Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thời Lý - Trần là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ của đất nước. Khoảng gần 5 thế kỷ của thời kỳ này, nhân dân Đại Việt - tên nước chúng ta lúc đó - đã vươn lên trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước, lập nên nhiều kỳ tích đáng tự hào về mọi mặt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt trong lịch sử dân tộc.
Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử cuối năm 938, nhân dân ta đã rửa sạch nhục mất nước kéo dài hơn một nghìn năm, giành lại độc lập dân tộc. Trong độc lập và thanh bình, nhân dân ta hăng hái bắt tay xây dựng cuộc sống, xây dựng đất nước phồn vinh và đã đạt được nhiều thành tựu huy hoàng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả một thời kỳ lịch sử sôi nổi và tưng bừng thắng lợi ấy ít nhiều đã phản ánh vào trong lãnh vực tư tưởng, trong quan niệm của tầng lớp trí thức của thời đại. Trong đó những hoạt động chính trị, những cuộc chiến tranh giữ nước với những thành tích rõ rệt của nó đã có những tiếng vang đáng chú ý hơn cả.
Kỷ nguyên Đại Việt cũng như các thời kỳ lịch sử khác, công cuộc dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là một đặc điểm nổi bật, một quy luật đặc thù của lịch sử dân tộc. Dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước đã trở thành một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Vốn là một nước không lớn, nhưng lại ở vào vị trí cửa ngõ của vùng Đông Nam Á, nước ta từ xưa đến nay là đối tượng dòm ngó và xâm lăng của biết bao thế lực xâm lược tàn bạo qua các thời đại lịch sử. Đời Lý phải tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trong khoảng năm 1075 - 1077. Đời Trần phải ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên vào những năm 1258, 1285, và 1287 - 1288.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu những kế sách giữ nước thời Lý - Trần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU NHỮNG KẾ SÁCH GIỮ NƯỚC THỜI LÝ - TRẦN
Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thời Lý - Trần là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ của đất nước. Khoảng gần 5 thế kỷ của thời kỳ này, nhân dân Đại Việt - tên nước chúng ta lúc đó - đã vươn lên trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước, lập nên nhiều kỳ tích đáng tự hào về mọi mặt, mở ra kỷ nguyên Đại Việt trong lịch sử dân tộc.Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử cuối năm 938, nhân dân ta đã rửa sạch nhục mất nước kéo dài hơn một nghìn năm, giành lại độc lập dân tộc. Trong độc lập và thanh bình, nhân dân ta hăng hái bắt tay xây dựng cuộc sống, xây dựng đất nước phồn vinh và đã đạt được nhiều thành tựu huy hoàng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả một thời kỳ lịch sử sôi nổi và tưng bừng thắng lợi ấy ít nhiều đã phản ánh vào trong lãnh vực tư tưởng, trong quan niệm của tầng lớp trí thức của thời đại. Trong đó những hoạt động chính trị, những cuộc chiến tranh giữ nước với những thành tích rõ rệt của nó đã có những tiếng vang đáng chú ý hơn cả.Kỷ nguyên Đại Việt cũng như các thời kỳ lịch sử khác, công cuộc dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là một đặc điểm nổi bật, một quy luật đặc thù của lịch sử dân tộc. Dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước đã trở thành một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Vốn là một nước không lớn, nhưng lại ở vào vị trí cửa ngõ của vùng Đông Nam Á, nước ta từ xưa đến nay là đối tượng dòm ngó và xâm lăng của biết bao thế lực xâm lược tàn bạo qua các thời đại lịch sử. Đời Lý phải tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trong khoảng năm 1075 - 1077. Đời Trần phải ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên vào