1.1. Lý do chọn đề tài
Đồng tính luyến ái (homosexuality) là một chủ đề đặc biệt vừa mang tính
riêng tư lại vừa nhạy cảm. Người đồng tính luyến ái luôn cảm thấy mặc cảm, lo
lắng, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay, cách nhìn của xã hội về
người đồng tính đã khác xưa rất nhiều nhưng không vì thế mà họ có thể hòa nhập
như bao người bình thường bởi vẫn còn đâu đó những thái độ khinh khi và coi
thường.
Vậy, trước vấn đề đồng tính, sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM đã và
đang có thái độ như thế nào? Tích cực, quan tâm, thờ ơ, vô cảm, hay ghê sợ,
tránh xa? Đó là những điều thúc đẩy người nghiên cứu thấy cần thiết thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM đối với vấn đề
đồng tính luyến ái”.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đối với vấn đề đồng tính luyến ái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
244
TÌM HIỂU THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Lê Thị Thanh Thủy, Bùi Thị Hân,
Nguyễn Thị Diễm My,
(Sinh viên năm 2, Khoa Tâm lý GD)
GVHD: ThS. Lý Minh Tiên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Đồng tính luyến ái (homosexuality) là một chủ đề đặc biệt vừa mang tính
riêng tư lại vừa nhạy cảm. Người đồng tính luyến ái luôn cảm thấy mặc cảm, lo
lắng, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngày nay, cách nhìn của xã hội về
người đồng tính đã khác xưa rất nhiều nhưng không vì thế mà họ có thể hòa nhập
như bao người bình thường bởi vẫn còn đâu đó những thái độ khinh khi và coi
thường.
Vậy, trước vấn đề đồng tính, sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM đã và
đang có thái độ như thế nào? Tích cực, quan tâm, thờ ơ, vô cảm, hay ghê sợ,
tránh xa? Đó là những điều thúc đẩy người nghiên cứu thấy cần thiết thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM đối với vấn đề
đồng tính luyến ái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu thái độ của sinh viên trường Đại học Sư
phạm TPHCM đối với vấn đề đồng tính luyến ái.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Thái độ của sinh viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đối với
vấn đề đồng tính luyến ái.
1.4. Giới hạn phạm vi đề tài
Trong điều kiện thời gian ngắn, và bước đầu tập làm nghiên cứu khoa học,
năng lực của nhóm nghiên cứu còn hạn chế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thái
độ của sinh viên Đại học Sư phạm TPHCM đối với vấn đề đồng tính.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp: tham khảo tài liệu, bút vấn, thống kê toán
học. Việc thống kê, phân tích số liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS for
Windows.
1.6. Cơ sở lý luận
Năm học 2009 – 2010
245
Thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng một số thuật ngữ liên quan như thái độ,
người đồng tính luyến ái, biểu hiện của người đồng tính.
Khái niệm thái độ
“Thái độ là một bộ phận lĩnh vực tình cảm phản ánh quan hệ của cá nhân
đối với hiện thực. Nó được quyết định bởi thế giới quan của cá nhân cho nên
cũng phản ánh tồn tại xã hội chịu ảnh hưởng của ý thức giai cấp, của tâm lý xã
hội, của dư luận và tập đoàn xã hội. Nó thường không phải là những đáp ứng
được biểu lộ một cách minh thị hay trực tiếp mà là những ý nghĩ đang chuyển
hóa thành hành động”.
Khái niệm đồng tính luyến ái
Đồng tính luyến ái, hay đồng tính chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình
yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người
cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.
Biểu hiện của người đồng tính luyến ái
Người đồng tính có nhiều biểu hiện, nhóm nghiên cứu chỉ quan tâm đến các
biểu hiện chính sau:
- Hoàn toàn giống người bình thường.
- Có những cử chỉ, trang phục, hoạt động... trái ngược với giới tính của
mình.
