Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội lần thứ VI của
Đảng đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo
của Đảng trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ
cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lí, nhằm
khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản
phẩm xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Bước vào 5 năm này, bên cạnh những thành tựu quan trọng về phát triển sản
xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật. tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang còn
có khó khăn lớn trên nhiều mặt. Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với yêu
cầu và khả năng thực tế. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm 1981 –
1985 không đạt. Hàng triệu lao động chưa có việc làm. Tài nguyên chưa được khai
thác tốt. Trong những khó khăn chung, đã xuất hiện những nhân tố tích cực mới.
Qua thử nghiệm, tìm tòi, ở một số ngành, địa phương và cơ sở đã nảy nở những mô
hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khai thác các khả năng để phát triển sản
xuất, khắc phục khó khăn trong đời sống. Trình độ của đông đảo cán bộ về nhận
thức và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, nắm bắt và đi sâu vào thực
tiễn được nâng lên. Hàng trăm công trình lớn, nhiều công trình vừa và nhỏ được xây
dựng trong thời gian qua, tuy có những mặt chưa hợp lí, song là những cơ sở vật
chất – kỹ thuật rất quan trọng.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng đã đánh giá những
thành tựu đạt được trong 5 năm qua, kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích
những sai lầm, khuyết điểm, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế, xã hội cho những
năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Báo
cáo này trình bày những phương hướng và mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế,
xã hội trong 5 năm 1986 – 1990, để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 –
1990.
Báo cáo chính trị đã xác định các mục tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội cho
những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là : sản xuất đủ tiêu dùng và có tích
luỹ; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triển sản xuất; xây dựng
và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu
củng cố quốc phòng và an ninh, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc
đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Những quan điểm và chủ trương mới về kinh tế – xã hội do Đại hội lần này
của Đảng quyết định sẽ chỉ rõ con đường đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khó khăn
trước mắt và vững bước tiến lên.
23 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số đường lối đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Đường lối đổi mới của đại hội
toàn quốc lần thứ VI
Lời mở đầu
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội lần thứ VI của
Đảng đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo
của Đảng trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ
cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lí, nhằm
khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản
phẩm xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Bước vào 5 năm này, bên cạnh những thành tựu quan trọng về phát triển sản
xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật... tình hình kinh tế – xã hội nước ta đang còn
có khó khăn lớn trên nhiều mặt. Sản xuất tuy có tăng, nhưng tăng chậm so với yêu
cầu và khả năng thực tế. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm 1981 –
1985 không đạt. Hàng triệu lao động chưa có việc làm. Tài nguyên chưa được khai
thác tốt... Trong những khó khăn chung, đã xuất hiện những nhân tố tích cực mới.
Qua thử nghiệm, tìm tòi, ở một số ngành, địa phương và cơ sở đã nảy nở những mô
hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khai thác các khả năng để phát triển sản
xuất, khắc phục khó khăn trong đời sống. Trình độ của đông đảo cán bộ về nhận
thức và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, nắm bắt và đi sâu vào thực
tiễn được nâng lên. Hàng trăm công trình lớn, nhiều công trình vừa và nhỏ được xây
dựng trong thời gian qua, tuy có những mặt chưa hợp lí, song là những cơ sở vật
chất – kỹ thuật rất quan trọng.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng đã đánh giá những
thành tựu đạt được trong 5 năm qua, kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích
những sai lầm, khuyết điểm, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế, xã hội cho những
năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Báo
cáo này trình bày những phương hướng và mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế,
xã hội trong 5 năm 1986 – 1990, để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 –
1990.
Báo cáo chính trị đã xác định các mục tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội cho
những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là : sản xuất đủ tiêu dùng và có tích
luỹ; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triển sản xuất; xây dựng
và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu
củng cố quốc phòng và an ninh, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc
đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Những quan điểm và chủ trương mới về kinh tế – xã hội do Đại hội lần này
của Đảng quyết định sẽ chỉ rõ con đường đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khó khăn
trước mắt và vững bước tiến lên.
Bài tiểu luận này xin được trình bày một số đường lối đổi mới của Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VI.
