Tóm tắt
Trong tư duy nông nghiệp của người Việt, yếu tố phồn thực không chỉ gắn với sự sinh sôi mà còn
gắn với sự nuôi dưỡng. Trong tạo hình dân gian Việt Nam, ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực được
biểu hiện ở sự cường điệu các bộ phận cơ thể người với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở. Thời Lê sơ, biểu
hiện của tín ngưỡng phồn thực được thể hiện thông qua hình tượng vú trong tạo hình vòi ấm gốm
hoa lam dùng để uống rượu (Kendi), nó gắn liền với ý nghĩa tượng trưng cho nguồn sống, nguồn nuôi
dưỡng dồi dào trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tín ngưỡng phồn thực trong Kendi gốm hoa lam Việt Nam thời Lê Sơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51Số 29 (Tháng 9 - 2019)
TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Sau khi giành lại đất nước từ tay nhà Minh, Lê Thái Tổ đã thực hiện cuộc cải cách hành chính, khôi phục và
thúc đẩy kinh tế phát triển làm thay đổi cơ cấu
xã hội. Từ việc xóa bỏ chế độ phong thái ấp,
không để tầng lớp quý tộc thuộc hoàng tộc
được ban đất thế nghiệp nắm giữ vai trò chính
trị, xã hội thời Lê sơ thu gọn vào hai giai cấp cơ
bản là địa chủ phong kiến và nông dân, tầng
lớp nô tỳ bị xóa bỏ, tầng lớp thợ thủ công và
thương nhân tách ra từ tầng lớp nông dân nhờ
chính sách phát triển thương nghiệp. Ngoài sự
phát triển nghề thủ công và thương nghiệp tại
địa phương và các làng nghề, triều đình thực
hiện việc tập trung thành các phố nghề, đưa
Đông Kinh trở thành trung tâm thương mại
lớn của cả nước [10, tr.330]. Thời kỳ này, Nho
giáo chiếm vị trí chi phối toàn diện trên mọi
phương diện của đời sống xã hội, Nhà nước
phong kiến quan liêu hạn chế sự phát triển
của Phật giáo và Đạo giáo, nhưng về cơ bản,
thời Lê sơ vẫn duy trì từ tín ngưỡng dân gian
đến đạo Phật và đạo Lão. Theo đánh giá của
học giả Đào Duy Anh “Về tính chất tinh thần thì
người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa
nay ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức
thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí
khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều
TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC
TRONG KENDI GỐM HOA LAM VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ
PHAN THANH SƠN
Tóm tắt
Trong tư duy nông nghiệp của người Việt, yếu tố phồn thực không chỉ gắn với sự sinh sôi mà còn
gắn với sự nuôi dưỡng. Trong tạo hình dân gian Việt Nam, ảnh hưởng của tín ngưỡng phồn thực được
biểu hiện ở sự cường điệu các bộ phận cơ thể người với mong ước về sự sinh sôi, nảy nở. Thời Lê sơ, biểu
hiện của tín ngưỡng phồn thực được thể hiện thông qua hình tượng vú trong tạo hình vòi ấm gốm
hoa lam dùng để uống rượu (Kendi), nó gắn liền với ý nghĩa tượng trưng cho nguồn sống, nguồn nuôi
dưỡng dồi dào trong tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Từ khóa: Tín ngưỡng phồn thực, kendi, gốm hoa lam, thời Lê sơ
Abstract
In the agricultural thinking of Vietnamese people, the element of fertility culture is not only
associated with reproduction but also associated with nurturing. In Vietnamese folklore, the
influence of fertility beliefs is manifested in the exaggeration of human body parts with the desire for
reproduction and proliferation. In the post Le dynasty, the manifestation of the fertility beliefs was
expressed through the image of breast on the faucet being made of blue pattern ceramic used for
drinking wine (Kendi). It is associated with the symbol of meanings of existence in the fertility beliefs
derived from wet rice farming residents.
