Trong thập kỷ qua, châu Âu đã trở thành đối tác thương mại quan trọng đối với Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nhiều nước châu Âu đã phát triển khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả khả quan.
CHLB Đức nằm ở trung tâm châu Âu, là một trong 7 quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và thương mại châu Âu và quốc tế. Đức là nước xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trong EU do có số dân đông thu nhập đầu người khá cao. Đây thật sự là môi trường kinh doanh hấp dẫn đang thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.
53 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4256 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích môi trường Cộng hòa liên bang Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH- MARKETING
(((
BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài : Phân tích môi trường CHLB Đức
GVHD: Ths. Quách Thị Bửu Châu
Nhóm :5 (đề tài 2)
Phan Diễm Nghi ( NT) TM03
Phan Thanh Cặn TM04
Nguyễn Anh Kiệt TM04
Hà Sỹ Nghị TM04
Lê Phạm Bảo Ngọc TM03
Tp Hồ Chí Minh ,ngày 18 tháng 2 năm 2012
MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
I. Phân tích môi trường vĩ mô nước Đức và những ngành có cơ hội đầu tư 4
1. Yếu tố tự nhiên 4
2. Thể chế_pháp luật 5
3. Yếu tố kinh tế 9
4. Yếu tố xã hội 13
a. Dân số 14
b. Văn hóa_xã hội 17
5. Yếu tố công nghệ 20
II. Tình hình sản xuất - tiêu thụ hàng dệt may tại Đức và phương thức đầu tư ngành dệt may 22
1. Tình hình sản xuất dệt may tại Đức 22
2. Tình hình tiệu thụ dệt may tại Đức 24
3. Các phương thức xâm nhập ngành dệt may vào thị trường Đức 27
III. Những cơ hội và thách thức của lĩnh vực ngành dệt may trong quá trình thâm nhập vào thị trường Đức 30
1. Phân tích các yếu tố môi trường ngành dệt may đem đến những cơ hội cho Việt Nam 30
a. Dân số Đức đông và thu nhập đầu người rất cao sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành dệt may Việt Nam 30
b. Quan hệ thương mại Việt-Đức với thể chế chính trị và pháp luật thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam 36
c. Hàng dệt may Việt Nam với chất lượng cao có thể mở rộng thị phần cũng như tăng giá trị xuất khẩu 43
2. Những thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Đức 44
a. Những rào cản thương mại 45
b. Đối mặt với sức ép từ những quốc gia cạnh tranh 47
IV. Lời kết luận 50
V. Tài liệu tham khảo 51
Lời mở đầu
Trong thập kỷ qua, châu Âu đã trở thành đối tác thương mại quan trọng đối với Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nhiều nước châu Âu đã phát triển khá thuận lợi và đạt được nhiều kết quả khả quan.
CHLB Đức nằm ở trung tâm châu Âu, là một trong 7 quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và thương mại châu Âu và quốc tế. Đức là nước xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trong EU do có số dân đông thu nhập đầu người khá cao. Đây thật sự là môi trường kinh doanh hấp dẫn đang thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua.
Với mục đích ấy nhóm đã chọn đề tài: “ Phân tích môi trường CHLB Đức”. Qua việc phân tích môi trường vĩ mô của nước Đức có thể thấy được những ngành tiềm năng thật sự ở nơi đây. Qua đó, đưa ra những cơ hội và thách thức cho những nhà đầu tư Việt Nam khi muốn xâm nhập vào thị trường này trong tương lai.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NƯỚC ĐỨC VÀ NHỮNG NGÀNH CÓ CƠ HỘI ĐẦU TƯ.
Yếu tố tự nhiên :
Vị trí địa lý: Cộng hoà Liên bang Đức nằm ở trung tâm châu Âu, có biên giới với Đan Mạch ở phía Bắc; Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ở phía Tây; Thụy Sĩ và Áo ở phía Nam; Séc, Slovakia và Ba Lan ở phía Đông. Đức nằm ở vị trí bản lề giữa Đông và TâyÂu, giữa bán đảo Skandinavia và Địa Trung Hải.
Diện tích: 357.500 km2. Bờ biển dài 2.389 km. Biên giới đất liền 3.618km. Khoảng cách lớn nhất từ Bắc đến Nam dài 876 km và từ Đông sang Tây dài 640km theo đường chim bay.
