1.1. Lí do chọn đề tài
Các nhà tâm lí học đã khẳng định gia đình là yếu tố đóng góp vai trò hết sức quan
trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ.
Như vậy, để một đứa trẻ có thể phát triển một cách toàn diện cần thiết người giáo
dục phải nắm bắt được yếu tố từ gia đình. Từ đó, người giáo viên sẽ có những nhận
định chính xác và rõ ràng để có thể đề ra cách thức giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn.
Có nhiều cách để hỗ trợ cho việc tìm hiểu tình cảm gia đình của trẻ. Tuy nhiên,
đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khả năng biểu đạt tình cảm qua ngôn ngữ còn hạn chế
nên phương tiện để biểu đạt hiệu quả, lí thú nhất đó là hội họa. Chính vì vậy, để tìm
hiểu tình cảm gia đình của trẻ hiệu quả hơn hãy tìm hiểu thông qua tranh vẽ của trẻ.
Vì những lí do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu tình cảm gia đình
của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tranh vẽ đề tài gia đình”.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu tình cảm gia đình của trẻ 5-6 tuổi qua tranh vẽ đề tài gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2012 - 2013
81
TÌM HIỂU TÌNH CẢM GIA ĐÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI
QUA TRANH VẼ ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH
Nguyễn Ngọc Lài,
Đặng Thị Phấn
(Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Mầm non)
GVHD: ThS Lê Thị Thanh Huyền
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Các nhà tâm lí học đã khẳng định gia đình là yếu tố đóng góp vai trò hết sức quan
trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ.
Như vậy, để một đứa trẻ có thể phát triển một cách toàn diện cần thiết người giáo
dục phải nắm bắt được yếu tố từ gia đình. Từ đó, người giáo viên sẽ có những nhận
định chính xác và rõ ràng để có thể đề ra cách thức giáo dục phù hợp và hiệu quả hơn.
Có nhiều cách để hỗ trợ cho việc tìm hiểu tình cảm gia đình của trẻ. Tuy nhiên,
đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khả năng biểu đạt tình cảm qua ngôn ngữ còn hạn chế
nên phương tiện để biểu đạt hiệu quả, lí thú nhất đó là hội họa. Chính vì vậy, để tìm
hiểu tình cảm gia đình của trẻ hiệu quả hơn hãy tìm hiểu thông qua tranh vẽ của trẻ.
Vì những lí do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu tình cảm gia đình
của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tranh vẽ đề tài gia đình”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tình cảm gia đình của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tranh vẽ đề tài gia đình.
1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
- Trực tiếp: Sản phẩm tranh vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi về đề tài gia đình.
- Gián tiếp: Trẻ tham gia vẽ tranh, gia đình, giáo viên và những người quen biết
trẻ.
Đối tượng nghiên cứu: Tình cảm gia đình của trẻ 5 - 6 tuổi.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận.
- Khảo sát tranh vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi về đề tài gia đình trên cơ sở đótìm hiểu tình
cảm gia đình của trẻ.
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục tình cảmcho trẻ.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn về thời gian nên chúng tôi chỉ nghiên cứu về khía cạnh tình cảm gia
đình của trẻ 5 - 6 tuổi tại 3 cơ sở giáo dục mầm non trong khu vực Thành Phố Hồ Chí
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
82
Minh: Mầm non Hoa Hồng (Quận Gò Vấp), Mẫu giáo Thiên Thanh (Quận 3), Mái Ấm
Nam Hòa (Quận Tân Bình).
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn
(quan sát, phỏng vấn, phân tích sản phẩm, thống kê), trong đó phương pháp phân tích
sản phẩm là chủ yếu.
1.7. Đóng góp của đề tài
- Nhằm giúp cho gia đình và nhà trường hiểu hơn tình cảm gia đình của trẻ từ đó
đề ra một số biện pháp giáo dục phù hợp.
- Hệ thống lại những tiêu chí đánh giá tình cảm gia đình của trẻ (5 - 6)tuổi thông
qua tranh vẽ.
2. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1. Vài nét về lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Hình vẽ của trẻ lần đầu tiên được Corrado Ricci (1887), một nhà phê bình hội họa
đã phát hiện ý nghĩa trong những hình vẽ người của trẻ em. Sau đó đã có nhiều những
công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học trên thế giới và đưa ra phương pháp tìm
hiểu trẻ qua tranh vẽ.
Ở Việt Nam,có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này tiêu biểu là các tác
giả: Nguyễn Văn Thành (1973), Trần Thị Cẩm Biên, Lê Khanh,...
