PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 3
1. Lược khảo về lịch sử phát triển phép biện chứng 3
1.1 Phương pháp siêu hình: 3
1.2 Phương pháp biện chứng: 4
1.3 Lịch sử phát triển của phép biện chứng: 4
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật: 5
2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật. 5
2.2 Nguyên lý về sự phát triển. 5
2.2.1) Khái niệm: 5
2.2.2) Tính chất của sự phát triển: 6
3. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. 6
3.1 Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại. 7
3.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn). 7
3.3 Quy luật phủ định của phủ định 8
PHẦN II: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ “MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN” CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 9
1. Quan hệ nội bộ giữa các yếu tố trong doanh nghiệp 9
1.1 Công việc kỹ thuật 9
1.2 Công việc thương mại 9
1.3 Công việc tài chính 10
1.4 Công việc an toàn trong sản xuất 10
1.5 Công việc kế toán 10
1.6 Công việc quản lý 11
2. Sự tác động lẫn nhau giữa các công việc 11
3. Quan hệ đối với bên ngoài doanh nghiệp 12
14 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phép biện chứng duy vật và vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng vào quản lý doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUÏC LUÏC
TRANG
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đoàn Quang Thọ: Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2006.
2. Các trang web:
3. Phép biện chứng duy vật với quản lý doanh nghiệp , NXB Chính trị quốc gia
4. Các bài báo, tạp chí kinh tế khác.
LÔØI MÔÛ ÑAÀU
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên xã hội, tư duy mà còn là công cụ sắc bén nhận thức thế giới khách quan của con người, chỉ ra được những cách thức để định hướng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cao trong thực tiễn.
Quản lý doanh nghiệp là một quá trình kết hợp giữa chủ quan và khách quan, không thể không có phương hướng tư duy đúng đắn mà dẫn đến thành công được, cũng như vậy sẽ hết sức sai lầm khi sử dụng phương pháp siêu hình trong quản lý nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng. Ph.Ăngghen đã nhận định “ Phương pháp tư duy ấy mới xem thì có vẻ hoàn toàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó là phương pháp của cái mà người ta gọi là lý trí lành mạnh của con người…,tuy là một người bạn đáng kính…, nhưng chóng hay chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thì nó trở thành phiến diện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được”.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phép biện chứng duy vật và vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng vào quản lý doanh nghiệp”. Nội dung của đề tài gồm hai phần: phần 1 lý luận chung về phép biện chứng duy vật, phần 2 vận dụng nguyên lý mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng vào quản lý doanh nghiệp. Những vấn đề của phép biện chứng duy vật và khoa học quản lý đều hết sức rộng, phong phú. Do đó, còn có nhiều hạn chế, thiếu sót trong khi làm đề tài này. Rất mong được sự chỉ điểm nhận xét quý báu của giảng viên bộ môn cũng như sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 15 tháng 05 năm 2007
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. Lược khảo về lịch sử phát triển phép biện chứng
1.1 Phương pháp siêu hình:
- Là phương pháp nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng với những chỉnh thể khác nhau và giữa các mặt đối lập có một ranh giới tuyệt đối.
- Là phương pháp nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nếu có sự biến đổi thì chỉ có sự biến đổi về lượng còn nguyên nhân của sự biến đổi nằm bên ngoài đối tượng từ đó phương pháp này dẫn đến nhận thức đối tượng có những sai lầm:
+ Chỉ nhìn thấy sự vật hiện tượng mà không thấy mối liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng.
+ Chỉ thấy sự tồn tại của những sự vật mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của chúng.
+ Chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của sự vật ấy mà quên mất sự vận động của sự vật.
+ Chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng (chỉ thấy cá thể mà không thấy tập thể).
- Các sai lầm trên tất yếu dẫn đến lối tư duy siêu hình cứng nhắc, A đồng nhất tuyệt đối với A.
- Thuật ngữ siêu hình bắt nguồn từ chữ Hy Lạp là Metaphysica, với nghĩa là “những gì sau vật lý học”. Theo Arixtốt “những gì sau vật lý học” là những hiện tượng siêu vật lý thuộc về tinh thần, ý thức, là bản chất của sự vật, hiện tượng mà Arixtốt gọi là “vô hình” hay “siêu hình”.
- Về thực tiễn từ nửa cuối thế kỷ thứ XV, khoa học thực nghiệm mới thực sự bắt đầu phát triển. Đây là thời kỳ khoa học tự nhiên đi sâu vào phân tích mổ xẻ mang đến thành tựu vĩ đại trong việc phát triển khoa học. Nhưng phương pháp nghiên cứu đó cũng tạo ra một thói quen quan sát sự vật ở trạng thái cô lập. Đến thế kỷ thứ XVII, Bêcơn và Lốccơ đưa ra xem xét đó từ khoa học tự nhiên sang triết học thì nó làm cho phương pháp siêu hình trở thành phương pháp thống trị. Cuối thế kỷ XVIII sang thế kỷ XIX phương pháp siêu hình không còn thích hợp nữa.
1.2 Phương pháp biện chứng:
- Là phương pháp nhận thức đối tượng trong mối quan hệ nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động, biến đổi và nằm trong khuynh hướng của sự phát triển. Đó là quá trình biến đổi về chất của các sự vật hiện tượng mà nguồn gốc của sự biến đổi này là do sự đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng. Phương pháp này có các nội dung như sau
+ Không chỉ thấy sự vật cá biệt mà còn thấy mối liên hệ qua lại giữa chúng.
+ Không chỉ thấy sự tồn tại mà còn thấy sự hình thành và tiêu vong của sự vật.
+ Không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy trạng thái vận động biến đổi của sự vật.
+ Không chỉ thấy cây mà còn thấy rừng.
- Phương pháp biện chứng mang đến cho con người một thứ tư duy mềm dẻo và linh hoạt trong những tư duy cần thiết: vừa là cái này vừa là cái kia, hoặc là cái này hoặc là cái kia hoặc cả hai dẫn tới sự vật vừa là nó vừa là cái khác nó.
1.3 Lịch sử phát triển của phép biện chứng:
- Phép biện chứng sơ khai, xuất phát thời cổ đại từ chữ Hy Lạp Dialektica gắn liền với phép biện chứng duy tâm của Xôcrát và Platon. Khi đó phép biện chứng được hiểu là nghệ thuật tranh luận nhằm tìm ra chân lý. Trước Platon thì có phép biện chứng của Hêraclit cho rằng kết quả thế giới không xuất phát từ giá trị khoa học mà chỉ là trực kiến.
- Sau đó là phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, phép biện chứng này được khởi đầu từ Cantơ và kết thúc là Hêghen. Tính chất duy tâm của phép biện chứng ấy thể hiện ở chỗ coi biện chứng là sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”. Trong quá trình này ý niệm tuyệt đối “tự tha hóa”, nó chuyển hoá thành giới tự nhiên và sau đó lại trở về với bản thân mình trong ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, sự phát triển biện chứng của thế giới chỉ là thể hiện sự vận động của ý niệm tuyệt đối mà thôi.
- Do đó, phép biện chứng duy tâm chỉ có giá trị về mặt học thuật nhưng không có giá trị lớn về mặt thực tiễn. Thành tựu của phép biện chứng duy tâm như là một phương pháp xem xét thế giới đối lập với phương pháp siêu hình thế kỷ XVII-XVIII. Mác và Ăngghen cải tạo phép biện chứng từ duy tâm thành duy vật và sáng tạo ra phép biện chứng duy vật là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng.
- Phép biện chứng duy vật là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên xã hội và tư duy.
- Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, giữa lý luận nhận thức với logic biện chứng.
- Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học, là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật, những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng (trích Mác Ăngghen toàn tập nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội tập 20 trang 38).
2. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù. Trong đó, 2 nguyên lý có nội dung khái quát nhất còn 3 quy luật, 6 cặp phạm trù là sự cụ thể hoá các nguyên lý.
2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.
- Đối với phương pháp biện chứng người ta cho rằng các sự vật hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập nhưng đồng thời nó vừa quyết định và tác động qua lại lẫn nhau điều đó có nghĩa là các phương pháp biện chứng nhận thức sự vật hiện tượng không phải trong sự cô lập nhau mà xem xét chúng trong sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Mặt khác, phép biện chứng duy vật còn khẳng định cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là do tính thống nhất vật chất của thế giới.
- Như vậy, liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại chuuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt, các giai đoạn phát triển của sự vật hiện tượng.
