam Việt- Đà Nẵng đã gặp không ít khó khan để xâm nhập thị trường, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự chỉ đạo sang suốt, kiểm soát sát sao của Ban Giám Đốc điều hành trong tiềm thức của người dân về một ngân hàng luôn phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp. Số lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng đông, lợi nhuận thu về đáng kể. Ý thức được sự ra đời mới mẻ của mình, Nam Việt- Đà Nẵng không ngừng hoàn thiện mình về mọi mặt, tự tin vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.
Hội sở chính
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt
Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank
Tên gọi tắt: NAVIBANK
Hội sở: 343 Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3821 6216
Fax: (08) 3914 2738
Website: www.navibank.com.vn
Email: navibank@navibank.com.vn
Slogan: Điểm tưa tài chính- Nâng bước thành công
Logo:
Navibank chi nhánh Đà Nẵng
Đia chỉ: 441 Lê Duẩn, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 3 651 666
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG QHKH
PHÒNG CNTT
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG DV
Sơ đồ
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Chức năng của từng phòng ban
Giám đốc: là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và pháp luật. Ra quyết định phê duyệt, giám sát và kiểm soát, đôn đốc mọi hoạt động của chi nhánh. Có quyền hạn và nhiệm vụ trong kinh doanh theo các định chế của ngân hàng.
Phòng dich vụ: tiếp xúc trực tiếp với Khách hàng, hướng dẫn khách hàng thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, chuyển tiền, chiết khấu cho khách hàng, thực hiện quản lý thu chi tiền mặt ngân phiếu thanh toán, phu trách kiểm đếm, bảo quản tiền để phục vụ thanh toán, chi trả cho Khách Hàng.
Phòng quan hệ khách hàng: thực hiện các nhiệm vụ về tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, quản lý tìm kiếm Khách hàng, thẩm định cho vay, giám sát theo dõi thu nợ Mặt khác, tham mưu cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dụng vốn, lập báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh tín dụng của chi nhánh.
Phòng CNTT: chịu trách nhiệm quản lý chung hệ thống máy tính của ngân hàng. Phụ trách phận sự liên quan đến lĩnh vực máy tính tin học Ngân hàng, truyền nhận dữ liệu với hội sở chính, các phòng giao dịch trong toàn chi nhánh.
Phòng kế toán: quản lý lưu trữ chứng từ kế toán, thực hiện hạch toán thu nhập, chi phí của chi nhánh. Lập báo cáo kế toán, tổng hợp, cung cấp thông tin tài chính cho ban lãnh đạo, hội sở chính, kiểm soát, bảo quản chứng từ kế toán.
Phòng nhân sự: thực hiện các công tác tài chính, tổng hợp như hoạt động văn thư lưu trữ, mua sắm cung ứng các loại văng phòng phẩm Ngoài ra còn có nhiệm vụ quan trọng là tổ chức đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý tiền lương.
Phân loại bộ phận chức năng, bộ phận phục vụ
Bộ phận chức năng: Phòng Dịch vụ, phòng Nhân sự, phòng QHKH, phòng CNTT, phòng Kế toán.
Bộ phận phục vụ: Giám đốc, Phó Giám đốc, phòng Kế toán, phòng QHKH, phòng Nhân sự.
Câu 6. Hãy đề xuất sự kết hợp giữa các phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung với các phương pháp phân bổ chi phí bộ phận phục vụ.
- Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất đơn giản về sản phẩm, chủng loại: nên sử dụng phương pháp phân bổ:
Chi phí sản xuất chung: Phân bổ theo bộ phận
- Ưu điểm:
Sử dụng nhiều tiêu chuẩn phân bổ tương ứng với từng bộ phận chi phí
Cho phép xác định giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ.
- Điều kiện vận dụng:
Có sự gia tăng của chi phí sản xuất chung
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ ít đa dạng về chủng loại.
Chi phí bộ phận phục vụ: Phân bổ trực tiếp
Bộ máy doanh nghiệp không lớn.
Cơ cấu tổ chức các bộ phận phục vụ và bộ phân chức năng không nhiều.
Phần chi phí ở các bộ phận phục vụ không nhiều.
- Với các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất sản phẩm, dịch vụ đa dạng về chủng loại, cơ cấu tổ chức có nhiều bộ phận chức năng và bộ phận phục vụ:
Chi phí sản xuất chung: Phân bổ theo đơn vị hoạt động (Mô hình ABC)
- Ưu điểm:
Chi phí được tập hợp theo các hoạt động, tập hợp theo nguồn phát sinh chi phí.
Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát chi phí.
Giúp kế toán quản trị thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát chi phí.
KTQT có sự vận dụng linh hoạt trong việc sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm.
- Điều kiện vận dụng:
Sản phẩm, dịch vụ sản xuất có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phức tạp về kỹ thuật.
Qui trình chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ có sự kết hợp nhiều giai đoạn công nghệ, nhiều hoạt động.
Chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất và có xu hướng ngày càng tăng lên.
Chi phí bộ phận phục vụ: Phân bổ theo:
Phương pháp phân bổ có tính đến sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận.
Phương pháp phân bổ bậc thang: Doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận phục vụ có cung cấp sản phẩm cho nhau. Việc áp dụng phương pháp phân bổ này để giảm khối lượng tính toán, giảm khó khăn khi phân bổ.