2.2. Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi
Hoạt động vẽ của trẻ không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã
hội mà kết quả to lớn nhất của quá trình vẽ chính là sự biểu lộ tình càm, xúc cảm của
trẻ. Trẻ quan tâm tới việc “vẽ cái gì” chứ không phải “vẽ như thế nào”, tranh vẽ thể
hiện những gì trẻ thấy, trẻ suy nghĩ chứ chưa hẳn là những gì giống như chúng ta nhìn
thấy.
2.3. Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong tranh của trẻ 5 - 6 tuổi
2.3.1. Đặc điểm khả năng thể hiện bằng đường nét, hình dạng
Do sự phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và độ khéo léo của vận động, trẻ 5 - 6
tuổi đã có khả năng tạo nên các đường nét với tính chất khác nhau khá phức tạp, trẻ ở
tuổi này đã biết dùng các đường nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đạt
hình dáng trọn vẹn của mọi vật thể hiện tư thế vận động, hành động phù hợp với nội
dung sáng tạo.
2.3.2. Đặc điểm khả năng thể hiện bằng màu sắc
Trẻ 5-6 tuổi tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: “màu không bắt
chước” và “màu bắt chước”. Tình trang vẽ màu theo kiểu bắt chước còn khá phổ biến.
Có nghĩa là, trẻ vẽ kiểu thuộc lòng các màu quy định theo chuẩn mẫu.
2.3.3. Đặc điểm khả năng xây dựng bố cục
Năm học 2012 - 2013
83
Ngoài khả năng tạo nhịp điệu, trẻ 5-6 tuổi đã biết tạo nên bố cục tranh với thế cân
bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không cân xứng (các hình ảnh không đồng
điều: to-nhỏ, cao-thấp), sự sắp xếp lặp đi lặp lại của các hình ảnh cùng loại, bằng sự
sắp xếp đan xen với các hình ảnh không cùng loại bằng sự phân biệt, thể hiện quan hệ
chính - phụ
2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tranh vẽ của trẻ
2.4.1. Môi trường giáo dục
2.4.1.1. Trẻ học vẽ ở trường
Thực trạng bồi dưỡng năng khiếu vẽ cho trẻ lớp lá hiện nay, đặc biệt là các giờ
dạy vẽ theo mẫu, cô và trò khá căng thẳng.Bởi vì giờ vẽ theo mẫu yêu cầu trẻ vẽ giống
như mẫu, càng giống càng tốt. Vì thế cô ra sức gò trẻ làm theo hình mẫu đó vì thế trẻ bị
hạn chế sự sáng tạo và hay vẽ giống với mẫu mỗi khi được yêu cầu.
2.4.1.2. Gia đình là nơi khơi nguồn ý tưởng
Thực tế hiện nay nhiều gia đình vì công việc nên ba mẹ không có thời gian dành
cho con, không thường xuyên quan tâm trò chuyện với con hoặc ba mẹ quá quan tâm
can thiệp vào việc học hành, vui chơi của con điều đó cũng làm cho trẻ giảm đi sự biểu
lộ tình cảm, hạn chế khả năng sáng tạo trong tranh vẽ của trẻ.
Trẻ rất cần được tôn trong vì thế cần chú ý đến thái độ của ba mẹ đối với sản
phẩm của con mình.
2.4.2. Đặc điểm tâm sinh lí có ảnh hưởng đến hoạt động vẽ của trẻ (5-6 tuổi)
2.4.2.1. Đặc điểm tâm lí
- Trẻ (5 – 6 tuổi) dần mất đi tính duy kỉ vì thế tranh vẽ của trẻ không còn phản
ánh chính xác tâm tư tình cảm của trẻ mà trẻ chú ý nhiều hơn đến tính nghệ thuật.
- Tính không chủ định: trẻ chưa có khả năng độc lập, suy tính công việc một cách
chi tiết các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh một cách tình cờ.
2.4.2.2. Đặc điểm sinh lí
- Trình trạng sức khỏe cũng ảnh hưởng đến hoạt động vẽ của trẻ: sức khỏe không
tốt thì hứng thú, xúc cảm, tình cảm của trẻ giảm đi rõ rệt.
2.4.3. Hoạt động tích cực của trẻ
Để bày tỏ hết xúc cảm bản thân vào tranh vẽ ngoài yếu tố hỗ trợ như môi trường,
giáo dục, gia đình, thì sự hoạt động tích cực của bản thân là yếu tố vô cùng quan
trọng. Trẻ cần chủ động quan sát, khám phá để có vốn biểu tượng phong phú giúp cho
tâm tư tình cảm của mình được bày tỏ triệt để.
