1. Tính dung hợp: khái niệm, nguồn gốc
Sự tồn tại trong cuộc đời có một điều thật đặc
biệt, rằng chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu
chúng ta đơn độc, lẻ loi. Như Thomas Friedman đã
viết: “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con
người hoàn chỉnh. Một mình bạn có thể là một người
giàu có. Một mình, bạn có thể là một nhà thông thái.
Nhưng bạn không bao giờ là người hoàn chỉnh nếu
đứng một mình”.1 Vậy nên, sự liên hệ giữa cá thể này
với cá thể khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng
khác là một quy luật tất yếu. Quy luật này đã thể hiện
được tính đúng đắn của mình trong tất cả các lĩnh
vực, bao gồm cả văn hóa.
Đối với văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Đà
Nẵng nói riêng, trong quá trình vận động để tồn tại
cũng đã tuân thủ theo đúng quy luật tất yếu của văn
hóa nhân loại. Lịch sử phát triển của Đà Nẵng đã cho
thấy lúc nào cũng có nhiều người cùng tham gia vào
quá trình sáng lập ra nó với tư cách là một chỉnh thể
hoàn thiện. Những người ấy, có thể đến từ những
quốc gia rất xa xôi nhưng cũng có thể là rất gần.
Nhưng dù xa hay gần, dù lạ hay quen thì việc người
này cùng tồn tại và phát triển bên cạnh người kia, tất
yếu đòi hỏi phải có sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau.
Theo cách lập luận này, chúng tôi cho rằng văn hóa
Đà Nẵng có tính dung hợp cao.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính dung hợp trong văn hóa truyền thống Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
1. Tính dung hợp: khái niệm, nguồn gốc
Sự tồn tại trong cuộc đời có một điều thật đặc
biệt, rằng chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu
chúng ta đơn độc, lẻ loi. Như Thomas Friedman đã
viết: “Đứng một mình, bạn không thể nào là một con
người hoàn chỉnh. Một mình bạn có thể là một người
giàu có. Một mình, bạn có thể là một nhà thông thái.
Nhưng bạn không bao giờ là người hoàn chỉnh nếu
đứng một mình”.1 Vậy nên, sự liên hệ giữa cá thể này
với cá thể khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng
khác là một quy luật tất yếu. Quy luật này đã thể hiện
được tính đúng đắn của mình trong tất cả các lĩnh
vực, bao gồm cả văn hóa.
Đối với văn hóa Việt Nam nói chung, văn hóa Đà
Nẵng nói riêng, trong quá trình vận động để tồn tại
cũng đã tuân thủ theo đúng quy luật tất yếu của văn
hóa nhân loại. Lịch sử phát triển của Đà Nẵng đã cho
thấy lúc nào cũng có nhiều người cùng tham gia vào
quá trình sáng lập ra nó với tư cách là một chỉnh thể
hoàn thiện. Những người ấy, có thể đến từ những
quốc gia rất xa xôi nhưng cũng có thể là rất gần.
Nhưng dù xa hay gần, dù lạ hay quen thì việc người
này cùng tồn tại và phát triển bên cạnh người kia, tất
yếu đòi hỏi phải có sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau.
Theo cách lập luận này, chúng tôi cho rằng văn hóa
Đà Nẵng có tính dung hợp cao.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “Dung hợp” có nghĩa là
“hòa lẫn vào nhau để hợp thành một thể thống nhất”,
nó không khác mấy với “Dung hòa”: “làm cho có sự
nhân nhượng lẫn nhau để đạt được những điểm chung,
trở thành không còn đối lập nhau nữa”2, và lại càng
giống với “Bao dung”: “Tính bao dung là phẩm chất của
con người biết dung nạp những gì khác mình, có lòng
TÍNH DUNG HỢP
TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐÀ NẴNG
? PHạM THị TÚ TRINH*
* ThS., Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
vị tha để bỏ qua và châm chước các lỗi lầm của người
khác, với cái nhìn thông thoáng và tấm lòng rộng mở
trong mối quan hệ giữa con người với con người, con
người với xã hội, và con người với thế giới tự nhiên”.3
Trong văn hóa, tính dung hợp được thể hiện ở việc
tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt, biết tiếp nhận
và biến đổi những giá trị văn hóa ngoại sinh trên cơ
sở có chọn lọc sao cho phù hợp với những giá trị văn
hóa nội sinh để làm phong phú và sâu sắc hơn nền
văn hóa của mình. Vậy, tính dung hợp của văn hóa
Đà Nẵng được hình thành và có những biểu hiện như
thế nào?