2.2 Nguyên lý về sự phát triển.
2.2.1) Khái niệm:
- Trong phép biện chứng duy vật, phát triển khái quát sự vận động nhưng là sự tiến lên từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp. Phép biện chứng không chỉ thừa nhận sự phát triển của thế giới mà còn
+ Chỉ ra cách thức của sự phát triển là quá trình biến đổi về lượng và dẫn đến sự biến đổi về chất là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc.
+ Chỉ ra nguồn gốc sự phát triển là nằm trong bản thân các sự vật hiện tượng đó là do quá trình giải quyết mâu thuẫn.
+ Chỉ ra khuynh hướng và kết quả của sự phát triển là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc với kết quả là dường như sự vật trở lại với sự phát triển ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.
- Ngoài ra, phép biện chứng còn chỉ ra sự phát triển của thế giới không phải lúc nào cũng diễn ra theo đường thẳng mà theo đường quanh co, phức tạp thậm chí có những bước lùi tạm thời. Hơn nữa, sự phát triển rất khác nhau trong thế giới hiện thực.
2.2.2) Tính chất của sự phát triển: bao gồm 3 tính chất khách quan, phổ biến, đa dạng.
a) Tính khách quan của sự phát triển: Nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong của sự vật hiện tượng đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự vận động của sự vật.
b)Tính chất phổ biến của sự phát triển:
- Bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng có liên hệ với sự vật hiện tượng khác, không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.
- Tính chất phổ biến biểu hiện ở chổ nó diễn ra ở mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội, tư duy cũng như ở bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới.
c) Tính đa dạng và phong phú của sự phát triển.
Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, tuy nhiên ở mỗi sự vật hiện tượng diễn ra không giống nhau là do chúng tồn tại trong những điều kiện không gian thời gian khác nhau. Và trong quá trình phát triển của bản thân sự vật hiện tượng chịu tác động của rất nhiều các sự vật hiện tượng khác, của rất nhiều các yếu tố, các điều kiện và chính vì những sự tác động như vậy nên nó có thể thúc đẩy và kiềm hãm sư phát triển của sự vật và đôi khi nó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển và thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.
3. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Là sự cụ thể hoá nguyên lý về sự phát triển, nó biểu hiện quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, có ý nghĩa phương pháp luận mọi hoạt động của con người để thực hiện các quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử và quan điểm phát triển. Cụ thể về phương diện vạch ra cách thức nguồn gốc, động lực và khuynh hướng phát triển tiến lên của sự vật hiện tượng trong thế giới.
- Các quy luật của phép biện chứng duy vật gồm:
3.1 Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại.
Quy luật này chỉ ra cách thức, cơ chế của sự phát triển là đi từ những biến đổi nhỏ nhặt dần dần về lượng đến giới hạn của độ thì gây ra sự biến đổi căn bản vế chất thông qua bước nhảy vọt và ngược lại. Quy luật lượng chất là cơ sở phương pháp luận chung cho mọi sự phát triển với 3 yêu cầu cơ bản sau:
+ Bước nhảy làm cho chất mới thay đổi chất cũ là tất yếu cho mọi sự phát triển. Song phải thấy sự thay đổi vể chất chỉ diễn ra khi lượng thay đổi đến điểm nút. Chính vì vậy, trong hoạt động của con người muốn tạo được bước nhảy phải quan tâm đến sự tích lũy về lượng và khi lượng đã thay đổi đến điểm nút thì phải thực hiện bước nhảy. Do đó, ở đây cần chống tư tưởng nóng vội chủ quan duy ý chí cũng như chống tư tưởng không giám thực hiện bước nhảy để tạo ra sự biến đổi về chất.
+ Sự thay đổi về chất của sự vật còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết các yếu tố tạo nên sự vật. Chính vì vậy mà trong hoạt động thực tiễn của mình con người cần phải biết tạo ra sự tác động vào phương thức liên kết các yếu tố tạo nên sự vật.
+ Quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều khách quan như nhau nhưng quy luật tự nhiên trái với quy luật xã hội. Quy luật tự nhiên tự nó giải quyết còn quy luật xã hội có sự tham gia của con người có ý thức. Do đó bước nhảy trong lĩnh vực xã hội được thực hiện con người không chỉ tôn trọng các điều kiện khách quan mà còn phải nỗ lực chủ quan.
3.2 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn).