I/ Công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng
Để thực hiện ba chương trình kinh tế lớn nói trên, tạo tiền đề đẩy mạnh công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo, cần phát triển một số
ngành công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng cần thiết phù hợp với khả năng trước
mắt. Đó là năng lượng, một số cơ sở cơ khí và nguyên vật liệu, giao thông vận tải
và thông tin bưu điện – những cơ sở vật chất kỹ thuật tối thiểu trong chặng đường
đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, ngay từ đầu chúng ta
kết hợp chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, bao gồm công nghiệp nhẹ và công
nghiệp nặng, để tưng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
Kinh nghiệm thực tế nhiều năm qua cho thấy, trong bước đầu công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa, vai trò của năng lượng cực kỳ quan trọng, quyết định nhịp độ
phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm trước mắt, xuất phát từ điều
kiện tài nguyên và khả năng các mặt, chúng ta tập trung sức phát triển than, điện và
dầu khí, đồng thời tranh thủ sử dụng thêm các nguồn và dạng năng lượng khác như
khí mêtan, trấu, sức gió, năng lượng mặt trời.
Là một khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải đáng lẽ
phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân,
nhưng nhiều năm qua, chúng ta chưa chú í đúng mức, nên việc vận chuyển hàng
hoá có nhiều khó khăn, việc đi lại của nhân dân phiền hà, trắc trở. Chúng ta phải
khắc phục sự lạc hậu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải ưu tiên
phát triển vận tải đường thuỷ, tăng tỷ trọng vận tải đường sắt. Về giao thông, trước
mắt, chủ yếu là đầu tư khôi phục và bảo dưỡng đường sá, cầu cống, động viên khả
năng của Nhà nước và nhân dân mở mang giao thông nông thôn, đặc biệt là miền
núi và đồng bằng sông Cửu Long. Củng cố bảo đảm thông xe an toàn, xây dựng
thêm một số cầu mới. Củng cố đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường sắt bắc – nam,
mở rộng một số cảng, chú trọng hơn nữa nạo vét lòng sông và cửa biển.
Trong những năm qua, chúng ta đã dành nhiều vốn đầu tư để xây dựng các
công trình quan trọng về điện lực. Trong 5 năm tới, vẫn phải tiếp tục đầu tư mạnh
để tạo ra một bước chuyển biến đáng kể trong cân đối năng lượng. Đẩy mạnh thăm
dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam, để đến năm 1990 đạt sản lượng
dầu thô đáng kể; có phương án sử dụng tốt lượng khí khai thác được cùng với dầu.
Khởi công xây dựng nhà máy lọc dầu với công suất đợt I là 3 triệu tấn/năm. Nhanh
chóng khắc phục tình trạng phân tán của ngành cơ khí bằng cách sắp xếp, tổ chức
lại sản xuất trong cả nước trên cơ sở quy hoạch, phân công, hợp tác. Phát triển công
nghiệp nguyên liệu và vật liệu là một yêu cầu quan trọng để bảo đảm nhu cầu của
nền kinh tế quốc dân.
Về phân bón hoá học, huy động hết công suất và cải tạo một phần nhà máy
supe lân Lâm Thao, phát triển sản xuất phân lân nung chảy, phốt-pho-rit. Hoàn
thành khôi phục mỏ a-pa-tít Lào Cai và tiếp tục xây dựng nhà máy làm giàu quặng.
Tăng cường điều tra, thăm dò địa chất và khoáng sản, làm cho công tác này đáp ứng
được yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế quốc dân.
Nâng cao chất lượng thông tin bưu điện, xây dựng tuyến vi-ba băng rộng Hà
Nội – thành phố Hồ Chí Minh, củng cố và mở rộng thông tin với nước ngoài, mạng
thông tin nội hạt của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
II- Ba chương trình lớn : lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Báo cáo chính trị đề ra ba chương trình kinh tế lớn : lương thực – thực phẩm,
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau, là
cơ sở và tiền đề cho nhau. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng là những điều
kiện vật chất quan trọng nhất để ổn định tình hình kinh tế – xã hội và đời sống nhân
dân; xuất khẩu là một yếu tố có í nghĩa quyết định để thực hiện hai chương trình đó
và các hoạt động kinh tế khác.