những năm 1258, 1285, và 1287 - 1288.Công cuộc dựng nước trong hòa bình bị ngắt quãng nhiều lần bởi những cuộc chiến tranh xâm lược của địch, nhưng ngay khi thắng lợi, trong lúc dựng nước phải lo nghĩ đến kế sách giữ nước, sẵn sàng trong tư thế đánh giặc bảo vệ đất nước. Nền độc lập dân tộc ở trong tình trạng gần như bị đe dọa thường xuyên. Thời Lý - Trần, chế độ phong kiến phát triển, giai cấp phong kiến còn đại diện cho dân tộc và giữ vai trò tổ chức, lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc. Qua thực tiễn lịch sử, các vương triều phong kiến lúc tiến bộ ở nước ta đã sớm nhận thức được mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước cũng như yêu cầu thường xuyên của nhiệm vụ giữ nước. Những tư tưởng tiêu biểu cho ý thức về quyền độc lập và tự chủ của dân tộc đã được thể hiện một cách rõ rệt trong bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt:“Nam quốc sơn hà nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thưNhư hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thứ hai vừa kết thúc thắng lợi, trong bài thơ khải hoàn, thượng tướng Trần Quang Khải đã nhấn mạnh “Thái bình tu tri lực, vạn cổ cựu giang san” (Thái bình nên gắng sức, non nước ấy ngàn thu). Sau cuộc kháng chiến lần thứ ba, quân giặc đã bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, vua Trần vẫn luôn luôn lo nghĩ về kế sách giữ nước. Năm 1300, Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần Anh Tông đến tận nhà riêng thăm hỏi vị Quốc công Tiết chế thiên tài và nói đến điều lo nghĩ của mình:“Nếu giặc Nguyên lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?” tạo nên động lực “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của mỗi người dân . Trước lúc từ trần, Trần Quốc Tuấn đã để lại lời di chúc vạch ra những chủ trương giữ nước cho nhà Trần.Nguyễn Trãi đã nhận định “tai nạn nhiều là gốc dựng nước, lo nghĩ nhiều là cái nền mở nghiệp thánh, trải nhiều biến thì mưu kế sâu, tính việc xa thì thành công kỳ” . Đó là hoàn cảnh gian khổ của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước mà dân tộc ta đã trải qua. Đó cũng là trường học lịch sử vừa thử thách, vừa rèn luyện bản lĩnh dân tộc, vừa đúc kết nên nhiều bài học phong phú. Các triều đại Lý Trần và sau đó là Lê vào lúc tiến bộ, trên cơ sở “ngẫm nay suy trước, xét cùng mọi lẽ hưng vong” (Bình Ngô đại cáo) đã biết đề ra nhiều kế sách giữ nước tích cực, góp phần quan trọng tạo ra những thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong kỷ nguyên Đại Việt. Có thể khái quát những kế sách giữ nước bao gồm những tư tưởng chủ yếu như sau:1. Tư tưởng về đoàn kết dân tộc, ý thức về quyền độc lập, tự chủ, thống nhất quốc giaDân tộc ta tồn tại và phát triển trong điều kiện hầu như phải thường xuyên chống thiên tai và chống ngoại xâm. Thiên tai đã thường xuyên khắc nghiệt, ngoại xâm lại xuất phát từ những nước lớn mạnh hơn ta. Đoàn kết dân tộc, thống nhất quốc gia vì thế sớm trở thành một xu thế phát triển chủ đạo của lịch sử và là một tiềm lực lớn lao của dân tộc trên con đường chinh phục thiên nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm.Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã bước đầu xây dựng quốc gia phong kiến tập quyền. Nhưng trong nội bộ, giai cấp thống trị lúc đó có một số thổ hào địa phương muốn hùng cứ từng phần. Xu hướng cát cứ phân quyền có lúc trỗi dậy mạnh mẽ, gây thành loạn mười hai sứ quân (944 - 967). Giương cao ngọn cờ thống nhất, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ủng hộ, đã nhanh chóng đánh bại các sứ quân, quy giang sơn về một mối. Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập do Ngô Quyền lãnh đạo và thống nhất quốc gia do Đinh Bộ Lĩnh cầm đầu, đã tạo điều kiện đưa đất nước ta bước vào thời kỳ rực rỡ của kỷ nguyên Đại Việt.Trong thời kỳ Lý - Trần, chế độ phong kiến trung ương tập quyền ngày càng được củng cố, quốc gia thống nhất ngày càng được tăng cường về mọi mặt. Tuy nhiên thế lực cát cứ vẫn tồn tại và nhân lúc chính quyền trung ương suy yếu hoặc lợi dụng địa thế hiểm trở của vùng núi xa xôi nổi dậy mưu đồ lập giang sơn riêng. Các triều Lý Trần cũng như triều Lê sau này đã kiên quyết trấn áp, đánh bại các mưu đồ đó, giữ vững giang sơn một mối. Trong việc trấn áp các mưu đồ đó, tuy có lúc phải thực hiện bằng bạo lực, nhưng mặt chủ yếu trong kế sách của các triều đại Lý Trần là thắt chặt sự cố kết dân tộc và củng cố quốc gia thống nhất.Bộ máy Nhà nước được xây dựng với thiết chế ngày càng chính quy và hoàn chỉnh. Đó là bộ máy thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng khi giai cấp phong kiến còn đại diện cho dân tộc thì đó cũng là bộ máy quản lý quốc gia, lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ nước. Bằng một hệ thống tổ chức chặt chẽ, bộ máy đó tập trung quyền lực về triều đình trung ương và khống chế, kiểm soát cả nước.Miền rừng núi rộng lớn của Tổ quốc là một địa bàn chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Đó là khu vực cư trú của nhiều thành phần dân tộc thiểu số. Các triều Lý Trần rất chú ý địa bàn chiến lược này và áp dụng nhiều chính sách vừa kiên quyết, vừa mềm mỏng nhằm thu phục các tù trưởng thiểu số và tăng thêm sự cố kết dân tộc. Nhà Lý phong chức tước và gả công chúa cho nhiều tù trưởng, biến họ thành quan chức của triều đình và phò mã của nhà vua. Triều đình tôn trọng tục lệ của các dân tộc, giành cho các tù tưởng nhiều quyền hạn, nhưng đòi hỏi phải thống thuộc trong quốc gia thống nhất và chịu sự kiểm soát của chính quyền trung ương.Nước Đại Việt lúc bấy giờ đất còn hẹp, dân còn ít, nhưng tồn tại với sức mạnh của một quốc gia thống nhất, một quốc gia tập quyền. Trước họa xâm lăng, sức mạnh đó được phát huy cao độ và chứng minh vai trò quan trọng của nó trong sự nghiệp giữ nước.Để chuẩn bị xâm lược nước ta, nhà Tống (Trung Quốc) đã dùng nhiều thủ đoạn uy hiếp, mua chuộc, dụ dỗ các tù trưởng miền núi phía Bắc, âm mưu phá hủy sự đoàn kết chiến đấu của các dân tộc ta. Nhưng kết quả là các dân tộc thiểu số và hầu hết các tù trưởng của họ đều đứng vững trong hàng ngũ chiến đấu của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của triều Lý. Các đạo quân người dân tộc thiểu số do các tù tưởng Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Hoàng Kim Hãn, Vi Thủ An, Lưu Kỷ đã chỉ huy lập được nhiều chiến công xuất sắc, góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.Tổng kết thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã thấy rõ sức mạnh của sự đoàn kết từ trên xuống dưới, tạo nên thời cơ thuận lợi để thắng địch, rằng “đời Đinh Lê, trên dưới đồng tâm, lòng dân không ly tán, đắp thành Bình Lỗ mà đánh được quân Tống”, rằng “vua Lý dựng nghiệp, quân Tống xâm chiếm địa giới, lúc ấy dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Liêm đến tận Mai Lĩnh, đấy là có thế lực mạnh”, cho đến “mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước nhà góp sức nên bị giặc phải chịu bị bắt…” .Trong lúc Tổ quốc lâm nguy, đứng trên cương vị của giai cấp thống trị đương thời, Trần Quốc Tuấn kêu gọi mọi người cứu nước. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các chính sách thu phục các tướng sĩ: “các ngươi lâu ở dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có áo thì ta cho mặc, không có cơm thì ta cho ăn, quan nhỏ thì ta thăng chức, lộc ít thì ta cấp lương, đi thủy cấp thuyền, đi bộ cấp ngựa; giao cho cầm quân thì cùng nhau sống chết, gọi đến nhà ở thì cùng nhau nói cười” . Ông chỉ ra sự gắn bó quyền lợi của họ với nhà Trần, để họ càng thêm tin tưởng và hăng hái chiến đấu: “…đến lúc bấy giờ thầy trò nhà ta bị trói, đau xót biết chừng nào? Không những thái ấp của ta bị tước, mà bổng lộc các ngươi cũng bị người khác chiếm lấy; không những gia thuộc của ta bị lùa, và vợ con các ngươi cũng bị người khác bắt mất; không những xã tắc, tổ tông của ta bị người khác giày xéo, mà mồ mả cha mẹ các ngươi cũng bị người khác bới đào; không những đời nay ta bị sỉ nhục, dù trăm đời sau tiếng nhơ khó rửa, tên xấu mãi còn, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang cái nhơ làm tướng thua trận” . Còn nếu như chiến thắng được kẻ thù thì: “không những thái ấp của ta mãi mãi lưu truyền, mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời được hưởng; không những gia thuộc của ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng được trăm năm cùng già, không những tông miếu của ta được muôn đời tế tự, mà cha ông các ngươi cũng được thờ cúng xuân thu, không những thân ta đời nay đắc chí, mà các ngươi trăm năm sau này tiếng thơm vẫn truyền, không những tên tốt của ta còn mãi, mà họ tên các ngươi cũng được sử sách để thơm” . Như vậy, ông hiểu rất rõ sự thống nhất về quyền lợi là cơ sở thống nhất ý chí, tinh thần giữa vua quan và tướng sĩ, tạo nên thế trận trên dưới một lòng, quyết tâm diệt giặc.Ở đây, chúng ta không phủ nhận trong xã hội có giai cấp, mục đích kháng chiến của vua tôi nhà Trần lúc ấy là muốn bảo toàn lãnh thổ dưới sự thống trị của mình và đặc quyền, đặc lợi đã sẵn có; nhưng trước nạn ngoại xăm nước mất, nhà tan, quyền lợi của họ với quyền lợi của những người phục vụ họ, cả đến quyền lợi chung của các tầng lớp nhân dân trong nước đều rất quan hệ thân thiết với nhau. Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn đã biết đem quyền lợi đặc biệt của mình hoà hợp chung với quyền lợi của dân tộc, muốn giữ lấy miếu đường xã tắc của tông tộc mình, trước hết phải bảo toàn được lãnh thổ đất nước. Trần Quốc Tuấn vì sự đoàn kết nội bộ lãnh đạo đã chủ động cải thiện quan hệ với Trần Quang Khải.Rõ ràng là mục đích, yêu cầu trong cuộc đánh giặc cứu nước của vua tôi nhà Trần là hợp với nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân nên được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ. Lệnh kháng chiến vừa phát ra, các vương hầu đều sẵn sàng đem những đội quân bản bộ của những thái ấp ra chống giặc. Hội nghị Diên Hồng mà đại biểu của nó là các phụ lão trong nước điều kiên quyết kháng chiến. Quân lính thích hai chữ “Sát Thát” vào cánh tay. Đồng bào dân tộc lập công giết giặc. Đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly vì không giữ gìn và phát huy được sức mạnh đoàn kết thống nhất của dân tộc nên cuộc kháng chiến chống Minh bị thất bại. Nhưng sau đó Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã nhanh chóng khắc phục những sai sót của nhà Hồ, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi.2. Tư tưởng thân dân và “khoan thư sức dân”Là một đất nước đất không rộng, người không đông mà phải luôn luôn đối phó với mưu đồ thôn tính của những nước lớn, có khi là đế chế cường thịnh bậc nhất của thời đại và nhiều phen phải đương đầu với những đạo quân xâm lược lớn mạnh. Đó là một đặc điểm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung và thời Lý Trần nói riêng. Trong hoàn cảnh đó, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của dân tộc ta là sức tổng hợp của đất nước và cơ sở chủ yếu là sức mạnh của lòng yêu nước và khối đoàn kết toàn dân.Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và vật chất tiềm tàng của toàn dân. Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên là những minh chứng hùng hồn. Trái lại, những cuộc kháng chiến không phát huy được sức mạnh chiến đấu của toàn dân thì dù cho quân đội đông, vũ khí tốt, thành lũy kiên cố vẫn thất bại. Thất bại của nhà Hồ là một ví dụ đau xót về trường hợp này.Từ những hoàn cảnh, đặc điểm và thực tế của lịch sử dân tộc, một số nhân vật tiến bộ trong giai cấp phong kiến đã nhận thức khá sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh chống ngoại xâm cũng như trong các biến cố lớn của lịch sử. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cho “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức” là nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến thời Trần. Theo ông, “chúng chí thành thành”, chí dân là bức thành giữ nước. Chính vì nhận thức về vai trò đoàn kết toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn đã đề ra “thượng sách giữ nước” là “khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc” . Đó là điều kiện tiên quyết để chiến thắng kẻ thù. Ông đã thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với vĩ nhân trong lịch sử khi ông nói: “Chim hồng học bay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũng như chim thường thôi” . Như vậy, anh hùng xuất chúng làm nên nghiệp lớn là nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.Giai cấp phong kiến là một giai cấp bóc lột vốn có mâu thuẫn với nhân dân, nhất là nông dân. Nhưng muốn bảo vệ quyền lợi giai cấp trên cơ sở đảm bảo đánh thắng giặc ngoại xâm, gìn giữ độc lập dân tộc, vương triều phong kiến lại phải làm sao giữ được lòng dân. “Khoan thư sức dân” chính là phương thức giải quyết mâu thuẫn đó, kết hợp quyền lợi giai cấp với lợi ích dân tộc. Vì thế cho nên, ngay từ thời Lý việc chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định là điều quan trọng hàng đầu trong đạo trị nước. Trong bài văn lộ bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt có nói “Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hoà mục. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân” . Rồi đến bài Minh bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi công đức của Lý Thường Kiệt: “… làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hoà giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng…Thái úy biết dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước; cái thuật yên dân; sự đẹp tốt đều ở đấy cả”. Và một khi việc bồi dưỡng sức dân, chăm lo đời sống nhân dân có một tầm quan trọng như vậy trong đạo trị nước, thì cũng dễ dàng trở thành một tiêu chuẩn chính trị để nhà vua dựa vào đó mà tự răn mình. Năm 1207 vua Lý Cao Tông đã hạ chiếu rằng: “Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trường, không biết cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời tiểu nhân là gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi cùng dân đổi mới” Sự quan tâm của nhà vua và những người cầm quyền trong triều đình đối với nhân dân nhiều khi biểu hiện thành một tình cảm thương xót những nỗi khổ và cực nhọc của dân chúng. Vua Lý Thánh Tông nhân tiết trời giá lạnh mà cảm thương đến cả “những kẻ bị giam trong ngục xiềng xích khổ sở, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm” . Và cái tình cảm đó càng tha thiết khi nhà vua nhìn công chúa Động Tiên mà bảo với ngục lại rằng “Ta yêu con ta cũng như những bậc cha mẹ yêu con cái họ. Trăm họ không biết gì nên phạm vào luật pháp ta rất xót thương. Nên từ nay các tội bất kỳ nặng nhẹ nhất thiết đều khoan giảm” .Với tinh thần khoan dung nói trên, nhà Lý đặt chuông lớn ở Long Trì để dân “ai có điều oan ức không bày tỏ được” thì đến đánh chuông tâu vua. Nhà Lý còn dựng cung Long Đức ở ngoài Hoàng thành, trong khu vực phố phường cho Hoàng thái tử ở, để có điều kiện “gần dân và xem xét việc dân”.Trước họa xâm lăng của đế chế Mông - Nguyên, nhà Trần mở hội nghị Diên Hồng để cùng các vị bô lão - những người đại biểu đầu bạc có uy tín của dân - bàn kế đánh