Địa hình: Nước Ðức có địa hình cảnh quan đặc biệt đa dạng và hấp dẫn. Những dãy núi cao thấp với các cao nguyên, vùng núi và vùng trung du, vùng duyên hải và đồng bằng rộng mở. Từ Bắc xuống Nam, nước Ðức được chia làm năm vùng quang cảnh lớn : Vùng đồng bằng phía Bắc, vùng núi trung du, vùng núi Tây Nam, vùng chân núi Alpen Nam nước Ðức và vùng núi Alpen Bayern.
Nguồn tài nguyên: nước Đức là nước có ít tài nguyên khoáng sản, một số nguồn tài nguyên của Đức: quặng sắt, than đá, kali, gỗ, than non, uranium, đồng, khí thiên nhiên, muối, nikel, đất trồng.
Sông ngòi: nước Đức có nhiều sông ngòi có giá trị lớn về kinh tế, đặc biệt rất thuận lợi cho giao thông vận tải và thủy điện. Các sông lớn chảy qua CHLB Đức là sông Rhein, Elbe, Main, Weser, Danube và Spree.
(Phần lớn diện tích nước Đức được dùng cho nông nghiệp, nhưng chỉ có 2% - 3% dân số Đức làm việc trong ngành này.Các vùng đất được chuyên môn hoá vào các lĩnh vực canh tác. Vùng bờ biển phía bắc rất thích hợp cho việc nuôi bò sữa và ngựa. Vùng chân núi Alps có nhiều cánh đồng cỏ. Nơi đây các ngành chăn nuôi gia cầm, lợn, bò và cừu rất phát triển. Dải đất màu mỡ dọc theo sườn nam vùng đất thấp là nơi gieo trồng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc, củ cải đường, cây ăn trái, khoai tây và nho. Sản phẩm nông nghiệp khác nhau từ khu vực tới khu vực. Trong địa hình bằng phẳng của miền bắc Đức và đặc biệt là ở phần phía đông, ngũ cốc và củ cải đường được trồng. Ở những nơi khác, với địa hình đồi núi hơn và thậm chí cả miền núi, nông dân sản xuất rau, sữa, thịt lợn, hoặc thịt bò. Hầu như tất cả các thành phố lớn được bao quanh bởi các vườn cây ăn trái và trang trại rau. Hầu hết các thung lũng sông ở miền nam và miền tây Đức, đặc biệt là dọc theo Rhine và chính, có vườn nho. Bia được sản xuất chủ yếu, nhưng không độc quyền, tại Bayern. Đức có tên trong danh sách các nước sản xuất sữa, sản phẩm bơ sữa và thịt nhiều nhất thế giới. Nông nghiệp ở Đức được điều tiết theo chính sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu.
Thể chế - pháp luật:
Đầu tư nước ngoài:
Chính phủ Đức khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Đức và luật của Đức quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài giống như các doanh nghiệp ở Đức. Theo luật của Đức, các công ty do nước ngoài sở hữu đăng ký ở Đức là một công ty trách nhiệm hữu hạn (GmbH) hoặc là một công ty cổ phần (AG) được đối xử không khác gì so với các công ty của Đức. Không có bất cứ một yêu cầu đặc biệt nào về quốc tịch đối với giám đốc hoặc cổ đông cũng như đối với các nhà đầu tư phải đăng ký mục đích đầu tư với chính phủ. Các công ty nước ngoài cũng thường phải chịu những rào cản trong đầu tư giống như các công ty trong nước, chẳng hạn như mức thuế thu nhập biên cao, luật lao động không mềm dẻo và một số quy định nặng nề.
Luật về kinh tế nước ngoài của Đức bao gồm một điều khoản cho phép áp đặt những hạn chế đối với luồng đầu tư trực tiếp của tư nhân vì những lý do chính sách nước ngoài, ngoại hối hoặc an ninh quốc gia.
Đức có một hệ thống chính phủ liên bang, ở đó các tiểu bang có một số quyền lực riêng. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thảo luận với Uỷ viên Liên bang về Đầu tư nước ngoài có các trụ sở ở Mỹ và Đức và với mỗi bang trong 16 bang của Đức hoặc với các cơ quan phát triển kinh tế thành phố. Nhiều cơ quan phát triển của Đức có đại diện ở Mỹ. Văn phòng của Uỷ viên Liên bang về Đầu tư nước ngoài ở Đức là nơi đầu tiên mà các công ty nước ngoài có thể tới khi muốn đầu tư ở Đức. Các công ty nước ngoài dự định đầu tư và cần thông tin về đầu tư sẽ có được sự giúp đỡ nhanh chóng và tin cậy từ văn phòng này. Văn phòng được Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang tài trợ.
Cấp phép và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
Ở Đức có hai hình thức cấp giấy phép về sở hữu trí tuệ hoặc là trực tiếp hoặc là tập trung thông qua các cơ quan thu thập. Mặc dù những nhà làm luật đã đơn giản hoá việc thu thập tiền bản quyền cho người sở hữu, nhưng quá trình này vẫn không mang tính thực tế. Những phát triển gần đây trên Internet đã làm cho điều này ngày càng trở lên khó khăn hơn. Các cơ quan thu thập có thể kiểm soát một số lĩnh vực khác nhau của sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn như GEMA (Musil Representation Soceity) vừa tạo ra một ban mới gọi là "GEMA Digital" có thể kiểm soát mọi mặt của bản nhạc đã đăng ký bản quyền ở dạng mẫu số. Không có bất kỳ một tổ chức nào khác ở Đức chuyên về lĩnh vực này lên Luật pháp của Đức phải tuân theo các quy định về bản quyền của EU.
Chính phủ Đức đã đưa ra một chính sách đối xử đối với quyền sở hữu của người nước ngoài đó là hoàn toàn được bảo vệ theo luật của Đức. Không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào đối với việc sở hữu, kiểm soát hoặc huỷ bỏ quyền sở hữu. Sở hữu trí tuệ được bảo vệ một cách nghiêm ngặt ở Đức do Đức là thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới. Đức cũng là một nước tham gia ký kết các hiệp định bảo vệ quyền sở hữu như Công ước Bern về bảo vệ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Paris về bảo vệ sở hữu công nghiệp, Công uớc về Bản quyền chung, Công uớc về dấu ghi âm Geneva, Hiệp định hợp tác sáng chế...
Về tiêu chuẩn: Các quy định và thủ tục mang tính quan liêu của Đức có thể là những rào cản lớn cho các công ty muốn thâm nhập thị trường Đức. Những tiêu chuẩn về an toàn rất phức tạp được áp dụng rất thường xuyên và đã gây khó khăn cho các sản phẩm của các nước khi muốn thâm nhập thị trường.
Những cố gắng của EU nhằm hài hoà các yêu cầu về an toàn sản phẩm và những tiêu chuẩn có liên quan đến hàng hoá công nghiệp của các nước thành viên đã làm cho vấn đề thêm phức tạp. Trong suốt thời kỳ quá độ, các yêu cầu trong nước phải được đáp ứng (sau thời kỳ quá độ, nhãn CE của EU đã thay thế cho các chứng nhận phù hợp khác). Những cố gắng của EU nhằm hài hoà tiêu chuẩn thông qua các chỉ thị đơn giản hoá việc chứng nhận bằng "Phương pháp tiếp cận mới" vẫn chưa được thực hiện. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp nước ngoài, chẳng hạn về lĩnh vực ôtô và y học sẽ phải quan tâm đến việc đáp ứng các yêu cầu cụ thể của những quy định về tiêu chuẩn của EU áp dụng đối với mỗi loại hàng hoá cụ thể thông qua "Phương pháp tiếp cận cũ".
Điều này đặc biệt quan trọng do các tiêu chuẩn của EU đều rất phát triển, nên rất có thể các tiêu chuẩn hiện hành của Đức sẽ dựa trên tiêu chuẩn của Châu Âu. Trong nhiều trường hợp, Đức cũng sẽ là nước Châu âu đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn của EU. Mặc dù đã được áp dụng trong khoảng thời gian là 5 năm nhưng việc áp dụng tiêu chuẩn về tương thích điện từ vẫn đã gây bất ngờ cho nhiều công ty, không chỉ các công ty nước ngoài mà còn các công ty của Đức.
Những nhà kinh doanh ở Đức cần phải có nhãn hiệu về chất lượng hoặc hiệu suất, mặc dù chúng không được quy định trong các điều luật nhưng chúng lại góp phần làm cho sản phẩm có nhiều cơ hội khi được bán ra thị trường. Trong nhiều trường hợp, cả tiêu chuẩn và những yêu cầu của EU đối với nhãn hiệu về hiệu suất hoặc chất lượng buộc các sản phẩm phải được thay đổi. Thậm chí nếu sản phẩm đó không cần có sự thay đổi thì việc thử nghiệm và chứng nhận lại là cần thiết trước khi hàng hoá được tung ra thị trường. Những nhãn hiệu quan trọng là các nhãn "gepruefte Sicherheit" (GS) cho sản phẩm cơ khí và nhãn "Verband Deutscher Elektrotechniker" (VDE) cho các linh kiện điện tử, nhưng không có nhãn hiệu nào là bắt buộc đối với hàng hoá được bán ở Đức.
Chính sách đối ngoại và an ninh
Cơ sở chính sách đối ngoại của Đức là tôn trọng luật pháp quốc tế, đấu tranh cho nhân quyền, đối thoại, phòng ngừa khủng hoảng, tránh sử dụng bạo lực và kiến tạo lòng tin.
Các vấn đề đối ngoại và an ninh Đức quan tâm hàng đầu là nhất thể hoá Châu Âu, quan hệ với Mỹ, toàn cầu hoá, chống khủng bố, giải quyết xung đột khu vực. Đức nỗ lực thiết lập quan hệ đối tác an ninh bền vững với Nga, ủng hộ hợp tác kinh tế, tài chính và xã hội với Nga trên bình diện song phương cũng như đa phương. Đức muốn tận dụng việc mở rộng EU và NATO sang phương Đông để tăng cường hợp tác với Đông Âu.
Đức ngày càng coi trọng phát triển các mối quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương, trước hết với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…Đức quan hệ với Châu Phi ở mức thấp, mang tính chất cầm chừng, có viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển cho một số nước nghèo. Gần đây, có những dấu hiệu cho thấy Đức bắt đầu chú ý hơn thị trường Châu Phi.
Yếu tố kinh tế:
Trong những năm qua, CHLB Đức đã xây dựng được một nền kinh tế công - nông nghiệp, dịch vụ, thương mại hiện đại với công nghệ tiên tiến hiệu quả cao. Đức được đánh giá là một trong những nước có nền công nghiệp rất phát triển, có tiềm năng to lớn về kinh tế và công nghệ.
Hiện tại, Đức đang theo đuổi chính sách kinh tế “thị trường xã hội", với phương châm nhà nước chỉ hoạch định, điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội. .
Hơn một nửa năng lực công nghiệp của nước Đức đã bị phá huỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hơn 20 năm sau khi thống nhất (ngày 03 Tháng Mười năm 1990), Đức đã có tiến bộ lớn trong việc nâng cao mức sống ở Đông Đức, giới thiệu một nền kinh tế thị trường và cải thiện cơ sở hạ tầng của nó. Để hiện đại hoá và hoà nhập nền kinh tế của miền đông nước Đức với miền tây, nước Đức mỗi năm phải tiêu tốn khoảng 80 tỷ USD. Còn Tây Đức đã trải qua giai đoạn phát triển kinh tế thần kỳ trong những năm 1950. Kết quả là nền kinh tế Tây Đức bước vào thời ổn định, nạn thất nghiệp được thanh toán vào năm 1959. Vào cuối thập niên 1950, sản xuất công nghiệp tăng 130%.
GDP: 2,951 tỷ USD.(2010)
GDP theo đầu người: 35.900 USD (2010)
Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 3.6% (2010)
Tỷ lệ lạm phát: 1% (2010)
GDP theo ngành:
Đặc điểm chung của các ngành:
Nông nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp chính: khoai tây, lúa mì, lúa mạch, củ cải đường, hoa quả, bắp cải, bò, lơn, gia cầm.
Công nghiệp : Đức là một trong những nước công nghiệp phát triển nhất thế giới và đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sau Liên minh Châu Âu và Trung Quốc. Các ngành công nghiệp chủ yếu là: sắt, thép, than, xi măng, hóa chất, máy móc, xe cộ, máy công cụ, điện tử, thực phẩm và đồ uống, đóng tàu, dệt may.
Lực lượng lao động: 43,35 triệu (2010)
Tỉ lệ thất nghiệp: 7,1 % (2010)
Thu chi ngân sách(2010):
Thu Ngân sách: 1.398 tỉ USD
Chi Ngân sách: 1.54 tỉ USD
Kim ngạch xuất khẩu – nhập khẩu:
Tổng kim ngạch XK: 1,337 tỉ USD (2010)
Các mặt hàng xuất khẩu chính: máy móc, xe hơi, hoá chất, kim loại và hàng công nghiệp, thực phẩm, dệt may.
Các nước xuất khẩu chính : France 10,2%, US 6,7%, Hà Lan 6,7%, UK 6,6%, Italy 6.3%, Áo 6%, Trung Quốc 4,5%, Thụy Sỹ 4,4% (2010)
Tổng kim ngạch NK : 1,12 tỉ USD (2010)
Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc, xe hơi, hoá chất, thực phẩm, hàng may mặc, kim loại.
Các nước nhập khẩu chính : Netherlands 8,5%, France 8,2%, US 5,9%, Italy 5.9%, UK 4,9%, Belgium 4,3%, Austria 4.3%, Thụy Sỹ 4,2% (2010)
Đơn vị tiền tệ: Đồng Euro (từ ngày 1/1/1999).
Tỷ giá hối đoái:
EUR/US: 0.7715 (2010), 0.7179 (2009), 0.6827 (2008), 0.7345 (2007), 0.7964 (2006)
Chính sách đối ngoại:
Hiện Đức là thành viên tích cực và có vai trò quan trọng tại EU, NATO, OECD, LHQ.... Cơ sở chính sách đối ngoại: Đức ủng hộ một thế giới đa cực, tôn trọng luật pháp quốc tế, đấu tranh cho nhân quyền, đối thoại, phòng ngừa khủng hoảng, tránh sử dụng bạo lực và kiến tạo lòng tin.
Ưu tiên đối ngoại và an ninh: Nhất thể hoá châu Âu, quan hệ với Mỹ, toàn cầu hoá, chống khủng bố, giải quyết xung đột khu vực.
Vai trò LHQ và NATO: Đức cho rằng LHQ đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết các thách thức to lớn trong thế kỉ 21, cần cải cách HĐBA LHQ theo hướng cân đối hơn giữa các khu vực. NATO là công cụ không thể thiếu được đối với ổn định của Châu Âu; cần thích ứng hơn với môi trường an ninh đã thay đổi.
Đức nỗ lực tăng cường quan hệ với Nga, Đông Âu; thực hiện chính sách ngoại giao cân bằng trong quan hệ với các nước Trung-Đông, đặc biệt trong mối quan hệ giữa Pa-let-xtin và I-xra-en. Đức ngày càng coi trọng phát triển các mối quan hệ với châu Á - Thái Bình Dương, trước hết với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Với châu Phi, Đức quan hệ ở mức thấp, chủ yếu dưới hình thức viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển cho một số nước nghèo. Frankfurt am Main là trung tâm ngân hàng của nước Đức và là trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Thị trường chứng khoán Frankfurt cũng là một trong những thị trường chứng khoán hàng đầu trên thế giới.
Quan hệ kinh tế:
Các bạn hàng chính là Pháp, Mỹ, Anh, Ý và Hà Lan. Ngoài ra, Đức còn là bạn hàng lớn nhất của hầu hết các nước châu Âu. Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Đức, và thương mại Đức – Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục vững mạnh. Tổng thương mại hàng hoá đạt 152 tỉ USD trong năm 2008. Mỹ xuất khẩu sang Đức 54,5 tỉ USD, trong khi Mỹ( nhập khẩu từ Đức hơn 97,5 tỉ USD). Loại hàng xuất khẩu chủ yếu của Mỹ bao gồm máy bay, thiết bị điện, thiết bị viễn thông, xử lý dữ liệu thiết bị, và xe có động cơ và phụ tùng. Hàng xuất khẩu của Đức tập trung ở máy móc thiết bị, hóa chất, và thiết bị điện nặng.
◦Các mặt hàng xuất khẩu chính: máy móc, xe hơi, hoá chất, kim loại và hàng công nghiệp, thực phẩm, dệt may.
