- Ở các xã có đồng bào H’mông sinh sống có các trạm Bưu điện văn hoá, hệ thống thông tin liên lạc điện thoại, phòng đọc sách báo.
9/44 nhà văn hoá thôn bản được xây dựng, có 3 trạm phát hình ở các xã. Một số bản người H’mông được công nhận là Bản văn hoá.
- Các phong trào văn hoá văn nghệ , thể dục - thể thao, phát thành tiếng văn hoá dân tộc được quan tâm nghiên cứu và nâng cao.
* Toàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống như:
+ Dân tộc H’mông
+ Dân tộc Thái
+ Dân tộc Giao
+ Dân tộc Mường
+ Dân tộc Thổ
+ Dân tộc Tày
+ Dân tộc Nùng
+ Dân tộc Kinh.
Ở giữa trung tâm thị trấn Mộc Châu có một hang động thiên nhiên tạo ra độc nhất vô nhị, gọi là động Hang Giơi đã được nhà nước xếp hàng là Di tích lịch sử. Theo người hướng dẫn viên du lịch và thực tế chứng kiến hiện nay trong lòng hang rộng lớn vẫn còn rất nhiều đàn giơi sinh sống, nó bay ra hàng đàn mỗi khi có ánh đèn pin chiếu vào nơi ẩn nấp.
Cách thị trấn Mộc Châu về phí Tây khoảng 7 km nơi có một thác nước chảy quanh năm gọi là thác Giai Yến, du khách đứng ở độ cao 100m nhìn dòng thác chảy trông như làn tóc của một làng tiên ở trên đỉnh thác là cả một vùng đất rộng lớn khoảng 10ha, ở đó hiện do một Công ty TNHH quản lí sử dụng trong xản xuất hay trăm loài hoa lan hoà lung linh đủ loại. Đây là một trung tâm có tiềm năng rất lớn trong tương lai cung cấp các loại hoa lan và hoa Tuyníp cho Thủ đô Hà Nội.
Đều đặc biệt ở đây thời tiết khi¬ hậu có phần giống như khí hậu ở Đà Lạt, loại cây công nghiệp đem lại lợi nhuận đáng kể để sản xuất nước giải khát.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3124 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phong tục tập quán của dân tộc h’mông tại thị trấn mộc châu-Huyện mộc câu - Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
---------------
TIỂU LUẬN
PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC H’MÔNG
TẠI THỊ TRẤN MỘC CHÂU-HUYỆN MỘC CÂU - SƠN LA
- Ở các xã có đồng bào H’mông sinh sống có các trạm Bưu điện văn hoá, hệ thống thông tin liên lạc điện thoại, phòng đọc sách báo.
9/44 nhà văn hoá thôn bản được xây dựng, có 3 trạm phát hình ở các xã. Một số bản người H’mông được công nhận là Bản văn hoá.
- Các phong trào văn hoá văn nghệ , thể dục - thể thao, phát thành tiếng văn hoá dân tộc được quan tâm nghiên cứu và nâng cao.
* Toàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống như:
+ Dân tộc H’mông
+ Dân tộc Thái
+ Dân tộc Giao
+ Dân tộc Mường
+ Dân tộc Thổ
+ Dân tộc Tày
+ Dân tộc Nùng
+ Dân tộc Kinh.
Ở giữa trung tâm thị trấn Mộc Châu có một hang động thiên nhiên tạo ra độc nhất vô nhị, gọi là động Hang Giơi đã được nhà nước xếp hàng là Di tích lịch sử. Theo người hướng dẫn viên du lịch và thực tế chứng kiến hiện nay trong lòng hang rộng lớn vẫn còn rất nhiều đàn giơi sinh sống, nó bay ra hàng đàn mỗi khi có ánh đèn pin chiếu vào nơi ẩn nấp.
Cách thị trấn Mộc Châu về phí Tây khoảng 7 km nơi có một thác nước chảy quanh năm gọi là thác Giai Yến, du khách đứng ở độ cao 100m nhìn dòng thác chảy trông như làn tóc của một làng tiên ở trên đỉnh thác là cả một vùng đất rộng lớn khoảng 10ha, ở đó hiện do một Công ty TNHH quản lí sử dụng trong xản xuất hay trăm loài hoa lan hoà lung linh đủ loại. Đây là một trung tâm có tiềm năng rất lớn trong tương lai cung cấp các loại hoa lan và hoa Tuyníp cho Thủ đô Hà Nội.
