Tóm tắt. Tư duy phê phán là một trong những năng lực tư duy quan trọng của con người và
là một trong những năng lực cốt lõi cần phát triển ở học sinh. Việc giáo dục và phát triển tư
duy phê phán cho học sinh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết bởi do tư duy phê phán giúp
thúc đẩy cách học sâu, hiểu kĩ vấn đề vì nó đòi hỏi học sinh phải thực hiện nhiều hoạt động
tư duy cao cấp trong sự tương tác học tập đa dạng cùng với sự huy động các yếu tố thuộc về
thái độ ở học sinh. Theo đó, một trong những yếu tố cần thiết để phát triển năng lực tư duy
phê phán cho học sinh là cần nghiên cứu những bộ công cụ được chuẩn hóa để đánh giá
năng lực này ở người học – điều mà thế giới rất chú trọng đầu tư xây dựng. Bài báo đã phân
tích một số công cụ đánh giá tư duy phê phán hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế
giới; từ đó góp phần mở rộng cơ sở lí luận cũng như việc ứng ứng trong thực tiễn cho việc
phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh ở nước ta trong bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
232
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0044
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 232-241
This paper is available online at
TÌM HIỂU MỘT SỐ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG TƯ DUY PHÊ PHÁN
Nguyễn Hoàng Đoan Huy
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục học, Viện Nghiên cứu Sư phạm,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Tư duy phê phán là một trong những năng lực tư duy quan trọng của con người và
là một trong những năng lực cốt lõi cần phát triển ở học sinh. Việc giáo dục và phát triển tư
duy phê phán cho học sinh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết bởi do tư duy phê phán giúp
thúc đẩy cách học sâu, hiểu kĩ vấn đề vì nó đòi hỏi học sinh phải thực hiện nhiều hoạt động
tư duy cao cấp trong sự tương tác học tập đa dạng cùng với sự huy động các yếu tố thuộc về
thái độ ở học sinh. Theo đó, một trong những yếu tố cần thiết để phát triển năng lực tư duy
phê phán cho học sinh là cần nghiên cứu những bộ công cụ được chuẩn hóa để đánh giá
năng lực này ở người học – điều mà thế giới rất chú trọng đầu tư xây dựng. Bài báo đã phân
tích một số công cụ đánh giá tư duy phê phán hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế
giới; từ đó góp phần mở rộng cơ sở lí luận cũng như việc ứng ứng trong thực tiễn cho việc
phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh ở nước ta trong bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay.
Từ khoá: tư duy phê phán, năng lực cốt lõi, đo lường, bộ công cụ đánh giá.
1. Mở đầu
Năng lực tư duy phê phán của con người nói chung là vấn đề được các nhà khoa học Tâm
lí, Giáo dục quan tâm nghiên cứu từ nhiều thập kỉ qua. Vậy, tư duy phê phán là gì? Không ngạc
nhiên, câu hỏi này là vấn đề nghiên cứu cơ bản và trọng tâm của các công trình nghiên cứu
trong những thập kỷ gần đầy liên quan đến tư duy phê phán (Beyer, 1985; Enni, 1990; Fisher,
2001; Fisher và Scriven, 1997; Moran, 1997; van Gelder, 2001) [1]. Thông qua việc cố gắng trả
lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu cũng đã mở ra một loạt các vấn đề liên quan. Một cách ngắn
gọn và xúc tích, các nhà nghiên cứu đã công bố trong Báo cáo Tương lai của các nghề nghiệp
năm 2018 thuộc Diễn đàn Kinh tế Thế giới lại định nghĩa tư duy phê phán như sau: “Tư duy phê
phán chính là sử dụng logic và lập luận để nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp,
kết luận và cách tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề” [2].