- Quy luật này vạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển, nó phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật. Chính vì vậy, quy luật này là cơ sở phương pháp luận chung nhất cho việc phân tích mâu thuẫn và quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn với 3 yêu cầu cơ bản sau:
+ Do bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại mâu thuẫn, nhưng muốn phát hiện ra được mâu thuẫn thì phải tìm ra những mặt những khuynh hướng trái ngược nhau tức là tìm ra mặt đối lập, đồng thời tìm ra mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, phải xem xét vị trí vai trò và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn. Đồng thời phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng có như thế chúng ta mới hiểu đầy đủ đúng đắn về bản thân sự vật hiện tượng, đúng sự vận động phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn như thế nào.
+ Để thúc đẩy sự vật phát triển thì phải tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đó là đấu tranh của các mặt đối lập. Khi đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển mâu thuẫn đồng thời phải tìm ra phương thức, phuơng tiện, lực lượng để giải quyết mâu thuẫn.
+ Cuối cùng mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín mùi.
- Với tinh thần đó, chúng ta phải chống thái độ chủ quan nóng vội duy ý chí và phải tích cực thúc đẩy những điều kiện khách quan làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín mùi. Và cuối cùng mâu thuẫn khác nhau phải được giải quyết bằng những phương pháp khác nhau.
3.3 Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật này vạch ra khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc, thể hiện tính chất chu kỳ trong sự phát triển. Chính vì vậy, quy luật này là cơ sở phương pháp luận để:
+ Giúp chúng ta hiểu xu hướng của sự phát triển đó là quá trình diễn ra không thẳng tắp mà quanh co phức tạp được diễn tả trên hình xoáy ốc. Xem phát triển là khuynh hướng phát triển chung, tất yếu của sự vật.
+ Giúp chúng ta hiểu đầy đủ về cái mới, cái mới ra đời là hợp quy luật là cái tất thắng song trong một lúc nào đó cái mới vừa nảy sinh thì trong một thời gian nào đó cái cũ còn mạnh hơn cái mới. Chính vì vậy, một quan điểm chân chính về sự phát triển là con người phải biết ủng hộ, bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển cái mới để nó nhanh chóng khẳng định nó trong hiện thực.
+ Phủ định biện chứng đòi hỏi phải tôn trọng tính kế thừa nhưng kế thừa phải có chọn lọc, phê phán cần chống xu hướng kế thừa nguyên si rập khuôn, máy móc nhưng cũng đồng thời chống chủ nghĩa phủ định sạch trơn, chủ nghĩa hư vô quá khứ.
Từ lý luận chung về phép biện chứng duy vật, chúng ta vận dụng nguyên lý của phép biện chứng vào trong hoạt động thực tiễn đặc biệt là trong công tác quản lý
PHẦN II: VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ “MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN” CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại đều thể hiện hai mối quan hệ tất yếu cơ bản, đó là quan hệ đối với bên ngoài doanh nghiệp và quan hệ nội bộ giữa các yếu tố trong doanh nghiệp. Tất nhiên để có thể hoạt động phát triển bình thường, doanh nghiệp còn có rất nhiều mối quan hệ ngẫu nhiên, quan hệ cụ thể khác. Nhà quản lý doanh nghiệp muốn thành công phải nắm vững và có những chính sách tác động phù hợp với hai quan hệ tất nhiên đó.
- Để giải quyết tốt những quan hệ của doanh nghiệp đòi hỏi phải có những phương pháp quản lý khoa học, trong đó phương pháp tổ chức công việc là hết sức quan trọng. Doanh nghiệp được thành lập có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, có mục đích sản xuất, trao đổi hoặc lưu thông tiền tệ, hàng hoá để tìm lợi ích chung chứ không phải để làm giàu cho một người hay một số người. Do đó, quản lý doanh nghiệp phải phân chia ra nhiều loại công việc và chú ý đến mối quan hệ biện chứng của các loại công việc đó.
1. Quan hệ nội bộ giữa các yếu tố trong doanh nghiệp
1.1 Công việc kỹ thuật
Đây là công việc có vai trò quyết định chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, do đó người quản lý phải quan tâm đến công nhân kỹ thuật, thiết bị máy móc. Sự quan tâm không chỉ đơn thuần là khai thác khả năng kỹ thuật của nhân viên mà phải trang bị các công cụ lao động an toàn, phải đặt họ vào nhiều mối quan hệ khác (gia đình, xã hội…..) để tạo điều kiện giúp đỡ họ an tâm tư tưởng, tập trung hoàn thành tốt công việc.