1. Lương thực – thực phẩm
Trong bước đi hiện nay, nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta chứa đựng những
tiềm năng to lớn và có vị trí cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, giải phóng năng lực
sản xuất, trước hết và chủ yếu là giải phóng năng lực sản xuất của hàng chục triệu
lao động với hàng triệu hécta đất đai trong nền nông nghiệp nhiệt đới này.
Trong 5 năm 1986 – 1990, chúng ta tập trung cho mục tiêu số một là sản
xuất lương thực và thực phẩm, đồng thời ra sức mở mang cây công nghiệp, nhất là
cây công nghiệp ngắn ngày, đi liền với xây dựng đồng bộ công nghiệp chế biến,
phát triển mạnh các ngành nghề, gắn lao động với đất đai, rừng, biển, nhằm khai
thác đến mức cao nhất những tiềm năng đó. Vấn đề lương thực phải được giải quyết
một cách toàn diện, chế biến đến phân phối và tiêu dùng. Gắn với việc giải quyết
lương thực, nhất thiết phải giảm mạnh tỷ lệ tăng dân số.
Những năm qua, nông nghiệp nước ta đã có chuyển biến, đạt được một số
thành tựu quan trọng, đặc biệt là sản xuất lương thực và tạo ra một số vùng chuyên
canh cây công nghiệp. Tuy nhiên sản lượng lương thực tăng không đều và chưa
vững chắc; diện tích cây công nghiệp tăng chậm, nhất là cây công nghiệp ngắn
ngày; chưa gắn việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến; lao
động, đất đai, rừng, biển chưa được sử dụng tốt...
Hướng chủ yếu đối với lúa là thâm canh, tăng vụ và mở thêm diện tích ở
những nơi có điều kiện. Tình hình năng suất không đồng đều giữa các vùng và ngay
trong một địa phương nói lên khả năng thâm canh còn rất lớn. Vòng quay ruộng đất
hiện nay còn quá thấp chứng minh tầm quan trọng, tính bức xúc và hiệu quả của
tăng vụ. Cần xác định rằng đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm lúa hàng hoá
lớn nhất của cả nước; đồng bằng sông Hồng là trọng điểm sản xuất lúa của miền
Bắc, có í nghĩa quyết định đáp ứng nhu cầu của khu vực; các vùng khác cũng có
những trọng điểm lúa của mình. Nhấn mạnh cây lúa, nhưng tuyệt nhiên chúng ta
không coi nhẹ màu. Những năm gần đây, diện tích và sản lượng màu giảm sút là
một khuyết điểm cần được khắc phục. Mỗi vùng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của
mình, cần xây dựng một cơ cấu cây màu thích hợp, bao gồm : ngô, khoai lang, sắn,
khoai tây và các cây có bột khác, trong đó chú trọng cây ngô. Đi đôi với phát triển
sản xuất, phải tổ chức tốt việc thu mua và chế biến, dùng màu phổ biến trong cơ cấu
bữa ăn.
Phấn đấu năm 1990 sản xuất 22 – 23 triệu tấn lương thực (quy thóc), bình
quân mỗi năm trong 5 năm đạt 20 – 20,5 triệu tấn, tăng 3 – 3,5 triệu tấn so với mức
bình quân hằng năm trong 5 năm trước.
Những năm qua, sâu bệnh đã gây cho sản xuất nông nghiệp không ít tổn thất.
Làm tốt công tác dự báo phát hiện sâu bệnh, có biện pháp chủ động phòng trừ tổng
hợp, kết hợp biện pháp sinh học với hoá học, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ
quan quản lí nông nghiệp và bà con nông dân.