Keywords: Fertility beliefs, kendi, blue pattern ceramic, Post Le dynasty
Số 29 (Tháng 9 - 2019)52
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
người có tính ham học...” [1, tr.22]. Mặt khác, trên
phương diện văn hóa học, văn hóa là sản phẩm
của con người xã hội, diễn trình hình thành và
phát triển của văn hóa luôn song hành cùng
tiến trình lịch sử, nó có tính độc lập tương đối
với lịch sử, và “là nhân tố quan trọng trong nền
sản xuất tổng hợp có hàm lượng trí tuệ cao, văn
hóa như chất keo dính kết các mối quan hệ kinh
tế, chính trị và xã hội tạo nên hình hài và bản sắc
dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Văn hóa có
khả năng bao quát một cách trực tiếp, đảm bảo
tính bền vững xã hội, tính kế thừa và không bị
trộn lẫn ngay cả khi hội nhập vào những cộng
đồng lớn hơn. Tính độc đáo của mỗi nền văn hóa
dân tộc, hay sự khác nhau của các nền văn hóa
không chỉ bị quy định bởi những điều kiện môi
trường, lịch sử xã hội khác nhau mà còn bởi tâm
lý con người, ngay cả khi rất gần nhau, vẫn có ý
thức khu biệt ta với người” [4, tr.10-11]. Theo đó
cho thấy, trong cái đặc trưng văn hóa “tam giáo
đồng đường” thời Lê sơ, yếu tố tín ngưỡng dân
gian, nổi trội là yếu tố tín ngưỡng phồn thực
luôn là nhân tố tích cực tạo nên sức mạnh “Việt
hóa” phi thường của người Việt. Điều đó được
biểu hiện khá rõ nét ở hình tượng bộ phận cơ
thể người trong tạo hình kendi gốm hoa lam
thời Lê sơ.
1. Tín ngưỡng phồn thực với nghĩa được hiểu:
Phồn nghĩa là nhiều, là tràn đầy; thực là biểu
hiện cho sự sinh sôi của vạn vật bao hàm tính
phổ quát rộng lớn trong kho tàng tín ngưỡng
văn hóa dân gian Việt Nam. Quan niệm về tín
ngưỡng phồn thực vốn có mối gắn kết chặt
chẽ với tín ngưỡng nông nghiệp, với ước
vọng cầu được mưa thuận gió hòa, cơm no
áo ấm từ ngàn đời của cư dân. Cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước coi các biểu tượng âm
- dương, trời - đất, hòa quyện giữa sinh khí
tự nhiên để tồn tại và phát triển là những tác
nhân của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Trong
mọi thời đại, ước nguyện được tìm hiểu, nắm
bắt mọi điều về thế giới xung quanh đời sống
con người vẫn luôn tồn tại song hành cùng
những tiến bộ mới của xã hội [9]. Có thể nói,
nếu lý trí tạo bởi sự khổ luyện để hình thành
con người xã hội, thì tín ngưỡng tôn giáo là
gốc của cái tình trong sự phát triển trí tuệ của
con người, nơi con người trở về với bản thể tự
nhiên của mình. Lý trí và tình cảm luôn là hai
mặt không thể tách rời trong một con người
với tư cách là một thực thể xã hội. Mặt khác,
trong lịch sử, các vị vua của Việt Nam, xét đến
cùng cũng có nguồn gốc từ trong dân, tạo nên
cái đặc thù của xã hội Việt Nam là không có
giai cấp quý tộc lâu đời. Việc các bậc vua chúa
của Việt Nam, ngoài sự vận dụng một tư tưởng
tôn giáo nào đó làm tư tưởng chủ đạo, vẫn tiến
hành các nghi lễ quan trọng theo tín ngưỡng
dân gian và tôn giáo khác trong xã hội cũng là
điều dễ hiểu. Như vậy, hiển nhiên đời sống tín
ngưỡng tôn giáo cũng là một biểu hiện của cái
đẹp trong hiện thực đời sống văn hóa, với đặc
trưng biểu hiện cơ bản là tín ngưỡng tôn giáo
“đa thần”.
Các triều đại thời Lê sơ, tuy lấy nền tảng tư
tưởng độc tôn Nho giáo (Tống Nho), nhưng
một mặt lại vận dụng theo điều kiện đặc thù
của Đại Việt với mục đích tạo sự thống nhất
cho một hệ thống tổ chức hành chính của
Nhà nước phong kiến có tính tập quyền cao,
nhằm đảm bảo sự bền vững của nền chính trị
trên mọi phương diện; mặt khác, không triệt
tiêu hẳn ảnh hưởng từ các tôn giáo khác như
Phật giáo và Lão giáo. Việc hạn chế, thậm chí
có phần khá hà khắc với các tôn giáo khác, vừa
để thực hiện mục đích nhất quán nêu trên,
vừa là sự thanh lọc để đảm bảo tính đúng đắn
của các tôn giáo khác trong đời sống tinh thần
nhân dân. Bản thân các vị vua thời Lê sơ cũng
có những hành động bảo tồn các tín ngưỡng
dân gian và vận dụng các tôn giáo khác trong
một số công việc quan trọng của quốc gia. Lê
53Số 29 (Tháng 9 - 2019)
TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Lợi trước khi lên ngôi hoàng đế đã “sai quan chia
đi tế các thần kỳ núi sông miếu xã các xứ và lăng
tẩm của các triều đại trước” [5, tr.523]. Năm 1429,
Lê Thái Tổ ra lệnh cho “các tăng đạo, người nào
thông thạo kinh điển, giữ tiết hạnh cẩn thận,...
đến sảnh đường trình diện, kiểm xét khảo thí, ai
đỗ thì cho làm tăng đạo, ai không đỗ thì bắt hoàn
tục” [5, tr.531]. Vua Lê Thái Tông đã làm lễ Phật
để cầu mưa [5, tr.542]. Thời kỳ này, việc trùng
tu các chùa vẫn được coi trọng, Phật giáo vẫn
giữ vai trò là nhân tố chủ đạo cho đời sống tinh
thần của dân gian. Trong khi đó, Đạo giáo thời
Lê sơ chủ yếu là Đạo giáo thần tiên và Đạo giáo
phù thủy hội với tín ngưỡng dân gian, với nội
dung niệm chú, đặt bùa yểm, trừ bỏ tà ma, chữa
bệnh cứu người. Đạo giáo thần tiên hấp dẫn
giới nho sĩ bởi tinh thần siêu thoát, phiêu du và
tạo cảm hứng sáng tác thơ văn [13].
Với dân gian, cuộc sống của cư dân nông
nghiệp lúa nước luôn gắn liền với sự khắc
nghiệt của điều kiện tự nhiên, do đó, khát
vọng về sự sung túc là ước muốn ngàn đời của
họ. Họ không quan tâm nhiều đến các vấn đề
luân thường đạo lý, cái họ quan tâm là tất cả
những gì gắn với sự sinh sôi đều được nâng
lên thành yếu tố thiêng để thờ cúng như sự tự
an ủi khi họ phải gánh chịu những hậu quả của
thiên tai, cũng như để nhân đôi niềm hân hoan
khi họ được mùa. Tất cả đều được biểu hiện
rõ nét trong mọi hoạt động văn hóa vật chất
cũng như tinh thần. Trong nghệ thuật gốm
thời này, các loại quả như quả bầu tồn tại phổ
biến trong tạo hình là các dáng nậm, lọ mang
ý nghĩa là bình nước cam lồ mà Quan Âm dùng
để giải thoát phiền não cho chúng sinh; mặt
khác quả bầu cũng như quả na, lựu còn là hiện
thân của sự sinh sôi, phát triển - tượng trưng
cho sự được mùa trong ý thức của cư dân nông
nghiệp; nho luôn đi cùng dơi hay sóc biểu hiện
cho sự cầu mong no đủ, hạnh phúc muôn mặt
[2, tr.268- 269].
2. Ở hình tượng con người, với tính cụ thể của
nó, tính phồn thực trở nên dễ tiếp nhận hơn
khi mà mọi yếu tố thuộc nội dung của nó đều
có nguồn gốc từ quan niệm tín ngưỡng hay
cả những quan niệm phồn thực mang yếu tố
ngoại lai được “Việt hóa” để trở thành một đặc
trưng riêng của người Việt, điển hình là hình
tượng vú, một bộ phận của cơ thể con người
trong tạo hình Kendi - một loại ấm đựng rượu
không có quai, vòi ấm mang hình tượng vú
người phụ nữ có kích thước lớn hơn nhiều vòi
ấm thông thường, được tối giản về dạng hình
khối cơ bản, thuôn bầu nhỏ dần về phía miệng
vòi, vừa mang chức năng của vòi ấm lại vừa
mang chức năng tay cầm.
