1. Đặt vấn đề
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành một trong những vấn đề nóng
trên toàn thế giới. Các hội nghị về vấn đề môi trường và BĐKH liên tục diễn ra trong
mọi nỗ lực nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để có thể hạn chế tối đa những
ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống con người. Trong đó, tăng cường giáo dục được
xem là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với những thách thức
của BĐKH.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là một trong 10 thành phố chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất của BĐKH, đặc biệt là huyện Cần Giờ. Tuy nhiên, công tác giáo dục
về BĐKH cho học sinh - những thế hệ sẽ phải đối mặt với hàng loạt hệ quả nghiêm
trọng của BĐKH vẫn chưa được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện đề
tài nghiên cứu về vấn đề này. Hy vọng kết quả bài nghiên cứu sẽ phần nào giúp chúng
ta có cái nhìn toàn diện hơn về công tác giáo dục BĐKH cho học sinh trung học cơ sở
(THCS) ở huyện Cần Giờ và có thể đề ra những giải pháp thích hợp về công tác giáo
dục BĐKH cho học sinh THCS.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh trung học cơ sở ở huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
248
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trương Thị Thanh Tuyền,
Bùi Thị Thu Hồng,
Đinh Hoàng Diễm My,
Đỗ Ngọc Mai Thảo
(SV năm 2, Khoa Địa lí)
GVHD: ThS Đào Ngọc Bích
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành một trong những vấn đề nóng
trên toàn thế giới. Các hội nghị về vấn đề môi trường và BĐKH liên tục diễn ra trong
mọi nỗ lực nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để có thể hạn chế tối đa những
ảnh hưởng của BĐKH đến đời sống con người. Trong đó, tăng cường giáo dục được
xem là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với những thách thức
của BĐKH.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là một trong 10 thành phố chịu ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất của BĐKH, đặc biệt là huyện Cần Giờ. Tuy nhiên, công tác giáo dục
về BĐKH cho học sinh - những thế hệ sẽ phải đối mặt với hàng loạt hệ quả nghiêm
trọng của BĐKH vẫn chưa được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện đề
tài nghiên cứu về vấn đề này. Hy vọng kết quả bài nghiên cứu sẽ phần nào giúp chúng
ta có cái nhìn toàn diện hơn về công tác giáo dục BĐKH cho học sinh trung học cơ sở
(THCS) ở huyện Cần Giờ và có thể đề ra những giải pháp thích hợp về công tác giáo
dục BĐKH cho học sinh THCS.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp khảo sát thực tế
Để nắm rõ về sự hiểu biết của các em học sinh thì cần phải đến địa bàn nghiên
cứu để khảo sát thực tế. Từ đó, chúng tôi thấy được những tâm tư, nguyện vọng của các
em để có thể đề xuất các giải pháp phù hợp.
2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình đi khảo sát, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn dưới dạng câu hỏi
nhiều lựa chọn để các em học sinh dễ dàng trả lời.
2.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Để nghiên cứu có hiệu quả vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành thống kê những
thông tin có liên quan, sau đó phân loại chúng thành từng nhóm, theo từng mức độ
khác nhau.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Các khái niệm có liên quan
Năm học 2010 – 2011
249
3.1.1. Giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng làm thỏa mãn nhu cầu to lớn của xã hội là truyền kinh
nghiệm của các thế hệ trước cho thế hệ sau để duy trì và phát triển loài người. Giáo dục
nảy sinh và phát triển trong lao động sản xuất và đời sống của con người.
3.1.2. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi. Đó là
những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS.
Đây là thời kì chuyển từ thơ ấu sang tuổi trưởng thành với các đặc điểm sau: sự
phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về cơ thể, sự phát dục và sự hình thành những phẩm
chất mới về các mặt trí tuệ, đạo đức. Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa
tuổi này là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá
trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người
lớn, bạn bè và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình, thiết kế
tương lai của mình với ý đồ thực hiện những ý định, mục đích, nhiệm vụ một cách
độc lập.
Đây cũng là lứa tuổi có khả năng biện luận tốt hơn, hành vi và thái độ của các em
có tác động và ảnh hưởng tới cả những người ít tuổi hơn và lớn tuổi hơn.
3.3. Địa bàn nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của TP HCM, nằm về hướng Đông
Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ
biển với các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Thị Vải, Gò Gia,
Hình 2. Một góc khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ
(Nguồn:www.rmcst.gov.vn/NewsDetails.aspx?i=8
46)
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ
(Nguồn:www.anhso.net/aha/photo
/164798/Huyen-Can-Gio)
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
250
Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên là 70.421 ha. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm
tới 56.7% diện tích toàn huyện.
Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình
khoảng 250C đến 290C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3.5 đến 6
mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 - 1.402 mm.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí
quan trọng về quốc phòng và du lịch sinh thái. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ
được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển Thế giới”.
3.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Cần Giờ gồm 7 xã: Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An
Thới Đông, Bình Khánh và thị trấn là Cần Thạnh.
Dân số huyện là 68.213 người (2009), gồm các dân tộc Kinh (80%), Khmer và
Chăm. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55%.
Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự phát triển kinh tế - xã hội là có nguồn lợi to lớn
từ biển, quỹ đất còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn.
3.3.3. Ảnh hưởng của BĐKH đến địa bàn nghiên cứu
Theo đánh giá của Jeremy Carew-Reid - Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Quản lý
môi trường, TP HCM đứng thứ 5 trong 10 tỉnh/thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất do
biến đổi khí hậu tại Việt Nam và là 1 trong 10 thành phố trên thế giới chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của BĐKH. Nếu nước biển dâng 1m thì 43% (tương đương 862km2) diện
tích thành phố sẽ bị ngập, mà chủ yếu là những vùng trũng thấp, gần biển như huyện
Nhà Bè, huyện Cần Giờ Trong đó, Cần Giờ là nơi chịu ảnh hưởng của BĐKH ở mức
4.
Cần Giờ là một khu vực hết sức nhạy cảm với những ảnh hưởng của BĐKH do
có đường bờ biển dài, tiếp giáp với nhiều cửa sông lớn, được xem là khu vực “bờ đê”
đối với thành phố và các tỉnh lân cận. Vùng này lại có đặc thù nổi bật là đất phèn và đất
mặn chiếm diện tích khá lớn, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân chủ yếu
sống nhờ vào hoạt động nông, ngư nghiệp. Vì vậy, nếu không có những biện pháp kịp
thời ứng phó với những tác động của BĐKH thì Cần Giờ có thể sẽ là khu vực bị ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất của thành phố, đặc biệt là khi nước biển dâng.
3.4. Thực tế giáo dục BĐKH cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Cần Giờ
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 912 đối tượng (Thuộc: Trường THCS Bình
Khánh, Trường THCS Cần Thạnh, Trường THCS Lý Nhơn, Trường THCS Tam Thôn
Hiệp) trong thời gian từ 24 đến 27-01-2011.
3.4.1. Hoạt động giáo dục từ nhà trường
Qua khảo sát và xử lí số liệu thực tế, chúng tôi đã thu được những số liệu dưới
đây:
Năm học 2010 – 2011
251
Bảng 1. Thống kê hoạt động giáo dục BĐKH trong nhà trường
Phổ biến
nhiều
Phổ biến mức
trung bình Ít phổ biến
Rất hiếm hoặc
không có
Mức độ
Hình thức
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Giảng dạy trên lớp 87 9.5% 112 12.3% 649 71.2% 64 7.0%
Sinh hoạt ngoài giờ
lên lớp
36 4.0% 365 40% 488 53.5% 23 2.5%
Giờ chào cờ - sinh
hoạt chủ nhiệm 43 4.7% 102 11.2% 680 74.6% 87 9.5%
Hoạt động ngoại
khóa 95 10.4% 132 14.5% 573 62.8% 112 12.3%
Tham gia các cuộc
thi có liên quan 54 6.0% 153 16.8% 557 61.0% 148 16.2%
(Nguồn: khảo sát thực tế)
3.4.1.1. Thông qua các tiết giảng dạy trên lớp
Giờ học trên lớp là thời gian quan trọng để giáo viên cung cấp thông tin cho học
sinh thông qua các môn học. Tuy nhiên, thời gian cho nội dung bài học không đủ, nên
phần lồng ghép các thông tin về BĐKH rất hạn chế, thậm chí không đưa vào.
Qua khảo sát ý kiến, có đến 71.2% học sinh trả lời rằng các thầy cô ít khi đề cập
đến vấn đề giáo dục BĐKH trong quá trình giảng dạy trên lớp.
3.4.1.2. Thông qua các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
Trong những năm gần đây, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) được
nhiều trường thực hiện nhưng chưa linh động trong quá trình tổ chức, hướng dẫn cho
học sinh, nội dung chủ yếu xoay quanh các chủ đề về lịch sử, truyền thống, đạo đức,
pháp luật, Chủ đề môi trường cũng được lồng ghép nhưng nội dung kiến thức còn
quá chung chung, chưa định hướng vào một khía cạnh nhất định.