Đều đặc biệt ở đây thời tiết khi hậu có phần giống như khí hậu ở Đà Lạt, loại cây công nghiệp đem lại lợi nhuận đáng kể để sản xuất nước giải khát.
Theo lời đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Nguyễn Hồng Vinh trong thời gian tới huyện Mộc Châu sẽ được triển khai trồng hoa Lan trên diện rộng.
Sở dĩ khẳng định như vậy vì nhiều giống lan quý hàng vài chục loại lan quý trước đây chỉ có thể trồng và sản xuất hàng loạt trên đất Đà Lạt, nay hiện đang được trồng trên diện tích hàng vài ngàn mét vuông. Sản phẩm đã được bán ra thị trường và được thị trường Thủ đô Hà Nội chấp nhận. Một điều đáng mừng tại vùng Suối Yến một loại cây trước đầy chỉ có thể trồng trên đất Đà Lạt nay đang sống mơn mởn trên đất thuộc thị trấn Mộc Châu.
Đặc biệt của Lễ hội năm nay là được sự quan tâm của Trung ương và sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Sơn La, Huyện uỷ, UBND huyện Mộc Châu về chính sách bảo tồn tạo cơ hội giao lưu văn hoá giữa các dân tộc của 16 tỉnh, từ Lạng Sơn - Lao Cai - Yên Bái ở phía Bắc, ở phía Nam từ Nghệ An - Thanh Hoá - Hoà Bình, ở phía Tây: Điện biên - Sơn La.
Tất cả 16 dân tộc đều lấy điểm đến là thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày từ ngày 31/8 đến hết ngày 1/9/2006. Sang ngày 2/9/2006 là ngày hội của người Thái.
Lễ hội người H’mông của 16 tỉnh thực chất là lễ hội của người Mèo theo lệ thường cứ vào ngày 30-8 “nếu tháng đó là 30 ngày và 31 tháng 8 nếu tháng đó là 31 ngày. Ở thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu nhân dân các dân tộc H’mông từ khắp các tỉnh phía Bắc kéo nhau về hội tụ tại thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu để dự ngày hội mừng ngày độc lập 2/9.
Lễ hội người H’mông kết thúc vào lúc 0h00 ngày 1/9.
Theo những người già người H’mông kể lại, sở dĩ có ngày hội này, nguyên do là từ cái thời đã lâu lắm rồi có một vị tộc trưởng người H’mông không quản gian nan vất vả lặn lộn, lên tận Mộc Châu nay là thị trấn Mộc Châu tìm đất để khai hoang kiếm kế sinh nhai, cứu sống dân tộc H’mông. Do đường xá xa sôi, rừng núi heo hút, rừng thiêng nước độc mà người tộc trưởng này đã vĩnh nằm lại trên mảnh đất Mộc Châu nay là huyện Mộc Châu, nhân dân các dân tộc người H’mông hàng năm cứ tưởng nhớ ngày mất của người tộc trưởng này mà về nơi đây tụ hội.
Thị trấn Mộc Châu quả là một thung lũng rộng lớn, nằm ở phía tây thành phố Hà Nội nơi cách biên giới Việt - Lào khoảng 30km.
Thị trấn Mộc Châu nối với Thủ đô Hà Nội bằng con đường độc nhất vô nhị dài hơn 230km.
Quay lại trung tâm thị trấn Mộc Châu nơi đang diễn ra lễ hội người H’mông, năm nay có cái khác của nhiều năm trước kia, ở lễ hội được các đồng chí lãnh đạo Trung ương của Bộ Văn hoá thông tin của nhiều Toà báo lớn như Báo Nhân dân cơ quan ngôn luận của Đảng, Báo Hà Nội Mới cùng rất nhiều báo khác tham dự để phục vụ công tác tuyên truyền.
Điều đó khẳng định sự quan tâm của Đảng ta về vấn đề các dtvùng cao và tôn trọng bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam nơi trung tâm văn hoá người H’mông nổi tiếng.
Qua tìm hiểu giới trẻ người H’mông là lễ hội đa số họ đến lễ hội theo truyền thống của các tầng lớp trước truyền lại, họ thích vui chơi, thích văn nghệ và các trò chơi truyền thống của họ như hát bè, hát đúm, ném còn, chơi thả quay, chơi ấp trứng v.v…
Các trò hát bè hát đúm, ném còn xin được trình bày ở phần sau.
Ngày hội của người H’mông là ngày hội văn hoá các dân tộc H’mông của16 tỉnh phía Bắc từ Lạng Sơn, Lào Cai, Sa Pa, Yên Bái, Phú Thọ…
Ở phía nam từ Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà bình…
Ở phía Tây từ Điện Biên, Sơn La… Tất cả đều đến tập trung một điểm duy nhất là thị trấn Mộc Châu dài 3 km. Ngày hội người H’mông chỉ kéo dài từ ngày 30-31 đến hết ngày 1/9 vào đêm 1/9 đến 4 giờ sáng ngày hôm sau, cả thị trấn Mộc Châu dài 3km không còn bóng dáng một người H’mông nào.
Cách ăn mặc của người H’mông cũng rất đa dạng và phong phú: Người H’mông đen nam giới mặc áo dệt vải thổ cẩm dài tay nhiều mầu sắc nhưng mầu đen nhiều hơn, cổ tròn không có ve áo khuy cài tết vải theo hình hạt na, mặc quần dài đen thường bó chặt ở mắt cá chân, rộng thu hình ở phía trên, người nữ giới mặc áo cũng na ná như người nam giới, nhưng màu sắc của áo có nhiều nét sáng hơn. Họ mặc váy xanh nhiều lớp (có thể 3 lớp, có thể 5 lớp) rất dầy, đầu quấn bện tóc giả như một cái rế của người kinh thường dùng.
Người H’mông trắng (H’mông hoa).
Cách ăn mặc có nét khác đó là cách ăn mặc của người phụ nữ họ không mặc váy nhiều lớp mà họ mặc quần dài.
Người H’mông đỏ mặc áo cổ lọ, không có ve áo, áo nhiều màu sắc nhưng lấp lánh mầu đỏ nhiều hơn người đàn ông, đeo nhiều đồng bạc xoè lủng lẳng lấp lánh khắp người. “Nếu cứ nhìn đồng bạc đeo thì thể hiện sự giàu có”. Người phụ nữ cổ đeo nhiều vòng bạc “từ 5vòng, 7 vòng, 9 vòng” mặc váy nhiều lớp nhiều màu sắc xanh, đỏ, đen, vàng…
Khắp thắt lưng đeo nhiều đồng bạc xoè, đầu họ chít khăn mỏ quạ nhiều màu sắc sặc sỡ, không như người phụ nữ H’mông đen và trắng đầu họ tết tóc giả quấn to và rất dầy.
Lễ hội người H’mông chính hội vào ngày 1/9 hàng năm, sau lễ hội được khai mạc vào ngày 30/8, sáng ngày 1/9 vào lúc 2h chiều, người ta tổ chức một món ăn dân tộc truyền thống, món ăn có tên gọi rất lạ “món thắng cố” thịt ngựa. Món ăn này là cũng đặc biệt và tổ chức ăn cũng rất đặc biệt.
Sau khi giết ngựa làm lông sạch cho thui vàng, pha thịt ra, lọc xương ra, xương được chặt nhỏ, thịt thái vuông quân cờ, lòng, gan ruột, phổi cũng được thái nhỏ, trộn đều đổ tất cả vào 2 chảo lớn, cho gia vị và các chế phẩm, đun khoảng 7h từ 8 h sáng đến 14h chiều mới được múc ra bát hoặc đổ ra lá chuối cùng bạn bè đi lễ hội uống rượu trông thật ngon lành.