Nguồn gốc thứ nhất hình thành nên tính dung hợp
trong văn hóa Đà Nẵng chính là nhờ sự kế thừa từ
những giá trị đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam
truyền thống. Thông qua chủ thể chuyển tải chính là
những tiền nhân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, đặc trưng
tính cách này đã được tận dụng và phát huy để trợ lực
cho con người khi sinh sống ở vùng đất mới.
Nguồn gốc thứ hai chính là nhờ vị thế địa văn hóa
của Đà Nẵng. Vị thế này thể hiện ở chỗ: Đà Nẵng
47Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
chính là tâm điểm của mọi sự gặp gỡ và giao lưu. Trên
thế đứng đó, đất và người Đà Nẵng sẽ không tránh
khỏi những va đập và biến cố của những cuộc chạm
mặt mà cái tương đồng thì rất ít, cái khác biệt thì lại
rất nhiều. Hơn thế nữa, với đặc điểm lưng tựa núi mặt
hướng biển, cùng chung sống với biển và bị biển chi
phối đã tạo cho người Đà Nẵng một nền văn hóa cửa
biển:“Người cửa biển “ăn sóng nói gió”, quen với thế giới
biến đổi, không sợ sự biến đổi, tò mò và ham muốn điều
mới lạ”.4
Tuy nhiên, những tiền nhân Đà Nẵng dù có yêu
thích sự thay đổi bao nhiêu chăng nữa mà những cái
mới, cái khác đó không xuất hiện thì mọi chuyện vẫn
vậy. Cho nên, nguồn gốc thứ ba góp phần quan trọng
vào việc định hình nên tính dung hợp trong văn hóa
Đà Nẵng chính là bối cảnh lịch sử - xã hội của Đà
Nẵng. Đà Nẵng trong lịch sử từng kinh qua rất nhiều
vị thế khác nhau như làm “tiền cảng” của Hội An, tiếp
đến là hải cảng quốc tế duy nhất của nước ta (đầu thế
kỷ XX), và cao hơn nữa là một tiền đồn quân sự bảo vệ
sự an nguy của kinh đô Phú Xuân - Huế, thay mặt toàn
dân tộc là vùng đất đầu tiên đứng lên chống lại các
cuộc chiến xâm lược của thực dân đế quốc phương
Tây (Pháp, Mỹ) kéo dài hơn hai thế kỷ. Để hoàn thành
được các sứ mệnh này, đất và người Đà Nẵng không
chỉ “trung dũng, kiên cường” mà còn cần phải thông
minh, sáng tạo, linh hoạt và dung hợp trong ngoại
giao, trong chính trị và kể cả trong văn hóa thì mới có
thể khắc phục được những mâu thuẫn đã nảy sinh,
vươn lên giành lấy chiến thắng.
2. Biểu hiện của tính dung hợp trong văn hóa
Đà Nẵng
2.1. Với văn hóa Champa
Tuy không phổ biến và ít điển hình bằng Quảng
Nam, nhưng ở Đà Nẵng văn hóa Chăm vẫn hiện diện
và tồn tại như là một chứng tích cho quá trình dung
hợp, giao hòa văn hóa giữa hai dân tộc Việt - Chăm.