Để thực hiện mục tiêu lương thực nói trên, cần áp dụng hàng loạt biện pháp
đồng bộ. Trước hết phải nói tới ruộng đất. Những năm qua, chúng ta đã để giảm sút
hàng chục vạn hécta đất lúa tốt. Phải quy hoạch hoàn chỉnh sử dụng đất đai, làm tốt
công tác quản lí ruộng đất, nhất là ở cơ sở và đối với đất lúa. Có thể nói thuỷ lợi là
biện pháp hàng đầu, cần được phát động thành phong trào quần chúng rộng khắp,
kết hợp với sự đầu tư đúng mức của nhà nước. Trong 5 năm này, hoàn thành đồng
bộ các công trình thuỷ lợi, tập trung vào những công trình phát huy ngay hiệu quả,
nhất là mở mang thuỷ lợi nhỏ để khai thác tối đa công suất của công trình lớn và
vừa đã được xây dựng. Trong các biện pháp đồng bộ, những năm tới, phân bón nổi
lên như là một yếu tố quyết định năng suất và thâm canh, một yêu cầu gay gắt mà
chúng ta phải tập trung sức giải quyết. Có chính sách khuyến khích đẩy mạnh
phong trào làm phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ khác, bảo đảm một
phần đáng kể nhu cầu phân bón.
Thực tiễn ở nhiều vùng cho thấy cơ cấu giống và giống mới đi liền với cơ
cấu mùa vụ hợp lí góp phần quan trọng vào năng suất cây trồng và tính ổn định của
mùa màng. Vấn đề đặt ra là tổ chức cho được hệ thống giống từ trung ương đến cơ
sở.
Tuy nhiên, chương trình lương thực – thực phẩm không thể tách rời phát
triển nông nghiệp toàn diện. Ngoài những cây phục vụ nhu cầu thực phẩm nói trên,
chúng ta khuyến khích phát triển mạnh trồng cây công nghiệp, trồng rừng để khai
thác những tiềm năng to lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới theo thế mạnh từng
vùng. Những năm tới, bằng việc đổi mới mạnh mẽ các chính sách thu mua, giá cả,
cơ chế đầu tư và cung ứng vật tư, lương thực... chúng ta ưu tiên phát triển cây công
nghiệp ngắn ngày, tập trung vào các cây lạc, đỗ tương, mía, thuốc lá, đay, cói... Chú
trọng đầu tư cho các vùng chuyên canh, kể cả hình thức tín dụng cho hợp tác xã và
kinh tế gia đình. Chúng ta còn nhiều đất trồng cây công nghiệp dài ngày như : cà
phê, chè, cao su, dừa, hồ tiêu...
Nhằm tăng chất lượng bữa ăn hằng ngày và cải tiến dần cớ cấu bữa ăn, việc
sản xuất thực phẩm cũng phải được coi trọng như sản xuất lương thực. Chúng ta có
nhiều khả năng phát triển toàn diện các nguồn thực phẩm động vật, thực vật phong
phú, đa dạng trên khắp các miền đất nước. Trước hết phải đẩy mạnh chăn nuôi, tăng
đáng kể đàn gia súc, gia cầm, chú í các loại không dùng hoặc ít dùng lương thực.
Hết sức khuyến khích chăn nuôi gia đình; khôi phục và phát triển chăn nuôi quốc
doanh và tập thể ở những nơi có điều kiện. Chính sách tạo giống cho chăn nuôi
cũng phải được coi trọng và khuyến khích đúng mức. Rau, đậu các loại, cây có dầu,
cây ăn quả là nguồn thực phẩm mà ở đâu cũng có điều kiện phát triển. Thuỷ hải sản
là một nguồn thực phẩm không những quan trọng cho nhu cầu tiêu dùng mà còn là
một nguồn hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Đây là một tiềm năng lớn và cũng là một
khả năng thực tế.
Trong 5 năm này, phải có kế hoạch xây dựng, cải tạo một phần rừng tự nhiên
thành rừng kinh tế; bảo đảm vật tư kỹ thuật cho yêu cầu khai thác gỗ. Trong việc
khai thác, cần đề cao kỷ luật, giữ đúng quy trình kỹ thuật, có tính tới cân bằng sinh
thái, bảo vệ môi trường.