Bên cạnh việc tìm hiểu khái niệm và nội hàm của thuật ngữ tư duy phê phán, một số công
cụ đo lường, đánh giá tư duy phê phán cũng được nghiên cứu và đưa vào sử dụng ở nhiều quốc
gia trên thế giới. Bởi vì, đo lường năng lực tư duy phê phán cho phép người giáo viên có thể
đánh giá được hiệu suất học tập của học sinh trong quá trình học tập, thay vì chỉ đánh giá kết
quả (Bissell & Lemons, 2006) [3]. Một cách đo lường năng lực tư duy phê phán là sử dụng công
cụ đáng tin cậy để tập trung đánh giá các khía cạnh của tư duy phê phán. Trong số đó, có thể kể
đến một số bộ công cụ phổ biến như: Đánh giá tư duy phê phán Watson Glaser; Bảng kiểm về
năng lực tư duy phê phán của California (California Critical Thinking Disposition Inventory –
Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Hoàng Đoan Huy. Địa chỉ e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com
Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán
233
CCTDI); Bài trắc nghiệm về tư duy phê phán của Cornell (Cornell Critical Thinking Tests -
CCTT); Bài trắc nghiệm về tư duy phê phán của California (California critical thinking skills
test (Revised) – CCTST); Đánh giá Tư duy phê phán của Halpern (Hapern Critical Thinking
Assessment - HCTA) Các bài kiểm tra này tập trung vào các kĩ năng tư duy phê phán của
người làm bài trong tình huống chung, không yêu cầu kết nối với các khái niệm khoa học.
Trong khi đó, tư duy phê phán trong từng lĩnh vực chủ đề cho phép một người suy nghĩ, đánh
giá và giải quyết vấn đề theo cách khoa học (Santos, 2017) [4]. Do vậy, các bộ công cụ đánh giá
tư duy phê phán phù hợp được sử dụng để đánh giá mức độ hiểu nội dung cùng với kĩ năng đạt
được là hết sức cần thiết để tối đa hoá kết quả học tập.
Bài báo tập trung vào việc phân tích một số công cụ đánh giá tư duy phê phán hiện đang
được sử dụng phổ biến trên thế giới. Qua đó góp phần mở rộng cơ sở lí luận cũng như áp dụng
vào thực tiễn việc phát triển năng lực tư duy phê phán cho học sinh nhất là trong công cuộc đổi
mới giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực ở Việt Nam hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan niệm về tư duy phê phán
Ở dạng đơn giản nhất, tư duy phê phán có thể nói là về việc thách thức một yêu cầu hoặc
một ý kiến (hoặc của chính mình hoặc người khác) với mục đích tìm hiểu những gì nên tin hoặc
nên làm. Thật vậy, một trong những nhà nghiên cứu tiêu biểu nhất của thuộc lĩnh vực nghiên
cứu liên quan đến tư duy phê phán, Robert Enni, đã định nghĩa về tư duy phê phán như sau: “Tư
duy phê phán là tư duy hợp lí và phản ánh được tập trung vào việc quyết định những gì để tin
hay để làm”. Với định nghĩa này, Norris (1990) đã nắm bắt mục đích và ý định của tư duy phê
phán nhưng lại không nói nhiều về tư duy phê phán như một quá trình nhận thức [5].
Tuy nhiên, ở công trình nghiên cứu cách vài năm sau, Diane Halpern (1996) đã nhìn nhận
tư duy phê phán từ góc nhìn của lí thuyết nhận thức như sau [6]: “Tư duy phê phán là việc sử
dụng những kĩ năng hoặc chiến lược nhận thức làm tăng xác suất của một kết quả mong
muốn. Nó được sử dụng để mô tả suy nghĩ có mục đích, lí luận và mục tiêu hướng đến - loại suy
nghĩ liên quan đến việc giải quyết vấn đề, hình thành suy luận, tính toán khả năng và đưa ra
quyết định khi chủ thể đang sử dụng các kĩ năng một cách cẩn thận và hiệu quả để giải quyết
các nhiệm vụ tư duy trong một bối cảnh cụ thể, nhất định”.
Theo đó, càng về sau, các công trình nghiên cứu cũng ngày càng chuyển trọng tâm vấn đề
từ quá trình tư duy phê phán dưới góc độ một hoạt động nhận thức sang các vấn đề liên quan
đến đặc điểm của chủ thể tư duy phê phán; đến thái độ, khuynh hướng và xu thế của một người
thường xuyên sử dụng năng lực tư duy phê phán và xem xét nó ở mức độ quan trọng như một
giá trị cá nhân, giá trị giáo dục và xã hội. Những thuộc tính này là ví dụ trong định nghĩa sau
đây của Richard Paul. Khi chúng ta tư duy phê phán một cách mạnh mẽ, chúng ta phát triển
những đặc điểm của tâm trí như: trí tuệ, sự khiêm tốn, trí thông minh, sự can đảm, sự kiên trì,
liêm chính và tin vào lí trí. Một chủ thể có lối tư duy ngụỵ biện hoặc tư duy phê phán yếu sẽ
phát triển những đặc điểm trên một cách hạn chế, chịu sự tác động của những hoàn cảnh tự
nhiên và kinh tế - xã hội (Richard Paul, 1993) [7].