Đầu tiên là sự ảnh hưởng trong phương thức làm kinh
tế của người Chăm đến người Việt ở Đà Nẵng. Đối với
người Chăm, ngoài nông nghiệp thì họ còn lấy việc
buôn bán trao đổi làm nghề chính mà chủ yếu là
buôn bán trên biển. Bởi vì người Chăm là dân tộc thạo
thủy chiến, thạo đến mức họ trở thành những người
cướp biển chuyên nghiệp. Cho nên, hoạt động ngoại
thương trên biển đã sớm hình thành và phát triển ở
người Chăm và sau này người Việt ở Quảng Nam đã
tiếp tục truyền thống đó với nghề buôn ghe bầu nổi
tiếng. Đà Nẵng lại tỏ ra phù hợp hơn với phương thức
kinh tế này khi nó có lợi thế của một hải cảng giàu tiềm
năng và rất được các thương gia nước ngoài ưu ái.
Người Đà Nẵng còn chịu ảnh hưởng của văn hóa
Chăm trong cách ăn mặc. Trong cuốn Một chuyến du
hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793) của mình, John
48 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
Barrow đã sử dụng bức tranh Một nhóm người Đàng
Trong của William Alexander để minh họa. Theo mô tả
của John Barrow thì có thể hình dung đó là một làng
ở cửa Hàn, nay thuộc khu vực phường Nại Hiên Đông,
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Trong bức tranh,
chiếc váy áo nhiều tầng của người phụ nữ ngoài cùng
bên trái được John Barrow viết: “Một quý bà thường
mang một lúc ba, bốn chiếc áo màu sắc, dài ngắn khác
nhau, chiếc ngắn nhất là nổi bật hơn cả”.5 Khi mô tả
cách ăn mặc của người huyện Điện Bàn (bao gồm
cả các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Hội An, Hòa Vang,
Đà Nẵng nay) thì Ô Châu cận lục chép: “Đàn bà mặc
váy Chiêm, đàn ông dùng quạt Bắc. Để tỏ sang hèn
đồ dùng chẳng vẽ phượng thì rồng, phân biệt tôn
ti, quần áo chẳng tô hồng thì tía”.6 Trong hình còn
có hai người đàn ông cởi trần và mặc váy kama, mà
theo Maspero trong Vương quốc Champa thì y phục
của người Chăm cũng mặc váy kama. Như vậy, những
người đàn ông Đàng Trong này có phải là người
Chăm? Hay họ là người Việt chịu ảnh hưởng phong
cách ăn mặc của người Chăm? Vấn đề này đến nay
vẫn không thể trả lời một cách chính xác được, nhưng
điều suy luận ra là ít nhất đến cuối thế kỷ XVIII thì văn
hóa Chăm vẫn có sức ảnh hưởng hay vẫn còn tồn tại ở
vùng đất Đà Nẵng là sự thật không thể phủ nhận được.
Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu nói đến sự dung
hợp văn hóa Chăm của người Việt ở Quảng Nam - Đà
Nẵng mà không nhắc đến sự dung hợp trong đời
sống tín ngưỡng. Về phương diện này thì thái độ ứng
xử của người Việt đối với người Chăm chiến bại được
thể hiện khá độc đáo và kỳ lạ trong tín ngưỡng dân
gian qua tục cúng tá thổ đến ngày nay cũng chưa
hoàn toàn mất hẳn. Về mặt tên gọi, người Việt không
còn gọi là cúng tá thổ nữa mà chỉ gọi là cúng đất. Lễ
cúng thường tiến hành trong các tháng mùa xuân,
tập trung nhất là tháng hai âm lịch. Trong lễ vật cúng
đất của người Đà Nẵng hiện nay thì bao giờ cũng có
những thực phẩm đậm chất biển như con cua (phải
còn sống), mắm cái, khoai lang như sự tưởng nhớ
về văn hóa ẩm thực của chủ nhân cũ vùng đất này.
Thêm vào đó là tín ngưỡng thờ nữ thần Poh Yang Inư
Nagar - nữ thần Xứ sở vĩ đại của người Chăm và người
Việt gọi bằng cái tên được Việt hóa là Thiên Y A Na.
Trong các sắc phong thần thì có khi ghi là Thiên Y A
Na Diễn Phi Chúa Ngọc nên người dân thường gọi tắt
là Bà Chúa Ngọc. Ở Đà Nẵng đến nay vẫn còn miếu Bà
Chúa Ngọc ở thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện
Hòa Vang như là chứng tích chứng minh cho sự dung
hợp đó.
Theo Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra, khảo sát di
sản văn hóa khảo cổ học trên địa bàn Đà Nẵng do
Trung tâm Quản lý Di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng
phối hợp thực hiện với Viện Khảo cổ học Việt Nam thì
49Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
những di tích thuộc văn hóa Champa trên địa bàn
Đà Nẵng còn lại cho đến ngay nay là khá dày, gần 20
di tích thuộc nhiều loại hình như: tháp, chùa, miếu,
thành, đình, hiện vật cổ, giếng cổ Thống kê này cho
thấy văn hóa của người Chăm đã hiện diện ở Đà Nẵng
từ rất lâu và còn tồn tại cho đến nay là minh chứng
cho sự dung hòa văn hóa trên rất nhiều lĩnh vực của
cả hai dân tộc Việt - Chăm.
Đỉnh cao cho sự dung hợp văn hóa Việt - Chăm đã
kết tinh lại ở một biểu tượng văn hóa tiêu biểu chính
là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Trải qua thời
gian, bảo tàng được nâng cấp và thay đổi nhiều so
với ngày xưa nhưng tinh thần văn hóa Chăm thì vẫn
không hề mờ nhạt. Ở đó, người ta bắt gặp được một
nền văn hóa mà chủ nhân đã lùi vào quá khứ nhưng
các tác phẩm bằng đá, bằng gạch ấy - tưởng như vô
tri vô giác nhưng lại tự thuyết minh cho tài năng và
bản lĩnh của dân tộc mình. Có thể nói, Bảo tàng Điêu
khắc Chăm là một công trình kiến trúc có tính dung
hợp rất cao, vì trong đó là sự gặp gỡ của tài năng
một dân tộc (Chăm) - ý thức giữ gìn và nâng niu cái
đẹp của một dân tộc (Pháp) - và tinh thần tôn trọng,
bao dung văn hóa của một dân tộc (Việt) hòa vào với
nhau để cống hiến cho nhân loại những tài sản văn
hóa vô giá.
2.2. Với văn hóa Trung Hoa
Trong các quốc gia đã từng xuất hiện ở Đàng Trong,
Trung Hoa là nước đã có mối quan hệ từ rất sớm, và
chính họ cũng là dân tộc để lại nhiều ảnh hưởng
đến đời sống văn hóa của cư dân xứ này. Người Hoa
đến Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau và họ
thường chọn cư trú ở Đàng Trong thay vì Đàng Ngoài.
Trong các đợt di cư ồ ạt này, người Hoa đã đến định
cư ở Hội An, Đà Nẵng (năm 1679) và phần đông họ
có gốc ở phía Nam Trung Hoa như Phúc Kiến, Quảng
Đông, Triều Châu, Hải Nam. Chúa Nguyễn cũng cho
phép họ tập hợp, lập làng, cư trú ổn định. Thời người
Hoa phát triển cực thịnh nhất cũng gắn liền với thời
cực thịnh của thương cảng Hội An nên văn hóa Hoa
đã ảnh hưởng mạnh mẽ ở Hội An hơn so với các vùng
khác, kể cả Đà Nẵng. Phải chờ đến đầu thế kỷ XX, khi
cảng Đà Nẵng bắt đầu phát triển dưới bàn tay người
Pháp và con đường nước Cổ Cò nối liền Đà Nẵng -
Hội An bị thiên nhiên vùi lấp, Hội An mất dần ưu thế,
người Hoa mới dần dần có mặt ở Đà Nẵng nhưng số
lượng vẫn không đáng kể. Như vậy, văn hóa Hoa đã
ảnh hưởng không thường xuyên và có phần mờ nhạt
đến con người và văn hóa Đà Nẵng từ thế kỷ XX trở
về trước.