Có 44% học sinh trả lời thường tham gia HĐNGLL với chủ đề “Biến đổi khí
hậu”.
3.4.1.3. Thông qua giờ chào cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm
Thời gian dành cho những tiết này có giới hạn. Vì vậy, có tới 74.6% học sinh trả
lời ít khi nghe nhắc đến vấn đề BĐKH trong những tiết này.
3.4.1.4. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế
Cần Giờ là khu vực giáp biển, có hệ sinh thái rừng ngập mặn, là một trong những
“trợ thủ đắc lực” giúp chống lại những hậu quả của BĐKH. Tuy nhiên, chỉ có 24.9% số
học sinh trả lời thường được tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế.
75.1% số còn lại rất ít được tham gia (trong đó: 12.3% là rất hiếm hoặc thậm chí không
được tham gia).
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
252
3.4.1.5. Thông qua các cuộc thi liên quan đến chủ đề “Biến đổi khí hậu”
Hiện nay, các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, hùng biện về chủ đề “Biến đổi khí
hậu” được tổ chức khá nhiều. Có 22.8% số học sinh trả lời là thường tham gia các
cuộc thi này và có 77.2% các em hiếm khi hoặc không được tham gia. Trong đó, nhiều
cuộc thi tìm hiểu chỉ mang tính phong trào, chất lượng giáo dục chưa cao.
Nhìn chung, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục BĐKH trong nhà trường
cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, có 58.3% học sinh được khảo sát cho rằng
tiết HĐNGLL chưa hấp dẫn và sinh động.
3.4.2. Hoạt động tự giáo dục
Qua khảo sát, mặc dù số lượng tham gia hoạt động tự giáo dục về BĐKH chỉ
dừng lại ở con số 120/912 (chiếm 13.2%). Tuy nhiên, qua đó cho thấy một tín hiệu khả
quan trong việc các em bắt đầu thực hiện tự giáo dục cho bản thân theo những định
hướng ban đầu của thầy cô. Trong đó: 35% số học sinh này tự tìm hiểu thông qua các
chương trình truyền hình; 29.1% thông qua Internet phần còn lại chủ yếu các em tìm
hiểu thông tin trên sách, báo và hỏi thông tin từ người lớn.
3.4.3. Hoạt động giáo dục từ gia đình
Dưới đây là bảng thống kê chúng tôi rút ra được sau khi tiến hành khảo sát ở khu
vực này:
Bảng 2. Thống kê hoạt động giáo dục BĐKH từ gia đình
Phổ biến
nhiều
Phổ biến mức
trung bình Ít phổ biến
Rất hiếm hoặc
không có
Mức độ
Nội dung
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Sự quan tâm của gia
đình đến vấn đề
BĐKH
73 8.0% 308 33.7% 453 49.7% 78 8.6%
Gia đình cung cấp tài
liệu, hướng dẫn xem
các chương trình về
BĐKH
28 3.0% 59 6.5% 254 27.9% 571 62.6%
Gia đình yêu cầu tìm
hiểu về BĐKH 90 9.9% 219 24% 469 51.4% 134 14.7%
(Nguồn: khảo sát thực tế)
Hiện nay, đa số các gia đình ở Cần Giờ còn gặp khá nhiều khó khăn về kinh tế:
82% học sinh được khảo sát có gia đình chủ yếu sinh sống phụ thuộc vào kinh tế nông
nghiệp, chỉ có 41.1% học sinh trả lời gia đình có quan tâm đến vấn đề BĐKH, có
90.5% học sinh trả lời rằng rất ít nhận được sự giáo dục, cung cấp thông tin về vấn đề
BĐKH từ gia đình, trong đó mức độ rất hiếm hoặc không có chiếm đến 62.6%.
Năm học 2010 – 2011
253
Việc động viên, khuyến khích con em tìm hiểu các thông tin về BĐKH còn rất
hạn chế với tỉ lệ 33.9%. Trong đó, 14.7% các bậc phụ huynh hiếm khi hoặc không
khuyến khích con em tìm hiểu các vấn đề trên, thậm chí nhiều người còn cho đây là
công việc “hết sức vớ vẩn”.
Qua đó có thể thấy, vai trò của gia đình trong việc giáo dục về những ảnh hưởng
của BĐKH ở huyện Cần Giờ hiện nay còn rất hạn chế. Chính thái độ bàng quan của
nhiều phụ huynh đã ảnh hưởng lớn đến giáo dục BĐKH cho học sinh.
3.4.4. Hoạt động giáo dục từ xã hội
Đây là hoạt động có vai trò quan trọng không kém so với hoạt động giáo dục
trong nhà trường và từ gia đình.
Sau quá trình khảo sát, chúng tôi đã thu được bảng số liệu sau:
Bảng 3. Thống kê hoạt động giáo dục BĐKH từ xã hội
Phổ biến
nhiều
Phổ biến
mức trung
bình
Ít phổ biến Rất hiếm hoặc không có
Mức độ
Nội dung Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Số
lượng Tỉ lệ
Được cán bộ các ban
ngành tuyên truyền 8 0.9% 12 1.3% 746 81.8% 146 16%
Gia đình được cung cấp
thông tin chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi do
BĐKH
4 0.4% 205 22.4% 545 59.7% 160 17.5%
Sử dụng các phương tiện
thông tin đại chúng tìm
hiểu BĐKH
137 15% 504 55.3% 159 17.4% 112 12.3%
Mức độ hứng thú với
thông tin BĐKH do
nhóm khảo sát cung cấp
839 92.1% 35 3.8% 24 2.6% 14 1.5%
(Nguồn: khảo sát thực tế)
3.4.4.1. Các hoạt động tuyên truyền của ban ngành, đoàn thể tại địa phương
Khi được khảo sát, chỉ có 2.2% các học sinh trả lời thường được các cán bộ thanh
niên tuyên truyền về BĐKH. Trong khi đó, có đến 97.8% ít khi hoặc không nhận sự
được tuyên truyền.
3.4.4.2. Gia đình được cung cấp thông tin chuyển đổi cây trồng, vật nuôi do
BĐKH
Theo khảo sát, chỉ có 22.8% các em trả lời gia đình thường được các cán bộ xã,
huyện đến nói chuyện, điều tra và cung cấp thông tin về chuyển đổi giống cây trồng
phù hợp với sự thay đổi bất thường của thời tiết.
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
254
3.4.4.3. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi,)
Hiện nay, chưa có chính thức một kênh thông tin, truyền hình chuyên về BĐKH.
Kết quả khảo sát cho thấy có 29.7% các em không được hoặc rất hạn chế trong
việc tiếp cận với các loại hình trên.
3.4.4.4. Mức độ hứng thú với thông tin BĐKH do nhóm khảo sát cung cấp
Qua khảo sát, có 92.1% số học sinh tỏ ra hứng thú với chủ đề BĐKH. Điều này
cho thấy nhu cầu tìm hiểu thông tin của các em rất lớn nhưng không đủ điều kiện thực
hiện.
Hiện nay, chưa có một dự án chính thức của các tổ chức hay cơ quan nào về
BĐKH cũng như khắc phục ảnh hưởng của BĐKH áp dụng tại địa phương.
4. Đề xuất một số giải pháp giáo dục BĐKH cho học sinh
Hoạt động giáo dục là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp các em học
sinh, gia đình và cộng đồng có những thông tin hữu ích nhất về BĐKH cũng như ảnh
hưởng của nó đến đời sống và sản xuất.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc giáo dục BĐKH cho học sinh, đặc biệt là học
sinh THCS hiện nay vẫn mang tính ban đầu, chưa có sự phổ biến sâu rộng đến tất cả
các đối tượng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Tuy
vậy, cái chính vẫn là do phương pháp và hình thức tổ chức còn nhiều hạn chế, đa số
mang tính rập khuôn, nặng về lí thuyết cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức. Bên
cạnh đó, đội ngũ giáo viên vẫn chưa được tập huấn đầy đủ về vấn đề BĐKH, hạn chế
khả năng truyền tải thông tin đến học sinh.
Thông qua thực trạng khảo sát điều tra, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp
sau:
Cần có sự tổ chức, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Các trường học cần đẩy mạnh công tác giáo dục cho học sinh thông qua lồng
ghép vào giảng dạy, sinh hoạt dưới cờ, HĐNGLL, các cuộc thi về BĐKH.
Tăng cường các hoạt động thực tế, tham quan, thực địa.
Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về BĐKH.
Các tổ chức như Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, cần đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt, giao lưu, văn nghệ.
Lập ra các trang thông tin, chương trình truyền thanh, truyền hình, các tạp chí
về chuyên đề BĐKH.
Nâng cao đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần cho người dân, tạo điều kiện
cho các em có thời gian tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tập thể.
Trong quá trình nghiên cứu để tìm ra phương pháp đưa giáo dục BĐKH đến gần
hơn với học sinh, chúng tôi đã tìm hiểu kinh nghiệm từ mô hình “Đề toán về biến đổi
Năm học 2010 – 2011
255
khí hậu cho học sinh Trung học cơ sở” của cô giáo Hoàng Thị Nho (Giảng viên
trường Đại học Sư Phạm Hà Nội), một mô hình khá hiệu quả và thiết thực.