2. Hàng tiêu dùng
Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng là một chương trình lớn, không chỉ có í
nghĩa trước mắt mà còn lâu dài và cơ bản. Đó là điều kiện để bảo đảm các nhu cầu
đời sống hằng ngày của nhân dân, giải quyết việc làm cho hàng triêu người lao
động.
ưu tiên các điều kiện vật chất để tận dụng công suất của các xí nghiệp hiện
có, nhất là các xí nghiệp lớn có năng suất, hiệu quả. Đối với các cơ sở sản xuất đã
được xây dựng nhiều năm, máy móc thiết bị đã quá cũ kỹ, hư hỏng, cần từng bước
đổi mới kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm.
Để phát triển hàng tiêu dùng, điều có í nghĩa quyết định là nguyên liệu và
chính sách nguyên liệu. Phương hướng chủ yếu là tận lực khai thác các nguồn
nguyên liệu trong nước, đồng thời ưu tiên dành ngoại tệ để nhập khẩu những
nguyên liệu cần phải nhập. Đồng thời cần thấy rằng hiện nay lực lượng tiểu, thủ
công nghiệp đang sản xuất khoảng một nửa khối lượng hàng tiêu dùng và còn nhiều
khả năng thu hút hàng triệu lao động. Cần xoá bỏ ngay những chính sách, chế độ
đang gò bó lực lượng này, bao gồm hợp tác xã, tổ sản xuất, kinh tế gia đình, cá thể,
tư nhân.
Năm năm qua, sản xuất và tiêu dùng có mức phát triển, tuy nhiên còn chậm,
nhiều mặt hàng thông thường vẫn khan hiếm, chất lượng hàng tiêu dùng giảm sút đã
gây lãng phí lớn về vật tư và gây ra sự bất bình chính đáng trong nhân dân. Trong
khi đó, nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nhất là lực lượng tiểu, thủ công
nghiệp và các nguồn nguyên liệu trong nước.
Cùng với phát triển sản xuất, phải thực hiện một chính sách tiêu dùng hợp lí,
tiết kiệm. Một mặt, chúng ta ra sức phát triển hàng tiêu dùng với chất lượng và mỹ
thuật ngày càng được nâng cao, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của tiêu
dùng xã hội. Mặt khác, nhân dân ta, nhất là cán bộ, đảng viên cần tự giác dùng hàng
trong nước, thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước là khuyến khích và
bảo vệ sản xuất, xác định tiêu dùng phù hợp với khả năng thực tế của nền kinh tế
hiện nay.
Các loại hàng kim khí tiêu dùng như xe đạp, quạt máy, máy khâu, đồng hồ,
lắp ráp máy thu thanh, máy thu hình... cần được sắp xếp, mở rộng sản xuất và nâng
cao chất lượng sản phẩm. Xà phòng, bột giặt là những hàng tiêu dùng không thể
thiếu, cần được bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất và quản lí chặt chẽ chất lượng.
Với phương hướng nêu trên, trong 5 năm tới, đưa nhịp độ tăng bình quân
hằng năm của sản xuất hàng tiêu dùng lên 13 – 15%. Chúng ta đặc biệt coi trọng
đẩy mạnh sản xuất vải, bảo đảm ở mức cần thiết các mặt hàng dệt khác; tăng nhanh
sản lượng giấy, bảo đảm đủ giấy viết và giấy in sách giáo khoa. Tăng sản xuất các
loại thuốc chữa bệnh thông thường; thường xuyên kiểm tra, quản lí thị trường,
nghiêm trị việc sản xuất thuốc giả. Cùng với việc bảo đảm đủ nguyên liệu cho các
nhà máy đường quốc doanh, các hợp tác xã, các huyện có điều kiện đều trồng mía
và phát triển các cơ sở chế biến nhỏ, để tự giải quyết đủ nhu cầu tại chỗ về đường,
mật các loại. Trong việc sản xuất thực phẩm, phải quản lí chặt chẽ chất lượng và
tiêu chuẩn vệ sinh.