2.5. Tìm hiểu tình cảm gia đình
2.5.1. Khái niệm gia đình
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
84
Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó
về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm – sinh lí, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh
thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định.
2.5.2. Tình cảm gia đình
Là tình cảm thiêng liêng giữa những người thân trong gia đình,là tình cảm của
ông bà với cháu, của cháu với ông bà, là tình cảm của ba mẹ đối với con cái, của con
cái đối với ba mẹ, là tình cảm của anh chị em đối với nhau.
2.5.3. Phương pháp đánh giá thông qua phân tích tranh vẽ của trẻ
Là dựa trên các sản phẩm tranh vẽ của trẻ mà giáo viên phân tích về mức độ hình
thành kiến thức, kĩ năng, năng khiếu, tình cảm hay triệu chứng bệnh tật, lệch lạc trong
lĩnh vực nào đó của trẻ.
2.6. Vai trò của việc tìm hiểu tình cảm gia đình thông qua tranh vẽ
2.6.1. Đối với gia đình
Đánh giá tình cảm gia đình thông qua tranh vẽ nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ
của trẻ đối với tập thể nhỏ là gia đình.
2.6.2. Đối với nhà trường
Giúp nhà trường tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến học tập của trẻ có liên
quan đến gia đình để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
2.7. Tiêu chí đánh giá
2.7.1. Ngôi nhà
- Nhà vẽ đẹp hay xấu xí biểu lộ đứa trẻ yêu hoặc không yêu ngôi nhà; vui hoặc
không vui trong cuộc sống gia đình.
- Những trẻ được nuôi trong các viện mồ côi khi được yêu cầu vẽ nhà thường sẽ
vẽ thêm nhiều thứ như cây cối, xe cộ, máy bay... chứng tỏ hình ảnh cái nhà tượng trưng
cho tổ ấm đã không rõ nét. Nếu chung quanh nhà lại vẽ nhiều đường ra đường vào là có
ý mong được thoát khỏi chỗ đó.
2.7.2. Hình vẽ cây
Vị trí của hình cây trên giấy cũng mang nhiều ý nghĩa. Phía trên trang giấy là nơi
biểu hiện sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài; phần dưới trang giấy thể hiện bản năng dồi
dào tình cảm; phía trái biểu hiện tính hướng nội, vị kỷ, bám lấy mẹ; phía phải biểu hiện
tính hướng hướng ngoại, năng động, quan tâm người khác, gắn bó với bố.
Cành cây nói lên sự phát triển nhân cách, giúp phát hiện tình trạng nhiễu tâm:
những trẻ này thường vẽ những cành cây chằng chịt, trẻ vướng mặc cảm hay vẽ những
cành cây trụi lá, trẻ hung hăng vẽ những cây không đối xứng và có nhiều cành nhọn...
Gốc cây lớn, rộng nói còn nói lên sự thích nghi tốt với thế giới vật chất trong gia
đình và xã hội.
Năm học 2012 - 2013
85
Tán cây rộng, nhiều hoa quả thể hiện sự phóng khoáng, lạc quan, vui vẻ trong
cuộc sống gia đình.
2.7.3. Vẽ con vật
- Trẻ em thích vẽ những con vật, mối quan hệ đầu tiên được nêu ra là con thú đó
dễ thương hay dễ sợ, rồi các em tự đồng nhất bản thân với những con vật ấy.
- Vẽ những thú vật nuôi trong nhà như chó, mèo thường nói lên sự thích nghi vói
môi trường gia đình.
- Vẽ đàn chim bay, đàn cá lội tung tăng là mơ ước về những cảnh sống vui tươi;
vẽ một tổ chim là mơ ước về gia đình; Trẻ em hay vẽ thú vật thường có những vấp váp
nào đó trong mối quan hệ với người lớn.
2.7.4. Mặt trời
- Mặt trời thường tượng trưng cho uy quyền của bố. Hình ảnh mặt trời sáng đẹp
nói lên sự kính phục đối với bố, ngược lại mặt trời ảm đạm bị mây che khuất biểu hiện
tình cảm tiêu cực với bố.
- Hình vẽ bầu trời quang đãng với sao, máy bay,... nói lên ước mơ, hoài vọng.
- Một tiết mục đáng chú ý: vẽ những dấu hiệu về luật giao thông, như những bảng
cấm xe cộ... có thể nói lên mối quan tâm về những cấm đoán của người lớn.
