Tiểu luận triết học Phật giáo, một hiện tượng tôn giáo và triết học của dân tộc

Con người ta gồm các cá nhân khác nhau, sống trong thời gian và không gian khác nhau, nhưng để sống, ở họ đều có chung một tâm lý: mong muốn ấm no, mạnh khoẻ, sống lâu, giàu sang. Mong muốn đó ở người dân Việt Nam được gửi vào hình tượng "Tam đa": Phúc, Lộc, Thọ. Đó là tâm lý, vừa mang tính chất tự nhiên, vừa mang tính chất xã hội, vừa lâu dài, vừa cấp bách. Nó gắn liền với con người như sự tồn tại của chính họ. Xã hội phong kiến là một xã hội trì trệ lâu dài. Người ta bằng lòng với nền kinh tế tự cấp, tự túc, với tri thức hạn hẹp và nếp sống làng xã khép kín. Người ta không thể hiểu được những nguyên nhân thực sự đưa đến những số mệnh khác nhau của con người, không thể hiểu được vì sao ở người này thì có số phận hẩm hiu, ở người khác thì có số phận may mắn. Mỗi con người nghèo khổ đều băn khoăn và mong muốn có một ngày nào đó được đổi đời. Trong một chế độ xã hội người bóc lột người như chế độ phong kiến, con người chưa tìm được sức mạnh để giải phóng mình ở chính bản thân mình. Người ta đặt hy vọng vào một lực lượng siêu nhiên, đặt niềm tin vào tôn giáo. Tín ngưỡng nguyên thuỷ đã thoả mãn phần nào nhu cầu của con người Việt Nam trong lịch sử. Tín ngưỡng đó với các nguyên lý: Thờ tổ tiên thì được tổ tiên phù hộ, thờ thổ công thì được thổ công cho phúc, thờ thành hoàng thì được thành hoàng bảo vệ. đã gieo vào lòng người những niềm tin. Nhưng tín ngưỡng thô sơ đó không thoả mãn được nhu cầu tâm lý và nhận thức của con người Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, người Việt Nam ngày càng mong muốn hiểu được ý nghĩa cuộc sống của mình, muốn biết sự sinh thành của mình, muốn biết quan hệ nhân quả trong cuộc đời mình. Phật giáo với lý thuyết: Khổ, tập, diệt, đạo, nghiệp, vô, thường, ngã . đã đáp ứng được phần nào nhu cầu đó. Phật giáo do đó đã thay thế được các tín ngưỡng cổ truyền, trở thành tôn giáo chung của nhiều địa phương và cuối cùng là của cả đất nước. Sống và yêu cầu sống không được đáp ứng trong hiện thực xã hội, không những là điều kiện cho Phật giáo du nhập và thắng thế, mà còn là cơ sở qui định sự phát triển của các tông phái. Phật giáo ở Việt Nam, Tông phái nào chú ý đến yêu cầu sống của dân, đến cảnh khổ đau thì ăn sâu phát triển, tông phái nào lý luận cao siêu nhưng không chú ý mấy đến sự thoả mãn yêu cầu của con người thì dù có được thịnh hành cũng chỉ là hiện tượng tạm thời trong lịch sử. Phật giáo truyền vào nước ta là Phật đại thừa với cả ba tông phái: Thiền tông, Mật tông, Tinh độ tông. Thiền tông với các quan niệm: Phật tại tâm, Phật có ở mọi nơi, ai cũng có thể trở thành Phật, có thể trở thành Phật ngay tức khắc. đã nâng con người lên trong ách kìm kẹp nặng nề của trật tự phong kiến và Nho giáo. Nhưng Thiền tông không đề cập đến những nhu cầu thực tế, hàng ngày nên chỉ được thịnh hành trong một giai đoạn lịch sử (Lý - Trần). Mật tông với thuật phù chí, bùa phép, với phương pháp hàng long phục hổ, trấn tà yểm huyệt, tuy thô thiển về mặt cách thức nhưng hứa hẹn thoả mãn một điều gì đó trong tâm lý con người, nên được nhiều người tin theo nhất là quần chúng người nghèo khổ. Nhưng nổi hơn cả , có sức hấp dẫn hơn cả phải tính đến Tinh độ tông. Tinh độ tông với chủ trương niệm Phật A-di-đà, với sự tôn thờ Phật Quan thế âm, với quan niệm sống từ bi hỉ xả, thì khi chết sẽ được về nơi tịnh thổ, được lên cõi niết bàn, được thoát khỏi cảnh trầm luân khổ ải ở kiếp sau, đã đánh đúng vào yêu cầu thoát khổ thoát nạn của con người trần gian, nên đã có sức lôi cuốn đặc biệt. Người ta dốc lòng tin theo Phật Quan thế âm. Người ta còn tạo nên Phật Bà Quan âm nghìn mắt, nghìn tay để chứng tổ rằng có một vị Phật có thể thấy được hết khổ ải của chúng sinh, có thể cứu vớt được hết mọi người khổ đau. Chính do chủ trương cứu khổ, cứu nạn, đổi đời người như thế nên Tịnh độ tông trở thành tông phái chủ đạo của Phật giáo Việt Nam và xuyên suốt trong lịch sử. Có thể nói Phật giáo, nhất là Tịnh độ tông là một phương thức thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người Việt Nam trong lịch sử. Chừng nào thế giới quan vô thần và khoa học chưa đủ điều kiện để thống trị trong đầu óc họ thì những vị Phật do con người tạo ra dù âm thầm ngồi dưới mái chùa chật hẹp , hay đứng phơi ngoài không gian rộng lớn vẫn còn sức hấp dẫn nhiều người.

doc15 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận triết học Phật giáo, một hiện tượng tôn giáo và triết học của dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên