Tóm tắt
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở
nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này tồn tại phổ biến ở Đồng bằng Bắc Bộ
và giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục gia đình của người dân. Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên thể hiện ở chỗ, nó nhắc nhở con cháu phải luôn nhớ đến cội nguồn, biết kính trọng, phụng dưỡng
ông bà, cha mẹ. Đồng thời, giúp con cháu noi theo gương sáng của tổ tiên, nỗ lực học tập và lao động
để trở thành người có ích. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là một nét tinh hoa của truyền thống
văn hóa và đã trở thành đạo lý, lẽ sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Đồng bằng
Bắc Bộ nói riêng.
Bài báo đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thông qua triết
lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trò của nó trong giáo dục gia đình,
qua đó góp phần vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giáo dục gia đình ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
110
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và vai trò của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giáo dục gia đình
ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
Religion ancestor worship and its role in the education
of families in the Northern Plains today
Nguyễn Thị Hảo
Email: nguyenhao1310@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 22/10/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện:13/3/2019
Ngày chấp nhận đĕng: 28/6/2019
Tóm tắt
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở
nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này tồn tại phổ biến ở Đồng bằng Bắc Bộ
và giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục gia đình của người dân. Vai trò của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên thể hiện ở chỗ, nó nhắc nhở con cháu phải luôn nhớ đến cội nguồn, biết kính trọng, phụng dưỡng
ông bà, cha mẹ. Đồng thời, giúp con cháu noi theo gương sáng của tổ tiên, nỗ lực học tập và lao động
để trở thành người có ích. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được coi là một nét tinh hoa của truyền thống
vĕn hóa và đã trở thành đạo lý, lẽ sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Đồng bằng
Bắc Bộ nói riêng.
Bài báo đi sâu nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thông qua triết
lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trò của nó trong giáo dục gia đình,
qua đó góp phần vào việc gìn giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ.
Từ khóa: Nhân sinh quan; tín ngưỡng; tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng bằng Bắc
Bộ; giáo dục gia đình.
Abstract
Ancestry worship is a popular belief of the Vietnamese in the Northern Delta. It has a positive side to
remind children to always remember the source, respect, support grandparents, parents. It is considered
as a quintessence of cultural traditions and has become the moral and living standards of the Vietnamese
people.
The worship of ancestors on the one hand contributes to preserving and promoting the good values
of traditional culture. On the other hand, it involves a number of negative factors, affecting certain
development and strengthening social relationships. This article explores the ancestor worship of the
Vietnamese in the Northern Delta through the humanistic philosophy concealed in the worship activities,
from there to clarify its role in family education, thereby contribute to preserving and promoting the
precious moral values in ancestor worship and beliefs of the inhabitants of the Northern Plains.
Keywords: Humanities; beliefs; ancestral worship of the Vietnamese in the Northern Delta; family
education.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập
quốc tế của đất nước, Đồng bằng Bắc Bộ cũng
chịu những tác động to lớn của cơ chế thị trường,
sự phân hóa giàu - nghèo giữa các dân tộc, môi
trường sinh thái bị hủy diệt, đã tạo ra tâm lý bất
an cho người dân nơi đây. Đó cũng là nguyên nhân
tâm lý, xã hội và hiện thực dẫn đến các hoạt động
tôn giáo, tín ngưỡng có chiều hướng gia tĕng.
Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ
diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Điều đó
đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà 2. TS. Phạm Vĕn Dự
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
111Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
đẹp của vĕn hóa truyền thống, nhưng mặt khác do
bị tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, nên tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân ở Đồng
bằng Bắc Bộ cũng có một vài biểu hiện tiêu cực
như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây
chia rẽ, bè phái, bày ra những nghi thức cầu kỳ,
tốn kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị vĕn
hóa của tín ngưỡng, nặng nề về mê tín,...
Vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ
thông qua triết lý nhân sinh ẩn dấu trong các hoạt
động thờ cúng, từ đó làm rõ vai trò của nó trong
giáo dục gia đình, qua đó góp phần vào việc gìn
giữ và phát huy những giá trị đạo đức quý báu
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân
ở Đồng bằng Bắc Bộ là vấn đề vô cùng cần thiết.
2. TÍN NGƯỠNG, NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT
CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
2.1. Quan niệm về tín ngưỡng
Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh
vực tinh thần của đời sống xã hội. Tùy theo cách
tiếp cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, mà
cách hiểu về tín ngưỡng cũng khác nhau:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan (với đại biểu là
Platôn, Hêghen) cho rằng, tín ngưỡng, tôn giáo là
một sức mạnh kỳ bí thuộc "tinh thần" tồn tại vĩnh
hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan (đại biểu là Beccoly,
Hium) lại cho rằng, tín ngưỡng là thuộc tính vốn
có trong ý thức của con người, là sản phẩm mang
tính nội sinh của ý thức, tồn tại không lệ thuộc vào
hiện thực khách quan.
Như vậy, chủ nghĩa duy tâm tư biện đã thần bí
hóa hiện tượng tín ngưỡng, không thấy được mối
quan hệ giữa con người với thế giới hiện thực,
không thấy được mặt xã hội của tín ngưỡng.
Bàn về tín ngưỡng, C. Mác viết: "Đời sống xã hội,
về thực chất là có tính thực tiễn. Tất cả những sự
thần bí đang đưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều
được giải đáp một cách hợp lý trong thực tiễn của
con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy" [4].
Theo quan điểm của C. Mác, tín ngưỡng về bản
chất không phải là sản phẩm của thần thánh, siêu
nhiên, thần bí, mà là sản phẩm của xã hội, một
hiện tượng xã hội, không tách rời xã hội và mang
bản chất xã hội. Tín ngưỡng là hiện tượng thuộc
đời sống tinh thần của xã hội, chịu sự quy định của
đời sống vật chất.
Đặng Nghiêm Vạn xem "tín ngưỡng là một yếu
tố chính của tôn giáo, quy định sức mạnh của tôn
giáo đó với cộng đồng" [6].
Nguyễn Chính thì cho: Tín ngưỡng là tín ngưỡng
tâm linh, vì tín ngưỡng tâm linh là hạt nhân của tín
ngưỡng tôn giáo. Đó là niềm tin, sự trông cậy
và yêu mến một thế giới siêu nghiệm mà con
người với hình nghiệm và tri thức đã có chưa lý
giải được [2].
Kế thừa các quan niệm đó, chúng tôi đưa ra quan
niệm về tín ngưỡng như sau: Tín ngưỡng là một
bộ phận của ý thức xã hội, là một yếu tố thuộc lĩnh
vực đời sống tinh thần, là hệ quả của các quan hệ
xã hội được hình thành trong quá trình lịch sử -
vĕn hóa, là sự biểu hiện niềm tin dưới dạng tâm lý
xã hội vào cái thiêng liêng, thông qua hệ thống lễ
nghi thờ cúng của con người và cộng đồng người
trong xã hội.
Quan niệm này đã đề cập đến tín ngưỡng với nĕm
đặc trưng cơ bản sau:
(1) Tín ngưỡng luôn gắn liền với đời sống tinh
thần xã hội.
(2) Tín ngưỡng là kết quả của sự hình thành và
phát triển các quan hệ xã hội, nó có tác động trở
lại các quan hệ xã hội đó.
(3) Tín ngưỡng là phương thức biểu hiện niềm tin
của con người vào cái thiêng liêng, biểu hiện sự
bất lực của họ trước sức mạnh thống trị của lực
lượng tự nhiên và xã hội.
(4) Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử - vĕn hóa.
(5) Tín ngưỡng là một bộ phận ý thức xã hội, nó
tồn tại trong mối quan hệ với tôn giáo, vĕn hóa,
ngôn ngữ, triết học, lịch sử, nghệ thuật, khoa học,
chính trị,...
2.2. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên
Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có
cùng huyết thống, đã mất như kỵ, cụ, ông, bà, cha,
mẹ,... là những người có công sinh thành và nuôi
dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất
và tinh thần của các thế hệ con cháu.
Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gốc là
tổ tiên tô-tem trong tô-tem giáo của thị tộc. Từ tổ
tiên tô-tem chuyển sang tổ tiên người thực là quá
trình chuyển từ chế độ thị tộc mẫu hệ sang chế độ
thị tộc phụ hệ. Tổ tiên tô-tem giáo trong thời kỳ thị
tộc mẫu hệ là những vật trong thiên nhiên được
thần thánh hóa, được coi là tô-tem (vật tổ) của thị
tộc, là các vật thiêng và các thần che chở của gia
đình thị tộc. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những
người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy. Khi họ mất,
thì những biểu tượng về họ là ý niệm về linh hồn
người chết; thần che chở của gia đình thị tộc. Đó
là những yếu tố chính tạo nên biểu tượng về tổ
tiên được thờ cúng.
Cùng với quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài
người, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi. Tổ
tiên không còn bó hẹp trong phạm vi huyết thống
112
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
(gia đình, họ tộc,...), mà đã mở rộng ra trong phạm
vi cộng đồng, xã hội.
Ở Việt Nam, vua Hùng được xem là ông Tổ của
người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ và cũng là ông Tổ
chung của 54 dân tộc anh em.
Là người có công khai quốc, được thờ ở Đền
Hùng - Phú Thọ, Phùng Hưng được nhân dân Việt
Nam suy tôn là "Bố Cái đại vương". Trần Quốc
Tuấn, có công đánh giặc giữ nước, được tôn làm
"cha" của muôn dân, được thờ ở Kiếp Bạc - Hải
Dương và nhiều nơi khác.
Tổ tiên còn là người có công truyền nghề, tạo
dựng cuộc sống hiện tại cho con cháu, được tôn
thành các "tổ sư", "nghệ tổ",....
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là
tổng thể phức hợp những yếu tố: ý thức về tổ tiên,
biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng trong
không gian thờ cúng.
Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh,
tình cảm hướng về cội nguồn của con cháu. Thờ
tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn,
tưởng nhớ đến tổ tiên, đồng thời, cũng là sự thể
hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của
tổ tiên. Cơ sở của sự hình thành ý thức về tổ tiên
là niềm tin về linh hồn bất tử, tổ tiên tuy đã chết,
song linh hồn vẫn sống, thường lui tới gia đình và
ngự trên bàn thờ.
Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua lại, thống
nhất với nhau trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Sự "thờ", "tôn thờ" chính là nội dung, còn hoạt
động "cúng" là hình thức biểu đạt của nội dung thờ
cúng. Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn, tưởng
nhớ, hy vọng sự trợ giúp, tránh sự trừng phạt của
tổ tiên là nội dung cốt lõi của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên.
Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con
người, là tổng thể phức hợp của ý thức về tổ tiên,
biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng.
Như vậy, có thể xem nguyên nhân sâu xa của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sức sản xuất hết
sức thấp kém của thời nguyên thủy. Tính hạn
chế của lực lượng sản xuất kéo theo sự hạn chế
trong quan hệ kép giữa con người với tự nhiên và
giữa con người với nhau trong xã hội. C. Mác cho
rằng, tính chất hạn chế thực tế đó đã phản ánh
vào trong những tôn giáo cổ đại và vào trong tín
ngưỡng của nhân dân, thể hiện sự bất lực trước
thế giới hiện thực.
Nguyên nhân trực tiếp mang tính xã hội của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự phân hóa trong
xã hội thị tộc phụ quyền, dẫn tới việc đề cao vai
trò của người đứng đầu gia đình - thị tộc. Những
người này, bằng uy tín của mình đã củng cố và
thiêng liêng hóa sự thờ cúng tổ tiên đã có manh
nha trong thời kỳ thị tộc mẫu quyền. Trong xã
hội có giai cấp, sự áp bức bóc lột giai cấp, sự tù
túng, hạn hẹp không có lối thoát hiện thực cũng
là nguyên nhân xã hội quan trọng làm nảy sinh tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Qua phân tích cơ sở xã hội nảy sinh tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên trong lịch sử, chúng ta có thể hiểu bản
chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
dân Đồng bằng Bắc Bộ như sau: Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ là
một bộ phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín
ngưỡng dân gian được hình thành từ thời nguyên
thủy với niềm tin thiêng liêng rằng tổ tiên đã chết
sẽ che chở, phù giúp cho con cháu, được thể hiện
thông qua lễ nghi thờ phụng. Nó là sự phản ánh
hoang đường quyền hành của người đứng đầu
thị tộc phụ hệ, gia đình phụ quyền được duy trì
và phát triển trong xã hội có giai cấp sau này, là
sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có
công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như
kỵ, cụ, ông, bà, cha mẹ, tổ sư, tổ nghề, Thành
Hoàng làng, Tổ nước,...