2.7.5. Hình người
2.7.5.1. Kích thước
- Nhân vật được vẽ nhỏ, chi tiết xấu thường là những người trẻ không yêu mến.
- Có khi trẻ tự vẽ mình bé bỏng, mong được ve vuốt, hoặc vẽ một con vật thay
thế.
- Nhân vật vẽ to nhưng chi tiết xấu, vẽ nguệch ngoạc hoặc nét mặt hung tợn là
những người bé cảm thấy sợ nhất.
- Trẻ thường hay phóng to những chi tiết tốt hay xấu trong hình vẽ người cho
thấy bé thích hoặc không thích (thậm chí là sợ hãi) người đó ở chi tiết mà trẻ phóng to.
2.7.5.2. Chi Tiết trang trí
- Mỗi một chi tiết trên hình vẽ người đều có ý nghĩa.
- Răng biểu thị cho hung tính.
- Túi áo và khuyu áo càng nhiều thì càng chứng tỏ uy thế của nhân vật.
- Trẻ miêu tả bản thân giống với nhân vật nào nhất (quần áo, màu sắc, họa tiết,)
là trẻ ngưỡng mộ người đó nhất.
2.7.5.3. Thứ tự xuất hiện trong quá trình vẽ
Trẻ thích và quan tâm, nhớ đến ai nhiều hơn sẽ vẽ người đó trước.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
86
2.7.5.4. Vị trí sắp xếp
- Những nhân vật đứng giữa là người có quyền hạn nhất hay là người được quan
tâm nhất trong gia đình.
- Trẻ vẽ bản thân đứng gần nhân vật nào có ý nghĩa trẻ yêu mến người đó, muốn
được người đó quan tâm và chiếm hữu người đó.
- Nếu trẻ vẽ em của mình (bên trái đối với trẻ thuận tay phải – bên phải đối với
trẻ thuận tay trái) thể hiện trẻ mong muốn được yêu thương nhiều hơn như em.
- Các hình vẽ tập trung phía bên trái giấy vẽ tương trưng cho quá khứ, sự gắn bó
với mẹ, tính hướng nội. Ở giữa tượng trưng cho hiện tại. Phía bên phải tượng trưng cho
tương lai, sự gắn bó với bố, tính hướng ngoại.
2.7.6. Màu sắc
Trong khi các bé có đời sống tình cảm không ổn định thường sử dụng nhiều gam
màu tối (nâu, xám, đen), thì màu sắc trong những bức vẽ của các bé được bao bọc
bởi tình cảm ấm áp lại luôn vui nhộn, sống động và rực rỡ.
3. Tìm hiểu tình cảm gia đình của trẻ 5 - 6 tuổi qua tranh vẽ đề tài gia đình
3.1. Khảo sát thực trạng
3.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu tình cảm gia đình của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tranh vẽ đề tài gia
đình.
3.1.2. Tiến hành khảo sát
Tiến hành tổ chức cho trẻ (ngẫu nhiên ở các lớp MG lớn) vẽ tranh và thu được
100 tranh trong đó có 70 tranh hợp lệ (vẽ hoàn thành và đã tìm hiểu thực tế gia đình).
3.2. Thống kê kết quả khảo sát
3.2.1. Thống kê độ tin cậy của tiêu chí đánh giá
91.43%
8.57%
Đúng với thực tế
Không đúng với
thực tế
Biểu đồ 1. Thống kê độ tin cậy của tiêu chí đánh giá
3.2.2. Thống kê tìm hiểu tình cảm gia đình của trẻ
Năm học 2012 - 2013
87
Bảng 1. Thống kê trên 27 trẻ ở Trường mầm non Hoa Hồng, quận Gò Vấp
STT Biểu hiện tình cảm Số lượng Tỉ lệ
1 Trẻ có đời sống tình cảm gia đình vui vẻ, hạnh phúc. 14 51,85%
2 Trẻ bị thiếu hụt tình cảm gia đình. 13 48,15%
3 Trẻ không chấp nhận gia đình hiện tại, mơ ước một gia đình mới. 0 0%
Bảng 2. Thống kê trên 36 trẻ ở Trường Mẫu giáo Thiên Thanh, quận 3
STT Biểu hiện tình cảm Số lượng Tỉ lệ
1 Trẻ có đời sống tình cảm gia đình vui vẻ, hạnh phúc. 27 75%
2 Trẻ bị thiếu hụt tình cảm gia đình. 7 19,44%
3 Trẻ không chấp nhận gia đình hiện tại, mơ ước một gia đình mới. 2 5.55%
Bảng 3. Thống kê trên 7 trẻ (5-6 tuổi) ở Cơ sở Mái ấm Nam Hòa, quận Tân Bình
STT Biểu hiện tình cảm Số lượng Tỉ lệ
1 Trẻ có đời sống tình cảm gia đình vui vẻ, hạnh phúc. 0 0%
2 Trẻ bị thiếu hụt tình cảm gia đình. 6 85,71%
3 Trẻ không chấp nhận gia đình hiện tại, mơ ước một gia đình mới. 1 14,29%
51.85
75
0
48.15
19.44
85.71
0 5.55
14.29
0
20
40
60
80
100
MN Hoa Hồng MG Thiên Thanh Mái Ấm Nam Hòa
Trẻ có cuộc sống gia đình hạnh phúc
Trẻ bị thiếu hụt tình cảm gia đình
Trẻ không chấp nhận gia đình hiện tại, mơ ước một gia đình mới
Biểu đồ 2. Biểu hiện tình cảm gia đình giữa ba cơ sở giáo dục mầm non
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
- Các tiêu chí đánh giá có độ tin cậy cao.