1.2 Công việc thương mại
- Thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, thể hiện việc bán sản phẩm, trao đổi sản phẩm của doanh nghiệp hoặc là mua vật tư, nguyên liệu để chế biến thành sản phẩm.
- Với loại công việc này, buộc người quản lý nắm được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, phải biết chỉ huy nhân viên đáp ứng tối đa nhu cầu thích đáng của đối tác, tổ chức công việc quảng cáo và tìm cách tăng doanh số bán. Khi mua vật tư, nguyên liệu cũng phải biết rõ những gì cần mua, những hãng nào có bán thứ đó, giá cả ra sao, loại hàng đó có giá sắp lên hay sắp xuống.
1.3 Công việc tài chính
- Là khâu cơ bản rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại phải có vốn, nhưng phải vừa đủ phù hợp với quy mô và mục tiêu sản xuất, không nên thiếu hoặc quá dư.
- Vốn đối với doanh nghiệp rất quan trọng, người quản lý phải tính số vốn ban đầu cho đủ, nếu không đủ vốn thì khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi, doanh nghiệp sẽ lâm nguy. Doanh nghiệp phải đi vay mượn vừa tốn tiền lãi, vừa mất tự chủ. Nếu vốn quá dư cũng bất lợi vì có một số vốn không dùng tới thì không sinh lợi, dễ phung phí khi mua sắm thiết bị không cần thiết…Do đó, người quản lý giải quyết mối quan hệ này phải hết sức là nhạy bén, nắm vững hoạt động của doanh nghiệp.
1.4 Công việc an toàn trong sản xuất
- Là mối quan hệ nội tại rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nó là mối quan tâm không thể thiếu đối với công tác quản lý, người quản lý sản xuất. Muốn bảo đảm công việc trong doanh nghiệp, trước hết phải xác lập quan hệ an toàn. Có hai yếu tố để xác lập quan hệ an toàn trong sản xuất, đó là người và máy móc.
- Về người, phải lựa chọn người hợp với công việc. Nếu một người không đủ sức khỏe mà giao cho họ một công việc nặng nhọc, hoặc không đủ trình độ, chuyên môn, ý thức, tác phong làm việc thiếu nghiêm túc mà người quản lý lại giao cho công việc phức tạp, điều khiển máy móc có nhiều quy trình rắc rối thì xảy ra tai nạn là tất yếu. Người quản lý phải lưu tâm nâng cao cho thợ thạo nghề, vì thiếu kinh nghiệm thì sẽ có nhiều tai nạn xảy ra.
- Về máy móc, phải lựa chọn loại máy móc phù hợp với năng lực của người công nhân, phải chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng máy theo định kỳ, đặt máy móc ở chỗ thích hợp, chú ý những bộ phận dễ gây tai nạn….
1.5 Công việc kế toán
- Kế toán là tai mắt của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhiều kỹ sư giỏi, kỹ thuật hiện đại và tiền vốn đầy đủ nhưng công việc kế toán kém thì cũng dễ bị phá sản vì doanh nghiệp sẽ không biết đi về đâu.
- Nhưng nếu người kế toán giỏi thì tránh nhiều rủi ro, vì doanh nghiệp được bộ phận kế toán báo trước những sự cố, báo động trước những nguy cơ thất bại trong kinh doanh để kịp thay đổi phương pháp hoạt động.
- Do vậy, công việc kế toán báo trước cho người quản lý biết tình trạng doanh nghiệp bất kỳ lúc nào, đang ở đâu và sẽ đi đâu. Nó cho người quản lý biết rõ thực trạng kinh tế trong doanh nghiệp một cách minh bạch và chính xác.
1.6 Công việc quản lý
- Là công việc quan trọng nhất, nó dự tính những việc làm, tổ chức cách thức làm, chỉ huy các bộ phận trong doanh nghiệp, phối trí cho các bộ phận liên lạc với nhau, kiểm soát từng bộ phận, từng công việc. Do đó, cơ quan quản lý trong doanh nghiệp giống như bộ não trong cơ thể của con người.
Từ các công việc cơ bản đó, đòi hỏi người quản lý phải biết kết hợp chặt chẽ, phải biết phân tích mối quan hệ biện chứng giữa những loại công việc đó, để tìm ra biện pháp quản lý thích hợp nhằm thúc đẩy từng loại công việc phát triển tốt.
2. Sự t