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Đồng
bằng Bắc Bộ, xét về cấp độ phản ánh chỉ là cấp
độ kinh nghiệm mang tính trực tiếp, cảm tính, linh
cảm,... Trình độ phản ánh chỉ dừng ở mức độ ý
thức thông thường và tâm lý xã hội. Các đặc trưng
khác của tôn giáo tuy có, nhưng ở mức độ mờ
nhạt. Các bài cúng tổ tiên chưa phải là kinh sách
tôn giáo; chủ lễ cúng là người gia trưởng, không
phải là giáo sĩ chuyên nghiệp, nghi lễ thờ cúng
được thực hiện một cách tự giác, tùy thuộc vào
hoàn cảnh của mỗi gia đình, dòng họ,... Thờ cúng
tổ tiên của người dân Đồng bằng Bắc Bộ thể hiện
quan niệm về bản thể, nhân sinh rằng, có sự tiếp
nối liên tục của các thế hệ, rằng sự sống là bất
diệt. Chết là sự bắt đầu của chu kỳ sinh mới.
3. NHÂN SINH QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN SINH
QUAN NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
3.1. Nhân sinh quan là gì?
Có nhiều cách hiểu khác nhau về nhân sinh quan:
Theo cách hiểu thông thường: “Nhân” là người,
“Sinh” là sống, “Quan” là quan điểm, quan niệm,
cách nhìn nhận. Nhân sinh quan là quan niệm
về cuộc sống con người bao gồm: lẽ sống, mục
đích, ý nghĩa, giá trị cuộc sống. Con người ở
trong thế giới như thế nào, vai trò, vị trí của con
người ra sao?.
Giáo trình triết học Mác - Lênin của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (2005) cũng nêu rõ: “Những vấn đề triết
học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử
triết học nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người
là gì? bản tính, bản chất con người? mối quan hệ
giữa con người với thế giới? con người có thể làm
gì để giải phóng mình, đạt tới tự do?,... Đây cũng
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
113Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
chính là nội dung cơ bản của nhân sinh quan - một
nội dung cấu thành thế giới quan triết học” [1].
Cách diễn đạt tuy khác nhau, song tựu chung lại
các quan niệm đều khẳng định: Nhân sinh quan là
một phạm trù dùng để chỉ những quan niệm, quan
điểm mang tính định hướng của con người về mối
quan hệ của họ với gia đình, xã hội và môi trường
tự nhiên.
Có nhiều cách phân chia các loại hình của nhân
sinh quan. Có thể phân chia từ góc độ nhân sinh
quan cá nhân hay nhân sinh quan cộng đồng, có
thể phân chia dựa trên vai trò của nhân sinh quan
(tích cực và tiêu cực), hoặc có thể phân chia theo
trình độ nhận thức và tư duy của con người.
3.2. Đặc điểm nhân sinh quan người Việt
ở Đồng bằng Bắc Bộ
Thứ nhất, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng
Bắc Bộ thường gắn bó chặt chẽ với vận mệnh dân
tộc, triết lý nhân sinh của họ đều đi đến giải đáp
những vấn nạn mà họ gặp phải trên con đường
dựng và giữ nước.
Thứ hai, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng
Bắc Bộ luôn gắn liền với các điều kiện sinh tồn của
họ, được triển khai trong một hệ thống hoàn chỉnh
các mối quan hệ: xã hội, gia đình, dòng tộc,
Thứ ba, nhân sinh quan người Việt ở Đồng bằng
Bắc Bộ thường được biểu hiện qua hai dòng vĕn
hóa: vĕn hóa dân gian (Folklore) và vĕn hóa bác
học hàn lâm (Academic). Cả hai dòng vĕn hóa này
đều đan xen, thẩm thấu, tác động lẫn nhau, tạo
nên bản sắc riêng, độc đáo cho nhân sinh quan
người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Thứ tư, thái độ trọng nghĩa - tình là truyền thống
của vĕn hóa Việt Nam, nó được phản ánh khá
đậm nét trong nhân sinh quan người Việt ở Đồng
bằng Bắc Bộ.
Thứ nĕm, nằm giữa hai nền vĕn minh Trung - Ấn,
nên trong quá trình phát triển, nhân sinh quan
người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ đã tiếp thu và
cải biến nhiều yếu tố trong triết lý nhân sinh của
hai nền vĕn hóa đó, thông qua hệ thống các học
thuyết triết học của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo.
4. TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA
NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - NHÌN TỪ
GÓC ĐỘ NHÂN SINH QUAN
Đồng bằng Bắc Bộ là một trong sáu vùng vĕn hóa
của cả nước. Đây là vùng vĕn hóa độc đáo và đặc
sắc trong sự phong phú đa dạng của nền vĕn hóa
Việt Nam.
Đồng bằng Bắc Bộ được kiến tạo nên bởi hệ
thống sông Hồng và sông Thái Bình, bao gồm
phần bằng, trũng của các tỉnh, thành phố: Hà Nội,
Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Hà
Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, một phần
Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.