giặc. Trong ngày hội non sông đó, các bô lão đã nói lên tiếng nói của toàn dân “muôn người như một” là “quyết đánh”.Với các nhà nho ở thế kỷ XIV, sự quan tâm đến nhân dân vẫn được đề ra như một vấn đề khẩn thiết của đạo trị nước, nhưng vấn đề đó lại được coi là một yếu tố của khái niệm đức trị. Bởi họ quan niệm rằng nhà vua có đức và biết sửa đức thì “án trạch thấm thía đến quần chúng” làm cho “dân sinh sống dễ dàng” và “muôn họ âu ca” trong cảnh thái bình thịnh trị.Như vậy, trên vũ đài chính trị và tư tưởng thời Lý Trần, nhân dân đã được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần phải quan tâm đến khi tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước và duy trì trật tự xã hội nhằm đem lại sự thịnh vượng cho nước nhà. Hay nói cách khác, nhân dân thời bấy giờ trước hết phải được đề cập đến với tư cách là một hiện tượng cần thiết cho những nhu cầu chính trị của chế độ phong kiến.Tuy nhiên, quan điểm và chính sách thân dân của thời Lý Trần không ngoài mục đích điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến với nhân dân, hoà hoãn mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với đại đa số nhân dân bị áp bức bóc lột. Do đó, nó đã làm cho cuộc sống của nhân dân đỡ cực khổ nặng nề đôi chút, mặc dù tác dụng của nó rất hạn chế, Nhưng ở Việt Nam lúc ấy, chế độ phong kiến còn đang phát triển và giai cấp phong kiến còn có sứ mệnh lịch sử của nó thì quan điểm và chính sách thân dân đó ít nhiều cũng có tác dụng đóng góp vào việc củng cố khối đoàn kết toàn dân để chống giặc giữ nước, đồng thời phát triển kinh tế và văn hoá làm cho nước nhà thịnh vượng. Giá trị tích cực của quan điểm thân dân trong thời Lý Trần chính là ở chỗ đó.3. Tư tưởng về xây dựng lực lượng quân độiĐầu năm 1287, đất nước khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc đọ sức quyết liệt lần thứ ba với quân xâm lược Mông - Nguyên. Trong triều đình, một số quan chấp chính xin tăng thêm số quân. Trần Quốc Tuấn đã bác bỏ lời đề nghị đó và chủ trương “quân cần tinh không cần nhiều” (Quân quý tinh bất quý đa). Tinh này phụ thuộc vào sự đoàn kết đồng lòng của quân sĩ. “Có thu phục được quân lính một lòng như cha con thì mới dùng được”.Đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly lại tăng cường số quân để chuẩn bị đánh giặc Minh. Hồ Quý Ly ao ước: “Ta làm sao có được trăm vạn quân để đối địch với giặc phương Bắc”. Nhưng kết quả là chỉ sau nửa năm chiến đấu với quân Minh, quân đội nhà Hồ hoàn toàn thất bại và tan rã. Nguyễn Trãi đánh giá quân đội nhà Hồ là “trăm vạn quân nhưng trăm vạn lòng” .Nhìn chung trong thời Lý Trần, quân đội thường trực của nhà nước thường chỉ trên dưới 10 vạn. Trong chiến tranh cũng như trong tiềm lực quân sự của một nước, dĩ nhiên số lượng quân đội thường trực có tầm quan trọng của nó, nhưng không phải là yếu tố duy nhất, quyết định. Hơn nữa, nước ta không đông, khả năng tăng số quân gặp nhiều hạn chế. Thành công và sáng tạo của dân tộc ta về mặt này là xây dựng quân đội ít nhưng tinh nhuệ và khi có chiến tranh thì có thể “tận dân vi binh”, “bách tính giai binh”, phát huy sức mạnh của cả nước đánh giặc.Quân đội của triều đình gồm cấm quân (hay thân binh, túc vệ) bảo vệ hoàng thành và quân các lộ, các đạo. Từ thời Lý, quân sĩ đã được phiên chế và tập luyện theo những thể chế chính quy mà sử nhà Tống gọi là An Nam hành quân pháp (Tống sứ). Tại kinh thành Thăng Long có điện Giảng Võ là nơi giảng tập binh pháp và Xạ Đình là nơi thao diễn quân đội.Đời Trần, năm 1253 lập Giảng Võ đường. Đó là trường võ bị đầu tiên của nước ta đào tạo võ quan cho triều đình. Hầu hết các tướng lĩnh đời Trần đều được đào tạo một cách chính quy trong trường võ bị này. Đặc biệt trong số những tài liệu huấn luyện tướng sĩ đã có những bộ binh thư của