Watson-Glaser Critical Thinking Appraisal (1980) là một bài test tâm lí nổi tiếng về khả
năng tư duy phê phán. Các tác giả của bài test này đã định nghĩa về tư duy phê phán như sau:
“Tư duy phê phán là một phức hợp của thái độ, kiến thức và kĩ năng. Phức hợp này bao gồm:
(1) thái độ xem xét liên quan đến khả năng nhận ra sự tồn tại của vấn đề và chấp nhận việc cần
bằng chứng để lí giải cho vấn đề đó; (2) kiến thức về bản chất của những suy luận hợp lí, những
quan điểm trừu tượng và sự khái quát hóa của những bằng chứng lí giải cho những suy luận và
quan điểm trên; và (3) các kĩ năng trong việc sử dụng và áp dụng những thái độ và kiến thức trên”.
Nguyễn Hoàng Đoan Huy
234
Nhìn chung, cho đến ngày nay, nghiên cứu về tư duy phê phán vẫn chưa thực sự có một
định nghĩa chung và thống nhất. Dưới nhiều góc độ khác nhau, về cả quan điểm Triết học lẫn
Tâm lí học, định nghĩa về tư duy phê phán đều là một phức hợp bởi nhiều thuật ngữ vốn chưa
được thống nhất về nghĩa bởi do nội hàm trừu tượng của chúng. Tuy nhiên, chúng tôi lựa chọn
định nghĩa về tư duy phê phán của Rosen & Yager (2013) trong đó chỉ rõ những đặc điểm của
tư duy phê phán một cách dễ hiểu nhất như sau [8]:
“ khả năng của một cá nhân tham gia một cách hiệu quả vào quá trình ra quyết định và
giải quyết vấn đề bằng cách phân tích và đánh giá những bằng chứng, lí lẽ, yêu cầu, niềm tin và
những quan điểm thay thế khác; bằng cách tổng hợp và kết nối giữa thông tin với lí lẽ lập luận;
bằng cách thông hiểu về thông tin; bằng cách tạo ra suy luận trong đó sử dụng những lí lẽ hợp
lí đối với bối cảnh nhất định”.
Như vậy, chúng tôi lựa chọn nhìn nhận tư duy phê phán dưới góc độ là một năng lực phức
hợp gồm nhiều thành phần bao gồm các kĩ năng nhận thức và xu hướng. Trong đó, chúng tôi
đặc biệt nhấn mạnh đến các kĩ năng nhận thức của năng lực tư duy phê phán. Về vấn đề xu
hướng (dispostion) của tư duy phê phán (bao gồm thái độ và thói quen của tư duy như tinh thần
cởi mở, ham hiểu biết, sự linh hoạt, khuynh hướng lí tính (đối lập với khuynh hướng cảm
tính), chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu ở một công trình khác.
2.2. Tầm quan trọng của tư duy phê phán
Tại sao tư duy phê phán lại quan trọng và tư duy phê phán quan trọng đối với những lĩnh
vực cụ thể nào?
Enni (1996a) cho rằng tư duy phê phán có liên quan đến mọi lĩnh vực thuộc đời sống cá
nhân và xã hội [9]. Tư duy phê phán cần thiết và xuất hiện trong mọi “ngóc ngách” của cuộc
sống hằng ngày, chẳng hạn như:
- Khi chúng ta xem một chương trình truyền hình về bầu cử, luật pháp, chính trị, chúng
ta sẽ liên tục đặt ra các câu hỏi trong đầu về việc các khiếu nại hợp lệ hay không, những bằng
chứng được các luật sư đưa ra có phù hợp và có ý nghĩa hay không, lập luận của các chính trị
gia tuyên truyền có đáng tin cậy hay không
- Khi chúng ta truy cập internet và tìm kiếm các thông tin liên quan đến nhu cầu hiểu biết
của mình, chúng ta cũng sẽ luôn đặt ra những câu hỏi rằng liệu thông tin này có chính xác hay
không, những trang web khác có bàn về vấn đề này ở góc nhìn này không, vì sao thông tin này
được đề cập nhiều như vậy
- Khi chúng ta được mời làm một công việc hấp dẫn ở một thành phố hoặc một đất nước
khác, chúng ta sẽ suy nghĩ về các khả năng có thể xảy ra như cân nhắc về ưu và nhược điểm của
công việc mới, hoàn cảnh sống ở thành phố/đất nước mới có phù hợp với cách sống của chúng
ta hay không, chúng ta sẽ đánh đổi hay thu được gì khi nhận công việc này
Như vậy, đại đa số con người sống trong một bối cảnh xã hội nhất định đều chịu tác động
từ hoàn cảnh bên ngoài. Những tác động này sẽ khiến chúng ta sử dụng năng lực tư duy phê
phán để đưa ra quyết định kịp thời và đúng đắn.