Người Hoa khi sinh sống tại nước ngoài thì thường
quy tụ thành các cộng đồng (đặt trên cơ sở là tình
đồng hương) gọi là bang. Người Hoa khi định cư tại
Đà Nẵng cũng tạo thành các bang như thế, phổ biến
và tồn tại đến ngày nay thì có các bang như Phúc Kiến,
Quảng Đông, Nam Hải, Hẹ, Triều Châu và tập trung
sinh hoạt trong hai hội quán là Hội quán Chiêu Ứng
và Hội quán Thiên Hậu Cung. Theo thời gian, người
Hoa ngày càng có cuộc sống ổn định và luôn giúp đỡ
cùng nhau sinh sống chan hòa với cộng đồng cư dân
Đà Nẵng.
Những thương nhân người Hoa có hoạt động
buôn bán với người Việt là chuyện tất yếu, nhưng
bên cạnh đó họ còn là những người trực tiếp giao
dịch buôn bán với thương nhân phương Tây khi neo
thuyền ở Đà Nẵng: “Có thể xem Hoa kiều là cái gạch nối
quan trọng giữa doanh nhân Pháp và thị trường Việt
Nam về cả hai mặt tiêu thụ và cung ứng”.7 Nhà Nguyễn
đã có những chính sách cấm thương nhân người Việt
tiếp xúc và mua bán với thương nhân phương Tây,
cho nên người Pháp bắt buộc phải bắt tay với một
bộ phận thương nhân Hoa kiều. Nhờ một hệ thống
thương mại được tổ chức chu đáo và rộng rãi, nguồn
vốn dồi dào và biết đoàn kết chặt chẽ, Hoa kiều có thể
50 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
đảm nhận một cách tốt đẹp việc phân phối hàng hóa
đến tận tay người tiêu thụ dù ở hang cùng ngõ hẻm
nào; và ngược lại, có thể thu mua các sản vật trong xứ
một cách dễ dàng để tự xuất cảng hay cung cấp lại
cho các nhà xuất cảng Pháp.
Đặc biệt, trong tổ chức ngoại thương, các chúa
Nguyễn đã lập các cơ quan chuyên trách khá hùng
hậu, đặt ở Hội An, đó là Ty Tàu vụ đảm nhận việc
vận chuyển bằng tàu, thuyền của triều đình, ấn định
cùng hành thu các ngạch thuế thuộc về thuyền bè;
và Ty Hành nhân chuyên về kiểm soát, cân lường và
ấn định giá cả các loại hàng hóa xuất nhập cảnh. Cả
hai ty này đều không có trụ sở hay chi nhánh tại Đà
Nẵng, cho nên nhân viên đã không có mặt thường
trực tại cảng mà chỉ làm việc trong mùa mậu dịch. Để
hai cơ quan này hoạt động có hiệu quả, chúa Nguyễn
đã sử dụng đông đảo các quan quản lý hay nhân viên
Ty Tàu vụ có nguồn gốc là người Trung Hoa ở làng
Minh Hương Hội An. Từ chức Cai tàu, Cai phủ tàu, Tri
tàu đến nhân viên trực tiếp về cân đo hàng hóa tàu
thuyền đều giao phó cho người Trung Hoa nắm giữ
Vì hơn ai hết, thương mại là lĩnh vực mà người Tàu đã
có kinh nghiệm và có thể giúp đỡ chúng ta thực hiện
một cách tốt nhất. Rõ ràng, đây là một tư duy, một
ứng xử rất thân thiện, thể hiện sự thu dụng rất cởi
mở nhưng cũng rất thông minh của chúa Nguyễn khi
biết tận dụng lợi thế của người khác để làm lợi cho ta
mà không gây một bất hòa nào cả. Cho nên, mặc dù
không có trụ sở hay chi nhánh tại Đà Nẵng nhưng vào
mùa mậu dịch thì nhân viên của Ty Tàu vụ đều đến
Đà Nẵng làm việc nên văn hóa thương mại của họ
ít nhiều gì cũng ảnh hưởng rất lớn đến phong cách
buôn bán, kỹ năng buôn bán của người Đà Nẵng. Như
vậy, người Hoa đã cùng lúc tham gia vào hai khâu
quan trọng nhất của hoạt động thương mại ở Đà
Nẵng, đó vừa là những người “quản lý” nhưng cũng
đồng thời là những người “bị quản lý”. Cho nên, có
lúc họ trở thành những người thâu túng toàn bộ thị
trường Đà Nẵng và gây nên sự phẫn nộ đối với những
thương nhân người Pháp. Như vậy, chắc chắn sự
thành công của người Hoa trong kinh doanh sẽ ảnh
hưởng ít nhiều đến đời sống phố cảng Đà Nẵng, mà
đặc biệt là cư dân sống ven sông Hàn - nơi tại vị của
những cửa hiệu buôn bán phồn thịnh của người Hoa.