- Thông qua tranh vẽ của trẻ về đề tài gia đình thì trẻ thể hiện tình cảm của trẻ
một cách sâu sắc.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
88
- Tỉ lệ biểu hiện tình cảm gia đình giữa 3 cơ sở có sự chênh lệch khá cao.
4.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục
- Trẻ có đời sống tình cảm gia đình vui vẻ, hạnh phúc: Trẻ sống vui vẻ, yên tâm
thoải mái thể hiện trong việc vui chơi học tập, đây là những trường hợp phụ huynh và
giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những năng khiếu của trẻ và bồi dưỡng để năng
khiếu đó có cơ hội phát huy.
- Trẻ bị thiếu hụt tình cảm gia đình: Ba mẹ (hoặc người lớn đối với trẻ cơ nhở, trẻ
mồ côi) cần dành thời gian quan tâm trẻ nhiều hơn, thường xuyên trò chuyện với trẻ ân
cần nhẹ nhàng với trẻ, giải thích những ganh tỵ của trẻ đối với những thành viên khác,
thường xuyên động viên, khích lệ trẻ trong những việc làm cụ thể để trẻ không cảm
thấy tự ti mặc cảm với bản thân. Giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ khuyến
khích trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ hòa đồng với bạn bè, đối với trẻ
có ước mơ giáo viên cần năm bắt và dựa vào đó để kích thích trẻ cố gắng hơn trong học tập .
- Trẻ phủ nhận cuộc sống hiện tại, mơ ước một gia đình mới: Ba mẹ cần đặc biệt
quan tâm và dành nhiều thời gian cho trẻ, bên cạnh đó cần cải thiện các mối quan hệ
trong gia đình nhất là tình cảm giữa ba và mẹ để trẻ cảm thấy yên tâm và an toàn hơn.
Giáo viên cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ, tìm hiểu thực tế gia đình trẻ khơi gợi những
yếu tố tích cực từ gia đình trẻ, giáo dục trẻ biết chấp nhận cuộc sống hiện tại, động viên
khích lệ trẻ giúp trẻ có mối quan hệ vui vẻ tốt đẹp với cô với các bạn trong lớp để giảm
bớt những bất mãn về cuộc sống tiêu cực trong gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Thanh Bình, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. Lê Khanh (2007), Khám phá trẻ em qua nét vẽ, Nxb Phụ nữ .
3. Roseline David (1991), Tìm hiểu trẻ em qua hình vẽ, Nxb Kim Đồng, Trung tâm
nghiên cứu trẻ em Hà Nội.
4. Đinh Thị Tứ, Tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non, tập 1, Nxb Giá dục.
5. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Lương Kim Nga, Trương Kim Oanh (1998), Tâm
lí trẻ em lứa tuổi mầm non.
6. Đinh Thị Kim Thoa, Giáo trình đánh giá trong giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục.
7. Tạp chí tâm lí học, số 5(110), 5/2008.
8. www.thuviengiadinh.com/giao-duc/.../hieu-tre-qua-tranh-ve.
9. nt-foundation.com/index.php?option=com_content.
10. www.thmilk.vn/vi/health_corner/hiểu-tâm-lí-trẻ-qua-bức-vẽ.
11. vietbao.vn/vi/Doi-song-Gia-dinh/Hieu-tre-qua-tranh.
12. news.vuongquocnhi.vn › Giáo dục › Kỹ năng.