Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi mác xít

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng nhất về giải phóng xã hội và giải phóng con người. Trong quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn phải đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng đối lập, trào lưu tư tưởng XHCN phi Mác xít. Cách mạng Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng đã không ngừng phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin chống lại các tư tưởng phản Mác xít. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam đã đóng góp hết sức to lớn vào cuộc đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái, phi Mác xít trong phong trào cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu, kế thừa, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về cuộc chiến đấu chống lại các quan điểm, tư tưởng xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin là việc làm bổ ích, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước đang có những biến động sâu sắc thì việc nghiên cứu, kế thừa đó lại càng có ý nghĩa quan trọng và mang tính thời sự.

pdf32 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi mác xít, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xã hội phi mác xít Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng nhất về giải phóng xã hội và giải phóng con người. Trong quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn phải đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng đối lập, trào lưu tư tưởng XHCN phi Mác xít. Cách mạng Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng đã không ngừng phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin chống lại các tư tưởng phản Mác xít. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam đã đóng góp hết sức to lớn vào cuộc đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng sai trái, phi Mác xít trong phong trào cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu, kế thừa, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về cuộc chiến đấu chống lại các quan điểm, tư tưởng xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin là việc làm bổ ích, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình thế giới và trong nước đang có những biến động sâu sắc thì việc nghiên cứu, kế thừa đó lại càng có ý nghĩa quan trọng và mang tính thời sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một ngôi sao sáng chói trên bầu trời cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới cho nên đã có không ít các nhà khoa học trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, về tư tưởng của Hồ Chí Minh. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Hồ Chí Minh thường tập trung tìm hiểu tư tưởng của Người về đường lối cách mạng, về CNXH, về xây dựng Đảng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, về văn hóa, đạo đức cách mạng... Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với các trào lưu CNXH phi Mác xít, đối với các quan điểm, tư tưởng sai trái, phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam. Đối với sinh viên chuyên ngành CNXH khoa học, vấn đề tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về các quan điểm, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam là vấn đề thiết thực và bổ ích nhằm trước hết nâng cao nhận thức trong quá trình học tập các môn học thuộc chuyên ngành CNXH. Mặt khác làm rõ hơn các tư tưởng về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh. 3. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài Do hạn chế về khả năng nghiên cứu và tài liệu tham khảo nên trong tiểu luận này giới hạn của việc nghiên cứu là chỉ " Tỡm hiểu tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu chủ nghĩa xó hội phi Mỏc xớt ". Trong tiểu luận này, ngoài phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tiểu luận còn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích để nghiên cứu đề tài. 4. Bố cục của tiểu luận - Mở đầu - Nội dung 1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Hồ Chí Minh đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam. 2.1. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa Tờ-rôt-xkít. 2.2. Hồ Chí Minh phê phán khuynh hướng "giáo điều", "khuynh hữu", "khuynh tả" trong Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.3. Hồ Chí Minh phê phán quan điểm nghi ngờ vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam. 2.4. Hồ Chí Minh phê phán quan điểm nghi ngờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ gián tiếp phủ nhận bọn "nhân văn - giai phẩm". 2.6. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. 3. ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến trào lưu CNXH phi Mác xít. 3.1. ý nghĩa lý luận 3.2. ý nghĩa thực tiễn - Kết luận. Nội dung 1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên thật là Nguyễn Tất Thành sinh năm 1890 trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước tại Nam Đàn, Nghệ An. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị đặt dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân lao động sống trong cảnh lầm than, cực khổ của những người nô lệ mất nước, chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình, tinh thần yêu nước của dân tộc nên ngay từ thuở thanh niên, Nguyễn Tất Thành đã nung nấu một ý chí, quyết tâm giải phóng dân tộc khỏi cảnh nô lệ, đem lại cho những người lao động cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân tộc được độc lập, tự do. Trước sự thất bại của các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc, tháng 7 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lên tàu đi bôn ba thế giới để tìm cho ra con đường đúng đắn nhất nhằm giải phóng dân tộc mình. Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nước trên thế giới từ các nước thuộc địa đến các nước tư bản chủ nghĩa, từ châu á đến châu Phi, châu Mỹ và châu Âu, ở đâu người cũng nhận thấy một điều là xã hội luôn chia làm hai hạng người. Một bên là những người lao động nghèo khổ, bị bóc lột và một bên là những kẻ giàu có, bọn bóc lột, ngay cả ở những nước tư bản chủ nghĩa được coi là tiến bộ nhất, văn minh nhất thì cũng như vậy, do đó Người càng quyết tâm tìm cho ra con đường thực sự để giải phóng dân tộc mình. Năm 1920, Người bắt gặp bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lênin, trong bản sơ thảo đó, Người đã tìm thấy con đường cách mạng để giải phóng dân tộc mình và từ đó người hướng các tìm hiểu, học tập chủ nghĩa Lênin, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và phong trào công nhân quốc tế. Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần nhân đạo cao cả cùng với ý chí và nghị lực phi thường đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với phong trào cộng sản quốc tế, dần dần Hồ Chí Minh đã chuyển hẳn từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản. Từ 1925, Hồ Chí Minh đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, đến năm 1930, Người đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Suốt từ năm 1930, Hồ Chí Minh khi ở trong nước, khi ở nước ngoài đã luôn luôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, năm 1954, thực dân Pháp đã phải rút khỏi Việt Nam sau khi thất bại trước cuộc "kháng chiến kiến quốc" của nhân dân Việt Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Sự nghiệp giải phóng dân tộc đang còn dang dở thì Hồ Chí Minh mãi mãi ra đi khi người được 79 mùa xuân, năm 1969. Hồ Chí Minh ra đi là nỗi đau thương, mất mát vô cùng to lớn của cả dân tộc Việt Nam và của nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Nén đau thương, nén mất mát lại, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phấn đấu để hoàn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, nước nhà hoàn toàn thống nhất, độc lập năm 1975 và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu, Người cha già của dân tộc đã để lại cho nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân lao động trên thế giới nói chung một sự nghiệp to lớn, một kho tàng tri thức cách mạng phong phú, một tấm lòng nhân đạo cao cả. Là một "Anh hùng giải phóng dân tộc", một "danh nhân văn hóa thế giới", di sản Hồ Chí Minh để lại rất to lớn. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều bài viết, lời nói, nhiều tác phẩm văn thơ chứa đựng tinh thần yêu nước, tư tưởng cách mạng của Người. Từ cuộc đời hoạt động, từ các tác phẩm sáng tác của Người, Đảng và nhân dân Việt Nam đã được kế thừa toàn bộ những tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh, đó là cái vốn quý giá để Đảng và nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. "Tư tưởng của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng và sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người" [7, 8]. Trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh, có nhiều vấn đề chủ yếu như: tư tưởng về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; tư tưởng về Đảng Cộng sản, về đoàn kết dân tộc, về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, về đạo đức, về văn hóa... Trong đó không ít lần Hồ Chí Minh đã đấu tranh, phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái trong cách mạng Việt Nam, các quan điểm cách mạng có tính chất phi Mác xít. Tư tưởng của Hồ Chí Minh đã soi sáng con đường cách mạng, đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chính vì vậy việc học tập, kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, về các quan điểm sai trái, phi Mác xít trong cách mạng nói riêng là điều tất yếu để đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Hồ Chí Minh đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng phi Mác xít trong cách mạng Việt Nam 2.1. Hồ Chí Minh đấu tranh chống chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít Chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít là một trào lưu tư tưởng chính trị tiểu tư sản cơ hội chủ nghĩa thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, che đậy bản chất cơ hội chủ nghĩa bằng những lời lẽ cấp tiến tả