- Chỉ có ham muốn quan hệ tình dục với những người cùng giới tính.
2. Mô thức nghiên cứu
2.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn từ hai khối Tự nhiên, Xã hội, bao gồm sinh viên
năm 1, năm 2, năm 3 tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Tổng số phiếu phát
ra là 320 phiếu. Số phiếu hợp lệ là 304. Trong đó năm 1 là 91 phiếu, năm 2 là 98
phiếu, năm 3 là 115 phiếu. Khối tự nhiên có 158 phiếu, khối xã hội 146 phiếu.
2.2. Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu là một phiếu khảo sát gồm 2 phần
Phần 1: Là một thang thái độ gồm 30 câu hỏi liên quan đến các vấn đề cần
tìm hiểu như: thái độ đối với hiện tượng đồng tính, thái độ đối với người đồng
tính, thái độ đối với quan hệ tình dục đồng tính.
Người trả lời chọn một trong 5 mức độ với các điểm số tương ứng: hoàn
toàn không đồng ý: 0 điểm; không đồng ý: 1 điểm; lưỡng lự: 2 điểm; đồng ý: 3
điểm, hoàn toàn đồng ý: 4 điểm.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
246
Phần 2: Là câu hỏi bao gồm 8 yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên
đối với vấn đề đồng tính. Người trả lời có thể chọn nhiều yếu tố phù hợp với họ.
2.3. Cách xử lý số liệu
Đối với thang thái độ gồm 30 câu hỏi: tính tổng điểm, số trung bình, tần số
và tỉ lệ % các mức chọn. Để so sánh theo các biến giới tính, khối học, năm thứ,
v.v.., dùng kiểm nghiệm T, ANOVA, Chi-square.
Đối với 8 yếu tố ảnh hưởng, tính các tỉ lệ % chọn từng yếu tố.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Hệ số tin cậy của thang thái độ 30 câu
Hệ số tin cậy của thang đo 30 câu tính theo công thức - Cronbach là
0.753. Với trị số này, độ tin cậy của thang đạt mức khá tin cậy.
3.2. Kết quả về thái độ tích cực tính trên toàn mẫu
Thái độ tích cực của sinh viên được đo bằng tổng điểm 30 câu. Theo cách
cho điểm 5 bậc ở 1 câu phát biểu (từ 0 đến 4, điểm trung tính là 2), thang đo có
30 câu thì điểm trung bình lý thuyết là 60. Nếu dùng điểm liên tục thì khoảng
điểm trung tính là 45 – 75. Kết quả điểm trung bình thái độ tích cực của sinh viên
= 65.89, nên kết luận chung: Thái độ tích cực đối với vấn đề đồng tính chỉ ở mức
trung bình.
Mặt khác, khi chia điểm số thành 3 mức độ: ít tích cực (tiêu cực), trung tính
và tích cực, tỉ lệ % trong từng mức được thống kê trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Tần số và tỉ lệ % các mức độ thái độ trong toàn mẫu
Tổng điểm Mức độ Số người Tỉ lệ % So sánh 3 tỉ lệ %
< 45 điểm Tiêu cực 11 3.6%
45 – 75 điểm Trung tính 234 77%
> 75 điểm Tích cực 59 19.4%
Tổng cộng 304 100%
Trị số Chi – bình
phương = 271.9
Với df = 2
Theo Bảng 1, kết quả kiểm nghiệm Chi – bình phương cho thấy các tỉ lệ %
chọn ở mỗi mức là rất khác biệt. Thể hiện tỉ lệ % cao nhất (77%) thuộc thái độ
trung tính. Chỉ 19.4% sinh viên có thái độ tích cực đối với vấn đề đồng tính và tỉ
lệ rất ít tỏ thái độ tiêu cực.