◦Các nước xuất khẩu chính : France 10.2%, US 8.8%, UK 7.9%, Italy 6.9%, Netherlands 6.1%, Belgium 5.6%, Austria 5.4%, Spain 5.1% (2005)
◦Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc, xe hơi, hoá chất, thực phẩm, hàng may mặc, kim loại
◦Các nước nhập khẩu chính : France 8.7%, Netherlands 8.5%, US 6.6, China 6.4%, UK 6.3%, Italy 5.7%, Belgium 5%, Austria 4% (2005)
CHLB Đức đứng thứ ba thế giới về GDP và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu. Nhưng kinh tế Đức tăng trưởng trì trệ trong 3 năm qua. Nguyên nhân bên ngoài là do yếu tố khách quan như kinh tế thế giới suy giảm, tình hình chính trị một số khu vực bất ổn. Nguyên nhân nội tại là do nước này còn thiếu những chính sách cải cách kinh tế năng động trước xu thế cạnh tranh thị trường gay gắt. Đức đã nhận thức được vấn đề này và đã đưa ra nhiều chương trình cải cách, phát triển xứng đáng với vai trò "đầu tàu" trong EU. Chương trình cải cách "Agenda 2010" đề ra mục tiêu: Tăng cường trung hạn và dài hạn tính năng động của kinh tế Đức, tạo việc làm, hiện đại hóa các hệ thống xã hội để bảo đảm phát triển xã hội lâu bền.
Cơ quan thống kê liên bang cho biết tăng trưởng GDP năm 2008 của Đức giảm xuống còn 1,3% trong khi con số này năm 2007 là 2,5%.
Từ khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, chưa bao giờ nền kinh tế Đức tăng trưởng chỉ khoảng 1%, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng nguy cơ thực sự chỉ có thể xảy đến khi tăng trưởng đạt khoảng 3% thậm chí hơn 3% trong năm 2009.
Theo Cơ quan thống kê liên bang, trong quý I năm 2009, kinh tế Đức có thể tăng trưởng từ 1,5% đến 2% so với mức tăng trưởng trong ba tháng cuối năm 2008. Nếu điều đó xảy ra thì đây là giai đoạn GDP của Đức giảm nhiều nhất kể từ năm 1990 khi Đức thống nhất đất nước.
Quan hệ song phương Đức và Việt Nam:
Năm 2010 chúng ta sẽ kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức. Nhân dịp đó sẽ tổ chức năm Đức tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Đức. Trong khuôn khổ „năm Đức“ sẽ giới thiệu mối quan hệ song phương trong tất cả các lĩnh vực. Những chương trình trọng tâm được dự kiến trải dài từ những hoạt động văn hóa cấp cao, các cuộc giao lưu đối thoại về chính trị, các diễn đàn kinh tế đến các hội thảo khoa học. Trong khuôn khổ hợp tác đối tác giữa nhà nước và tư nhân (Public Private Partnership), các tổ chức tư vấn và thực hiện, các viện chính trị, cũng như các cơ sở nhà nước và tư nhân họat động ở Việt Nam cần phải được tham gia kiến tạo chương trình.
Trong lĩnh vực kinh tế, nước Đức với kim ngạch thương mại song phương hơn 4 tỉ USD là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại EU, bỏ xa các thành viên EU khác. Mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Đức là giầy da và quần áo. Đức là thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới của cà phê Việt nam và hạt tiêu Việt Nam. Đến năm 2020 Việt Nam muốn phát triển thành một nước công nghiệp. Vì thế đất nước có một nhu cầu to lớn đối với trang thiết bị. Trong những năm gần đây lượng máy móc nhập từ Đức đa đạt một kỷ lục mới. Vì ý thức về chất lượng ngày càng tăng và vì danh tiếng của sản phẩm „Made in Germany“ cũng có được ở Việt Nam, nên các hãng chế tạo máy của Đức có thể rất có lợi trong quá trình phát triển này. Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, Việt Nam cũng là một trong những đối tác quan trọng nhất của Đức ở châu Á. Cho hai năm 2008 và 2009 chính phủ liên bang giành một khoản viện trợ ODA là 117 triệu Euro. Trọng tâm sẽ vẫn là các dự án bảo vệ môi trường, đào tạo nghề và y tế. Tất cả những điều đó cho thấy rằng, nước Đức quan tâm đến việc tiếp tục mở rộng mối quan hệ chặt chẽ với quốc gia được coi là con hổ ASEAN đang phát triển năng động này, một quốc gia đang quyết tâm thực hiện một kế hoạch cải cách đầy tham vọng. Ngược lại Việt Nam cũng tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với chính nước Đức trong khi thực hiện quá trình cải cách kinh tế, xã hội. Đối với cả hai bên sẽ hình thành một tình thế cùng