Dưới đây là bài toán tiêu biểu trích từ bộ đề toán nói trên:
“Nếu mẹ em có thói quen xách làn đi chợ thay vì đựng thực phẩm trong các túi
nilon thì trung bình 1 ngày sẽ bớt được 11 túi nilon bị sử dụng. Hỏi trong 1 tháng, 1
năm nếu mẹ em có thói quen này thì sẽ bớt được bao nhiêu túi nilon thải ra môi
trường? Và hãy thử tính toán nếu trong một khu phố có 1.200 người dân có các bà, các
chị có thói quen tốt này thì một năm sẽ bớt được bao nhiêu kg túi nilon thải ra môi
trường nếu biết rằng cứ trung bình 150 túi bằng 1kg túi nilon?”.
Vấn đề giáo dục BĐKH mà nhóm chúng tôi muốn mở rộng trong đề toán trên thể
hiện ở chỗ: Chúng ta đều biết túi nilon có tác hại rất lớn đối với môi trường. Túi nilon
nằm lẫn trong đất sẽ cản trở sự sinh trưởng của cây xanh vì phải mất 500 đến 1000 năm
mới phân hủy. Nếu đốt không đúng cách thì các chất như: lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên
chất, clo,lẫn trong bao nilon gặp hơi nước sẽ tạo ra H2SO4, HCl dưới dạng mưa axit.
Nếu không được thu gom, bao nilon gây tắc nghẽn cống rãnh, ứ đọng nước thải, phá
hủy môi trường sinh thái, gây nên dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các
sinh vật khác,
Như vậy, với cách soạn đề toán như trên, giáo viên sẽ hướng học sinh đến việc
bảo vệ môi trường và chống lại BĐKH thông qua việc giảm sử dụng túi nilon. Hiện
nay, mô hình này đã được thử nghiệm thành công tại trường THCS Kiến Hưng (Hà
Nội). Tháng 7-2011, trường sẽ nhận được số tiền tài trợ là 262 triệu đồng cho việc thực
hiện mở rộng dự án.
Hy vọng với những thành công ban đầu của mô hình thử nghiệm trong việc giáo
dục BĐKH thông qua các đề toán, trong thời gian tới tất cả sẽ được tập hợp thành một
tài liệu phổ biến cho 63 tỉnh thành còn lại và nhân rộng thành một mô hình chung.
Trên đây chỉ là những ý kiến nhỏ và một vài giải pháp của nhóm nghiên cứu
chúng tôi. Những giải pháp này có thể chưa được trau chuốt về mặt từ ngữ, nhưng với
vị trí là một sinh viên khoa Địa lí, là các thầy cô giáo trong tương lai, chúng tôi hy
vọng rằng có thể góp một ý tưởng nhỏ để các nhà giáo dục và các chuyên gia môi
trường sẽ có cái nhìn tổng quan và thực tiễn hơn, từ đó có những giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao, phát triển công tác giáo dục BĐKH. Đây chính là nội dung trọng tâm
mà chúng tôi hướng đến trong đề tài nghiên cứu này.
5. Kết luận
Công tác giáo dục BĐKH còn hạn chế như bình dầu làm cho ngọn lửa tác động
của nó ngày càng cháy lớn với sức phá huỷ không thể lường trước. Công tác giáo dục
BĐKH cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Cần Giờ vẫn chưa được quan tâm đúng
mức. Các em vẫn chưa thể hình dung được những gì phải đối mặt trong tương lai do
BĐKH gây ra cũng như chưa thể hình thành được ý thức cần phải làm gì để giảm đi
những tác động ấy. Hy vọng qua bài nghiên cứu, trong thời gian tới, những nhu cầu
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
256
chính đáng này của các em sẽ được đáp ứng tốt hơn và công tác giáo dục BĐKH cho
học sinh THCS sẽ hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Thành (2005), Môi trường & phát triển bền vững, Nxb Đại học Sư Phạm
TP HCM.
2. www.anhso.net/aha/photo/164798/Huyen-Can-Gio.
3. www.cangio.hochiminhcity.gov.vn.
4. www.chudu24.com/huong-dan-du-lich/chau-a/viet-nam/ho-chi-minh/can-gio.html
5. www.rmcst.gov.vn/NewsDetails.aspx?i=846.
6. www.vi.wikipedia.org/wiki/C%/E1%BA%A7n_GiE1%BB%9D.