Khái niệm Kendi bắt nguồn từ gốc chữ Phạn
Kundika là bình nước. Kendi gốm cổ Champa
là loại bình không quai có vòi, dùng để đựng
nước thiêng hay loại lễ phẩm khác dùng trong
nghi lễ ở các đền tháp, cũng có thể dùng trong
đời thường. Tên gọi Kendi luôn gắn với đồ để
uống có vòi, như các đồ dùng để uống truyền
thống ở Đông Nam Á thường không có quai
nhưng có thể có vòi. Ở Indonesia ngày nay,
Kendi được dùng để chỉ đồ dùng nước nghi lễ
và gia dụng [7].
Kundika/Kendi có lẽ đã được vận chuyển từ
Ấn Độ đến Đông Nam Á trong làn sóng tiếp xúc
đầu tiên giữa hai khu vực cùng với Phật giáo và
Ấn Độ giáo. Mặc dù chưa biết việc chuyển tải
diễn ra như thế nào, một giả thuyết được chấp
nhận chung là khoảng 2.000 năm trước các
tuyến đường biển giữa Ấn Độ và Trung Quốc
đã được thiết lập để buôn bán.
Theo đó, về nguồn gốc, kendi đã từng xuất
hiện rộng rãi ở Ấn Độ, Trung Quốc và ở các
nước Đông Nam Á như Campuchia, Indonesia,
Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan
và Việt Nam. Trong văn hóa Óc Eo (thế kỷ I - VII),
Kendi là loại bình có vòi thân hình cầu, phình
tròn ở giữa, thu nhỏ ở cổ và đáy bình, miệng
Số 29 (Tháng 9 - 2019)54
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
bình loe cong. Kích thước của kendi Óc Eo
thường khá lớn, nhiều chiếc có hoa văn khắc
vạch tam giác hay sóng nước ở thân, đôi khi
kendi được tô màu đỏ (thổ hoàng) hay tô màu
đen chì rất đẹp. Kendi thường được tìm thấy
trong các phế tích đền tháp thuộc văn hóa Óc
Eo, là di vật dùng trong các nghi lễ tôn giáo
Bàlamôn, những chiếc vòi bình mang bóng
dáng ngẫu tượng Linga - tượng trưng cho thần
Siva. Trong các di tích văn hóa Champa, kendi
thường được tìm thấy trong các phức hợp di
chỉ cư trú - đền tháp - thành lũy, là đồ gốm
phục vụ nghi lễ - tôn giáo, niên đại khá sớm, từ
thế kỷ IV-VI và kéo dài đến thế kỷ XIV. Ở Trung
Quốc, từ đời Tống, Nguyên, kendi là loại ấm
được dùng theo phong tục uống rượu bằng
mũi của người miền Nam, có hình dáng củ
tỏi hoặc quả bầu với nhiều hình thức vòi khác
nhau, nhưng nhìn chung đều có cấu trúc phần
thân vòi phình thuôn tròn và nhỏ dần đến
miệng vòi, được sản xuất tại các tỉnh Quảng
Đông và Phúc Kiến và xuất khẩu ra khắp vùng
Đông Nam Á [3].
Thời Lê sơ, ở Việt Nam, kendi phổ biến là
loại ấm uống rượu thân bầu dẹt, cổ dài, miệng
loe phẳng, vòi bầu hình vú thuôn và thu nhỏ ở
phần miệng, trang trí hoa lam với các đề tài từ
linh vật, hoa lá đến phong cảnh. Đôi khi có sự
kết hợp trang trí bằng kim loại ở vành miệng
và đầu vòi.
Với hơn một ngàn năm lịch sử (thế kỷ I -
II đến thế kỷ XV), vương quốc Champa chịu
ảnh hưởng sâu sắc của quá trình Ấn Độ hóa
với sự tôn thờ thần Siva và các vị thần Ấn Độ
giáo. Bên cạnh đó, từ vua đến dân Champa
còn dành niềm sùng kính đối với một vị thần
hoàn toàn bản địa, được nâng lên tầm tín
ngưỡng, sánh ngang bằng với các vị thần tối
cao trong hệ thống thần thoại Ấn Độ, đó là
thần Uroja. Uroja trong tiếng Sankrit có nghĩa
là “vú phụ nữ” (Thần Vú, Mẹ Vú, Bà Vú). Thần
Uroja được gắn liền với cụm từ jananībhūmi
(tiếng Sankrit: jananī = mẹ; bhūmi = đất, xứ
sở). Từ thế kỷ IX về sau, vị nữ thần bản địa tối
thượng Uroja được gọi tên pha lẫn tiếng Chăm
và tiếng Sankrit là Yan Pu Nagara trong các
văn bia, hoặc thuần theo tiếng Chăm là Pō Inư
Nưgar (Pō: danh xưng tôn vinh; Inư: Mẹ; Nưgar:
đất nước, xứ sở), người Việt gọi là Pônagar [12].