Xét cả về kinh tế, xã hội và tinh thần, làng người
Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc chặt chẽ, là
những đơn vị kinh tế - xã hội - quân sự - vĕn hóa
hoàn chỉnh. Làng là tập hợp của những họ, lấy
gia đình hạt nhân làm nền tảng. Bao quanh không
gian tụ cư của xóm làng là lũy tre xanh, có nơi có
hào sâu bao bọc, có chức nĕng của một công trình
quân sự bảo vệ an ninh cho xóm làng. Về tổ chức
xã hội, ngoài những tổ chức và chức danh do Nhà
nước quy định, mỗi làng còn có nhiều những tổ
chức, những hội tự nguyện khác, đáp ứng những
nhu cầu về tâm linh và thân phận khác nhau trong
cộng đồng. Có hội được thành lập trên nguyên tắc
theo lứa tuổi, có hội theo nghề nghiệp, có hội theo
tín ngưỡng, theo giới tính,... Đình, chùa, nhà thờ,
am, miếu, từ đường,... là những trung tâm thờ tự
công cộng nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, tôn
giáo và tâm linh, của từng nhóm đối tượng, nhiều
khi vượt ra khỏi phạm vi không gian xóm làng.
Với tư cách là một đơn vị kinh tế - xã hội và vĕn
hóa hoàn chỉnh, làng xã Đồng bằng Bắc Bộ có vai
trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dưỡng và
gìn giữ những giá trị vĕn hóa truyền thống, trong
đó có ý thức về cội nguồn, lòng biết ơn tổ tiên -
những người có công tạo dựng và bảo vệ cuộc
sống của con người, gia đình, làng, nước. Và đây
cũng chính là cơ sở xã hội nảy sinh nhân sinh
quan trong hoạt động tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người dân.
4.1. Nhân sinh quan trong quan niệm “Đạo
hiếu” của người dân Đồng bằng Bắc Bộ
Do ảnh hưởng sâu đậm bởi nền vĕn hóa của
Trung Quốc và Ấn Độ (mà chủ yếu là tiếp nhận
và vận dụng quan điểm của Nho giáo, Lão giáo
và Phật giáo), người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ
rất chú trọng tới việc xây dựng gia đình theo chế
độ tông pháp - lấy gia đình, dòng họ là đơn vị cơ
sở của xã hội. Trong gia đình, dòng họ, theo Nho
giáo, điều cốt lõi là con người phải có hiếu. Hiếu
là biểu hiện của nhân. Hiếu còn gắn với trung, là
nguồn gốc của trung. Trước đây, trong các triều
đại phong kiến Việt Nam chữ hiếu luôn được đề
cao. Hiếu được xem như một chuẩn mực đạo đức
xã hội và cũng là thước đo lòng trung thành đối
với vua. Chữ hiếu đã được Nhà nước phong kiến
pháp chế hóa, chính sách hóa. Trong sách "Nhị
thập tứ hiếu" được in và truyền bá rộng rãi thời
Nguyễn có nêu ra nhiều tấm gương hiếu đễ như:
Nguyễn Huy Đức, Phan Hữu Tự,...
Với người dân Đồng bằng Bắc Bộ, hiếu kính với
cha mẹ còn là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức
trong gia đình truyền thống. Hiếu kính với cha mẹ
không phải chỉ là sự thể hiện tình cảm, lòng biết
ơn, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của đạo làm
114
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
con. Hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ,... trước hết
phải cư xử đúng đắn với người đang sống.
Đạo hiếu nhắc nhở con cháu không những chỉ
hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, mà phải hiếu đễ với
anh, chị em trong gia tộc. Phải xem "anh em như
thể chân tay" do vậy "tay đứt ruột xót", "một con
ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Trong nhà, anh em phải
biết "kính trên nhường dưới", anh, chị phải biết
thương yêu, nhường nhịn các em, gương mẫu
trước lời nói và việc làm. Nếu không may bố, mẹ
mất sớm phải thay cha (nếu là anh cả) và thay mẹ
(nếu là chị cả) nuôi dạy các em nên người. Người
anh trưởng được quyền thừa kế hương hỏa và có
trách nhiệm chính duy trì việc cúng giỗ. Hàng nĕm,
đến ngày giỗ cha, mẹ, các em khi đã có tư thất,
đến nhà trưởng góp giỗ, "giầu một bó, khó một
nén". Ngày giỗ, vì thế, chẳng những có ý nghĩa
thiêng liêng về mặt tâm linh, thể