Tiểu luận Triết học Vấn đề xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm Mac - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU. Trang 3 PHẦN NỘI DUNG Trang 4 I. Lý luận Trang 4 1.1 Một số quan điểm phi Mác xít Trang 4 1.1.1. Quan điểm về con người trong triết học Phương Đông Trang 4 1.1.2. Quan điểm về con người trong triết học Phương Tây Trang 5 1.2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người Trang 6 1.2.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người Trang 6 1.2.2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về giải phóng con người Trang 7 II.Thực tiễn vấn đề xây dựng con người Việt Nam thời đại mới Trang 8 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp Cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Trang 8 2.1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Trang 8 2.1.2. Nội dung cơ bản tư tưởng HỒ Chí Minh về con người Trang 9 2.2. Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Trang 11 2.2.1. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trang 11 2.2.2. Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Trang 13 KẾT LUẬN Trang 17

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Triết học Vấn đề xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm Mac - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU. Trang 3 PHẦN NỘI DUNG Trang 4 I. Lý luận Trang 4 1.1 Một số quan điểm phi Mác xít Trang 4 1.1.1. Quan điểm về con người trong triết học Phương Đông Trang 4 1.1.2. Quan điểm về con người trong triết học Phương Tây Trang 5 1.2 Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người Trang 6 1.2.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người Trang 6 1.2.2. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về giải phóng con người Trang 7 II.Thực tiễn vấn đề xây dựng con người Việt Nam thời đại mới Trang 8 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp Cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Trang 8 2.1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Trang 8 2.1.2. Nội dung cơ bản tư tưởng HỒ Chí Minh về con người Trang 9 2.2. Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Trang 11 2.2.1. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trang 11 2.2.2. Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Trang 13 KẾT LUẬN Trang 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Giáo trình triết học – NXB Lý luận chính tr, Hà Nội năm 2006. (2) PGS.TS. Lê Thanh Sinh: Phép biện chứng duy vật với Quản lý Doanh Nghiệp - Nxb Tổng hợp, TP.HCM, 2006, tr. 46 – 49. (3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 (4) Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2007 (5) Trang web: (6) Trang web: LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói, cho đến nay đã xuất hiện nhiều học thuyết khác nhau nghiên cứu về con người, nhưng học thuyết Mác- Lênin vẫn là cơ sở khoa học để chúng ta xem xét con người một cách đúng đắn. Con người với tư cách là thực thể tự nhiên - xã hội, cần có sự phát triển hài hoà, toàn diện. Trong thời đại mới đã xuất hiện một lớp người có nhân cách mới, hội tụ những yếu tố tài và đức, một lớp người có năng lực dồi dào vừa có khả năng tham gia sáng tạo ra lịch sử, vừa sáng tạo ra chính bản thân mình. Điều này phù hợp với mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Bài tiểu luận “Vấn đề xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” gồm 2 phần : I. Lý luận II. Thực tiễn xây dựng con người Việt Nam thời đại mới Qua đó đã trình bày những cơ sở lý luận và thực tiễn hướng đến việc xây dựng con người Việt Nam mới - con người xã hội chủ nghĩa. I. LÝ LUẬN 1.1. Một số quan điểm phi Mác xít 1.1.1. Quan điểm về con người trong triết học Phương Đông Quan điểm về con người trong Phương Đông được hình thành rất sớm. Nội dugn các quan điểm này rất đa dạng, song những vấn đề mà người Phương Đông tập trung đề cập đến là những vấn đề thuộc nguồn gốc, bản tính con người, đạo làm người và mẫu hình con người lý tưởng. Quan điểm về con người trong triết học Phật giáo: Triết học Phật giáo quan niệm: thế giới tự tại, tự nhiều yếu tố trong đó có sắc và danh. Sắc, danh hội tụ tạo nên con người song bản chất của thế giới là vô thường nên sự hội tụ của sắc và danh cũng chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định. Điều này chứng tỏ không có cái tôi vĩnh hằng. Trong quá trình tồn tại, người nào cũng có trần tục tính và Phật tính. Trần tục tính là tính tham, sân, si; là vô minh, ái dục. Phật tính là tính giác ngộ về cõi niết bàn, về cõi chân như. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa con người và vạn vật. Với quan niệm trên, Phật giáo thừa nhận bản tính con người vốn tự có cái ác và cái thiện. Cuộc đời con người do chính bản thân con người quyết định trong quá trình tạo nghiệp. Quan điểm về con người trong triết học Nho gia: Con người cũng như vạn vật chịu sự chi phối của mệnh trời, nhưng con người có thể cải thiện nó qua hoạt động tu dưỡng mình trong cuộc sống. Hiểu mệnh trời, sống theo mệnh trời và tự tu dưỡng mình là đạo làm người. Quan điểm về đạo làm người được thể hiện qua thuyết chính danh. Theo thuyết này, tương ứng với từn gdanh, từng cặp là một hệ thống những yêu cầu mà con người phải thực hiện. Những yêu cầu chung nhất và cũng là những yêu cầu cơ bản nhất của danh “người” là ngũ thường, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; trong đó nhân là gốc và lễ là phương tiện để thực hiện và thể hiện nhân. Sống chính danh và giúp người khác chính danh được coi là quân tử - mẫu người lý tưởng mà tất cả các nhà Nho đều quan niệm rằng, cuộc sống của họ là cuộc sống tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ để giúp đời. Nhìn chung, quan điểm về con người trong các học thuyết triết học Phương Đông thể hiện rất phong phú, nhưng đều mang nặng tính duy tâm. Về cơ bản, các học thuyết đã lấy đạo đức làm nền tảng để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống; song nội dung các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức, quan điểm về bản tính con người, đạo làm người và hình mẫu con người lại rất đa dạng chứa đựng những tư tưởng giống nhau, khác nhau và thậm chí đối lập nhau. Quan điểm về con người trong triết học Phương Tây Thời cổ đại: Tiêu biểu cho quan điểm về con người ở Phương Tây cổ đại là những tư tưởng của người Hy Lạp. Ở Hy Lạp, các nhà duy vật đầu tiên là các nhà triết học tự nhiên đã coi con người như một bộ phận cấu thành thế giới. Xuất phát từ quan điểm thế giới do một hay một số chất tạo nên, các nhà duy vật thời kỳ này cũng quan niệm con người được bắt nguồn từ một hay một số chất đó. Theo Talét, chất đó là nước; Anaximen: không khí; Hêraclít: lửa… Đối lập với quan điểm của các nhà triết học duy vật, những người theo chủ nghĩa duy tâm lại truy tìm nguồn gốc và bản chất của con người từ những lực lượng siêu tự nhiên. Theo Xôcrát, thế giới do thần tạo ra và thần đã an bài cho thế giới. Con người không nên tìm hiểu thế giới vì như thế là xúc phạm thần. Con người hãy tìm hiểu về chính bản thân mình. Theo Platon, ý niệm có trước tất cả, là nguồn gốc của tất cả. Ý niệm tồn tại vĩnh viễn và bất biến. Con người gồm 2 phần độc lập nhau là thể xác và linh hồn. Thể xác thì có thể mất đi nhưng linh hồn thì bất tử. Thời trung cổ: Thời trung cổ là thời hệ tư tưởng Cơ đốc giáo giữ vai trò thống trị nên quan điểm về vai trò toàn năng của Chúa trời cũng giữa vai trò thống trị. Con người có thể xác và có linh hồn bất tử. Linh hồn này được Chúa tạo ra cùng với sự tao ra thể xác con người. Có thể nói, con người trong triết học thời trung cổ đã bị tước đoạt hết tính tự nhiên, năng lực và sức mạnh. Hình ảnh con người trở nên nhỏ bé, yếu đuối, vật vờ, tạm bợ trong thế giới hữu hình dưới quyền lực vô biên của Đấng Sáng tạo. Hệ tư tưởng thời trung cổ đã bóp chết ý chí muốn vươn lên tự khẳng định mình, tự giải phóng mình mà nhiều nhà tư tưởng thời cổ đại đã đề cập đến Thời Phục hưng và cận đại Từ thời Phục hưng trở đi, các nhà triết học duy tâm và thần học vẫn bắt nguồn từ ý niệm, tinh thần tuyệt đối, cái tôi … để xây dựng quan điểm của mình. Những giá trị văn hoá bị vùi dập hàng nghìn năm bắt đầu được khôi phục và phát triển trong các học thuyết triết học duy vật. Nét nổi bật trong triết học thời Phục hưng