khuynh. Trào lưu tư tưởng này xuất hiện đầu thế kỷ XX như một biến dạng của chủ nghĩa Men sê vích trong Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga mà lãnh tụ là nhà tư tưởng Tờ-rốt-xkít. Chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít hình thành như một phản ứng đối với giai đoạn phát triển Lê-nin-nít của chủ nghĩa Mác, đối với sự ra đời của một đảng cách mạng chân chính, kiểu mới ở Nga và nó phản ánh tâm trạng của một bộ phận trí thức tiểu tư sản thành thị ham thích cách mạng đầu lưỡi nhưng lại đứng ngoài những trận chiến đấu giai cấp và tiến hành tuyên truyền các quan điểm đầu hàng chủ nghĩa trên tất cả mọi vấn đề cơ bản đấu tranh cách mạng. Về mặt phương pháp luận và nhận thức luận thì chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít có đặc trưng là chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa duy ý chí, chủ nghĩa công thức thô bạo và lối ngụy biện. Trong nửa đầu thế kỷ XX, những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít bao gồm: không tin vào năng lực của GCCN có thể tập hợp xung quanh mình các bạn đồng minh; phủ nhận vai trò của giai cấp nông dân; xu hướng phiêu lưu cách mạng, muốn thúc cách mạng, bỏ qua giai đoạn chưa hoàn thành của cách mạng; phủ nhận các phong trào dân chủ chung; chủ trương phát triển những cuộc chiến tranh cách mạng; phủ nhận khả năng xây dựng thành công CNXH ở một nước; chủ nghĩa bài xô trắng trợn... Chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít đã tác hại không ít tới cách mạng Việt Nam, nhất là trong những năm 1936-1939. Cao trào cách mạng Việt Nam 1936-1939 là cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương. Lợi dụng các sai lầm, khuyết điểm của Đảng trong thời kỳ này như "lãnh đạo không thật sát, cho nên nhiều nơi cán bộ phạm phải bệnh hẹp hòi, bệnh công khai, say sưa vì thắng lợi bộ phận, mà xao lãng việc củng cố tổ chức bí mật của Đảng" [25, 156], bọn Tờ-rốt-xkít ở Đông Dương ra sức phá hoại đường lối, chủ trương của Đảng ta lúc đó. Chúng lôi kéo, mua chuộc, lợi dụng cán bộ của Đảng, hợp tác với chúng đề ra tờ báo công khai của chúng, tờ báo "La Lut te", một tờ báo phản động. Chúng tham gia tranh cử nghị trường, chống lại việc đưa cán bộ vào hoạt động nghị trường của Đảng. Do sự phá hoại của chúng mà trong cuộc tranh cử vào Hội đồng quản hạt Nam Kỳ tháng 4 năm 1939, "Mặt trận trân dân chủ không thắng lợi, trái lại bọn Tờ-rốt-xkít đã thắng ở quận nhì Sài Gòn [25, 157]. Ngay từ năm 1936, bọn Tờ-rốt-xkít ở Đông Dương đã ráo riết hoạt động chống chủ trương, chính sách của Đảng. Khi Đảng ta nêu khẩu hiệu: "ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp" thì chúng nêu khẩu hiệu "đả đảo mặt trận nhân dân" [25, 150]; khi Đảng vận động thành lập mặt trận dân chủ thì chúng "kêu gào chỉ lập mặt trận công - nông" [25, 150]. Khi Đảng chủ trương tổ chức công nhân vào các hội hữu ái để tiến tới thành lập nghiệp đoàn, thì chúng "ra sức bài bác hội hữu ái..." [2,150]. Thực chất của bọn Tờ-rốt-xkít là cơ hội chủ nghĩa, chống đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, phá hoại cách mạng song trong hàng ngũ của Đảng ta, có một số cán bộ, đảng viên mất cảnh giác, thỏa hiệp và hợp tác với bọn Tờ-rốt-xkít. Đối với bọn Tờ-rốt-xkít, Trung ương Đảng lúc đó cũng đã kiên quyết phê phán chúng, khẳng định lập trường, thái độ của Đảng đối với chúng. "Trung ương Đảng đã phê phán tư tưởng thỏa hiệp và hợp tác với bọn Tờ-rốt-xkít trong việc xuất bản báo La Lutte và coi đó là một điều lầm lỗi rất lớn [25, 150]. Không chỉ như vậy mà Trung ương Đảng còn nhấn mạnh: "Trong cuộc vận động dân chúng, chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít là nguy hiểm nhất, không triệt để chống chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít thì khó thi hành được chiến thuật lập Mặt trận nhân dân thống nhất Đông Dương" [25, 150]. Cần phải đấu tranh chống bọn Tờ-rốt-xkít ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào: "vô luận chỗ nào, nó thò đầu ra là đập ngay" [25, 150]. Quan điểm trên của Trung ương Đảng lúc đó cũng đồng thời là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với bọn Tờ-rốt-xkít. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó mang tên Nguyễn ái Quốc đang được "giam lỏng" ở Liên Xô. Năm 1938, Nguyễn ái Quốc được sự giúp đỡ của một số bạn bè trong Quốc tế cộng sản đã trở về Trung Quốc, từ đây Người lại tiếp tục chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tuy không trực tiếp vạch ra những quan điểm sai tría của bọn Tờ-rốt-xkít ở trong nước nhưng trong những ý kiến lãnh đạo đối với Đảng ta, Nguyễn ái Quốc khẳng định rõ rằng đối với bọn Tờ-rốt-xkít thì "không thể có thỏa hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về mặt chính trị" [25, 152]. Bản chất của bọn Tờ-rốt-xkít là cơ hội chủ nghĩa, chống đối chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm và hành động của chúng trong thực tiễn đều nhằm phá hoại cách mạng. Chính vì vậy Nguyễn ái Quốc khẳng định không thể nhượng bộ cũng như