Trong lĩnh vực giáo dục, các nhà nghiên cứu từ lâu đã xem tư duy phê phán là một năng
lực cần trang bị cho người học mà nền giáo dục muốn hướng đến. Gần đây, nhiều công trình
nghiên cứu và báo cáo đã xác định tư duy phê phán là một trong số những năng lực cần thiết
nhất định phải chuẩn bị cho cả học sinh phổ thông, sinh viên đại học và lực lượng lao động.
Hơn thế nữa, các chuẩn năng lực chung được xây dựng cho học sinh, sinh viên hay người lao
động cũng đều bao gồm trong đó năng lực tư duy phê phán.
Thật vậy, nghiên cứu đã chỉ ra rằng [1]: năng lực tư duy phê phán liên quan đến một số kết
quả học tập quan trọng khác của học sinh, như siêu nhận thức, động lực, hợp tác và sáng tạo.
Siêu nhận thức hỗ trợ tư duy phê phán qua đó giúp cho người học có thể theo dõi và đánh giá
Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán
235
quá trình suy nghĩ của chính mình và thậm chí mang lại tư duy chất lượng cao. Ngoài ra, khả
năng đánh giá phê bình một lí lẽ và lí luận riêng của một người là cần thiết cho việc tự điều
chỉnh tư duy và hoạt động của người đó.
Động lực cũng có thể chịu tự tác động của tư duy phê phán, biểu hiện ở chỗ người học có
động lực học tập thì sẽ có nhiều khả năng kiên trì thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi tư duy phê
phán hơn. Ngược lại, các hoạt động học tập và nhiệm vụ đánh giá cũng đòi hỏi tư duy phê phán
xuất hiện để có thể “châm ngòi” cho động lực của học sinh bởi vì chúng tạo ra nhiều thách thức,
mới lạ hoặc thú vị hơn. Học sinh sở hữu những tư duy phê phán, chẳng hạn như sẵn sàng xem
xét các quan điểm đa dạng, có thể làm công việc cộng tác viên tốt hơn và cơ hội hợp tác có thể
thúc đẩy tư duy bậc cao. Cuối cùng, sự sáng tạo đòi hỏi khả năng đánh giá phê bình các sản
phẩm trí tuệ và tư duy phê phán đòi hỏi sự cởi mở và linh hoạt đặc trưng của tư duy sáng tạo.
2.3. Các công cụ đánh giá và đo lường tư duy phê phán
Xuất phát từ những mục đích đánh giá và đo lường khác nhau, có nhiều cách để đánh giá
về năng lực tư duy phê phán, bao gồm việc sử dụng các bản đánh giá sản phẩm hoạt động
(Performnace appraisals), biểu mẫu xếp hạng (rating forms), phiếu đánh giá theo thang rubrics,
và đánh giá hồ sơ (portfolios) (Facione & Facione, 1996a,b) [1]. Dựa trên tài liệu tổng hợp và
đánh giá của tổ chức LEAP (Learning Enrichment Ater-school Program) của Hoa Kỳ, chúng tôi
trình bày một số công cụ đo lường hiện đang được sử dụng trong nghiên cứu và ứng dụng thực
tiễn sau đây.
2.3.1. Đánh giá tư duy phê phán của Watson Glaser
Bài đánh giá tư duy phê phán Watson Glaser (Watson Glaser Critical Thinking Appraisal –
W-GCTA) là bài test về “critical thinking” phổ biến nhất hiện nay, bài gốc được xây dựng bởi
Goodwin Watson và Edward Glaser [1]. Bài test này đã tồn tại hơn 85 năm và được sử dụng
rộng rãi bởi nhiều tập đoàn và công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là các hãng luật. Kết quả bài
test cho thấy những dự đoán tốt về sự thành công trong tương lai của một người khi làm ở vị trí
lãnh đạo, quản lí mà đòi hỏi một sự rõ ràng trong hiểu biết từ nhiều góc cạnh khác nhau và khả
năng suy luận với các sự thật trong so sánh với giả định.