Hình ảnh bầu vú phụ nữ xuất hiện trong nghệ
Hình 2. Kendi thời Lê sơ thế kỷ thứ XV với trang trí
kỳ lân trong mây, vòi hình vú vẽ mây lửa, vai vẽ
motip hoa cúc, đế vẽ cánh sen cô ban dưới men
[14, tr.336]Hình 1. Kendi của người Chăm thế kỷ VII - X [15]
55Số 29 (Tháng 9 - 2019)
TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thuật điêu khắc Chăm ở các bệ thờ, trong nghệ
thuật gốm Chăm với loại kendi phát hiện tại di
tích Gò Sành (Bình Định).
Trong nghệ thuật gốm thời Lý - Trần, sự
tiếp nhận hình tượng vú cùng nguyên nghĩa
của hình tượng nghệ thuật tạo hình Chăm là
rất sâu đậm, nó như một sự thay thế các yếu
tố nghệ thuật Trung Hoa sau hơn 1.000 năm
Bắc thuộc, để rồi cùng với cái hào khí của một
dân tộc mới giành được độc lập, trong hơi thở
tự do, nó là bằng chứng rõ nét của tinh thần
“giải Hoa” để tìm lại chính mình của văn hóa
Đại Việt. Thời kỳ này, hình tượng vú xuất hiện
trên gốm đan xen cùng các hình tượng trong
Phật thoại và thần thoại Chăm như hình tượng
kinara, gadura hay apsara
Thời Lê sơ, Đại Việt vẫn có những cuộc
chinh phạt Champa ở phía Nam mà Lê Thành
Khôi gọi là mở rộng lãnh thổ bằng việc áp dụng
chính sách bành trướng khiến Trung Quốc phải
kính nể thời Lê Thánh Tông [8, tr.282]. Đương
nhiên, giữa Đại Việt và Champa vẫn có những
mối liên hệ về văn hóa bằng nhiều con đường
như các cuộc bình Chiêm ở thời Lý - Trần.
Những hiện vật kendi thời Lê sơ, một mặt có
thể được xem là sự kế thừa truyền thống từ các
thời Lý - Trần, mặt khác, chịu một số ảnh hưởng
qua các cuộc tranh chấp, chinh phạt mở rộng
địa giới về phía Nam. Tuy nhiên, dường như
các yếu tố đó chỉ mang tính phụ trợ bởi nghệ
thuật kendi thời Lê sơ còn mang những đặc
thù riêng:
Thứ nhất, đặc trưng nổi bật của nghệ thuật
gốm thời Lê sơ là sự phát triển rực rỡ của dòng
gốm hoa lam.
Thứ hai, thời Lê sơ, văn hóa Việt thay vì tinh
thần “giải Hoa” thời Lý - Trần là sự vận dụng
triệt để tinh thần “Việt hóa”, một đặc trưng nổi
bật tạo nên sự phong phú, đa dạng nhưng vẫn
mang tính thống nhất của văn hóa Việt. Theo
đó, nghệ thuật gốm hoa lam Việt Nam thời Lê
sơ có sự ảnh hưởng gần như trực tiếp từ gốm
hoa lam Trung Quốc [11, tr.31-33], hiển nhiên
về cơ bản kendi gốm hoa lam thời Lê sơ cũng
không là ngoại lệ.
Thứ ba, kendi Trung Quốc gắn với tục uống
rượu bằng mũi, tục lệ này chỉ tồn tại ở một số
dân tộc vùng giáp biên. “Những người tị ẩm
không phải cư dân trồng lúa nước mà làm
nương rẫy, săn bắn. Họ đều là cư dân vùng núi
dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngày nay”
[6, tr.90]. Người Việt không có phong tục này,
kendi của người Việt chỉ đơn thuần là ấm rượu,
có thể được uống trực tiếp bằng miệng qua
vòi ấm mang hình tượng vú.