không thể thỏa hiệp với chúng. Mặt khác cũng như mọi trào lưu chủ nghĩa xã hội phi Mác xít khác, chủ nghĩa Tờ-rốt-xkít cũng núp dưới bóng của chủ nghĩa Mác - Lênin, khoác cái áo cách mạng để hoạt động, tuyên truyền trong phong trào cách mạng. Cho nên quần chúng cũng như một số cán bộ đảng viên có thể bị chúng qua mặt, do đó trách nhiệm của Đảng là phải bằng "mọi cách để lột mặt nạ chúng". Cao hơn nữa, theo Nguyễn ái Quốc là phải "tiêu diệt chúng về mặt chính trị". Hơn hai mươi năm sau, sau phong trào dân chủ 1936-1939, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951, Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh một trong những khuyết điểm của Đảng trong cao trào dân chủ 1936-1939 là trong Đảng, có "một số đồng chí hợp tác vô nguyên tắc với bọn Tờ-rốt- xkít" [9, 156]. Khiến cho phong trào cách mạng lúc đó gặp thêm khó khăn. Tóm lại, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đấu tranh chống bọn Tờ-rốt-xkít, vạch mặt chúng, tiêu diệt chúng là một việc làm cần thiết. Trong phong trào cách mạng, nếu để cho những bọn cơ hội, bọn phản cách mạng như bọn Tờ-rốt-xkít hoạt động, phá hoại thì phong trào sẽ đi xuống cho nên phải đấu tranh với chúng, lột mặt nạ của chúng và tiêu diệt chúng. 2.2. Hồ Chí Minh phê phán khuynh hướng "tả", "hữu", "giáo điều" trong Đảng 2.2.1. Phê phán khuynh hướng giáo điều Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết cách mạng nhất, khoa học nhất, nó mở ra và soi sáng con đường đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa LêniN" [11, 268]. Học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam là một trong những điều quan trọng hàng đầu. Theo Hồ Chí Minh, "thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì hành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông". Vậy mà trong thực tiễn cách mạng Việt Nam lại có những khuynh hướng hết sức sai lầm trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin. Người chỉ ra hai khuynh hướng sai lầm là: "Có một số đồng chí không chịu nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng: chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy họ chỉ học thuộc ít câu của Mác - Lênin, để loè người ta. Lại có một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy những kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự thực hành cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc cách mạng" [16, 247]. Trong hai khuynh hướng sai lầm ấy của các đồng chí cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng khuynh hướng giáo điều là nguy hại hơn cả. "Hai khuynh hướng ấy đều sai lầm. Sai lầm nhất là khuynh hướng giáo điều, vì nó mượn những lời của Mác, Lênin, dễ làm cho người ta lầm lẫn" [16, 247]. Đối với Hồ Chí Minh, để sửa chữa những khuynh hướng sai lầm ấy, phương pháp tốt nhất là không ngừng học tập chủ nghĩa Mác - Lênin gắn liền với hoạt động thực tiễn của cách mạng. Học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là học một câu chữ, giáo điều máy móc, học tập như vậy sẽ lại dẫn đến sai lầm mà theo Hồ Chí Minh, độc lập lý luận không phải để biến "thành những người lý luận suông" [1, 138] mà học tập lý luận là để nhằm cho công tác thực tiễn được tốt hơn. Nghĩa là phải "học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng" [1, 138]. Nắm vững lý luận rồi lại phải vận dụng lý luận đó vào thực tiễn, đó là cách tốt để khắc phục khuynh hướng giáo điều. Bản thân lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận cách mạng song "lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra trong thực tiễn sinh động" [1, 137]. Do vậy mà Hồ Chí Minh viết: "Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch. Không phải học để thuộc lòng từng câu từng chữ, đem kinh nghiệm của các nước anh em áp dụng một cách máy móc. Nhưng chúng ta phải học chủ nghĩa Mác - Lênin để phân tích và giải quyết vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta" [1, 138]. "Khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta" [1, 138]. Vì không chịu hoạt động thực tiễn, lại chỉ học lý luận một cách máy móc mà sinh ra giáo điều, như thế rất nguy hại đối với cách mạng Việt Nam. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lý luận và thực tiễn gắn bó rất chặt chẽ với nhau, lý luận và thực tiễn là một thể thống nhất. Người viết: "Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành" [16, 247]. "Thực hành, hiểu biết, lại thực hành, lại hiểu biết nữa. Cứ đi vòng như thế mãi, không bao giờ ngừng. Và nội dung của thực hành và hiểu biết lần sau cao hơn lần trước" [16, 257]. Đó chính là "nội dung vấn đề hiểu biết trong duy vật biện chứng" [16, 257] là vấn đề có thể khắc phục được khuynh hướng giáo điều trong cách mạng Việt Nam. 2.2.2. Phê phán khuynh hướng "khuynh hữu", "khuynh tả" Cách mạng là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, cách mạng lại không ngừng vận động và phát triển, vì vậy người cách mạng phải có vốn lý luận phong phú, có hiểu biết thực tiễn cách mạng sâu sắc, có như
Tài liệu liên quan