Đánh giá tư duy phê phán của Watson Glaser
Mục đích đánh giá Thông qua điểm số có được từ kết quả đo lường, công cụ này
nhằm đánh giá khả năng “suy luận, nhận diện giả thiết, biện luận,
kết luận và đánh giá các tranh luận”
Định dạng - Bài test gồm 160 items được cấu trúc thành 5 phần để đánh giá
những năng lực thành phần bao gồm: (1) suy luận, (2) nhận diện
giả thiết, (3) biện luận, (4) kết luận và (5) đánh giá các tranh luận.
- Mỗi item bao gồm những câu hỏi đặt ra cho người tham gia test
để thu thập nắm thông tin cũng như đánh giá các câu trả lời của
người tham gia.
- Gồm test giấy và online.
Độ tuổi tham gia đánh giá Từ 15 tuổi trở lên
Nguồn Bản quyền thuộc về Pearson (gồm test giấy và online)
Đánh giá về công cụ - Bài test này xuất phát từ mục đích đo lường năng lực tư duy
phê phán cho nhóm thay vì cho từng cá nhân.
- Toàn bộ cấu trúc của bài test góp phần tạo ra cảm giác tin tưởng
rằng đây là một công cụ đo lường tốt, đầy đủ nhưng lại không
thực sự nổi bật về độ tin cậy.
Nguyễn Hoàng Đoan Huy
236
Về sau này, phiên bản mới nhất của W-GCTA được ra mắt vào năm 2011, có đi kèm nhiều
cải thiện rõ rệt và được bổ sung các khía cạnh liên quan đến hiệu lực bề ngoài (face validity,
kiểm tra thông qua phỏng vấn, gặp gỡ,) và kinh doanh, được chấm điểm dựa trên “Lí thuyết
ứng đáp câu hỏi” (Item Response Theory – IRT).
W-GCTA đánh giá các kĩ năng tư duy phê phán dùng cho việc trình bày một cách rõ ràng,
chặt chẽ và suy luận hợp lí nhằm đưa ra quan điểm và thuyết phục người khác về một tranh
luận. Các câu hỏi trong bài test xoáy sâu vào những khả năng sau: Đưa ra các suy luận chính
xác; Nhận ra các giả thuyết; Đưa ra các diễn giải, suy luận; Đi đến kết luận; Giải thích và đánh
giá các tranh luận
Bài kiểm tra W-GCTA (2011) được chia thành 5 phần và mỗi phần có loại câu hỏi riêng để
đánh giá một khả năng cụ thể.
Bài kiểm tra W-GCTA (2011)
Suy luận Người làm bài kiểm tra được yêu cầu rút ra kết luận từ các sự kiện được quan
sát.
Nhận ra các
giả thiết
Người làm bài được yêu cầu nhận ra liệu một giả định có chính đáng hay
không. Người làm bài cần thiết lập liệu giả định này có được đưa ra trong
tuyên bố hay không và đang được kiểm tra khả năng của mình để tránh những
điều hiển nhiên mà không nhất thiết phải đúng.
Diễn giải và
suy luận
Kiểm tra khả năng cân nhắc thông tin của người làm bài và quyết định xem
các kết luận đưa ra có được đảm bảo hay không. Người làm bài được trình bày
với một tuyên bố về sự kiện theo sau là một kết luận về những gì họ đã đọc.
Giải thích Đo lường khả năng của người làm bài để hiểu trọng số của các đối số khác
nhau đối với một câu hỏi hoặc vấn đề cụ thể.
Đánh giá các
lập luận
Người làm bài được yêu cầu đánh giá sức mạnh của những bằng chứng đưa
đến các kết luận đã lựa chọn ở trên.
Khi đã hoàn thành bài kiểm tra, năm phần được đánh dấu và kết quả được đặt ra theo ba
chìa khóa để suy nghĩ phê phán. Ba lĩnh vực này xem xét kĩ năng hiểu, phân tích và đánh giá
của người tham gia trắc nghiệm: (1) Nhận ra các giả định - khả năng phân tách giả định với thực
tiễn (2) Đánh giá các lập luận - khả năng phân tích thông tin một cách khách quan và chính xác,
để đặt câu hỏi về chất lượng của bằng chứng hỗ trợ và đình chỉ phán quyết; (3) Rút ra kết luận -
cách quyết định tiến trình hành động của mình
2.3.2. Bảng kiểm về năng lực tư duy phê phán của California (California Critical
Thinking Disposition Inventory – CCTDI)
CCTDI được sử dụng để đo lường bảy khía cạnh tích cực của xu hướng tư duy phê phán
(dispositions of critical thinking), được thiết kế để đo lường tổng thể về xu hướng tư duy phê
phán của sinh viên đại học, bao gồm [1]: (1) Thang đo tìm kiếm sự thật (T-scale); (2) Thang đo
Tư duy mở (O-scale); (3) Thang đo Phân tích (A-scale); (4) Thang đo Hệ thống (S-scale); (5)
Thang đo Độ tự tin của tư duy phê phán (C-scale); (6) Thang đo Tính tò mò, ham học hỏi (I-
scale); và (7) Thang đo Sự trưởng thành (M-scale).
Các mô tả thuật ngữ sau đây của các tiểu thang đo (sub-scale) được trích dẫn từ Facione et
al (1995) và Facione và Facione (1992) như sau [1]:
- T-scale nhắm đến mục đích mong muốn tìm kiếm kiến thức tốt nhất trong bối cảnh nhất
định, can đảm đặt câu hỏi, cũng như trung thực và khách quan về việc theo đuổi các câu hỏi
ngay cả khi phát hiện ra vấn đề không ủng hộ lợi ích cá nhân hoặc ý kiến định trước.
Tìm hiểu một số công cụ đo lường tư duy phê phán
237
- O-scale nhắm vào mục đích là người cởi mở và khoan dung với những quan điểm khác
biệt với sự nhạy cảm với khả năng ý tưởng của chính mình bị khác biệt. Những người không
khoan dung đối với các quan điểm khác nhau có thể sẽ đồng ý với tuyên bố: Bạn không được
quyền đưa ra ý kiến của mình nếu bạn rõ ràng là sai lầm. Ngược lại, những người có khuynh
hướng cởi mở có thể đồng ý với nhận định: Điều quan trọng đối với tôi là hiểu người khác nghĩ
gì về mọi thứ.
- A-scale tập trung vào việc tìm kiếm được lí do và bằng chứng, nhận thức được các tình
huống có vấn đề và có dự đoán trước tình huống xảy ra.
- S-scale nhằm đo lường mức độ tổ chức một cách có trật tự, tập trung và siêng năng trong
việc thực hiện yêu cầu.
- C-scale đo lường sự tin tưởng vào quá trình lập luận. Các mục minh họa đã được sử dụng
là: “Các bài kiểm tra đòi hỏi phải tôi suy nghĩ thay vì chỉ ghi nhớ”hoặc “Tôi tự hào về khả năng
hiểu ý kiến của người khác”.
- I-scale đo lường mức độ háo hức tiếp thu kiến thức và học hỏi ngay cả khi các ứng dụng
của kiến thức không thật rõ ràng và cụ thể. Các item điển hình như: ‘Bất kể chủ đề là gì, tôi rất
muốn biết thêm về nó” hoặc “Học hỏi mọi thứ bạn có thể học dù bạn không biết được lúc nào
thì những thứ đó sẽ có ích với bạn”.
- Cuối cùng, M-scale nhắm vào việc đánh giá xu hướng chủ thể cho rằng việc ra quyết định
của một người nào đó là đúng hay sai.
Bảng kiểm về năng lực tư duy phê phán của California (California Critical Thinking
Disposition Inventory
Mục đích đánh
giá
Được thiết kế nhằm đo lường các khía cạnh thuộc xu hướng tư duy phê
phán
Định dạng - Đánh giá theo nhóm đối tượng
- Thời gian không xác định
- Bao gồm bài test giấy hoặc online
- Bảng kiểm gồm 75 items
Độ tuổi tham
gia đánh giá
- Lao động có chuyên môn
- Học sinh trung học
- Sinh viên đại học
Nguồn Bản quyền thuộc về Insight Assessment – The California Academic Press
LLC