Tìm hiểu về sự hình thành và phát triểncủa hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc

Tóm tắt: Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định: Cùng với việc kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng thì phải xây dựng và không ngừng phát triển hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc làm kim chỉ nam cho hành động của mình. Hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc được hình thành, phát triển và hoàn thiện từng bước qua quá trình lãnh đạo cách mạng, gắn liền với các “thế hệ lãnh đạo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm: Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, Quan điểm Phát triển khoa học, Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về sự hình thành và phát triểncủa hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN - TƯ LIỆU - SỰ KIỆN TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 94 TÌM HIỂU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCỦA HỆ THỐNG LÝ LUẬN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC LÔ QUỐC TOẢN * Tóm tắt: Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định: Cùng với việc kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng thì phải xây dựng và không ngừng phát triển hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc làm kim chỉ nam cho hành động của mình. Hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc được hình thành, phát triển và hoàn thiện từng bước qua quá trình lãnh đạo cách mạng, gắn liền với các “thế hệ lãnh đạo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm: Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, Quan điểm Phát triển khoa học, Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình. Từ khóa: Hình thành, phát triển, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. ương lĩnh chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc được Đại hội lần thứ XIX thông qua ngày 24 tháng 10 năm 2017 có xác định rằng: Đảng Cộng sản Trung Quốc là đội tiên phong của giai cấp công nhân Trung Quốc, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa, là hạt nhân lãnh đạo của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến Trung Quốc, đại diện cho phương hướng tiến lên của nền văn hóa tiên tiến Trung Quốc, đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhất nhân dân Trung Quốc. Lý tưởng cao nhất và mục tiêu cuối cùng của Đảng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản. * Tiến sĩ, Nguyên Trưởng khoa CNXHKH, Học viện Chính trị khu vực I. Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, Quan điểm Phát triển khoa học, Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình làm kim chỉ nam cho hành động của mình. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng với sự kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng thì phải không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc làm kim chỉ nam cho hành động thực tiễn của mình. Hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc được hình thành và phát triển, hoàn thiện từng bước qua quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gắn liền với các “thế hệ lãnh đạo” của Đảng Cộng sản C THÔNG TIN - TƯ LIỆU - SỰ KIỆN TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 95 Trung Quốc từ năm 1921 đến nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: “Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, nguyên lý cơ bản của nó là đúng đắn và có sức sống mạnh mẽ”(1). Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa - lý tưởng cao nhất mà những người Cộng sản Trung Quốc theo đuổi chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở chủ nghĩa xã hội phát triển đầy đủ và phát triển cao độ. Sự phát triển và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa là một quá trình lịch sử lâu dài. Kiên trì những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường đi mà toàn thể nhân dân Trung Quốc đã tự nguyện lựa chọn, phù hợp với tình hình Trung Quốc, sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng. 1. Tư tưởng Mao Trạch Đông Những người cộng sản Trung Quốc thế hệ đầu tiên mà đồng chí Mao Trạch Đông là người đại diện đã kết hợp nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc, sáng lập ra Tư tưởng Mao Trạch Đông. “Tư tưởng Mao Trạch Đông là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin tại Trung Quốc, là nguyên tắc lý luận và sự tổng kết kinh nghiệm đúng đắn công cuộc cách mạng và xây dựng của Trung Quốc đã được thực tiễn chứng minh, là sự kết tinh trí tuệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc”(2). Dưới sự chỉ dẫn của Tư tưởng Mao Trạch Đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong cả nước trải 1 - Tổng tập Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 121. 2 - Sđd, tr. 121. qua cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản quan liêu, đã giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ mới, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chuyên chính dân chủ nhân dân, sau khi thành lập nước Trung Quốc mới, đã tiến hành thuận lợi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện bước chuyển từ chủ nghĩa dân chủ mới sang chủ nghĩa xã hội, đã xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa cơ bản, đã phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội chủ nghĩa. 2. Lý luận Đặng Tiểu Bình Từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (1978), những người cộng sản Trung Quốc thế hệ thứ hai với đồng chí Đặng Tiểu Bình là đại diện chủ yếu đã tổng kết những kinh nghiệm hai mặt chính diện và phản diện từ khi thành lập nước Trung Hoa mới, giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, thực hiện chuyển trọng tâm công tác của toàn Đảng sang xây dựng kinh tế, thực hiện cải cách mở cửa, đã mở ra thời kỳ phát triển mới của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, từng bước hình thành đường lối, phương châm, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc: Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội phải có một bộ phận giàu lên trước, bộ phận giàu trước kéo theo bộ phận giàu sau, tiến tới tất cả cùng làm giàu; đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, đã sáng lập ra lý luận Đặng Tiểu Bình. “Lý luận Đặng Tiểu Bình là sản phẩm của sự kết hợp các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn ngày nay của Trung Quốc và những đặc trưng của thời đại, là sự kế thừa và phát triển tư tưởng Mao Trạch Đông trong điều kiện lịch sử mới, là giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác THÔNG TIN - TƯ LIỆU - SỰ KIỆN TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 96 ở Trung Quốc, là chủ nghĩa Mác của Trung Quốc ngày nay, là sự kết tinh trí tuệ của tập thể Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn dắt sự nghiệp hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc không ngừng tiến lên”(3). 3. Tư tưởng quan trọng “ba đại diện” Từ Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII (1990) đến nay, những người cộng sản Trung Quốc thế hệ thứ ba với đồng chí Giang Trạch Dân là người đại diện chủ yếu, qua thực tiễn của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã nhận thức sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội là gì, xây dựng chủ nghĩa hội như thế nào và xây dựng một đảng như thế nào, xây dựng bằng cách nào, đã tích lũy được những kinh nghiệm mới quý báu trong việc quản lý Đảng, quản lý đất nước, đã hình thành Tư tưởng quan trọng “ba đại diện”. Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân viết: Chúng ta phải luôn tự giác tăng cường và cải tiến công tác xây dựng Đảng, không ngừng tăng cường sức sáng tạo, sức nội tụ và sức chiến đấu của Đảng, giữ cho Đảng mãi mãi dồi dào sức sống... Đảng ta phải tiếp tục đứng trên tuyến đầu của thời đại, dẫn dắt nhân dân thắng lợi tiến lên, chung quy là phải luôn đại diện cho yêu cầu phát triển sức sản xuất tiên tiến của Trung Quốc, đại diện cho phương hướng đi lên của văn hóa Trung Quốc, đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo quần chúng nhân dân Trung Quốc. “Tư tưởng quan trọng “ba đại diện” là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, đã phản ánh yêu cầu mới của sự 3 - Sđd, tr. 122-123. phát triển thay đổi thế giới và Trung Quốc hiện nay đối với công tác của Đảng và Nhà nước, là vũ khí lý luận mạnh mẽ nhằm tăng cường và cải tiến công tác xây dựng Đảng, thúc đẩy quá trình tự hoàn thiện và phát triển chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, là kết tinh trí tuệ của tập thể Đảng Cộng sản Trung Quốc, là tư tưởng chỉ đạo mà Đảng phải kiên trì lâu dài. Luôn thực hiện được “ba đại diện” là nguồn gốc lập Đảng, là nền tảng cầm quyền, là ngọn nguồn sức mạnh của Đảng ta”(4). Thứ nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần luôn đại diện cho nhu cầu phát triển sức sản xuất tiên tiến của Trung Quốc, có nghĩa là cần nỗ lực để lý luận, đường lối, cương lĩnh, phương châm, chính sách và mọi công việc của Đảng phù hợp với quy luật phát triển của sức sản xuất, thể hiện yêu cầu không ngừng thúc đẩy giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, đặc biệt thể hiện yêu cầu thúc đẩy sức sản xuất tiên tiến phát triển, thông qua phát triển sức sản xuất không ngừng nâng cao mức sống cho quần chúng nhân dân. Con người là lực lượng có tính quyết định của sức sản xuất. Giai cấp công nhân Trung Quốc bao gồm cả tầng lớp trí thức là lực lượng cơ bản thúc đẩy sức sản xuất tiên tiến của Trung Quốc phát triển. Giai cấp nông dân và quần chúng lao động khác đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân là lực lượng quan trọng thúc đẩy sản xuất xã hội của Trung Quốc phát triển. Không ngừng nâng cao kỹ năng lao động và tài năng sáng tạo của họ, phát huy đầy đủ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của họ luôn là yêu cầu số một mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho yêu cầu phát triển sức sản xuất tiên tiến phải thực hiện. Khoa 4 - Sđd, tr. 123. THÔNG TIN - TƯ LIỆU - SỰ KIỆN TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 97 học kỹ thuật là sức sản xuất số một, hơn thế còn là biểu hiện tập trung và tiêu chí chủ yếu của sức sản xuất tiên tiến. Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải luôn đại diện cho phương hướng tiến lên của nền văn hóa tiên tiến Trung Quốc, có nghĩa là đòi hỏi lý luận, đường lối, phương châm, chính sách và mọi công tác của Đảng phải cố gắng thể hiện sự phát triển của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa khoa học, dân tộc và đại chúng, hướng tới hiện đại hóa, hướng ra thế giới, hướng về tương lai, thúc đẩy việc không ngừng nâng cao tố chất tư tưởng đạo đức và tố chất văn hóa khoa học của dân tộc, cung cấp động lực tinh thần và sự ủng hộ về trí lực cho phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của Trung Quốc. Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội phát triển toàn diện, tiến bộ toàn diện. Sự nghiệp hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp văn minh vật chất và văn minh tinh thần bổ sung cho nhau và phát triển đồng bộ. Nắm chắc xu thế và yêu cầu phát triển của văn hóa tiên tiến Trung Quốc, kiên trì sự chỉ đạo của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình, xuất phát từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, chú ý đến mũi nhọn phát triển văn hóa khoa học thế giới, không ngừng phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa lành mạnh, phong phú, đa dạng, có phong cách Trung Quốc và mang màu sắc Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng của quần chúng nhân dân, dẫn dắt đông đảo quần chúng nhân dân và không ngừng nâng cao về tư tưởng đạo đức và tinh thần. Đây cũng chính là thể hiện yêu cầu cơ bản của đảng luôn đứng ở tuyến đầu thời đại và giữ vững tinh thần tiên tiến. Thứ ba, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc, có nghĩa là lý luận, đường lối, cương lĩnh, phương châm, chính sách và mọi công tác của Đảng phải kiên trì coi lợi ích cơ bản của nhân dân là xuất phát điểm và mục tiêu, phát huy đầy đủ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của quần chúng nhân dân, trên cơ sở xã hội không ngừng phát triển tiến bộ, làm cho quần chúng nhân dân liên tục thu được lợi ích kinh tế, chính trị và văn hóa thiết thực. Toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, vì nước lập Đảng, vì dân cầm quyền là sự khác biệt cơ bản giữa Đảng Cộng sản với chính đảng của giai cấp bóc lột. Bất kỳ lúc nào Đảng cũng phải kiên trì tính thống nhất giữa tôn trọng quy luật phát triển của xã hội với tôn trọng địa vị chủ thể lịch sử của nhân dân, kiên trì tính thống nhất giữa phấn đấu cho lý tưởng cao cả với mưu cầu lợi ích cho đông đảo nhân dân, kiên trì tính thống nhất giữa hoàn thành mọi công việc của Đảng với thực hiện lợi ích của nhân dân. 4. Quan điểm Phát triển khoa học Từ Đại hội XVI (2002) đến nay, những người cộng sản Trung Quốc thế hệ thứ tư với đồng chí Hồ Cẩm Đào là đại diện chủ yếu kiên trì lấy Lý luận Đặng Tiểu Bình và Tư tưởng quan trọng “ba đại diện” làm chỉ đạo, căn cứ vào yêu cầu phát triển mới, nhận thức sâu sắc và trả lời những vấn đề trọng đại như thực hiện phát triển như thế nào, phát triển bằng cách nào trong tình hình mới, đã hình thành Quan điểm Phát triển khoa học lấy con người làm gốc, phát triển toàn diện, hài hòa, bền vững. Quan điểm Phát triển khoa học là di sản kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác với thực tiễn của Trung Quốc và đặc trưng của thời đại; là sự thể hiện tập trung thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác về sự phát triển; đưa ra câu trả lời khoa học về các THÔNG TIN - TƯ LIỆU - SỰ KIỆN TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 98 vấn đề lớn như thực hiện phát triển ra sao, phát triển như thế nào trong tình hình mới; nâng cao nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về quy luật của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc lên một tầm cao mới, mở ra chân trời mới phát triển chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc đương đại. Quan điểm Phát triển khoa học là một trong những thành quả của hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là vũ khí tư tưởng mạnh mẽ chỉ đạo toàn bộ công tác của Đảng và Nhà nước. Quan điểm Phát triển khoa học cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “ba đại diện” là tư tưởng chỉ đạo mà Đảng phải kiên trì lâu dài. Phải quán triệt Quan điểm Phát triển khoa học trong toàn bộ quá trình xây dựng hiện đại hóa đất nước Trung Quốc. Toàn Đảng cần tự giác hơn trong việc xác định rằng đi sâu quán triệt thực hiện Quan điểm Phát triển khoa học có ý nghĩa quyết định đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; bám chắc trọng tâm xây dựng kinh tế, tập trung xây dựng, toàn tâm toàn ý mưu cầu phát triển, nắm vững quy luật phát triển và ý tưởng phát triển sáng tạo, đột phá vào những khó khăn trong phát triển, thực hiện chiến lược khoa học giáo dục chấn hưng đất nước, chiến lược cường quốc nhân tài, chiến