Tìm hiểu biểu hiện tự ý thức của học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Lý do chọn đề tài Ý thức và tự ý thức là một trong những vấn đề cơ bản của tâm lý học được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, cho đến nay, lĩnh vực này vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp chưa được giải quyết triệt để. Sự phát triển tự ý thức không chỉ là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên - học sinh mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Những biến động xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ nói chung và học sinh trung học phổ thông ở nước ta nói riêng - những người đang trong quá trình xác định hình ảnh bản thân và hoàn thiện nhân cách nhưng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội. Thanh niên - học sinh Việt Nam hiện nay đã và đang có những biểu hiện tự ý thức như thế nào, có khách quan, phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi và yêu cầu của xã hội hay chưa? Những biểu hiện này là tích cực hay tiêu cực? Có sự khác biệt trong những biểu hiện tự ý thức giữa học sinh các trường hay không?. Tất cả vẫn là ẩn số. Biện pháp giáo dục, rèn luyện ý thức nói chung, tự ý thức nói riêng đối với thế hệ trẻ chỉ mang lại hiệu quả khi nó được xây dựng trên cơ sở của việc giải mã ẩn số trên. Tìm hiểu những biểu hiện tự ý thức hiện có ở học sinh THPT hiện nay trở thành một trong những vấn đề cấp thiết của lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục. Với những lý do trên, đề tài “Biểu hiện tự ý thức của học sinh một số trường Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu biểu hiện tự ý thức của học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009 – 2010 285 TÌM HIỂU BIỂU HIỆN TỰ Ý THỨC CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Kiều Thị Thanh Trà (SV năm 4, Khoa Tâm lý Giáo dục) GVHD: ThS. Lý Minh Tiên 1. Lý do chọn đề tài Ý thức và tự ý thức là một trong những vấn đề cơ bản của tâm lý học được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên, cho đến nay, lĩnh vực này vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp chưa được giải quyết triệt để. Sự phát triển tự ý thức không chỉ là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên - học sinh mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Những biến động xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ nói chung và học sinh trung học phổ thông ở nước ta nói riêng - những người đang trong quá trình xác định hình ảnh bản thân và hoàn thiện nhân cách nhưng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực từ môi trường xã hội. Thanh niên - học sinh Việt Nam hiện nay đã và đang có những biểu hiện tự ý thức như thế nào, có khách quan, phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi và yêu cầu của xã hội hay chưa? Những biểu hiện này là tích cực hay tiêu cực? Có sự khác biệt trong những biểu hiện tự ý thức giữa học sinh các trường hay không?... Tất cả vẫn là ẩn số. Biện pháp giáo dục, rèn luyện ý thức nói chung, tự ý thức nói riêng đối với thế hệ trẻ chỉ mang lại hiệu quả khi nó được xây dựng trên cơ sở của việc giải mã ẩn số trên. Tìm hiểu những biểu hiện tự ý thức hiện có ở học sinh THPT hiện nay trở thành một trong những vấn đề cấp thiết của lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục. Với những lý do trên, đề tài “Biểu hiện tự ý thức của học sinh một số trường Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu; phương pháp – công cụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu biểu hiện tự ý thức của học sinh một số trường THPT tại TPHCM; từ đó đề xuất một số giải pháp định hướng việc rèn luyện tự ý thức cho học sinh THPT. Mẫu nghiên cứu: 465 học sinh học sinh khối 10, 11, 12 ở một số trường THPT tại TPHCM năm học 2009 – 2010. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu (để làm rõ cơ sở lý luận); điều tra bằng bảng câu hỏi (để khảo sát thực tiễn); các phương pháp thống kê Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 286 toán học. Trong đó, điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ đạo. Công cụ nghiên cứu là bảng câu hỏi đóng nhằm khảo sát biểu hiện tự ý thức của học sinh trên ba mặt: nhận thức (câu 1, 2), thái độ (câu 3), hành vi (câu 4); đánh giá của học sinh về một số yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức (câu 5). 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả tìm hiểu một số biểu hiện tự ý thức của học sinh một số trường THPT tại TPHCM hiện nay 3.1.1. Mức độ biểu hiện tự ý thức của học sinh THPT Bảng 1: Mức độ biểu hiện tự ý thức của học sinh THPT Mức độ Xếp loại biểu hiện Tổng điểm Tần số Tỷ lệ % 5 Cao > 346 3 0.6 4 Khá 283 - 346 269 57.8 3 Trung bình 219 - 282 186 40.0 2 Khá thấp 155 - 218 7 1.5 1 Thấp ≤154 0 0 Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ biểu hiện tự ý thức của học sinh THPT ở TPHCM hiện nay là không đều nhau, phần lớn tập trung ở mức khá (57.8%). 40% học sinh có biểu hiện tự ý thức ở mức trung bình. Tỉ lệ học sinh có mức độ biểu hiện tự ý thức ở mức cao và mức khá thấp chiếm rất ít (0.6% và 1.5%). Nhìn chung, biểu hiện tự ý thức của học sinh THPT tập trung từ trung bình đến khá và có khuynh hướng thiên về mức khá. 3.1.2. Một số biểu hiện tự ý thức nổi bật của học sinh THPT thể hiện trên 3 mặt: nhận thức – thái độ - hành vi a. Mặt nhận thức Tự nhận thức của học sinh về một số nét tính cách Bảng 2: Một số biểu hiện tự nhận thức nổi bật của học sinh về một số nét tính cách Nhận định TB Trung vị 1. Hiếu thảo với ông bà, bố mẹ. 4.15 4 2. Hòa đồng với bạn bè, tập thể. 3.97 4 3. Có trách nhiệm với công việc được giao. 3.92 4 4. Không tỏ ra bốc đồng. 3.83 4 Biểu hiện cao nhất 5. Tôn trọng quy tắc, quy định của lớp, nhà trường. 3.82 4 Biểu 6. Kiềm chế. 2.94 3 Năm học 2009 – 2010 287 7. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ. 2.93 3 hiện thấp nhất 8. Hát múa (hoặc kể chuyện, quản trò sinh hoạt tập thể,). 2.60 2 Kết quả khảo sát cho thấy, các phẩm chất được học sinh THPT tại THPHCM tự đánh giá cao gồm có: “Hiếu thảo với ông bà, bố mẹ” với điểm trung bình là 4.15, trung vị Me = 4, tiếp theo là “hòa đồng với bạn bè, tập thể” (M = 3.97 và trung vị Me = 4.) và “có trách nhiệm với công việc được giao” (M = 3.92, Me = 4). Bên cạnh đó, học sinh THPT tại TPHCM cũng đánh giá bản thân là “không tỏ ra bốc đồng” với điểm trung bình M = 3.83 “Tôn trọng quy tắc, quy định của lớp, nhà trường” là yêu cầu đặt ra cho tất cả học sinh THPT, chính vì vậy mà đây cũng là nhận định được các em đánh giá với điểm trung bình khá cao M = 3.82. Bên cạnh đó, những biểu hiện có điểm trung bình thấp nhất trong bảng xếp hàng lần lượt là “có khả năng kiềm chế” (M = 2.94); “sử dụng thành thạo ngoại ngữ” (M = 2.93) và “hát múa (kể chuyện, quản trò sinh hoạt tập thể)” (M = 2.60). So sánh kết quả này với kết quả đánh giá của giáo viên, cho thấy học sinh THPT tại TPHCM có xu hướng đánh giá bản thân cao hơn so với đánh giá của giáo viên về các phẩm chất nhân cách nêu trên. Tự nhận thức của học sinh THPT thể hiện trên các mặt của đời sống Bảng 3: Một số biểu hiện tự nhận thức nổi bật của học sinh thể hiện trên các mặt của đời sống Nhận định TB Trung vị 1. Bạn cho rằng có nhiều cách để thể hiện bản thân chứ không nhất thiết phải