Tiểu luận Vận dụng cặp phạm trù nội dung - hình thức để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền kinh tế của mình. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng của công cuộc đổi mới. Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chử yếu của kinh tế đối ngoại, đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta, ngoại thương có tác dụng rất lớn, rất quan trọng. Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất riêng biệt Do đó cần phải nhận rõ tầm quan trọng của xuất nhập khẩu, tình hình thực tế về ngoại thương của nước ta để đề ra những giải pháp, chiến lược thích hợp để phát triển hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó, việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đem đến nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách. “ Vận dụng cặp phạm trù Nội dung – Hình thức để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta ” là mục đích chính của bài Tiểu luận này. Đề tài này rất rộng và mang tính thời sự, tuy nhiên do hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên chúng em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ hiểu biết của mình. tiểu luận gồm 3 chương : Chương 1: Lý luận của Triết học Mác về cặp phạm trù "Nội dung – hình thức" Chương 2: Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" trong vấn đề đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta Chương 3: Một số giải pháp để giải quyết vấn đề đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta

doc26 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng cặp phạm trù nội dung - hình thức để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU: 2 Chương 1: Lý luận của Triết học Mác về cặp phạm trù "Nội dung – hình thức" 4 1.1 Khái niệm Nội dung và hình thức 4 1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 5 1.2.1 Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức 5 1.2.2 Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật 5 1.2.3 Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung 6 Chương 2: Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" trong vấn đề đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta 7 2.1 Vai trò của xuất nhập khẩu 7 2.1.1 Điều hòa quá trình tái sản xuất xã hội 7 2.1.1.1 Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước: 7 2.1.1.2 Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy. 7 2.1.1.3 Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. 8 2.1.2 Thúc đẩy Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mở rộng thị trường: 9 2.2 Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2001 đến nay 10 2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu chung ở Việt Nam giai đoạn 2001-2008 10 2.2.1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hiên nay 10 2.2.1.2 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 2.2.2 Những thành tựu đạt được: 13 2.2.2.1 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: 13 2.2.2.2 Về chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: 13 2.2.2.3 Về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu: 13 Chương 3: Một số giải pháp để giải quyết vấn đề đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta 15 3.1 Điều chỉnh chiến lược vào cơ cấu xuất nhập khẩu: 15 3.2 Quảng bá thương hiệu tăng sức cạnh tranh: 18 3.3 Phát triển khoa học – công nghệ và mở rộng thị trường: 20 KẾT LUẬN: 22 LỜI MỞ ĐẦU: Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển nền kinh tế của mình. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng của công cuộc đổi mới. Xuất nhập khẩu là một trong những hình thức chử yếu của kinh tế đối ngoại, đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển như nước ta, ngoại thương có tác dụng rất lớn, rất quan trọng. Việc mở rộng giao lưu kinh tế thế giới sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội rất riêng biệt… Do đó cần phải nhận rõ tầm quan trọng của xuất nhập khẩu, tình hình thực tế về ngoại thương của nước ta để đề ra những giải pháp, chiến lược thích hợp để phát triển hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó, việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đem đến nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách. “ Vận dụng cặp phạm trù Nội dung – Hình thức để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta ” là mục đích chính của bài Tiểu luận này. Đề tài này rất rộng và mang tính thời sự, tuy nhiên do hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên chúng em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ hiểu biết của mình. tiểu luận gồm 3 chương : Chương 1: Lý luận của Triết học Mác về cặp phạm trù "Nội dung – hình thức" Chương 2: Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" trong vấn đề đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta Chương 3: Một số giải pháp để giải quyết vấn đề đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta Chương 1: Lý luận của Triết học Mác về cặp phạm trù "Nội dung – hình thức" 1.1) Khái niệm Nội dung và hình thức Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó. VD: Nội dung của quá trình sản xuất là tổng hợp tất cả những yếu tố vật chất như con người, công cụ lao động, đối tượng lao động, các quá trình con người sử dụng công cụ để tác động vào đối tượng lao động, cải biến nó tạo ra sản phẩm cần thiết cho con người. Còn hình thức của quá trình sản xuất là trình tự kết hợp, thứ tự sắp xếp tương đối bền vững các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất, quy định đến vị trí của người sản xuất đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm của quá trình sản xuất. Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó. Song phép biện chứng duy vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung. Thí dụ, nội dung của tác phẩm văn học phản ánh,còn hình thức bên trong của tác phẩm đó là thể loại, những phép thể hiện được tác giả sử dụng trong tác phẩm như phương pháp kết cấu bố cục, nghệ thuật xây dựng hình tượng, các thủ pháp miêu tả, tu từ… Ngoài ra, một tác phẩm văn học còn có hình thức bề ngoài như màu sắc trình bày, khổ chữ, kiểu chữ… Trong cặp phạm trù nội dung và hình thức, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không muốn nói đến hình thức bề ngoài của sự vật. ) Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 1.2.1) Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức Vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nội dung. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần tuý không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định. Nội dung nào có hình thức đó. Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không phải vì thế mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện ra trong một hình thức nhất định, và một hình thức luôn chỉ chứa một nội dung nhất định, mà một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, một hình hệ thốngức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau. Thí dụ, quá trình sản xuất ra một sản phẩm có thể bao gồm những yếu tố nội dung giống nhau như: con người, công cụ, vật liệu… nhưng cách tổ chức, phân công trong quá trình sản xuất có thể khác nhau. Như vậy, nội dung quá trình sản xuất được diễn ra dưới những hình thức khác nhau. Hoặc cùng một hình thức tổ chức sản xuất như nhau nhưng được thực hiện trong những ngành, những khu vực, với những yếu tố vật chất khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. Vậy là một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung khác nhau. 1.2.2) Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật Vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng chủ đạo của hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung. Dưới sự tác động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữ các sự vật, với nhau trước hết làm cho các yếu tố của nội dung biến đổi trước; còn những mối liên kết giữa các yếu tố của nội dung, tức hình thức thì chưa biến đổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở nên lạc hậu hơn so với nội dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Do xu hướng chung của sự phát triển của sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung 4 mà sẽ phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới. Ví dụ, lực lượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất còn quan hệ sản xuất biến là hình thức của quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất biến đổi chậm hơn, lúc đầu quan hệ sản xuất còn là hình thức thích hợp cho lực lượng sản xuất. Nhưng do lực lượng sản xuất biến đổi nhanh hơn nên sẽ đến lúc quan hệ sản xuất lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sẽ trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, con người phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi của hình thức. 1.2.3 ) Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ: Nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung. Chương 2: Thực tiễn áp dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" trong vấn đề đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta 2.1) Vai trò của xuất nhập khẩu 2.1.1 ) Điều hòa quá trình tái sản xuất xã hội Với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có những vai trò quan trọng: 2.1.1.1 ) Tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước Một trong những vai trò quan trọng nhất của xuất nhập khẩu nói riêng và kinh tế đối ngoại nói chung là thông qua hoạt động buôn bán trao đổi với nước ngoài để tạo vốn cần thiết cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Việc tạo vốn và sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả trở thành mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu đầu trong thời kì đầu công nghiệp hóa nói chung và trong chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, không một quốc gia nào lại đặt hy vọng vào việc thực hiện công nghiệp hóa chỉ bằng vốn của bản thân. Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta không những đòi hỏi các khoản vốn và đầu tư hiện có, mà còn đòi hỏi nhiều khoản đầu tư mới và lớn mà khả năng trong nước không đủ đáp ứng. Tuy nhiên, cần xác định những mục tiêu hợp lý, thực tế, không quá tham vọng. Bên cạnh đó, một mặt quan trọng về vốn là hiệu quả sử dụng của nó. Có thể nói, tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trở thành yếu tố có tác động mạnh nhất tới quá trình tăng trưởng kinh tế kém phát triển như nước ta ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa. 2.1.1.2 ) Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy Tiêu dùng là mục đích của sản xuất. Tiêu dùng với tư cách là một yếu tố của quá trình tái sản xuất xã hội, vừa chịu sự tác động quyết định của sản xuất, nhưng đồng thời cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản xuất. Tiêu dùng chính là quá trình tái sản xuất sức lao động, yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Không đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu đến một mức độ cần thiết thì không thể tái sản xuất đầy đủ về số luợng và chất lượng lao động cho quá trình sản xuất mới. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với việc chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy. Xuất nhập khẩu nhập khẩu những tư liệu sản xuất mới cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nước. Xuất nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đủ. Đây là một hoạt động quan trọng của xuất nhập khẩu để phục vụ cho tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đa dạng của nhân dân, nhưng hoàn toàn không thể bị động với đòi hỏi của tiêu dùng, mà phải tác động mạnh mẽ đến tiêu dùng đặc biệt là cơ cấu tiêu dùng trong xã hội, làm cho nó thích ứng với tình trạng cụ thể của cơ cấu sản xuất. Mở rộng buôn bán với nước ngoài đã làm cho tình trạng tiêu dùng của xã hội có nhiều biến đổi quan trọng. Sự thay đổi đó đặt ra những yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng, kiểu, mốt, thẩm mỹ của hàng tiêu dùng. Điều đó một mặt thúc ép việc sản xuất trong nước muốn phát triển phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày vàng cao của người tiêu dùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được với hàng ngoại. Mặt khác xuất nhập khẩu có thể và cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc hướng người tiêu dùng vào những đòi hỏi hợp lý đối với thị trường, phù hợp với chính sách tiêu dùng trong một giai đoạn nhất định. Phải bằng nhiều biện pháp trong đó quan trọng là biện pháp giá cả để điều tiết những đòi hỏi vượt quá khả năng của nền kinh tế. 2.1.1.3 ) Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Xuất nhập khẩu ra đời là kết quả của sản xuất phát triển, đồng thời xuất nhập khẩu lại là một tiền đề cho sự phát triển của sản xuất.Sản xuất có phát triển thì xã hội mới giàu có. Nhưng muốn sản xuất phát triển thì cần giải quyết các nhân tố cần thiết cho quá trình đó. Đó là việc đảm bảo các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuấ, tạo tập thị trường cho sản xuất phát triển. Trong nền kinh tế kém phát triển như nước ta, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, việc buôn bán với nước ngoài đưa đến những thay đổi cơ cấu sản phẩm xã hội có lợi cho quá trình phát triển. Sự phát triển của xuất nhập khẩu làm cho đất đai lao động của nước ta được sử dụng triệt để hơn để sản xuất các sản phẩm nhiệt đới như gạo, cao su, cà phê, chè, dầu dừa… để xuất khẩu. Nhờ xuất nhập khẩu mà các nước “thoát khỏi tình trạng các tiềm năng không được khai thác”. Khái niệm nhập khẩu dẫn đến sự phát triển bao gồm các yếu tố thúc đẩy nhất định đối với một số ngành công nghiệp vốn không có cơ hội phát triển nào khác. Ví dụ, khi phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu sẽ tạo ra nhu cầu cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến. Việc cung cấp cơ sở hạ tầng – đường bộ, đường sắt, cầu cảng, năng lượng, thông tin liên lạc – cho ngành công nghiệp xuất khẩu có thể làm giảm chi phí và còn mở cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của xuất nhập khẩu có quan hệ đến thuế tức là phần thu nhập không nhỏ của chính phủ từ việc xuất khẩu, nhập khẩu (dưới dạng thuế hay lợi nhuận) được dùng để tài trợ cho sự phát triển của các ngành khác. 2.1.2 ) Thúc đẩy Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, mở rộng thị trường Vai trò quan trọng và bao quát của xuất nhập khẩu là góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm những đầu vào mới cho công nghiệp và tiêu thụ của những sản phẩm mà công nghiệp làm ra. Trong quá trình mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài, xuất nhập khẩu còn được sử dụng như một công cụ thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. Quá trình này không chỉ đơn giản là gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để tranh thủ những lợi thế do ngoại thươngvà phân công lao động quốc tế mang lại, mà quan trọng