lược phát triển bền vững. Phải đẩy nhanh hình thành phương thức và thể chế, cơ chế phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển khoa học, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, thực hiện phát triển khoa học, phát triển hài hòa, phát triển hòa bình, đặt cơ sở vững chắc để kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Toàn Đảng cần tự giác hơn trong việc xác định lấy dân làm gốc là lập trường cốt lõi để đi sâu quán triệt thực hiện Quan điểm Phát triển khoa học, thường xuyên coi phát triển tốt lợi ích căn bản rộng rãi nhất của nhân dân là điểm xuất phát và đích đến của tất cả mọi công tác của Đảng và Nhà nước; tôn trọng tinh thần sáng tạo của nhân dân, đảm bảo các lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển con người toàn diện. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX, Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng: “Quan điểm Phát triển khoa học là lý luận khoa học vừa kế thừa trong một dòng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, vừa tiến cùng thời đại; là sự thể hiện tập trung thế giới quan và phương pháp luận về phát triển của Chủ nghĩa Mác, là thành quả to lớn của Trung Quốc hóa Chủ nghĩa Mác, là kết tinh trí tuệ của tập thể Đảng Cộng sản Trung Quốc, là tư tưởng chỉ đạo cần phải kiên trì lâu dài trong phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”(5). 5. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình Từ Đại hội XVIII (2012) đến nay, những người cộng sản Trung Quốc thế hệ thứ năm với đồng chí Tập Cận Bình là đại diện chủ yếu, thuận theo sự phát triển của thời đại, từ sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đã trả lời một cách có hệ thống những vấn đề thời đại quan trọng, là kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc như thế nào, kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bằng cách nào trong thời đại mới, đã 5 - Tổng tập Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr. 124. THÔNG TIN - TƯ LIỆU - SỰ KIỆN TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 99 sáng tạo nên Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình xác định rõ kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, nhiệm vụ chung là thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, trên cơ sở xây dựng thành công toàn diện xã hội khá giả, chia làm hai bước đi, đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng thành công cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp; xác định rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Trung Quốc trong thời đại mới là mâu thuẫn giữa nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp ngày càng tăng lên của nhân dân với sự phát triển không cân đối, không đầy đủ; cần kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân dân làm trung tâm, không ngừng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, toàn thể nhân dân cùng giàu có; xác định rõ bố cục tổng thể của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là “năm trong một”, bố cục chiến lược là “bốn toàn diện”, nhấn mạnh tự tin về con đường, tự tin về lý luận, tự tin về chế độ, tự tin về văn hóa; xác định rõ mục tiêu chung đi sâu cải cách toàn diện là hoàn thiện và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị đất nước; xác định rõ mục tiêu chung thúc đẩy quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện là xây dựng hệ thống pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xác định rõ ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc phải thúc đẩy xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới, thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh; xác định rõ đặc trưng bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ưu thế lớn nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng là lực lượng lãnh đạo chính trị cao nhất, đưa ra yêu cầu chung về xây dựng Đảng trong thời đại mới, nêu bật vị trí quan trọng của xây dựng chính trị trong xây dựng Đảng. “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “ba đại diện”, quan điểm phát triển khoa học, là thành quả mới nhất của việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác, là kết tinh kinh nghiệm thực tiễn và trí tuệ tập thể của Đảng và nhân dân, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, là kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng và nhân dân cả nước phấn đấu thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, cần phải kiên trì lâu dài và không ngừng phát triển”(6). Lĩnh hội tinh thần và nội hàm của Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới Tập Cận Bình, cần quán triệt thực hiện đúng đắn, toàn diện trên mọi mặt công tác của Đảng, Nhà nước và nhân dân: - Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng trong mọi công tác - Kiên trì lấy nhân dân làm trung tâm - Kiên trì đi sâu cải cách mở cửa - Kiên trì quan điểm phát triển mới - Kiên trì sự thống nhất hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ và qu
Tài liệu liên quan