3.3. Kết quả về điểm trung bình thái độ tích cực trên từng câu phát biểu
Kiểm nghiệm Anova cho thấy có sự khác biệt về ý nghĩa giữa thái độ tích
cực của sinh viên sư phạm về người đồng tính với hiện tượng đồng tính và tình
dục đồng tính. Trung bình cao nhất là 24.00 thuộc về thái độ đối với người đồng
tính.
Năm học 2009 – 2010
247
Bảng 2: Các số thống kê của mỗi phần và kết quả so sánh từng cặp
Phần Nội dung Trung bình
Độ lệch
tiêu chuẩn
Điểm số
lớn nhất
Điểm số
nhỏ nhất
1 Hiện tượng đồng tính 22.41 5.18 38 8
2 Người đồng tính 24.00 5.17 39 8
3 Tình dục đồng tính 19.48 5.38 37 5
Bảng 3: Trung bình từng câu và thứ hạng xếp từ tích cực thấp đến cao
Câu Nội dung Điểm TB tích cực
Xếp hạng
(thấp cao)
c21 Tôi thấy khó chịu khi hai người cùng giới có cử chỉ thân mật, âu yếm nơi công cộng 1.52 1
c1 Tôi nghĩ rằng hiện tượng đồng tính là tự nhiên “vì trời sinh ra thế” 1.60 2
c4 Đồng tính đang là trào lưu của thời đại 1.66 3
c22 Thật là kinh khủng khi đọc hoặc nghe nói về những kiểu quan hệ tình dục đồng tính 1.74 4
c26 Quan hệ tình dục đồng tính không hợp với tự nhiên và
đạo đức 1.76 5
c27
Nếu vợ (hoặc chồng) mình có quan hệ đồng tính với
người khác, tôi sẽ chia tay ngay mà không cần nghĩ đến
những chuyện khác
1.84 6
c29 Không thể nói quan hệ tình dục đồng giới là nhu cầu sinh lý bình thường của người đồng tính 1.88 7
c18 Một số hành động của người đồng tính đã làm phá hoại giá trị đạo đức, tinh thần, văn hóa 1.89 8
c15 Người đồng tính rất đáng thương vì họ không được sống
đúng với bản thân mình 2.43 23
c11 Tôi sợ và sẽ tránh tiếp xúc những người đồng tính 2.45 24
c16 Người đồng tính cần được xã hội tôn trọng và chấp nhận 2.57 25
c3 Đồng tính phải bị xã hội lên án 2.61 26
c2 Tôi phản đối trào lưu “mốt đồng tính” (đồng tính giả) hiện nay 2.65 27
c10 Mỗi người chúng ta cần nhìn hiện tượng đồng tính
khách quan hơn 2.74 28
c14 Nên có sự thông cảm và chia sẻ khi đối xử với người
đồng tính 2.79 29
c13
Người đồng tính cũng có đời sống tình cảm riêng tư.
Mỗi người cần tôn trọng đời sống tình cảm riêng tư của
người đồng tính
2.97 30
Chú thích: Ký hiệu C1-C10: Về hiện tượng đồng tính. Từ C11-C20: Về người đồng tính.
Từ C21-C30: Về quan hệ tình dục đồng tính.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
248
Từng câu trong thang đo 30 câu được tính điểm trung bình và xếp thứ tự từ
thấp đến cao. Nhưng để có những kết luận đáng lưu ý, nhóm nghiên cứu chọn ra
8 ý có thứ hạng từ 1 đến 8 (điểm TB thái độ tích cực thấp) và 8 ý có thứ hạng từ
23 đến 30 (điểm TB thái độ tích cực cao), ghi ở bảng 3. Kết quả là:
- Điểm tích cực thấp thuộc về các phát biểu liên quan đến quan hệ tình dục
đồng giới (các câu 21, 22, 26, 27, 29) và hiện tượng đồng giới (câu 1 và 4). Cho
thấy sinh viên sư phạm không đồng tình với việc quan hệ tình dục đồng giới và
việc coi hiện tượng đồng tính đang là “trào lưu của nhân loại”.
