Tiểu luận Triết học Lênin nói "Sự phát triển là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập" từ luận điểm trên làm rõ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của Việt Nam trong thời kỳ quá độ
Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử phát triển của tư duy triết học gắn liền với cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy - biện chứng và siêu hình. Chính cuộc đấu tranh lâu dài của hai phương pháp này đã thúc đẩy tư duy triết học phát triển và được hoàn thiện dần với thắng lợi của tư duy biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà còn chỉ ra những thách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật không chỉ khái quát những thành tựu của tất cả các khoa học cụ thể, mà còn kết tinh những tinh hoa trong quá trình phát triển tư tưởng triết học của nhân loại. Phép biện chứng duy vật trình bày một cách có hệ thống chặt chẽ tính chất biện chứng của thế giới thông qua những phạm trù và những quy luật chung nhất của thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy). Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa phương pháp luận chỉ đạo mọi hoạt động của con người, trong đó, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển; phản ánh quá trình đấu tranh giải quyết mẫu thuẫn bên trong sự vật. Từ đó, phải vận dụng nguyên tắc mâu thuẫn mà ý đồ cơ bản của nó là phải nhận thức đúng đắn mâu thuẫn của sự vật, trước hết là mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu, phải phân tích mâu thuẫn và quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Đấu tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn. Lênin nói "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập". Tuy nhiên, hình thức đấu tranh rất đa dạng, linh hoạt, tuỳ thuộc mâu thuẫn cụ thể và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo quan điểm biện chứng thì sự vật nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, tức là, các mặt có xu hướng, khuynh hướng trái ngược nhau. Chính sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn sự vật. Khi nói mâu thuẫn biện chứng là nói đến mâu thuẫn tất yếu của những mặt trái ngược nhau, ví dụ, điện có cực âm, cực dương Trong các mặt đối lập, chúng vừa đấu tranh với nhau (với nghĩa tác động theo xu hướng trái ngược nhau) nhưng các mặt đối lập lại là thống nhất với nhau. Thống nhất là tồn tại không tách rời nhau, làm điều kiện cho nhau tồn tại, phát triển, có mặt này thì mới có mặt kia. Thống nhất còn bao hàm thâm nhập nhau, trong mặt này chứa đựng mầm mống mặt kia, cho nên, chúng ta không nên tạo ra hàng rào tuyệt đối giữa các mặt đối lập mà phải thấy được có sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập. Chuyển hoá có trình độ từ thấp đến cao và dẫn đến sự chuyển hoá cuối cùng, tức là khi mâu thuẫn đã được giải quyết. Chuyển hoá cuối cùng có hai hình thức cơ bản: hình thức thay đổi vị trí cho nhau và hình thức các mặt đối lập cũ mất đi và hình thành những mặt đối lập mới. Hầu hết các nhà triết học đều cho rằng thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập đều có vai trò trong sư phát triển của sự vật. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn phát triển mà ta phải nhấn mạnh mặt này hay mặt kia. Khi sự vật còn ở giai đoạn phát triển, khi mâu thuẫn chưa gay gắt thì khi đó mặt thống nhất giữ vai trò chủ đạo, còn khi mâu thuẫn trở nên gay gắt, đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn lại là chủ đạo, chính yếu. Ngày nay, sự "thống nhất" của các mặt đối lập ngày càng mở rộng. Những giải pháp khoa học và kỹ thuật tiên tiến, những vấn đề toàn cầu tạo ra môi trường thuận lợi cho sự mở rộng đó. Vì vậy, bước chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thể không mang những hình thái đặc thù: có thể cho phép các nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua một hay nhiều giai đoạn nào đó trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa. II. VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM Nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp. Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế có tính chất quá độ. Nó không còn là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. 