3. Xuất khẩu
Trước hết, cần xây dựng một quy hoạch dài hạn và một kế hoạch cụ thể cho
từng thời kỳ về sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, có đầu tư đủ mức,
bảo đảm quỹ vật tư cần thiết cho sản xuất, chú trọng các vùng sản xuất tập trung,
các mặt hàng chủ lực. Khuyến khích thoả đáng đối với người trực tiếp sản xuất
hàng xuất khẩu, như cung ứng đủ lương thực và hàng tiêu dùng cần thiết, có giá
mua hợp lí.
Là mũi nhọn có í nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5
năm này, đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại,
xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp; trong
thời gian tới, nhất thiết phải đạt được sự chuyển biến xứng đáng với tầm quan trọng
và khả năng thực tế của nó. Nhiệm vụ đặt ra là tăng nhanh khối lượng xuất khẩu,
đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, khắc phục cung cách làm ăn ít hiệu quả, tình
trạng phân tán lộn xộn, gây thiệt hại cả ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài.
Mức xuất khẩu phải tăng khoảng 70% so với 5 năm trước, dựa vào các mặt hàng
chính là nông sản và nông sản chế biến, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công
nghiệp, thuỷ sản.
Trong 5 năm này, việc nhập khẩu phải theo hướng tạo điều kiện thực hiện
đầy đủ ba chương trình kinh tế lớn, khai thác tốt hơn tiềm năng lao động, đất đai và
công suất thiết bị hiện có. Trước yêu cầu rất lớn về nhập khẩu, phải đẩy mạnh xuất
khẩu sang cả hai khu vực xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trong việc sử dụng
ngoại tệ do xuất khẩu mang lại, ưu tiên dành phần cần thiết để đầu tư trở lại cho sản
xuất.
Để khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán, thiết lập trật tự, kỷ cương trong lĩnh
vực ngoại thương, cần tổ chức lại công tác xuất nhập khẩu một cách hợp lí. Chúng
ta hoan nghênh những tổ chức kinh tế của nước ngoài quan hệ trực tiếp với các tổ
chức kinh tế Việt Nam để mở rộng quy mô hợp tác, thoả mãn lợi ích của cả hai bên,
theo chính sách và luật pháp của Nhà nước ta.
Các quan hệ kinh tế đối ngoại phải thúc đẩy sự gắn bó ngày càng chặt chẽ
giữa nước ta với cộng đồng xã hội chủ nghĩa, trước hết là với Liên Xô. Chúng ta
đặc biệt chú trọng phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá giữa nước ta và hai
nước láng giềng anh em Lào, Cam-pu-chia, nhằm khai thác khả năng của mỗi nước
bổ sung cho nhau, làm cho mỗi nước và 3 nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và
vững mạnh. Trong 5 năm này, thực hiện việc phối hợp kế hoạch giữa ba nước, tập
trung vào các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng,
hàng xuất khẩu, phát triển giao thông vận tải; đồng thời tiếp tục giúp bạn về công
tác điều tra cơ bản, đào tạo cán bộ, trao đổi chuyên gia...
Đặt nền tảng của chiến lược kinh tế đối ngoại vào sự gắn bó với cộng đồng
xã hội chủ nghĩa, trước hết với Liên Xô, đồng thời chúng ta phấn đấu để có những
quan hệ ngày càng năng động hơn về kinh tế và khoa học kỹ thuật với các khu vực
khác trên thế giới. Ngoài hoạt động xuất, nhập khẩu, với những chính sách và thể
chế mới, chúng ta sẽ mở thêm quan hệ hợp tác với nhiều nước đang phát triển, với
một số nước hoặc tổ chức tư nhân trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Để thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng về quan hệ kinh tế đối
ngoại, chúng ta í thức sâu sắc rằng làm ăn tốt, khai thác mọi khả năng ở trong nước
là tiền đề, điều kiện quyết định để mở mang quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Làm tốt những việc nêu trên là một bước chuẩn bị để trong những kế hoạch
sau, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả của sự hợp tác quốc tế, làm cho nước ta
tham gia sâu hơn vào quá trình phân công và liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa, theo
hướng khai thác tốt hơn những tiềm năng của nước ta với sự hỗ trợ mạnh mẽ về vốn
và kỹ thuật của các nước anh em, bầu bạn, nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta và tă