Sau khi ăn uống no say họ hoà vào vòng các trò chơi của lễ hội như trò chơi ấp trứng và cướp trứng. Người trưởng trò vẽ một cái vòng lớn khoảng 1,2m để vào đó một ổ trứng, bố trí một người thanh niên vạm vỡ giả người ấp trứng, đóng vai trò như một chị gà mái khó tính không muốn cho ai động vào ổ trứng của mình. Người ấp trứng chống hai tay rạng hai chân như đang ấp trứng, phía bên ngoài cò 5 người sau tiếng hô của người trưởng trò lao vào cướp trứng, người cướp trứng được tính điểm nếu cứơp được trứng mà không bị chạm vào người ấp trứng. Còn nếu trong khi lao vào cướp trứng mà bị chạm vào người ấp trứng sẽ bị loại, cứ như vậy cả năm người cướp trứng đều bị chạm vào người ấp trứng thì người ấp trứng thắng tuyệt đối. Nếu 3 trong 5 người cướp được trứng mà không bị chạm vào người ấp trứng thì số phần thưởng được chia làm bốn.
Cũng trong khoảng sâu rộng cách nơi tổ chức trò chơi ấp trứng không xa là trò chơi thả quay, người trưởng trò cũng vẽ nhiều cái vòng tròn môi vòng tròn có đường kính khoảng 1m à 1,2m vòng tròn nọ cách vòng tròng kia 3m, vòng thứ nhất cách vị trí người đánh quay 3m, vòng thứ 2 cách vị trí người ném quay 6m, vòng thứ ba cách 9m, vòng thứ 4 cách 12m v.v…
Người chủ trò tuyên bố thể lệ thắng thua như sau: người đánh quay sau khi phát hiện hai người thả 2 con quay đang quay tít trong vòng tròn thứ nhất thì lập tức vung lén quay của mình cũng quay tít nhưng phải chạm vào 1 trong 2 con quay vừa thả mà quay mình vẫn quay tít thì người chơi mới được thắng cuộc.
Mức thưởng sẽ được tăng lên nếu người đánh quay thắng ở tất cả các khoảng cách, còn nếu thắng ở khoảng cách nào tuỳ theo xa hoặc gần thì vẫn được thưởng nhưng mức thưởng ở dạng khuyến khích. Trò chơi này thu hút rất nhiều người tham gia.
Tập tục hát bè hát đối, ném còn cũng diễn ra rất tự nhiên và mầu sắc cũng rất tự nhiên đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc văn hoá vùng cao.
Qua các trò trên các đội trai gái có thời gian ngắn nhìn nhau, họ ngầm trao cho nhau ánh mắt, nụ cười, trao cho nhau lời ca tiếng hát câu ví họ tỏ tình với nhau. Họ hỏi nhau về gia đình, bạn bè, người thân về công việc làm nương, làm rẫy có nhiều không có rộng không, có nhiều trâu, bò, ngựa, lợn, gà không v.v…
Cũng qua lời hát câu ví, tung còn trao duyên người đàn ông, người H’mông tỏ tình với người con gái mình yêu, nếu được người con gái ngầm đồng ý thì hai người tình tứ tách dần ra khỏi nhóm, lúc này người đàn ông tỏ ra mạnh dạn hơn hình thức tỏ tình theo chiều hướng gần gũi mang tính lãng mạn tình tứ yêu thương, người đàn ông chủ động tuếo câbh cần tay, bá vai thủ thì bên tai người con gái nội dung thật giản dị mộc mạc;
“Tao đã quen mày từ mấy vụ rẫy trước rồi, mày có đôi mắt đẹp lắm, đôi mong mỏng hồng như trái mận, kuôn mặt mày tươi như trái đào non.
Lấy tao đi nhà tao lương ngô rộng, nhiều trâu, nhiều bò, ngựa, lợn, gà v.v… lấy tao mày làm quanh năm không lo hết việc đến hội chứng mình thoả mái đi chơi hội v.v…”
Cả một vùng lòng chảo quanh thị trấn Mộc Châu huyện Mộc Châu hàng trăm đôi trai gái tay cầm tay, vai kề vai, họ ngầm hẹn ước với nhau để đến đêm khuya vào lúc gần sáng tục cướp vợ của người H’mông diễn ra rất sôi động.
Người đàn ông có thể vác người yêu của mình để lên lưng ngựa để dắt về, có thể tập trung bạn bè quay tròn người yêu mình lại dồn về phía nơi tụ tập của họ hàng nhà mình. Người con gái sẽ được đưa về nhà trai khoảng 3 ngày 3 đêm nếu người con gái thuận tình thì nhà trai tổ chức họ hàng mang lễ vật sang nhà gái xin cưới hỏi người con gái về làm vợ. Còn người con gái không thuận thì sẽ được tha về nhà mình.
Tục cướp vợ diễn ra rất phong phú:
- Sau khi đôi trai gái gặp gỡ nhau qua ánh mắt, cử chi, thường chủ động là người bạn trai tiếp cận người con gái với cử chỉ rất tự nhiên như cầm tay, kéo tay, bá vai theo phản xạ người con gái giãn ra, lùi ra, người con trai tiến tới nắm chặt tay người con gái, nếu người con gái ưng bụng thì không gỡ tay vùng chạy, nếu không đồng ý thì cương quyết gỡ tay vùng chạy.
Với lời nói thường cũng là người đàn ông chủ động: “Mày khoẻ không, trông mày tao ưng cái bụng lắm, tạo với mày đã quen nhau từ cái tết độc lập năm ngoái, bố mẹ mày có khoẻ không, mày có nhiều anh em không, nhà mày nhêìu trâu bò, lợn, gà, nương rẫy, nhà mày rộng không, một con giao quăng hay hai con dao quăng v.v…
Mày ưng tao, tao sai bạn bè bắt mày về sau ba ngày nếu mày thấy gạo, ngô, sắn, thịt cá nhà tạo ngon thì bố mẹ họ hàng nhà tao xin với già bản trưởng làng tổ chức xính lễ sang nhà mày xin cưới hỏi mày về, sống mày làm vợ hầu hạ bố mẹ tao chết mày làm ma nhà tao…
Nếu sau ba ngày mày thấy cơm nhà tao không ngon, nương nhà tao đắng, chê thịt nhà tao ôi thì tao sẽ trả mày về”.
Qua đi sâu tìm hiểu nhiều cặp vợ chồng người H’mông thì họ thường lấy nhau từ rất sớm và có con từ rất sớm, lại đẻ rất dầy như qua tìm hiểu vợ chồng chị Vàng Thị Lái, chị sinh năm 1987, chồng sinh năm 1986 anh chị có 2 con trại, một sinh 2004, đứa thứ 2 sinh năm 2005. Người thứ hai chị Mùi Thị Kia, sinh năm 1990 lấy chồng bằng thổi sinh con gái năm 2006.
Kết Luận
Một trong những giá trị nổi bật của Lễ hội các dân tộc thiểu số người H’mông là những giá trị văn hoá bản địa của nhân dân về quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên về văn hoá các dân tộc. Phản ánh các mối quan hệ con người với con người, nhưng lại thông qua các lễ hội văn hoá, quã các dịp giao lưu văn hoá văn nghệ, các món ăn truyền thống của các dân tộc để thể hiện tình đoàn kết thân ái giữa các dân tộc, Qua các phong tục tập quán, qua ngôn ngữ giao giếp giữa các dân tộc, thông qua các môi trường thiên nhiên do vậy chúng ta có cảm giác như là thiên nhiên đã được “nhân hoá”, con người và tự nhiên gắn bó hữu cơ với nhau giữa con người là một bộ phận không thể tách rơi của tự nhiên. Đây là nét độc đáo của quan niệm vũ trụ quan, của tư duy và lối sống của con người các dân tộc thiểu số.
Trong điều kiện hiện nay, xã hội các dân tộc người H’mông đã và đang có nhiều biến động lớn, các thiết chế và quan niệm xã hội mới xuất hiện tuy nhiên các lễ hội của các dân tộc thiểu số với những tri thức bản địa về môi trường và các cách thức thể hiện, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên về lễ hội các văn hoá giữa các dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và vẫn giữ nguyên giá trị tích cực của nó.
Vấn đề ở đây là phải luôn quan tâm và phát triển mọi hình thức văn hoá lễ hội của các dân tộc nói chung và dân tộc người H’mông nói riêng để phát huy mặt tốt, mặt tích cực để không ngừng động viên, giáo dục các lứa tuổi thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số đoàn kết, cùng nhau bài trừ các tệ nạn xã hội và học tập những nếp sống văn hoá mới, những tri thức mới và khái thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên về văn hoá bản sắc các dân tộc trên toàn quốc, mà là kết hợp hài hoà giữa ý thức và mục tiêu bảo vệ và khai thác các nguồn tài nguyên văn hoá các dân tộc, phục vụ cho sự phát triển bền vững của các dân tộc.