tỏ ra khác người 4.35 5 2. Bạn luôn cố gắng tự hoàn thiện bản thân 4.05 4 Biểu hiện cao nhất 3. Bạn luôn cố gắng để hòa đồng với bạn bè 4.03 4 4. Bạn cho rằng khuôn mặt của mình rất đáng yêu 2.97 3 5. Bạn hiếm khi có mong muốn lãnh đạo mọi người 2.75 3 Biểu hiện thấp nhất 6. Bạn cho rằng chiều cao của mình là vừa phải, cân đối 2.69 3 Nhận định “có nhiều cách để thể hiện bản thân chứ không nhất thiết phải tỏ ra khác người” có điểm trung bình cao nhất (M = 4.35) và trung vị Me = 5. Như vậy, học sinh THPT tại TPHCM hiện nay đã có được nhận thức đúng đắn về cách thức thể hiện bản thân. Tiếp theo là nhận định “luôn cố gắng hoàn thiện bản thân” với điểm trung bình là M = 4.05, cho thấy các em đã có ý thức hoàn thiện bản thân. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 288 Xếp vị trí thứ 3 là biểu hiện “luôn cố gắng để hòa đồng với bạn bè” (M = 4.03). Kết quả này cho thấy, bạn bè giữ vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của học sinh THPT, các em luôn mong muốn có thể hòa đồng với nhóm bạn, được bạn bè tôn trọng và qu ý mến. Bên cạnh đó, ở học sinh THPT tại TPHCM còn tồn tại những biểu hiện có điểm trung bình khá thấp. Trong số 3 biểu hiện có điểm trung bình nhỏ hơn 3.0, có 2 biểu hiện thuộc về nhận thức của các em đối với hình ảnh thân thể: “bạn cho rằng khuôn mặt của mình khá đáng yêu” (M = 2.97) và “chiều cao của mình là vừa phải, cân đối” (M = 2.69). Tâm lý muốn bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người sẽ dẫn đến việc các em dễ dàng lựa chọn cách thể hiện hình thức bên ngoài thiếu phù hợp. Các giáo viên nhận xét: “Một số học sinh quá coi trọng vẻ bề ngoài, ăn mặc quái dị, nhuộm tóc không phù hợp với lứa tuổi của mình” hay “các em bây giờ ăn diện chải chuốt, lại rất thích làm dáng trước mặt bạn bè”. Lứa tuổi học sinh THPT cũng là lứa tuổi mà các em muốn chứng tỏ vai trò của bản thân đối với những người xung quanh, không ít các em luôn mong muốn giữ vai trò lãnh đạo trong nhóm, tập thể. Nhận định “bạn hiếm khi có mong muốn lãnh đạo mọi người” có điểm trung bình rất thấp (M = 2.75) đã phần nào phản ánh mong muốn đó. b. Mặt thái độ Bảng 4. Một số biểu hiện tự ý thức nổi bật trên mặt thái độ của học sinh THPT Nhận định TB Độ lệch Trung vị 1. Bạn hiếm khi cảm thấy băn khoăn về giới tính của mình 4.40 1.064 5 2. Bạn hài lòng về chiều cao của bản thân 3.81 1.259 4 3. Bạn tự tin với cá tính của mình 3.75 1.100 4 Biểu hiện cao nhất 4. Bạn cảm thấy tức giận với chính mình vì đã có những việc làm sai trái 3.71 1.178 4 5. Bạn tự tin về ngoại hình của bản thân 2.87 1.092 3 6. Bạn tin tưởng năng lực học tập của bản thân 2.51 1.228 2 7. Bạn tin tưởng về tương lai của bản thân 2.11 1.127 2 Biểu hiện thấp nhất 8. Bạn hài lòng với kết quả học tập của mình 2.06 1.125 2 Biểu hiện thái độ tích cực nhất là biểu hiện “không băn khoăn về giới tính của bản thân” với điểm trung bình rất cao (M = 4.40). Biểu hiện có điểm trung bình cao thứ 2 là “hài lòng về chiều cao của bản thân” (M = 3.81). Như vậy, hai biểu hiện tích cực nhất đều thuộc về nhóm thái độ của học sinh đối với hình ảnh thân thể của bản thân. Các biểu hiện “tự tin với cá tính của mình” (M = 3.75), Năm học 2009 – 2010 289 “cảm thấy tức giận với chính mình vì đã có những việc làm sai trái” (M = 3.71) lần lượt xếp ở các vị trí tiếp theo. Bên cạnh những thái độ tích cực nêu trên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở học sinh THPT tại TPHCM còn tồn tại không ít các biểu hiện tiêu cực, như: Nhận định: “Bạn tự tin về ngoại hình của bản thân” (M = 2.87), xấp xỉ mức trung bình, cho thấy vấn đề ngoại hình thật sự là một yếu tố quan trọng trong tự ý thức của học sinh THPT. Mặc dù các em đã có thái độ tích cực đối với những yếu tố riêng biệt của hình thể như giới tính, chiều cao nhưng khi nhận xét chung về ngoại hình của mình, các em vẫn chưa thật sự tự tin. Nhận định “tin tưởng vào năng lực của bản thân”; “tin tưởng vào tương lai của bản thân” cũng có điểm trung bình ở mức thấp (lần lượt là M = 2.51 và M = 2.11). Biểu hiện có điểm trung bình thấp nhất là “hài lòng với kết quả học tập” (M = 2.06). Có thể nhận thấy rằng, học sinh THPT chưa tin tưởng vào bản thân cũng như tương lai của mình. c. Mặt hành vi Mặt hành vi của tự ý thức được khảo sát thông qua 20 tình huống. Kết quả khảo sát một số biểu hiện tự ý thức trên mặt hành vi của học sinh THPT tại TPHCM hiện nay cho thấy trên 50% học sinh đã có cách ứng xử khá phù hợp trong 16/20 tình huống, nổi bật là các tình huống sau Tình huống “khi người khác góp ý chân thành về các khuyết điểm của bản thân”, có 86.7% học sinh sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến, chỉ có 9.2% học sinh tỏ ra “không quan tâm” và 4.1% các em “tỏ vẻ khó chịu ngay lập tức”. Kết quả này cho thấy ở các em đã có ý thức học hỏi, lắng nghe nhận xét, đánh giá từ những người xung quanh để khắc phục sai lầm và hoàn thiện bản thân. Khi được hỏi về cách cư xử trong quan hệ bạn bè, 85.4% học sinh lựa chọn cách ứng xử “hòa đồng với mọi người”; 8.8% học sinh luôn “cố gắng làm mình trở nên nổi bật hơn” và 6.0% các em tự đánh giá bản thân “hoàn toàn mờ nhạt”. Các em luôn mong muốn được hòa đồng với bạn bè, được sinh hoạt, giao lưu trong tập thể. Tỉ lệ học sinh lựa chọn phương án “hoàn toàn phù hợp” rất cao ở tình huống “khi so sánh bản thân với bạn cùng lớp”, 84.5% học sinh cho rằng mỗi người đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Như vậy, hầu hết các em đã phần nào ý thức được cái tôi, chấp nhận chính bản thân nhân cách của mình. Bên cạnh đó, vẫn còn 14.2% học sinh tỏ ra khá tự ti khi cho rằng “hầu hết mọi người đều tài giỏi hơn”. Tỉ lệ học sinh cho rằng “bản thân hơn hẳn về mọi mặt” là Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 290 không đáng kể, chỉ chiếm 1.3%. Tuy nhiên, trong một số tình huống, các em vẫn tỏ ra lúng túng, cụ thể: Quay cóp là hành vi không nên có trong nhà trường, đặc biệt là đối với học sinh THPT, tuy nhiên khi được hỏi suy nghĩ của các em “khi quay cóp trong giờ kiểm tra mà không ai phát hiện ra” thì lại có đến 56.8% học sinh cho rằng quay cóp cũng là chuyện bình thường; 6.0% cảm thấy vui mừng vì làm sai mà không ai biết. Tỉ lệ học sinh lựa chọn phương án “tự dằn vặt mình kinh khủng và tự hứa lần sau sẽ không như thế nữa” chỉ chiếm 37.2%. Rõ ràng, quay cóp là hành vi sai trái, cần được phê phán nhưng khi trò chuyện với một số học sinh THPT, các em lại tỏ ra đồng tình và cho rằng “đã đi học thì không thể không quay cóp”. Ở lứa tuổi học sinh THPT, việc sử dụng rượu mạnh là hành vi không được chấp nhận, tuy nhiên không phải bất cứ học sinh nào cũng ý thức được vấn đề này. Với tình huống đặt ra là “được mời thử một ly rượu mạnh”, có đến 27.1% học sinh THPT tại TPHCM cho rằng các em “sẵn sàng thử”, 29% cảm thấy lưỡng lự, vừa muốn thử, vừa không dám và chỉ 43.9% học sinh kiên quyết từ chối. Khi đặt ra vấn đề xác định hình ảnh bản thân trong tương lai mà các em hướng đến, kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh hướng đến hình ảnh “người cống hiến năng lực cho xã hội” là không nhiều, chỉ 23.9%. Trong khi đó, 22.8% các em mong muốn trở thành “người giàu có và nổi tiếng” và có đến 53.3% các em mong muốn trong tương lai trở thành “người có địa vị xã hội”. Xác định hình ảnh bản thân là yếu tố quan trọng giúp các em định hướng phấn đấu trong tương lai. Tuy nhiên, kết quả này đã cho thấy do ảnh hưởng của xã hội hiện nay nên phần lớn các em đã xem trọng địa vị xã hội, sự giàu có và nổi tiếng mà bỏ qua lý tưởng được cống hiến năng lực bản thân cho đất nước, cho xã hội. 3.2. Mối quan hệ giữa 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi trong biểu hiện tự ý thức của học sinh THPT Bảng 5: Quan hệ giữa 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi của tự ý thức tính bằng hệ số tương quan Pearson Nhận thức Thái độ Hành vi Nhận thức 1.00 0.486 (**) 0.442 (**) Thái độ 1.00 0.332 (**) Hành vi 1.00 Chú thích: Các trị số có kèm dấu **: Tương quan có ý nghĩa với  = 0.01. Kết quả kiểm nghiệm ý nghĩa hệ số tương quan cho biết các cặp Nhận thức Năm học 2009 – 2010 291 - Thái độ, Thái độ - Hành vi và Hành vi - Nhận thức đều có tương quan ở mức xác suất 1%. Các giá trị tính được từ 0.332 đến 0.486 cho phép kết luận tương quan chỉ ở mức trung bình, trong đó cao nhất là tương quan giữa nhận thức và thái độ. 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức của học sinh THPT Bảng 6: Thống kê trung bình và tỉ lệ % ảnh hưởng lớn và rất lớn của 20 yếu tố đến tự ý thức của học sinh THPT Ảnh hưởng lớn và rất lớn Yếu tố ảnh hưởng TB Tần số Tỉ lệ 1. Sự giáo dục của bố mẹ, ông bà. 4.34 405 87.1 2. Tính cách, sự tu dưỡng và rèn luyện của mỗi cá nhân. 4.22 374 80.4 3. Nhận thức của bản thân. 4.21 376 80.9 4. Lối sống của gia đình. 4.11 366 78.7 5. Sự trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. 3.91 330 71.0 6. Cách thức và nội dung giáo dục của nhà trường. 3.82 302 64.9 7. Sự bùng nổ của khoa học công nghệ, đặc biệt sự đa dạng và phổ biển của internet. 3.79 298 64.1 8. Hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, internet, truyền hình,). 3.75 289 62.2 9. Tính cách của bố mẹ, ông bà. 3.71 282 60.6 10. Sự góp ý, phê bình của bạn bè. 3.71 285 61.3 11. Nhận xét, đánh giá của ông bà, cha mẹ, thầy cô. 3.69 295 63.4 12. Điều kiện kinh tế gia đình. 3.64 277 59.6 13. Lối sống, tính cách của bạn bè. 3.58 267 57.4 14. Sách báo, phim ảnh. 3.37 228 49.0 15. Nhận xét, đánh giá của xã hội về đạo đức, hành vi của giới trẻ. 3.34 210 45.2 16. Các hoạt động Đoàn, Hội. 3.31 205 44.1 17. Sự du nhập của lối sống phóng khoáng phương Tây 3.18 181 38.9 18. Các hệ quả của nền kinh tế thị trường (sự cạnh tranh, tính thực dụng, dễ thay đổi,). 2.88 123 26.5 19. Các tệ nạn xã hội (bạo lực, ma túy, mại dâm,). 1.74 64 13.8 20. Văn hóa phẩm không lành mạnh. 1.79 54 11.6 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 292 Trong 20 yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức được đưa ra, có 13 yếu tố được học sinh đánh giá có điểm trung bình trên 3.5. Khi xem xét 13 yếu tố này, ta thấy có đủ cả sự xuất hiện của 5 nhóm yếu tố: gia đình, bản thân, bạn bè và xã hội, cụ thể như sau Nhóm yếu tố thuộc về bản thân được đánh giá cao nhất với 2 yếu tố “Tính cách, sự tu dưỡng và rèn luyện của mỗi cá nhân” (M = 4.22) và “Nhận thức của cá nhân” (M = 4.21) lần lượt ở thứ hạng 2, 3. Hai yếu tố này cũng được trên 80% học sinh đánh giá ở mức độ ảnh hưởng lớn và rất lớn. Kết quả này cũng phù hợp với lý luận của Tâm lý học Mac-xit: hoạt động của mỗi cá nhân giữ vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân đó. Nhóm các yếu tố gia đình cũng được học sinh THPT đánh giá cao, trong đó bao gồm các yếu tố “Sự giáo dục của ông bà, bố mẹ” (M = 4.34), “Lối sống của gia đình” (M = 4.11), “Tính cách của bố mẹ, ông bà” (M = 3.71), “Nhận xét, đánh giá của ông bà, bố mẹ” (M = 3.69) và “Điều kiện kinh tế gia đình” (M = 3.64). Yếu tố “Cách thức và nội dung giáo dục của nhà trường” được đánh giá là có ảnh hưởng đến tự ý thức của học sinh THPT với điểm trung bình là 3.82 (64.9% học sinh cho đây là yếu tố ảnh hưởng ở mức độ lớn và rất lớn). Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường văn hóa – xã hội cũng được đánh giá có ảnh hưởng đến tự ý thức ở mức khá cao, cụ thể là các yếu tố “Sự trao đổi giao lưu văn hóa giữa các quốc gia” (M = 3.91), “Sự bùng nổ khoa học công nghệ” (M = 3.79) và “Hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng” (M = 3.75). Nhóm yếu tố thuộc về bạn bè như “Sự góp ý, phê bình của bạn bè” (M = 3.71) và “Lối sống, tính cách của bạn bè” (M = 3.58) cũng có ảnh hưởng nhất định đến tự ý thức của các em. Nhìn chung, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức của học sinh THPT tại TPHCM hiện nay, trong đó, yếu tố giáo dục gia đình và bản thân cá nhân được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất. Kết quả này cũng tương đồng với ý kiến của giáo viên khi đa số các thầy cô đều có chung nhận xét rằng “sự quan tâm, giáo dục của gia đình ảnh hưởng nhiều nhất đến tự ý thức, suy nghĩ của học sinh”. Tuy nhiên, trong số 42 phiếu khảo sát trên giáo viên, hoàn toàn không có một ý kiến nào cho rằng bản thân học sinh là yếu tố có ảnh hưởng đến tự ý thức của các em. Đây thật sự là kết quả đáng lo ngại khi những người trực tiếp tham gia vào công tác giáo dục học sinh lại không nhận ra vai trò quyết định của chủ thể, cá nhân người được giáo dục. Năm học 2009 – 2010 293 4. Kết luận, kiến nghị 4.1. Kết luận - Đa số học sinh THPT tại TPHCM hiện nay có biểu hiện tự ý thức ở mức khá. Trong đó, phần lớn biểu hiện tự ý thức của học sinh THPT tại TPHCM hiện nay là tích cực. - Biểu hiện tự ý thức thể hiện trên 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh THPT có mối liên hệ với nhau nhưng chỉ ở mức trung bình, trong đó, cặp nhận thức - thái độ là có tương quan mạnh nhất. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tự ý thức của học sinh THPT tại TPHCM hiện nay, trong đó, yếu tố giáo dục gia đình và bản thân cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất. Như vậy, tự ý thức của học sinh THPT phụ thuộc rất lớn vào nền tảng giáo dục gia đình và bản thân các em 4.2. Kiến nghị - Các tổ chức xã hội (Sở Văn hóa Thông tin, Hội Liên hiệp Phụ nữ địa phương, Ủy ban Chăm sóc, Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em) và các tổ chức đoàn thể cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của giáo dục gia đình; cập nhật kiến thức về phương pháp giáo dục và bồi dưỡng kỹ năng giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ. - Bộ Giáo dục – Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học cần nghiên cứu giảm bớt các nội dung thiên về lý thuyết, giáo điều, đưa nội dung “giáo dục giá trị và huấn luyện kỹ năng sống” với một thời lượng thích hợp vào chương trình đào tạo ở bậc THPT. - Cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường phải luôn tự học, tự trau dồi và hoàn thiện nhân cách bản thân để trở thành tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, đặc điểm tâm lý của từng học sinh để có được những tác động giáo dục kịp thời, phù hợp. - Các trường THPT cần xây dựng phòng tham vấn học đường nhằm hỗ trợ học sinh, các lực lượng giáo dục, và phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục và tự giáo dục thông qua các buổi tham vấn, truyền thông về định hướng giá trị, kĩ năng tự nhận thức, tự thể hiện bản thân phù hợp với văn hóa, môi trường xã hội; đẩy mạnh công tác xây dựng Đoàn Thanh ni
Tài liệu liên quan