hơn là dùng ngoại thương để thúc đẩy quá trình phát triển trong nội bộ nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường thống nhất trong nước qua các hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, vốn, marketing.. từ các công ty nước ngoài vào nước ta. Qua hoạt động liên doanh, đầu tư vốn hình thành các khu công nghiệp, thành phố lớn, khu chế biến xuất khẩu, cảng tự do buôn bán… mà hình thành nên các mối quan hệ gắn bó trên thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn lạc hậu, cơ cấu kinh tế mang nặng tính nông nghiệp và khai khoáng, tỷ trọng hàng công nghiệp chưa lớn thì xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên là khó tránh khỏi, nhưng xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô và mức độ chế biến thấp như hiện nay là lãng phí và chóng làm cạn kiệt nguồn dự trữ. Chính vì vậy cần hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô và sơ chế, khuyến khích xuất khẩu có mức độ chế biến cao hoặc thành phẩm tiêu dùng. Đó không chỉ là cách làm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, mà còn kết hợp được tài nguyên thiên nhiên với nguồn lao động dồi dào sẵn có và góp phần nâng cao trình độ công nghệ qua phát triển công nghiệp chế tạo và chế biến. Xuất nhập khẩu tạo môi trường thuận lợi cho việc mở rộng hàng hóa của nước ta ra nước ngoài, giúp mở rộng thị trường. Trong xuất nhập khẩu, việc nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nhận chuyển giao công nghệ sẽ thúc đẩy khoa học kỹ thuật trong nước phát triển từ đó góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa. 2.2 ) Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2001 đến nay 2.2.1 ) Tình hình xuất nhập khẩu chung ở Việt Nam giai đoạn 2001-2008 2.2.1.1 ) Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hiên nay a. Nhân tố khách quan : Những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới, Trung Quốc gia nhập WTO b. Nhân tố chủ quan : Việt Nam gia nhập WTO, các Hiệp định Thương mại, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2010, định hướng chiến lược phát triển Ngoại thương Việt Nam, mục tiêu chung của xuất khẩu Việt Nam thời kì 2010-2015. 2.2.1.2 ) Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam a. Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu : Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu tương đói ổn định ổn định. Năm 2011,2 tháng đầu năm tăng trưởng xuất nhập khẩu đạt 8,9 tỷ usd, tăng o,1% so với cùng kỳ. trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những tăng trưởng về xuất khẩu khá tốt tăng gần 40% trong khi doanh nghiệp trong nuocs giảm 20%. Điều này cho thấy môi trường thông thoáng của viêt nam dã phat huy tác dụng các nghành có hàm lượng chất xám nhiều như điện tử đã bắt đầu xuất khẩu nhiều. • về xuất khẩu : Kim nghạch xuất khẩu hàng hóa thang 2 ước đạt 3,9 tỷ usd, giảm 23,2% so với tháng 2/2009, trong đó : xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài đạt 1,85 tỷ usd, tăng 16,5%. Tính chung 2 tháng ước đạt 8.91 tỷ usd tăng 0.1 so vơi cùng kỳ. Xét theo nhóm hàng: tháng 2, nhóm hàng nông lâm, thủy sản ước đạt 0,79 tỷ usd, giảm 23,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 0,45 tỷ usd, giảm 29,95%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 2,01 tỷ usd giảm 33.4% so với tháng 2/2009. tính chung 2 tháng nhóm hàng nông lâm thủy sản ước đạt 1,84 tỷ usd, tăng 2,,2%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,12 tỷ usd ,giảm 11,7% nhóm hàng công nghiệp ché biến ước đạt 4,62 tỷ usd, giảm 9,5% so với cùng kỳ Xuất khẩu 2 tháng của một số mặt hàng chủ yếu như: dầu thô ước đạt 1,36 triệu tấn, giảm 51,3% về lượng và 15,4% về kim nghạch; dệt may 0,15 tỷ $,tăng 16.8%, giày da 0,68 tỷ $ tăng 4 % ; sản phẩm gỗ 0.47 triệu$, tăng 29.2% ; linh kiện điện tử 0,41 tỷ$, tăng 30,6%; gạo 781 nghìn tấn ,giảm 24,9% về lượng và giảm 6,8% về kim nghạch. Sự phục hồi của nền kinh tế một số nước trong khối EU chạm nên xuất khẩu thang 2 vào một số thị trường chính giảm nhẹ 2,2% so với 2/2010 tuy nhiên với thị trường châu á tăng 4.6%; hoa kỳ tăng 23,8%;trung quốc tăng 26,3%. Tính chung 2 tháng, xuât khẩu vào một thị trường chính so với cùng kỳ như sau: châu á chiếm 48,7%; châu âu chiếm 19,0%; châu mỹ chiếm 23,5%; châu phi chiếm 1,3%; châu đại dương chiếm 4,5% thị trường khác chiếm 2,9%. b. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu: Hàng dầu thô và than đá đã chiếm 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Khối lượng xuất khẩu dầu thô giảm nhẹ trong năm cả về số lượng và trữ lượng. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều tiến triển. Nhóm hàng nông lâm thủy sản Trong năm 2010-2011 giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên. Đây là những mặt hàng chịu nền tác động của thị trường thế giới. Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thỷ sản trước những thời cơ và thách thức mới. Nhóm hàng chế biến Đây là nhó
Tài liệu liên quan