Bên cạnh đời sống kinh tế hàng ngày, sau những
lúc buôn bán bận rộn thì người Hoa cũng cần có nơi
chốn để sinh hoạt về mặt tinh thần, họ quay trở về
với những Bang, và những Hội quán của mình. Chính
trong những nếp sinh hoạt văn hóa này mà văn hóa
tinh thần của người Hoa đã ảnh hưởng phần nào đến
đời sống tinh thần của người Việt Đà Nẵng trong quá
trình hai dân tộc cùng tụ cư tại đây. Trong Hội quán
thì đời sống tinh thần của người Hoa được thể hiện rõ
nhất thông qua các tín ngưỡng - lễ hội và các phong
tục dân gian Nhưng điển hình nhất có thể nhắc đến
chính là tín ngưỡng thờ Thiên Hậu của người Hoa.
Tục thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu là một sinh hoạt
tín ngưỡng mang tính khu vực, gắn liền với vùng lục
địa và hải đảo Trung Hoa, theo chân người Hoa ra các
vùng khác ở Đông Nam Á và Đông Á. Bà là vị nữ thần
của những người làm nghề buôn bán, thông thương
trên biển nên người Hoa thờ Bà cũng chính là để cầu
mong được sự bình yên trên bước đường vạn dặm
bôn ba xứ người, đặc biệt là sự biết ơn của họ khi Bà
đã luôn kề vai sát cánh trên hành trình vượt biển gian
nan khi họ đến Việt Nam, đến Đà Nẵng. Nơi thờ Bà gọi
là Thiên Hậu cung hoặc là chùa Bà, tọa lạc ở 407 Phan
Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng. Không chỉ là nơi của
riêng những người Hoa tụ tập về đây sinh hoạt văn
hóa mà chùa Bà/ Thiên Hậu cung còn là nơi khấn lễ
cầu an, cầu lộc của rất nhiều người Việt Đà Nẵng,
đông nhất là nữ giới. Người Việt gọi Bà Thiên Hậu là
Mẹ, trong khấn lễ cũng kính cẩn hô là Thánh Mẫu. Để
thông linh với Thánh Mẫu, người Việt cũng thể theo
cách thức của người Hoa. Hiện chùa Bà/Thiên Hậu
cung có thủ tự là một phụ nữ Việt, và một số danh
thần Hoa được Việt hóa theo cách gọi của đạo Mẫu
Việt như Phước Đức Chính Thần thì chuyển thành
Quan Hoàng Phúc; Mã Đầu Tướng Quân thì gọi là Cậu
lớn ngoại cảnh hay Thần Tài thì gọi là Quan Hoàng
Mười Hoặc trong cách bài trí thờ tự, mặc dù là Hội
quán của người Hoa nhưng không nhất thiết mọi việc
đều phải tuân thủ theo nghi thức truyền thống người
Hoa mà có sự linh hoạt, hòa đồng. Ngoại trừ ban thờ
51Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
Bà do người Hoa sắp bày thì các ban thờ khác có thể
do người Việt sắp đặt như ban thờ Quan Công, ban
thờ Thần Tài, ban thờ Hội đồng theo cách thức tín
ngưỡng của người Việt.