và cận đại là sự phủ nhận quyền lực của Đấng sáng tạo, đề cao sức mạnh của con người, đề cao vai trò của lý trí, đề cao các giá trị và đề cao tư tưởng vì con người. Triết học thời Phục hưng và cận đại không chỉ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của triết học sau này mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều cuộc cách mạng nổ ra ở Tây Âu và trên toàn thế giới. Thời hiện đại: Nhìn chung, các học thuyết thuộc trào lưu triết học nhân bản phi lý tính cũng như những học thuyết khác ở phương Tây hiện đại đều coi những yếu tố về tinh thần như nhu cầu bản năng, vô thức, tri thức, tình cảm … là bản chất con người. Con người thường được tuyệt đối hoá về mặt cá nhân. Mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, cá nhân với xã hội thường được đề cập ở gốc độ hoài nghi, bi quan, bế tắc … Tất cả những điều ấy phản ảnh sự khủng hoảng về mặt giá trị của con người trong xã hội phương Tây hiện đại. Quan điểm của triết học Mác-Lê nin về con người: Quan điểm của triết học Mác-Lê nin về bản chất của con người: Con người là thực thể sinh vật – xã hội: Triết học Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động của chính bản thân con người. Con người là thực thể thống nhất giữa các yếu tố sinh vật và các yếu tố xã hội – là thực thể sinh vật – xã hội. Là thực thể sinh vật, vì con người dù phát triển đến đâu cũng là một động vật. Cũng như những động vật khác, con người là một bộ phận của tư nhiên, nhưng con người khác với động vật vì con người còn là một thực thể xã hội. Là thực thể xã hội, và các hoạt động xã hội, trước hết và quan trọng nhất là hoạt động lao động sản xuất, đã làm cho con người trở thành con người với đúng nghĩa của nó. “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần tuý là loài vật”. Theo Mác, xã hội suy cho cùng là sản phẩm của tác động qua lại giữa những con người. Con người tạo ra xã hội, là thành viên của xã hội. Thực thể sinh vật và thực thể xã hội ở con người không tách khỏi nhau, trong đó thực thể sinh vật là tiền đề mà trên cái tiền đề đó thực thể xã hội tồn tại và phát triển. Con người là chủ thể của lịch sử: Con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử với tư cách là sản phẩm quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên, mà con người còn là chủ thể của lịch sử. Lịch sử, hiểu theo nghĩa rộng, là những quá trình đan xen, nối tiếp nhau với tất cả những bảo tồn và biến đổi diễn ra trong quá trình ấy. Hoạt động của con người làm ra lịch sử nên để có lịch sử trước hết phải có con người. Tiền đề đầu tiên của lịch sử là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, vì vậy, hành động lịch sử đầu tiên là hành động lao động sản xuất để con người tách khỏi động vật. Trong quá trình phát triển của thế giới nói chung và quá trình phát triển của con người nói riêng, thì từ khi con người ra đời cho đến lúc nào con người còn tồn tại, con người vẫn luôn vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử. Quan điểm của C.Mac cho thấy: . Bản chất con người hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực. . Tất cả các quan hệ xã hội đều hình thành nên bản chất con người. Bản chất con người không phải được sinh ra mà được hình thành, nó hình thành và thay đổi theo sự hình thành và thay đổi của các quan hệ xã hội, trong đó trước hết và quan trọng nhất là các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế. Quan điểm của triết học Mác-Lê nin về giải phóng con người: Cốt lõi của triết học Mác – Lênin là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những con người cụ thể tiến tới giải phóng nhân loại. Toàn bộ những nội dung trả lời cho các câu hỏi như: Con người là gi? Nguồn gốc con người? Bản chất con người? … đều nhằm mục đích hiểu đối tượng giải phóng để xác định đúng đắn những vấn đề liên quan đến vấn đề giải phóng. Triết học Mác – Lênin xác định “bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”, là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hoá. Lênin nhận định: điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người thực hiện sứ mệnh giải phóng con người. THỰC TIỄN VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM THỜI ĐẠI MỚI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là tất yếu lịch sử. Những cơ sở cơ bản để hình thành nó là: Nhu cầu khách quan của lịch sử - xã hội: Từ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến dưới ách thống trị của thực dân Pháp.Các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đều thất bại. Cuộc sống của người Việt Nam chìm trong đau khổ và tủi nhục vì mất nước. Nhu cầu phải tìm ra con đường giải phóng để cứu dân, cứu nước trở thành một đòi hỏi khách quan đối với mỗi người và đối với cả dân tộc. Trong điều kiện ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng từng bước được hình thành Văn hoá và truyền thống của người Việt Nam: Sinh ra và lớn lên trong một dân tộc có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh để dựng nước, giữ nước, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống tương thân tương ái, lạc quan, yêu đời, cần cù, thông minh, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã hấp thụ ngay từ nền giáo dục của gia đình và ngày càng được củng cố trong cuộc đời hoạt động. Tinh hoa văn hoá của nhân loại: Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng nhiều tinh hoa văn hoá của cả phương Đông lẫn phương Tây. Đối với văn hoá phương Đông, Hồ Chí Minh đã chắt lọc những tư tưởng tích cực của Nho giáo và Phật giáo như yêu thương con người, tư tưởng tu thân dưỡng tính, đề cao văn hoá, đạo đức, hiếu học… Đối với văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh tiếp cận và chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hoá dân chủ và cách mạng phương Tây. Giữ vai trò quyết định về mặt thế giới quan và phương pháp luận đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là quan niệm về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người: Hồ Chí Minh không có tác phẩm lý luận riêng về con người song tất cả các bài viết và cả cuộc đời của Hồ Chí Minh là vì con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là tư tưởng về cả cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc và về cả nhân loại. Một số nội dung cơ bản về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động; tư tưởng về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; tư tưởng về phát triển con người toàn diện. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động: Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Hồ Chí Minh đánh giá đây là tư tưởng bất hủ và phải được áp dụng đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc.Đây là điểm xuất phát cho những tư tưởng khác về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động của Hồ Chí Minh. Giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện, là nhiệm vụ chính của bản thân các dân tộc. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động. Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sâu sắc rằng quyền lợi của dân tộc, quyền lợi của giai cấp và quyền lợi của nhân dân lao động thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây là tư tưởng về sự kết hợp giữa dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng: Từ nhận thức “tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi ách áp bức bóc lột, được sống sung sướng tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản”, Hồ Chí Minh quan niệm cuộc sống của nhân dân là mục tiêu của mọi hoạt động cách mạng. Quan điểm của Hồ Chí Minh cho thấy độc lập, tự do chưa đủ mà còn phải xây dựng một xã hội, một nhà nước của dân, vì dân. Gắn bó với tư tưởng con người là mục tiêu của cách mạng là tư tưởng con người là động lực của cách mạng. Chủ nghĩa xã hội không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải là một chế độ xã hội có sẳn để con người đến ở mà “chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”. Đây là tư tưởng sự nghiệp cách mạng , thành quả cách mạng của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện: Phát triển con người toàn diện là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tương lai của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào việc họ đã giải quyết nhiệm vụ lịch sử như thế nào mà còn là việc họ chuẩn bị con người cho tương lai ra sao. Thực hiện quá trình này không phải theo sở thích của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức mà phải xuất phát từ yêu cầu của cách mạng. Nội dung phát triển của con người toàn diện được Hồ Chí Minh đề cập rất cụ thể: Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài, trong đó đức là gốc. Đức và tài là hai tiêu chuẩn kết hợp hài hoà với nhau, nhưng nhìn chung Hồ Chí Minh nói nhiều đến đức và trong diễn đạt của Người, đức luôn đuợc đề cập đến trước. Theo Hồ Chí Minh, những yêu cầu cơ bản của đức là : trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế vô sản. Tài được hiểu là năng lực của con người để giải quyết nhiệm vụ được giao phó. Năng lực ấy thể hiện tập trung ở trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật và lý luận. Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục. Hồ Chí Minh quan niệm phẩm chất, năng lực của con người phải trải qua quá trình đấu tranh, rèn luyện. Đó là quá trình giáo dục, tự giáo dục trong hoạt động thực tiễn. Theo Người, giáo dục là công việc của toàn xã hội và đối với toàn xã hội. Người đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ. Hồ Chí Minh cũng cho rằng tự giáo dục là quá trình mình giáo dục mình, mình cải tạo mình, mình thực hiện cuộc cách mạng trong chính bản thân mình. Và đây cũng là một cuộc cách mạng khó khăn như thực hiện cuộc cách mạng ngoài xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng. Mẫu hình con người toàn diện được Hồ Chí Minh đề cập đến là những con người cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể tương ứng với yêu cầu của cách mạng trong hoàn cảnh ấy. Điều này không chỉ phản ánh biện chứng của quá trình phát triển con người toàn diện trong hiện thực mà còn phản ánh con người toàn diện được phát triển biện chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự cần thiết đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong việc xây dựng con người Việt Nam giai đoạn hiện nay Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Con người Việt Nam trong lịch sử: Con người Việt Nam hình thành dưới sự tác động đa dạng của các điều kiện tư nhiên và xã hội, song trước hết phải kể đến: sự tác động của môi trường - địa lý, đời sống kinh tế, lịch sử giữ nước; sự tác động của môi trường văn hoá. Theo đánh giá của Nguyễn Trường Tộ, một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu của Việt Nam trong lịch sử, ông cho rằng : Con người Việt Nam có tầm vóc vừa phải, có nhiều tài trí, lại khéo bắt chước kỹ xảo của người khác, biết học tập cái hay, cái khéo của người khác, không tự mãn. Ông cho rằng nước ta có địa thế tất lại có nhân tính tốt, ngày sau ắt sẽ phồn vinh vô cùng nhưng rất tiếc là thời bấy giờ, theo ông, con người Việt Nam vẫn còn chấp nê lệ tục cũ, bị lối học từ chương bó buộc nên chưa thể tung hoành nơi bốn bể được. Nhận xét trên đây của ông về con người Việt Nam chẳng những phản ánh đúng thực tế lịch sử trì trệ đang trói buộc con người Việt Nam mà còn chứa đựng tư tưởng mới về quan hệ con người và văn hoá, vai trò động lực của con người và văn hóa, một vấn đề mà chưa có nhà tư tưởng Việt Nam nào nói đến trước đó. Theo ông, muốn có con người Việt Nam thoát khỏi những chấp nê của tục lệ cũ, thoát khỏi lối học từ chương, có khả năng làm cho đất nước phồn vinh cần canh tân, cần tiếp thu và xây dựng nền văn hoá mới. Nhìn chung, phẩm chất và năng lực của người Việt Nam hình thành trong lịch sử có nhiều mặt tích cực nhưng cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Mặt tích cực đó là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức công đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. Mặt hạn chế có thể kể đến như: Những hạn chế của truyền thống dân chủ làng xã: việc các thành viên giám sát nhau chủ yếu qua dư luận công đồng dễ dẫn đến tư tưởng cục bộ, thiếu tinh thần tự giác. Tập quán sản xuất tiểu nông: dẫn đến khả năng hạch toán kinh tế kém cỏi, nặng về lợi ích trước mắt nên bỏ qua lợi ích lâu dài, tâm lý cầu an… Đề cao thái quá kinh nghiệm: dẫn đến xem thường lý luận, xem thường tuổi trẻ; quyền lực thuộc về những người lâu năm, nhiều tuổi…