- Điểm tích cực cao liên quan đến thái độ đối với người đồng giới (các câu
10, 11, 13, 14, 15, 16) và hiện tượng đồng giới (câu 2 và 3). Điểm thái độ cao ở
câu 2 và 3 cho thấy sinh viên sư phạm phản đối việc xã hội lên án hiện tượng
đồng tính và phản đối trào lưu “mốt đồng tính” (tức đồng tính giả). Qua đó, có
thể nói sinh viên sư phạm có hiểu biết về hiện tượng đồng tính, phân biệt đồng
tính thật với một bộ phận thanh niên theo mốt đồng tính (giả dạng để được chú
ý). Nội dung các câu 10, 13, 14, 15, 16 liên quan đến cách nhìn thân thiện về
người đồng giới cũng đạt điểm thái độ tích cực cao chứng tỏ sinh viên có cái nhìn
chia sẻ, cảm thông với người đồng tính.
3.4. So sánh điểm thái độ tích cực theo năm học
Bảng 4: Kết quả so sánh trung bình thái độ tích cực theo năm học
Năm học Số lượng Trung
bình
Độ lệch
tiêu chuẩn
Điểm số
nhỏ nhất
Điểm số
lớn nhất
Năm 1 91 65.80 13.315 31 108
Năm 2 98 63.61 11.092 35 92
Năm 3 115 65.91 11.261 46 99
Ghi chú: 1. Kết quả Anova giữa các năm học: F = 3.482 với sig. = 0.032.
2. Kết quả so sánh cặp trung bình theo Tukey: có khác biệt giữa năm 2 và năm 3.
Bảng 4 cho thấy các trị số trung bình thái độ tích cực tính theo năm học đều
ở mức trung tính, nhưng không giống nhau. Kiểm nghiệm Anova giữa các trung
bình này (F = 3.482 và sig. = 0.032) cho thấy có sự khác biệt giữa năm 2 và năm
3: điểm trung bình thái độ tích cực của năm 3 cao hơn.
3.5. So sánh điểm thái độ tích cực theo giới tính, ngành học, quê quán, tôn
giáo
Nhóm nghiên cứu đã so sánh các cặp trị số trung bình theo biến số: giới
tính, ngành học, quê quán, tôn giáo. Kết quả thấy chúng xấp xỉ nhau và các trị số
trung bình dao động từ 63.48 đến 66.42 (đều nằm ở mức thái độ trung tính). Các
kiểm nghiệm t và giá trị xác suất sig. < 5% trong kết quả so sánh cho thấy không
Năm học 2009 – 2010
249
có khác biệt về thái độ tích cực của các sinh viên theo giới tính (nam, nữ), theo
ngành học (tự nhiên, xã hội), theo quê quán (TPHCM, Tỉnh), theo tôn giáo (có
hay không).
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng
Bảng 5: Tần số và tỉ lệ % chọn các yếu tố ảnh hưởng
STT Các yếu tố Số người chọn Tỉ lệ %
1 Giáo dục của gia đình 141 46.4%
2 Văn hóa địa phương 91 29.9%
3 Được coi phim, đọc truyện về vấn đề đồng tính 145 47.7%
4 Thiếu thông tin 116 38.2%
5 Trào lưu đồng tính, mốt đồng tính 127 41.8%
6 Đã từng tiếp xúc với người đồng tính 94 30.9%
7 Quan niệm của những người xung quanh về hiện
tượng đồng tính
112 36.8%
8 Việc công nhận đồng tính ở nhiều nước trên thế giới 129 42.4%
Bảng trên cho thấy sinh viên sư phạm đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu
tố đã nêu đến thái độ tích cực đối với vấn đề đồng tính là không cao (không đến
50%). Trong đó, 2 yếu tố có tỉ lệ % cao là: đã được coi phim, đọc truyện liên
quan đến vấn đề đồng tính (47.7%); giáo dục của gia đình (46,4%). Tỉ lệ % thấp
nhất là yếu tố văn hóa địa phương (29.9%).