Như vậy, vẫn lối hành xử rất khôn khéo, người
Việt dù ở đâu đi nữa, khi tiếp nhận bất kỳ một dấu
vết văn hóa nào của người khác thì cũng rất sáng tạo
và linh hoạt. Họ luôn biết cách dung hợp làm sao để
vừa thâu hóa được những giá trị tốt đẹp trong văn
hóa của người khác nhưng không làm mâu thuẫn với
những giá trị văn hóa nội sinh của dân tộc. Đối với tín
ngưỡng thờ Thiên Hậu, bằng cách này hay cách khác,
dù là nhỏ thôi nhưng dấu ấn Việt vẫn luôn đi cùng với
dấu ấn Hoa chứ không bao giờ có chuyện văn hóa
Hoa độc tôn và chi phối. Đây chính là cái tài tình nhất
của người Việt nói chung, và cũng là cái tài khéo của
người Đà Nẵng trong việc tiếp nhận, dung hòa văn
hóa Hoa.
2.3. Với văn hóa phương Tây
Khi dong buồm phiêu lưu trên vùng biển giữa
Mã Lai và Hoa Nam, thuyền trưởng Antonio Da Faria
- người Bồ Đào Nha đã khám phá ra Đà Nẵng. Sau
người Bồ Đào Nha thì Anh là nước phương Tây thứ
hai đến với Đàng Trong thông qua những chuyến ghé
thăm của thương nhân Peacock (năm 1613), Thomas
Bowyear (năm 1695), Chapman (năm 1778) Cùng
thời gian này, Đàng Trong nói chung, Đà Nẵng nói
riêng là địa điểm thu hút rất mạnh mẽ đối với nước
Pháp, và Pháp cũng nhận được sự ưu ái của chính
quyền Đàng Trong hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Nước Pháp là quốc gia phương Tây đầu tiên được
chính thức chấp thuận thông thương bằng văn bản
đối với Đàng Trong. Thế nhưng, bên cạnh mục đích
kinh tế, người Pháp đến Đàng Trong còn mang theo
những tham vọng chính trị cho nên mối quan hệ của
Pháp và Đàng Trong có phần phức tạp hơn rất nhiều
so với các quốc gia phương Tây khác. Sau người Pháp
thì người Mỹ cũng là một trong những dân tộc đến
Đà Nẵng nhưng toàn bộ thời gian của họ chủ yếu là
dành cho mục đích xâm chiếm thuộc địa nên những
dấu ấn văn hóa mà họ để lại cũng khá mờ nhạt.
Như vậy, có thể thấy từ thế kỷ XVI trở đi, Đà Nẵng
đã trở nên rất quen thuộc đối với các nước phương
Tây, gần như quốc gia nào muốn bành trướng thế lực
của mình ở phương Đông cũng đều đã đôi lần đặt
chân đến Đà Nẵng. Có những nước thất bại, có những
nước thành công trong việc tạo dựng các mối quan
hệ giao thương tại đây. Và đi liền với những chuyến
thương thuyền của họ, văn hóa phương Tây đã phần
nào “ở lại” và được người Đàng Trong nói chung,
người Đà Nẵng nói riêng tích hợp, dung hòa vào nền
văn hóa của mình.
Nói về sự dung hợp văn hóa phương Tây, chúng
tôi cho rằng một trong những sản phẩm văn hóa tiêu
biểu nhất chính là sự ảnh hưởng, du nhập của các tôn
giáo, mà đầu tiên là đạo Thiên Chúa. Thiên Chúa giáo
vào Đà Nẵng từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Ban
đầu, chúng tôi thắc mắc là tại sao không phải vùng
đất khác mà lại là Đà Nẵng. Bởi lẽ, so với các vùng
khác thì miền Bắc chính là cái nôi văn hóa của dân
tộc, cũng là nơi đã từng chứng kiến sự du nhập rất
thành công của nhiều tôn giáo và tín ngưỡng khác
nhau đến từ các quốc gia trên thế giới như Phật giáo,
Đạo giáo, Nho giáo... Mang Thiê