Tiểu luận Triết học Nho giáo nguyên thủy - Kế thừa và phát huy những tư tưởng Nho giáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay

Trung Hoa cổ đại thời kỳ từ thế kỷ VII trước CN đến thế kỷ thứ III trước CN (được gọi là thời Xuân thu- Chiến quốc) có nhiều biến động về chính trị, tình hình xã hội hết sức rối ren, các giá trị, chuẩn mực cộng đồng bị đảo lộn. Đặc điểm kinh tế lớn nhất có liên quan đến quá trình biến động đó là sự hình thành nhanh chóng và phổ biến của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, làm nảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực chính trị đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt “huynh đệ tương tàn”, “nồi da nấu thịt” Tình hình xã hội như vậy đã làm xuất hiện hàng loạt những hệ thống triết học khác nhau, có xu hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đức của xã hội. Trong đó có những học thuyết ảnh hưởng cho tới sau này và lan rộng sang nhiều quốc gia, dân tộc. Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên dưới thời Xuân thu. Những cơ sở của nó được hình thành từ đời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến lượt mình Khổng tử phát triển tư tưởng Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá, vì vậy Ông được xem là người sáng lập Nho giáo. Khổng tử (551-479TCN), là con một gia đình quí tộc nước Lỗ. Khổng tử muốn đem tài sức của mình ra giúp vua, chủ trương lập lại trật tự, lễ nghĩa nhà Chu nhưng không được vua nước Lỗ trọng dụng. Ông đi đến các nước chư hầu khác mong được mang lý tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước trị dân, cứu đời, nhưng đến đâu cũng không thành công. Cuối đời, nhận thấy thực sự bất lực trong công việc chính trị, Khổng tử về nước mở trường dạy học và viết sách. Ông hệ thống hóa những tri thức, tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức chính trị nổi tiếng, gọi là Nho Giáo. Sau khi Khổng tử chết, nho gia chia làm tám phái nhưng quan trọng nhất là hai phái : Mạnh tử (327-289TCN) và Tuân tử (313-238TCN). Tuân tử phát triển mặt duy vật của Khổng tư, tư trưởng triết học mang đặc sắc chủ nghĩa duy vật thô sơ, không có luận cứ khoa học nên không đứng vững được. Mạnh tử, là người học trò bảo vệ xuất sắc nhất tư tưởng của Khổng tử. Ông đã khai thác, phát triển quan điểm duy tâm của Khổng tử và có những cống hiến riêng của mình. Tư tưởng Khổng Mạnh là cốt lõi của tư tưởng Nho gia. Mạnh tử đã khép lại một gia đoạn quan trọng – giai đoạn hình thành Nho giáo, Đó là Nho giáo nguyên thủy hay còn gọi là tư tưởng Khổng - Mạnh. Sang thời trung đại, nho giáo được hoàn thiện và bổ sung theo hai hướng: Một là: Vào thời kỳ nhà Hán (140-87TCN), nhà nho Đổng Trọng Thư đã nhìn thấy khả năng to lớn của Nho giáo trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị nên đã tìm cách tô vẽ cho nho giáo theo chiều hướng có lợi cho giai cấp này. Từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa suốt 2000 năm lịch sử. Tuy nhiên, trong hệ tư tưởng chính thống này, Nho giáo chỉ là hình thức bề ngoài, còn nội dung bên trong của nó, giai cấp phong kiến vẫn cai trị theo đường lối Pháp trị (Ngoại nho, nội pháp). Do vậy mà nho giáo thời kỳ này đã loại trừ những những giá trị nhân bản và biện chứng của nho gia nguyên thủy Khổng- Mạnh. Chẳng hạn trong quan hệ hai chiều bình đẳng trong tam cương (Vua tôi, Cha- Con, Chồng-vợ) được thay bằng quan hệ một chiều duy nhất (Trung-Hiếu – Tiết – Nghĩa), chỉ đòi hỏi trách nhiệm của kẻ dưới đối với người trên. Vì vậy, Tam cương trở thành những công thức hết sức phi nhân bản “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”; “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” “phu xướng phụ tùy” và mở rộng trách nhiệm của phụ nữ đối với đàn ông nói chung qua công thức Tam Tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, Như vậy, với Hán nho, Khổng tử đã được tái sinh lần thứ nhất; nhưng Khổng tử đời này không còn là Khổng tử đời Xuân thu nữa. Hai là vào thời Tống (960-1279), xuất hiện những nhà nho lỗi lạc như Chu Đôn Di (1017-1073), Trình Di (1023-1085), Trình Hạo, Chu Hy. Học thuyết của Khổng tử đã được hồi sức bởi sự bổ sung những quan niệm triết học của thuyết Am Dương Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của đạo gia, tư tưởng về pháp trị của Pháp gia, triết lý nhân sinh của Phật giáo.

doc19 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4022 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học Nho giáo nguyên thủy - Kế thừa và phát huy những tư tưởng Nho giáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên