Tiểu luận Vấn đế đình công trong xã hội hiện nay

1.1 Bất mãn về lương và quyền lợi. • Việc trả lương ngang bằng với công nhân của công ty nước ngoài thì vượt khỏi sức của Nhà nước, điều đó dẫn đến sự bất mãn vì chênh lệch lớn giữa mức lương của công nhân tại Doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh. • Với những công nhân làm việc cho các công ty nước ngoài thì lương tạm gọi là cao, nhưng đơn đặt hàng nhiều thì họ phải làm việc tối đa. Song có rất ít người chủ chịu trả thêm tiền ngoài giờ theo đúng quy định của pháp luật. • Nhiều công ty nhất là công ty nước ngoài không trả các quyền lợi như Bảo Hiểm, trợ cấp thất nghiệp, an sinh xã hội.cho công nhân. 1.2 Nhận thức của người lao động. Hầu hết lượng các lao động đến từ nông thôn do đó chưa có tác phong lao động công nghiệp, chưa hiểu nhiều về Pháp luật, chưa biết bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo đúng quy định của Pháp luật. Nên họ dễ bị kích động, lôi kéo, và tiến hành đình công khi quyền và lợi ích của họ bị vi phạm.

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đế đình công trong xã hội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong nền kinh tế thị trường Xã Hội Chủ Nghĩa, quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động diễn ra trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Có lẽ vì thế đình công hiện nay đang trở thành một vấn đề phổ biến. Đình công không phải là điều xa lạ trên thế giới cũng như ở Việt Nam đó là quyền của người lao động để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho riêng mình. Tuy nhiên các cuộc đình công trong thời gian gần đây diễn ra ngày càng nhiều với quy mô, tính chất càng lớn, đặc biệt hầu hết các cuộc đình công đều diễn ra trái pháp luật. Điều đó đặt ra những vấn đề nóng hổi cần phải được xã hội xem xét. Vì thế, nhóm em xin được chọn đề tài: “Vấn đề đình công trong xã hội hiện nay”. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề đình công sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là các sinh viên thuộc khối ngành kinh tế hiểu rõ hơn về luật Lao Động, cụ thể là Luật Đình Công để trang bị đủ kiến thức, tránh sau này mắc các sai lầm khi đình công do không hiểu biết luật, điều mà hầu hết mọi người đều vướng phải khi đình công hiện nay. Và từ đó sẽ giúp chúng ta học tốt hơn môn Pháp luật đại cương. Sau đó tích lũy thêm kiến thức cho công việc tương lai và góp phần nhỏ bé của mình cho sự ngiệp xây dựng nước nhà. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hằng (Khoa Luật kinh tế trường Đại học Kinh tế TPHCM ) đã hướng dẫn chúng em rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bài viết này vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. Tập thể nhóm 7 Hiện nay, đình công đã và đang trở thành một vấn đề khá nóng bỏng của xã hội thế nhưng có khá nhiều người còn mơ hồ về tình trạng này. Chương I sẽ đưa ra những thông tin cơ bản nhất để chúng ta có thể nắm rõ hơn về đình công. Khái niệm đình công Theo điều 172 Bộ luật Lao Động của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có nêu rõ “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể”. Các tranh chấp lao động tập thể được hiểu là các vấn đề về tiền lương, đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc của người lao động... Như vậy đình công là quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận. Nguyên nhân xảy ra đình công Những xung đột về quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động không được giải quyết thỏa đáng là nguyên nhân chính dẫn đến đình công. Bên cạnh đó vẫn có thể kể đến nhiều nguyên nhân quan trọng khác. Cụ thể là : Về phía người lao động và tập thể lao động. 1.1 Bất mãn về lương và quyền lợi. Việc trả lương ngang bằng với công nhân của công ty nước ngoài thì vượt khỏi sức của Nhà nước, điều đó dẫn đến sự bất mãn vì chênh lệch lớn giữa mức lương của công nhân tại Doanh nghiệp trong và ngoài Quốc doanh. Với những công nhân làm việc cho các công ty nước ngoài thì lương tạm gọi là cao, nhưng đơn đặt hàng nhiều thì họ phải làm việc tối đa. Song có rất ít người chủ chịu trả thêm tiền ngoài giờ theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều công ty nhất là công ty nước ngoài không trả các quyền lợi như Bảo Hiểm, trợ cấp thất nghiệp, an sinh xã hội...cho công nhân. 1.2 Nhận thức của người lao động. Hầu hết lượng các lao động đến từ nông thôn do đó chưa có tác phong lao động công nghiệp, chưa hiểu nhiều về Pháp luật, chưa biết bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo đúng quy định của Pháp luật. Nên họ dễ bị kích động, lôi kéo, và tiến hành đình công khi quyền và lợi ích của họ bị vi phạm. Về phía người sử dụng lao động. Đa số đình công thường bắt nguồn từ sự vi phạm Pháp luật lao động của người sử dụng lao động. Họ muốn đạt lợi nhuận tối đa bằng đủ cách như tăng cường độ lao động, tăng ca, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, tiền thưởng thấp, không ký hợp đồng lao động … Một số chủ sử dụng lao động còn quản lý hà khắc, đối xử thô bạo, xúc phạm nhân phẩm người lao động. Về phía cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Các cơ quan Nhà nước còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khuyết điểm : Tổ chức, trình độ của cán bộ các cấp chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Buông lỏng trong quản lý. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật lao động, Luật Doanh nghiệp…, chưa được tiến hành thường xuyên, đầy đủ, kịp thời đến người lao động và người sử dụng lao động tại các Doanh nghiệp. Chậm đưa ra những Chính sách cải thiện đời sống người lao động. Về phía tổ chức Công Đoàn cơ sở. Công Đoàn là cầu nối để giải quyết tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhưng hiện nay, vai trò của Công Đoàn thật “mờ nhạt”. 4.1 Số lượng Công Đoàn không nhiều. Việc thành lập Công Đoàn tại các Doanh nghiệp dân doanh còn rất hạn chế. Năm 2008 chỉ có khoảng 20% Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh thành lập tổ chức Công Đoàn cơ sở trên tổng số gần 120000 Doanh nghiệp. Đến 2010 cũng chỉ có thêm khoảng vài trăm Doanh nghiệp nữa có Công Đoàn cơ sở. 4.2 Chất lượng hoạt động của các Công Đoàn không cao. Hiện nay rất nhiều Công Đoàn cơ sở hoạt động rất yếu. Những người làm công tác Công Đoàn chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu kinh nghiệm, kiến thức và năng lực yếu do không hoặc ít được đào tạo có tổ chức, có hệ thống. Cơ chế tổ chức hoạt động của Công Đoàn chưa phù hợp với thực tế. Công Đoàn chưa làm được vai trò bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động. Hiện tượng quan liêu, móc ngoặc vẫn đang diễn ra trong hoạt động của các tổ chức Công Đoàn. Đáng thất vọng, chưa có một cuộc đình công nào do Công Đoàn đứng ra tổ chức, lãnh đạo theo quy định pháp luật. Rõ ràng đây là một sự thật cần được cải thiện. Mặt khác nâng cao đời sống cho công nhân, giảm mức độ rủi ro cho họ trong lao là một trong những việc làm thiết yếu nhằm góp phần giải quyết tình trạng quan hệ lao động thông qua đình công hiện nay. Mục tiêu của đình công Mục tiêu của đình công là nhằm tạo sức ép lên giới chủ hoặc nhà cầm quyền bằng cách gây những thiệt hại về kinh tế ở một mức độ nhất định, nhằm đòi hỏi ở mức độ cao hơn về quyền và lợi ích cho người lao động. Ví dụ đình công đòi tăng lương, chế độ bảo hiểm, chế độ an sinh, chế độ thất nghiệp... Cách thức tiến hành đình công Định nghĩa Cách thức tiến hành đình công là phương thức ngừng việc của người lao động. Phương thức này có thể được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thống nhất trình tự đình công chung trong phạm vi quốc gia (như ở Nga, Thái Lan, Philippin...) hoặc được thực hiện theo án lệ hoặc tập quán (như ở Đức). Các phương thức Dựa vào tập quán đình công và thực tiễn có thể thấy cách thức tiến hành đình công chủ yếu được thực hiện theo những phương thức cơ bản sau đây: Đình công cảnh cáo được tiến hành trong khoảng thời gian ngắn đã ấn định trước để lưu ý chủ sử dụng lao động về tầm quan trọng của các yêu sách. Đình công chớp nhoáng là những trường hợp ngừng việc trong khoảng thời gian rất ngắn, nhằm biểu thị sự bất mãn nhiều hơn là để gây áp lực. Đình công luân phiên là trường hợp những phân xưởng khác nhau trong một doanh nghiệp, hoặc những doanh nghiệp khác nhau trong một ngành, địa phương luân phiên nhau ngừng hoạt động. Các nguyên tắc đình công ( Theo Bộ Luật Lao Động số 74/2006/QH11 ) Các nguyên tắc tiến hành đình công theo quy định của pháp luật Điều 172a : Đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời. Với doanh nghiệp chưa có Công đoàn cơ sở thì lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử và phải thông báo với công đoàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương. Điều 174a 1. Lãnh đạo đình công lấy ý kiến để đình công theo quy định sau đây: Với doanh nghiệp dưới ba trăm người thì lấy ý kiến trực tiếp của người lao động.Với doanh nghiệp có từ ba trăm lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành viên Ban chấp hành công đoàn cơ sở, Tổ trưởng tổ sản xuất; trường hợp không có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản xuất. 2. Tổ chức lấy ý kiến có thể bằng hình thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký. Thời gian và hình thức tổ chức do Công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động quyết định và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày. Điều 174b 1. Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình công bằng văn bản và lập bản yêu cầu khi đã lấy ý kiến đình công. 2. Bản yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Những vấn đề tranh chấp lao động tập thể . b) Kết quả lấy ý kiến đồng ý đình công; c) Thời điểm bắt đầu đình công; d) Địa điểm đình công; đ) Địa chỉ người cần liên hệ để giải quyết. 3. Ít nhất năm ngày, trước khi bắt đầu đình công, Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động phải cử đại diện nhiều nhất là ba người để trao quyết định đình công và bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi một bản cho cơ quan lao động cấp tỉnh và một bản cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh. 4. Đến thời điểm bắt đầu đình công đã được báo trước nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì tiến hành đình công. Các hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công( Điều 174 đ ) 1. Cản trở đình công hoặc kích động, lôi kéo,ép buộc người lao động đình công, cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc. 2. Dùng bạo lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp. 3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng. 4. Chấm dứt hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật hoặc điều động nơi làm việc vì lí do chuẩn bị đình công đối với người lao động, người lãnh đạo đình công. 5. Trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo đình công. 6. Tự ý chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp để chống lại đình công. 7. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các cuộc đình công bất hợp pháp. Điều 173 : Đình công gọi là bất hợp pháp nếu : 1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể. 2. Không do người lao động cùng làm trong một doanh nghiệp tiến hành. 3. Khi vụ tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức giải quyết theo quy định của Bộ luật này. 4. Vi phạm các thủ tục tiến hành đình công quy định trong Bộ luật này. 5. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định. 6. Đình công tại doanh nghiệp trong Danh mục do Chính phủ quy định. 7. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. Quy định về việc bồi thường thiệt hại khi đình công trái luật có gây thiệt hại cho người sử dụng lao động ( Số:11/2008/NĐ-CP ) Điều 7. Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở xác định thiệt hại. Mức bồi thường tối đa không vượt quá ba 3 tháng tiền lương liền kề trước ngày đình công diễn ra theo hợp đồng lao động của những người lao động tham gia đình công. Điều 10. Thực hiện bồi thường thiệt hại 1. Trường hợp tổ chức công đoàn cơ sở đã lãnh đạo cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động và kinh phí bồi thường lấy từ tài sản của tổ chức công đoàn cơ sở. 2. Trường hợp đại diện tập thể lao động lãnh đạo đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp thì phải bồi thường thiệt hại đã gây ra.Đối với người lao động tham gia đình công, việc bồi thường thiệt hại được khấu trừ dần vào tiền lương hàng tháng của người đó và mức khấu trừ tối đa một lần là không quá 30% theo hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động chấm dứt quan hệ lao động trước khi hoàn thành việc bồi thường, phần bồi thường còn lại được tính là khoản nợ của người lao động đối với người sử dụng lao động. Nhận xét ,ý kiến: Thực tế cho thấy một số quy định về đình công trong Bộ Luật Lao Động sửa đổi năm 2006 ở trên vẫn còn chưa thực sự khả thi. Cụ thể là: Một là, quy định thủ tục chuẩn bị đình công quá phức tạp và khó có khả năng thực thi trong thực tiễn (điều 174a, 174b). Hai là, chưa có quy định đảm bảo thực hiện nếu thương lượng hay hoà giải thành dù việc thương lượng truớc khi đình công là rất phù hợp với thực tế. Nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định quá chặt chẽ này thì có lẽ các cuộc đình công vẫn là bất hợp pháp, dù đó là đình công để phản đối việc vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động hay để đòi những lợi ích hợp pháp của người lao động. Tóm lại, muốn đảm bảo kinh tế xã hội phát triển bền vững cần xây dựng hệ thống pháp luật mang tính công bằng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động lẫn người sử dụng lao động, đề ra các phương án phù hợp để không phải xảy ra tình trạng đình công. Sau khi đã tìm hiểu sơ nét về vấn đề đình công ở Chương I, Chương II sẽ cho chúng ta cái nhìn cụ thể hơn về đình công trên thực tế đã và đang diễn ra như thế nào. Đề từ đó chúng ta có thể hiểu được tại sao đình công lại trở thành một vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện nay đến như vậy ? Số lượng, phạm vi, quy mô các cuộc đình công hiện nay Số lượng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Lao động – thương binh và xã hội ( 1995-2010) bình quân hàng năm nước ta xảy ra khoảng 98 cuộc đình công và số lượng năm sau lại cao hơn năm trước. Dù vậy nhưng cũng có một dấu hiệu lạc quan hơn khi từ 1997 đến 2010 số lượng này đã giảm dần. Bảng số liệu số lượng các vụ đình công từ 1995-2010 Năm  1995  1996  1997  1998  1999  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2006  2007  2008  2009  2010   Số lượng  28  59  59  62  67  71  89  100  139  125  147  150  541  330  216  139   Hiện nay đình công xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : 67,4% (trong đó chiếm nhiều nhất là công ty của Đài Loan :32%, Hàn Quốc 27,1%) ; doanh nghiệp tư nhân: 25,4% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 7,2%. Nhưng cũng đáng mừng khi số vụ đình công ở doanh nghiệp Nhà nước đang giảm dần dù số vụ đình công tại khối doang nghiệp dân doanh lại tăng. Phạm vi Theo thống kê từ 1995 đến 2010 đình công xảy ra nhiều nhất tại các khu công nghiệp của TPHCM ( chiếm 42,9%), Bình Dương( chiếm 18,3%), Đồng Nai và các tỉnh khác chiếm 17,4 % trên tổng số các cuộc đình công trong cả nước. Hiện nay, đình công có xu hướng phát triển ra các tỉnh miền Trung và miền Bắc như Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng... Quy mô. Công nhân ngày càng ý thức được quyền lợi của mình nên quy mô các cuộc đình công cũng theo đó mà tăng dần. Như có hiện tượng phản ứng dây chuyền một số cuộc đình công, có cuộc đình công kéo dài nhiều ngày với hàng vạn người tham gia, thậm chí còn có những hành động quá khích, như đánh người gây thương tích, đập phá máy móc, nhà xưởng, tài sản doanh nghiệp... Tính chất, đặc điểm của các cuộc đình công hiện nay. Tính chất Hầu hết các cuộc đình công thường xuất phát từ quan hệ lao động và vì mục đích kinh tế (chiếm khoảng 90%) như : tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm thêm; bảo hiểm xã hội, phúc lợi, điều kiện ăn, ở...Khoảng 10% xuất phát từ những vấn đề khác như: yêu cầu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần khi thôi việc, và đôi khi đình công được sử dụng để ép chính quyền thay đổi các chính sách.. Đặc điểm Đến nay 100% các cuộc đình công xảy ra đều tự phát, trái luật về thủ tục tiến hành và không do Công Đoàn lãnh đạo. Do đó chưa có cuộc đình công nào được đưa ra hoà giải tại hội đồng hoà giải lao động cơ sở và cũng vì thế, chưa có vụ nào được hoà giải và giải quyết tại toà lao động, toà án nhân dân các cấp. Thực trạng về việc giải quyết các cuộc đình công hiện nay. Phía các cơ quan chức năng Thật đáng buồn khi thực tế giải quyết đình công cho thấy cơ quan chức năng chỉ muốn thu xếp cho ổn thỏa, cho “êm” là được, chủ yếu thông qua thương lượng, hòa giải. Các cơ quan chức năng mới chỉ can thiệp xử lý một số vụ vi phạm Luật hình sự như xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe người lao động bằng cách yêu cầu người vi phạm xin lỗi trước dân, đền bù một số tiền vừa phải (có trường hợp bồi thường danh dự 1 USD). Việc xử lý ở mức cao hơn (như truy cứu trách nhiệm hình sự) rất ít khi được áp dụng. Phía người sử dụng lao động. Chính vì các cơ quan chức năng giải quyết “ hậu đình công” khá nhẹ nhàng nên các doanh nghiệp đã tự ý đưa ra các hình thức xử lý đối với người lao động đình công như đuổi việc, trù dập thậm chí sai người đánh đập hành hung người tham gia đình công. Ví dụ vào năm 2006 giám đốc công ty ( Hóc Môn ) đã sai người đến giết anh P, người lãnh đạo cuộc đình công vào buổi sáng ngày hôm đó đòi trả lương đúng hạn, ngay trên đường anh về nhà. Phía người lao động Hầu hết các cuộc đình công đều tự phát vá trái luật. Thậm chí người lao động có những hành động quá khích như đập vỡ máy móc, đánh người (chủ doanh nghiệp). Đáng nói hơn khi gần đây công nhân đình công chỉ vì lý do rất vu vơ, như để... “dằn mặt” hay chỉ đơn giản là “...muốn được nghỉ ngơi một chút”. Ví dụ vào sáng 1-11-2004, ngay khi vừa nghe công ty thông báo thay đổi cách trả lương thời gian sang trả lương sản phẩm, toàn bộ 447 công nhân công ty TNHH May King Ken (Gò Vấp, TP.HCM) đã đình công vì lo sợ thu nhập bị giảm. Rõ ràng người lao động nếu muốn đòi được những lợi ích chính đáng cho mình thì bản thân họ phải đình công sao cho đúng luật và đúng mục đích. Nguyên nhân các cuộc đình công đều xảy ra tự phát hiện nay Rõ ràng Chính phủ, Nhà nước đã rất tích cực, giải pháp không thiếu, vậy tại sao tình trạng đình công vẫn kéo dài, thậm chí “lớn hơn về quy mô, gay gắt hơn về tính chất”. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân sau : Công nhân không hiểu rõ luật pháp. Đa số công nhân không am hiểu về pháp luật, trình độ nhận thức còn hạn chế, nóng vội, do đó hầu hết các cuộc đình công xảy ra đều mang tính tự phát và trái luật. Nếu tình trạng này vẫn xảy ra, công nhân không những không đòi được quyền lợi cho mình, mà còn phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp. Vướng mắc trong quá trình áp dụng luật đình công. 2.1 Thủ tục tiến hành đình công quá nhiêu khê. Đình công là một yêu cầu tự thân rất quan trọng của người lao động. Tuy nhiên, khi pháp luật quy định phải đảm bảo trên 50% số người trong tập thể lao động tán thành bằng cách lấy chữ ký hoặc bỏ phiếu kín mới được tiến hành đình công thì đối với một tập thể nhiếu lao động, đặc biệt với những doanh nghiệp có nhiều cơ sở sản xuất ở những địa điểm khác nhau là những thủ tục khá nhiêu khê đối. Thế nên 100% các cuộc đình công đã xảy ra đều vi phạm quy định này. 2.2 Quyền đình công là của ai? Theo quy định đình công phải do Công Đoàn lãnh đạo thế nhưng người có tư cách đại diện lại không dám đấu tranh! Nhưng người dám đấu tranh thì lại không có quyền đại diện và các cuộc đình công như vậy gọi là bất hợp pháp. Phải chăng nhà nước cần trao quyền đình công lại cho người công nhân ? Vai trò của Công Đoàn còn mờ nhạt. Một số cán bộ công đoàn chưa phát huy tác dụng, không có uy tín. Cán bộ công đoàn đồng thời cũng là người lao động phải chịu nhiều sức ép về trách nhiệm quản lý hành chính, thu nhập và việc làm phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó người công nhân buộc phải tự mình đứng lên đấu tranh. Một số nhận xét ,đề xuất ý kiến về vấn đề đình công ở nước ta. Trong suốt quá trình tìm hiểu về đề tài này nhóm chúng em xin được mạn phép đưa ra một số ý kiến, nhận xét về vấn đề đình công ở nước ta hiện nay. Thứ nhất : Có thể thấy người công nhân chỉ ẩn hiện trong các bài báo, phóng sự, dưới các cuộc phỏng vấn chị công nhân X, Y nào đó, để thể hiện sự bức xúc nhất thời. Chưa có những nghiên cứu cảnh báo sớm về tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng, sự cô lập của công nhân. Do đó không sớm thì muộn đình công sẽ xảy ra. Thiết nghĩ chúng ta ( cụ thể là trên các phương tiện truyền thông ) nên có những tiếng nói đứng về phía người công nhân nhiều hơn để các doanh nghiệp có những chính sách kịp thời “ vẹn cả đôi đường”. Thứ hai : Các doanh nghiệp cần có cái nhìn đúng đắn hơn về người lao động. Cần quan tâm đến họ hơn nữa như có mức lương, tiến thưởng hợp lý ,trợ cấp quà cáp vào các ngày lễ tết, chính sách bảo hiểm y tế, xã hội... Để họ có thể yên tâm làm việc hết sức mình. Đồng thời người lao động cần phải biết sử dụng đúng đắn quyền hạn ( đình công ) của mình, tự bồi dưỡng rèn luyện bản thân. Như vậy chẳng phải sẽ có lợi hơn cho cả doanh ng