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu gần đúng với những giả thuyết đã đưa ra.
- Mức độ của thái độ tích cực nói chung của sinh viên sư phạm đối với vấn
đề đồng tính luyến ái không cao.
- Trong từng phần nhỏ, sinh viên ít thể hiện thái độ tích cực đối với các vấn
đề như: quan hệ tình dục đồng tính, kết hôn của người đồng tính, trào lưu theo
“mốt đồng tính”,... nhưng lại thể hiện thái độ tích cực cao hơn đối với người
đồng tính, thể hiện ở thái độ thân thiện, chia sẻ, tôn trọng.
- Tỉ lệ % sinh viên sư phạm đánh giá ảnh hưởng của 8 yếu tố được nêu
trong câu hỏi đối với thái độ tích cực là không cao, nhưng xếp từ cao đến thấp thì
có thể lưu ý đến các yếu tố: được coi phim, đọc truyện về vấn đề đồng tính; giáo
dục của gia đình; việc công nhận đồng tính ở một số nước trên thế giới; văn hóa
địa phương.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
250
- Đối chiếu các trung bình thái độ tích cực đối với vấn đề đồng tính của các
nhóm sinh viên khác nhau thấy có khác biệt giữa thái độ tích cực của sinh viên
năm 2 và năm 3. Theo giới tính, theo ngành học, theo quê quán và theo tôn giáo
thì không có khác biệt ý nghĩa.
4.2. Kiến nghị
Qua kết quả khảo sát trên sinh viên sư phạm, chúng ta thấy được sinh viên
là lớp thế hệ trẻ có hiểu biết, tuy chưa thể hiện thái độ tích cực cao đối với vấn đề
đồng tính luyến ái, nhưng đã biểu hiện thái độ đúng đối với người đồng tính, cho
rằng người đồng tính nên được xã hội thông cảm và chấp nhận để đảm bảo nhân
quyền và bảo vệ người đồng tính khỏi bị phân biệt và định kiến, giúp họ vượt qua
mặc cảm, sống tốt hơn, hòa nhập được với cộng đồng. Từ đó, nhóm nghiên cứu
kiến nghị một số ý sau:
Nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên hoặc Câu lạc bộ Học thuật
nên tổ chức một số buổi nói chuyện với sinh viên, tạo diễn đàn trao đổi trực tiếp
hoặc lập trang web về người đồng tính. Qua đó cung cấp thông tin, làm cho sinh
viên hiểu nhiều về tâm lý người đồng tính để có cái nhìn đúng với xu hướng của
thế giới hiện nay, giúp sinh viên phân biệt đồng tính thật với người đồng tính giả
đang là trào lưu phát triển khá mạnh.
Các giảng viên khi dạy các môn tâm lý học có thể lồng thêm nội dung bàn
về người đồng tính và thái độ đúng của chúng ta đối với họ.
Bản thân sinh viên phải biết tôn trọng người đồng tính và những vấn đề
riêng tư của họ, không nên có thái độ miệt thị, khinh thường. Giáo viên và những
người thân của người đồng tính phải biết quan tâm, chia sẻ, tránh để cho người
đồng tính cảm thấy mình bị cô lập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Biện Hiểu Bình, Nguyễn Kim Dân và cộng sự biên dịch (2003), Bạn biết gì
về giới tính?, NXB Y học.
[2] Iu.I. Kusniruk, A.P. Serbakov; Nguyễn Bá Kim dịch (1986), Tình dục học
phổ thông, NXB Y học.
[3] Nguyễn Thị Minh (1999), Bàn về giáo dục giới tính, NXB Trẻ.
[4] Nguyễn Ngọc Toản (1990), Khoa học tình dục và sức khỏe, NXB Phụ nữ.
[5] Nguyễn Khắc Viện (1985), Bàn về "thế giới thứ ba", NXB Thông tin lý
luận.