2.1. Tính tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh tế (TPKT) ở Việt Nam Trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng có phương thức sản xuất giữ vị trí chi phối. Ngoài ra, còn có phương thức sản xuất tàn dư của xã hội trước và phương thức sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Các phương thức sản xuất này ở vào địa vị lệ thuộc, bị chi phối bởi phương thức sản xuất thống trị. Thành phần kinh tế là một loại hình của quan hệ sản xuất xác định tương ứng với trình độ và trình độ của lực lượng sản xuất nhất định đã ra đời nhưng chưa đạt tới độ thống trị trong nền kinh tế hoặc đang bị thủ tiêu dần. Như vậy, phạm trù thành phần kinh tế và phương thức sản xuất đều phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng không đồng nhất về nội dung. Trong thời kỳ quá độ, mỗi phương thức sản xuất khi chưa hoặc không đóng vai trò thống trị, cũng không bị trị, lệ thuộc mà tồn tại như những "bộ phận", những "mảnh" trong mối quan hệ vừa thống nhất "xen kẽ", vừa đấu tranh bài trừ gạt bỏ, phủ định lẫn nhau của kết cấu kinh tế xã hội, thì đó là thành phần kinh tế. Khi một thành phần, một bộ phận nào đó giữ một vai trò thống trị đối với các thành phần (bộ phận, hình thức kinh tế khác) thì nó là một phương thức sản xuất đại diện cho hình thái kinh tế - xã hội đó. Mỗi thành phần kinh tế có kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh của nó hợp thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nền kinh tế - xã hội nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế là vì các lý do sau: - Khi giành chính quyền thì chính quyền mới tiếp quản nền kinh tế chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, gồm hai loại là tư hữu lớn (kinh tế tư bản chủ nghĩa) và tư hữu nhỏ (sản xuất nhỏ cá thể). Phương thức sản xuất cũ chưa thể mất đi, do đó tồn tại thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế hợp tác. - Trong một nền kinh tế thì các ngành, vùng kinh tế phát triển không đều về lực lượng sản xuất, tương ứng với nó là những quan hệ sản xuất, đó chính là cơ sở nảy sinh các thành phần kinh tế khác nhau. - Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế - chính trị, các nước đều cần đầu tư của nước ngoài, hình thành thành phần kinh tế tư bản Nhà nước, đó là sự kết hợp đầu tư giữa nhà nước với các nhà tư bản, các công ty trong nước và ngoài nước. - Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn; để giữ vững chính quyền cộng sản thì phải xây dựng thành phần kinh tế mới là kinh tế quốc doanh hay kinh tế nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội. 2.2. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam Trên cơ sở nhận biết được tính tất yếu của việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã xác định nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế như sau: 2.2.1. Thành phần kinh tế nhà nước - Là thành phần kinh tế mà vốn chủ yếu dựa trên sở hữu nhà nước hoặc phần sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế. Kinh tế Nhà nước gồm hai loại: Doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp (tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, tài chính, dự trữ nhà nước ) - Đặc điểm: + Thuộc sở hữu nhà nước + Thường bảo đảm những cân đối lớn trong nền kinh tế + Vai trò: chủ đạo, mở đường, duy trì bộ máy nhà nước. - Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. 2.2.2. Thành phần kinh tế hợp tác. - Là sự liên kết kinh tế tự nguyện của các chủ thể kinh tế với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, khả năng và lợi ích của các bên tham gia, có thể dẫn tới hoặc không dẫn tới pháp nhân. Nòng cốt của thành phần kinh tế này là hợp tác xã: HTX nông nghiệp, thủ công, cổ phần - Đặc điểm: + Sở hữu hỗn hợp + Là hình thức kinh tế linh hoạt, hiệu quả + Một chủ thể có thể tham gia vào nhiều hợp tác xã. + Sản xuất kinh doanh dịch vụ ở tất cả các ngành trong nền kinh tế - Xu hướng vận động: Tồn tại lâu dài, có thể trở thành kinh tế tư bản tư nhân hoặc kinh tế tư bản Nhà nước. 2.2.3. Thành phàn kinh tế tư bản nhà nước - Là thành phần kinh tế mà Nhà nước và các nhà tư bản trong và ngoài nước hợp tác đầu tư qua việc liên doanh liên kết. - Đặc điểm + Sở hữu hỗn hợp + Có sức mạnh về vốn, công nghệ, thị trường + Sản xuất kinh doanh chủ yếu ở những ngành có lợi nhuận cao + Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh, tạo ra những ngành nghề, sản phẩm mới. - Xu hướng vận động: tồn tại lâu dài, có thể chuyển hoá thành phần kinh tế tư bản tư nhân hoặc kinh tế nhà nước.