Thứ tư, ở kendi gốm hoa lam Việt Nam thời
Lê sơ, hình tượng vú ở vòi ấm gắn liền với ý
nghĩa tượng trưng cho nguồn sống, nguồn
nuôi dưỡng như trong tín ngưỡng phồn thực
của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Rõ ràng, từ hình thức đến nội dung trong
tạo hình chiếc ấm uống rượu, có tên gọi
chung là kendi có mặt ở khắp Trung Quốc,
Ấn Độ và cả Đông Nam Á, đến thời Lê sơ vẫn
giữ nguyên giá trị. Sự phản ánh hình tượng
con người bằng hình thức phản ánh một bộ
phận trên cơ thể con người là vú người phụ
nữ, một mặt là sự kế thừa và phát triển của
nghệ thuật gốm Việt Nam truyền thống, mặt
khác, nó phản ánh sự ảnh hưởng của một
tín ngưỡng ngoại lai làm đa dạng hơn tính
đa thần của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Trong tạo hình dân gian Việt Nam, sự ảnh
hưởng của tín ngưỡng phồn thực được biểu
hiện ở sự cường điệu các bộ phận vú, hông
và bộ phận sinh dục, với mong ước về sự sinh
sôi, nảy nở; bộ ngực nở nang tượng trưng cho
nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cuộc sống
con người. Ca dao Việt Nam có câu “Đàn bà
không vú lấy gì nuôi con”.
Số 29 (Tháng 9 - 2019)56
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Trên phương diện phản ánh thẩm mỹ, tín
ngưỡng và tôn giáo là cội nguồn cho sự ra
đời của các nền văn minh của loài người. Tín
ngưỡng, tôn giáo là chỗ dựa vững chắc cho đời
sống tinh thần của con người, là cơ sở để con
người lý giải các vấn đề ngoài tầm nhận thức.
Trong tư duy nông nghiệp của người Việt,
yếu tố phồn thực không chỉ gắn với sự sinh sôi
mà còn gắn với sự nuôi dưỡng. Nó như một sự
bổ sung để hoàn thiện hơn tín ngưỡng phồn
thực dân gian của người Việt, bởi từ nguyên
gốc của hình tượng vú là sự hiện diện của Mẹ
đất nước, Mẹ xứ sở, là nơi sinh ra và cũng là
nơi nuôi dưỡng, là biểu hiện của nguồn dinh
dưỡng vô tận cho cuộc sống dương gian. Về
phương diện nghệ thuật tạo hình, đây là nét
độc đáo khi thể hiện hình tượng con người
bằng một bộ phận cơ thể qua ngôn ngữ nghệ
thuật gốm hoa lam thời Lê sơ. Trên phương
diện mỹ học, đây là một hình thức thể hiện
cái đẹp trong văn hóa tín ngưỡng phồn thực
thời Lê sơ.
Như vậy, hình tượng vú ở vòi ấm uống
rượu kendi không chỉ đơn thuần phản ánh
sự ảnh hưởng của tín ngưỡng ngoại lai - tín
ngưỡng thờ thần vú Pônagar của người Chăm,
hay về công năng là đồ dùng cho phong tục
uống rượu bằng mũi ở Trung Quốc. Các yếu tố
ngoại lai này khi hòa cùng tín ngưỡng phồn
thực dân gian của người Việt đã được bản
địa hóa và trở thành một phần của văn hóa
tín ngưỡng riêng có của người Việt, với cách
nhìn nhận đặc trưng của cư dân nông nghiệp
vùng văn hóa lúa nước, hồn nhiên, đơn giản
pha chút trần tục dân dã, được phản ánh qua
hình tượng vú trên chiếc ấm uống rượu kendi
thời Lê sơ.
P.T.S
(ThS., Khoa Mỹ thuật truyền thống,
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp)
Tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử
cương, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
2. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp
cận lịch sử, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
3. Dawn F. Rooney (2003), “Kendi in
the Cultural Context of Southeast Asia A
Commentary”,
kendi/kendi_album/kendi.htm
4. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam
trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
5. Đại Việt sử ký toàn thư (2011), Nxb. Thời đại,
Hà Nội.
6. Nguyễn Duy Hinh (2004), Văn minh Lạc Việt,
Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
7. “Kendi - bình gốm cổ Chămpa độc đáo”,
8. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
9. Hoàng Oanh, Lê Phương (2015), “Tín
ngưỡng phồn thực trong văn hóa