Tiểu luận triết học Lý luận thực tiễn

Hoạt động con người chia làm hai lĩnh vực cơ bản. Một trong hai lĩnh vực quan trọng đó là: hoạt động thực tiễn. Thực tiễn: (theo quan điểm triết học Mác xít): Là những hoạt động vật chất cảm tính, có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo, làm biến đổi tự nhiên và xã hội. 2. Tính vật chất trong hoạt động thực tiễn Đó là hoạt động có mục đích của xã hội, phải sử dụng những phương tiện vật chất đề tác động tới đối tượng vật chất nhất định của tự nhiên hay xã hội, làm biến đổi nó, tạo ra sản phẩm vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Chỉ có thực tiễn mới trực tiếp làm thay đổi thế giới hiện thực, mới thực sự mang tính chất phê phán và cách mạng. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thực tiễn, là cơ sở đề phân biệt hoạt động thực tiễn khác với hoạt động lý luận của con người. 3. Tính chất lịch sử xã hội Ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, hoạt động thực tiễn diễn ra là khác nhau, thay đổi về phương thức hoạt động. Thực tiễn là sản phẩm lịch sử toàn thế giới, thể hiện những mối quan hệ muôn vẻ và vô tận giữa con người với giới tự nhiên và con người với con người trong quá trình sản xuất vật chất và tinh thần, là phương thúc cơ bản của sự tồn tại xã hội của con người. 4. Thực tiễn của con người được tiến hành dưới nhiều hình thức Trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới, con người tạo ra một hiện thực mới, một ”thiên nhiên thứ hai”. Đó là thế giới của văn hóa tinh thần và vật chất, những điều kiện mới cho sự tồn tại của con người, những điều kiện này không được giới tự nhiên mang lại dưới dạng có sẵn. Đồng thời với quá trình đó, con người cũng phát triển và hoàn thiện bản thân mình. Chính sự cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn là cơ sở của tất cả những biểu hiện khác có tính tích cực, sáng tạo của con người. Con người không thích nghi một cách thụ động mà thông qua hoạt động của mình, tác động một cách tích cực để biến đổi và cải tạo thế giới bên ngoài. Hoạt động đó chính là thực tiễn. a,Hoạt động sản xuất vật chất Là hoạt động thực tiễn quan trọng nhất của xã hội.Thực tiễn sản xuất vật chất là tiền đề xuất phát để hình thành những mối quan hệ đặc biệt của con người đối với thế giới, giúp con người vượt ra khỏi khuôn khổ tồn tại của các loài vật. b.Hoạt động chính trị xã hội Là hoạt dộng của con người trong các lĩnh vực chính trị xã hội nhằm phát triển và hoàn thiện các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội làm địa bàn rộng rãi cho hoạt động sản xuất và tạo ra những môi trường xã hội xứng đáng với bản chất con người bằng cách đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. c. Hoạt động thực nghiệm khoa học Là hoạt động thực tiễn đặc biệt vì con người phải tạo ra một thế giới riêng cho thực nghiệm của khoa học tự nhiên và cả khoa học xã hội. II, THỰC TIỄN CÓ VAI TRÒ RẤT TO LỚN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích, là tiêu chuẩn của nhận thức. 1.Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành. Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan( tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn). Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn. Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức. Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên. 1,Thực tiễn là động lực của nhận thức Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức. Thực tiễn lắp đi lắp lại nhiều lần, các tài liệu thu thập được phong phú, nhiều vẻ, con người mới phân biệt được đâu là mối quan hệ ngẫu nhiên bề ngoài, đâu là mối liên hệ bản chất, những quy luật vận động và phát triển của sự vật. 2,Thực tiễn là mục đích của nhận thức Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thức khách quan, đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhận thức là bắt nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực tiễn. Nhận thức chỉ trở về hoàn thành chức năng của mình khi nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. 3,Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. 4,Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý a.Chân lý Là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực tiễn khẳng định ( nội dung khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống con người) Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân lý tôn giáo). Chân lý mang tính hai mặt ( tuyệt đối và tương đối ) vì tính hai mặt trong quá trình nhận thức của nhân loại. b.Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý không phải là ý thức tư tưởng, tư duy mà là thực tiễn. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, tri thức mới trở lại tác động vào thế giới vật chất, qua đó nó được ”hiện thực hoá”, “vật chất hơn” thành các khách thể cảm tính. Từ đó mới có căn cứ để đánh giá nhận thức của con người đúng hay sai, có đạt tới chân lý hay không. Thực tiễn có rất nhiều hình thức khác nhau, nên nhận thức của con người cũng được kiểm tra thông qua rất nhiều hình thức khác nhau. +Thực tiễn của xã hội luôn luôn vận động và phát triển. +Thực tiễn trong mỗi giai đoạn lịch sử đều có giới hạn. Nó không thể chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn một tri thức nào đó của con người mà nó được thực tiễn tiếp theo chứng minh, bổ sung thêm. Như vậy tiêu chuẩn thực tiễn cũng mang tính chất biện chứng và như vậy mới có khả năng kiểm tra một cách chính xác sự phát triển biện chứng của nhận thức. c.Ý nghĩa: Thực tiễn lớn nhất ở nước ta hiện nay là thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường mới, nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc và chế độ xã hội mới: công bằng, bình đẳng, tién bộ. Trong lĩnh vực kinh tế, đường lối, chính sách hay các giải pháp kinh tế cụ thể muốn biết đúng hay sai đều phải thông qua vận dụng chúng trong sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý các quá trình đó. Đường lối chính sách cũng như các giải pháp kinh tế chỉ đúng khi chúng mang lại hiệu quả kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

doc24 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận triết học Lý luận thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên