KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐẢO NƯỚC TA
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông. Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển).
- Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km2/330.000km2).
68 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình thời sự biển đảo nước ta thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế giới và Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2TÌNH HÌNH THỜI SỰ BIỂN ĐẢO NƯỚC TATHÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA Nội dung I - KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐẢO NƯỚC TANước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông. Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển). - Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km2/330.000km2). Bản đồ Biển Đông do người Hà Lan vẽ vào năm 1754 * Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân. 1. Tình hình biển đảo 6 tháng 2010 và chủ trương của Chính phủ Việt Nam Vùng biển phía BắcTQ tăng cường đầu tư, củng cố, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Phú Lâm (HS) (nạo vét mở rộng luồng, xây dựng cầu cảng, kho tàng bến bãi...)xây dựng HT năng lượng gió , năng lượng mặt trời ở đáo Đá. Thúc đẩy du lịch và đa dang hóa các loại hình du lịch với tần suất 2-3 chuyến/ tháng bằng tàu biển tại đảo Phú Lâm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nuôi trồng thủy sản nhằm hợp thức hóa chủ quyền QĐ Hoàng Sa (đang xúc tiến dự án đưa hơn 100.000 con cá giống xuống nuôi ở đảo Vành Khăn). Tích cực xây dựng cơ sở, mua sắm trang thiết bị mới cho lực lượng tuần tra, giám sát biển: đóng mới và đưa vào biên chế 10 tàu (trong đó có tàu Ngư Chính 310); chế tạo trang thiết bị phục vụ chương trình khai thác dầu khí, đưa vào sử dụng giàn khoan tự nâng "Dầu khí Hải dương 936" có thể khoan sâu 9144m; hoàn thành việc lắp đặt thiết bị cho dàn khoan nước sâu "Dầu khí Hải dương 981" có thể khoan ở mực nước 3050m và khoan sâu 10000m; Khởi động đóng 2 tàu thăm dò, khảo địa chấn lọai 3D; Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đấu thầu, thăm dò khai thác 13 lô ở khu vực phía bắc Hoàng Sa. Đáng chú ý, hiện nay Trung Quốc đang tổ chức tàuthăm dò M/V Western Spirit (TQ thuê nước ngoài) thămdò địa chấn 3D ở khu vực đảo Tri Tôn (Trường Sa), xâmphạm chủ quyền biển của VN; sử dụng 8 - 13 tàu bảovệ, phục vụ đi cùng; các tàu bảo vệ thường xuyên ngăncản, ép tàu Hải Quân của VN không cho vào gần tàu thăm dò M/V Western Spirit; mở loa tuyên truyền bằngtiếng Việt "đây là vùng biển của họ" và y/c tàu HQVN rakhỏi khu vực; đưa tàu chiến đến thả trôi kết hợp với máy bay trinh sát theo dõi, sẵn sàng bảo vệ, hỗ trợ vòng ngoài mang tính răn đe uy hiếp.TQ đẩy mạnh hoạt động đánh bắt trên diện rộng ở vịnh Bắc Bộ và theo đường lưỡi bò ở biển Đông, các tàu cá được trang bị máy định vị vệ tinh, máy thông tin, được tổ chức chặt chẽ có sự hỗ trợ của lực lượng tuần tra, giám sát biển, một số chiếc kết hợp đánh bắt và trinh sát nắm tình hình: ban đêm lại gần bờ, ban ngày giãn ra xa.2. Vùng biển miền TrungTQ tăng cường đánh bắt hải sản, tìm kiếm ngư trường dọc theo lưỡi bò, kết hợp trinh sát nắm tình hình (HQ VN đã phát hiện xử lý và đuổi 588 lần)3. Khu vực quần đảo Trường Sa - DK1TQ thường xuyên duy trì 3 tàu quân sự, 1 tàu Ngư Chính trực và thay trực; các tàu đã 28 lần tuần tiẽu đến các đảo TQ chiếm đóng, trong đó nhiều lần quan sát bãi đá cạn của VN, chúng tuần tiễu qua các đảo, nhà lô của ta ở phía nam (lúc gần nhất cách đảo, nhà lô khoảng 4 hải lý, sau đó rút về căn cứ); đáng chú ý hiện nay luôn có sự thay đổi vị trí trực từ đảo này đến sang đảo khác, đồng thời tăng cường nhiều tàu xuống hoạt động ở khu vực QĐTS (Sinh Tồn, Len Đao, Sinh Tồn Đông). HQVN đã phát hiện 1258 lần tàu TQ xâm phạm, trong đó nhiều lần thả xuồng cách đảo 1800-2500m. Tàu đánh bắt của TQ dùng các thủ đoạn như không treo cờ, che biển số nhằm tránh sự phát hiện của VN; thậm chí khi lực lượng Vn phát hiện tiến hành xua đuổi chúng ngoan cố không chịu đi mà còn tổ chức chạy cắt mũi tàu, ngăn cản hoạt động xua đuổi của tàu VN. Ngoài ra các biên đội tàu quân sự của TQ khi thay trực ở vịnh A Đen khi đi qua đường lưỡi bò thực hiện nghi thức chào "chủ quyền" trước khi rời biển đông vào eo biển Malaca. TQ đưa 2 tàu hải giám tiến hành đặt 3 cột mốc bia "chủ quyền" ở khu vực bãi Tăng Mẫu khẳng định chủ quyền ở cực Nam biển Đông.Đối với Đài Loan đã thực hiện máy bay C130 đến đảo Ba Bình và cắm cờ tại bãi cạn Bàn Than.4. Chủ trương của nhà nước ta với vấn đề biển Đông- Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của Vn ở trên thực địa cũng như qua đường ngoại giao, dư luận- Tiến hành các hoạt động khai thac các nguồn lợi của các vùng biển, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phục vụ sự nghiệp XD và PT đất nước.- Giải quyết hòa bình các tranh chấp biển đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc Hiến chương LHQ, Đông.pháp luật quốc tế; tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển.- Tiếp tục cùng các nước láng giếng phân định các vùng biển chồng lấn (chủ yếu là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) theo các quy định của Công ước Luật Biển 1982.- Đối với một số vấn đề cụ thể: bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý của TQ. Không chấp nhận "gác tranh chấp, cùng khai thác" trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta.Biển đông khu vực tranh chấp tài nguyên giữa các nước* Đôi nét về 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng SaQuần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai quần đảo san hô nằm ở giữa Biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây hai quần đảo thường được gọi dưới tên chung là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn Lý Trường Sa v.v. Vào thế kỷ gần đây nhờ sự phát triển của ngành hàng hải và ngành đo đạc bản đồ biển, người ta mới tách ra hai quần đảo riêng biệt mang tên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.- Quần đảo Hoàng SaQuần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa.Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau.Bản đồ quần đảo Hoàng SaQuần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5km2; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km2) Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri TônRiêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam)Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Trên các đảo có nguồn phốt phát vôi do phân chim tích tụ từ lâu đời bị phong hóa. Qua khảo sát các nhà địa chất Pháp ước tính trữ lượng khoảng gần 10 triệu tấn. Đây là nguồn phân bón có giá trị lớn. Hải sản ở Hoàng Sa, có nhiều loài quý như tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi v.v. và một loại rau câu quý hiếm, rất có giá trị trên thị trường quốc tế. Quần đảo Trường SaBản đồ quần đảo Trường SaQuần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6030’ Bắc đến 120 Bắc và từ kinh độ 111030’ Đông đến 117020’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo. đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa (hiện nay thuộc xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa)Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.MỘT SỐ NÉT NỔI BẬT TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010I - TÌNH HÌNH THẾ GIỚI1. Kinh tế thế giới tiếp tục quá trình phát triển mạnh mẽ, nhưng không đều và còn chứa đựng nhiều bất ổn ở một số vùng, một số lĩnh vực.1.1. Về phục hồi kinh tế: thế giới đang trên đà hồi phục nhưng tốc độ khác nhau ở mỗi khu vực, dự báo tăng trưởng kinh tế GDP của IMF sẽ tăng lần lượt trong năm 2010 và 2011. NămCác nền KT phát triển (%)Các nền KT đang nổi lên (%) Kinh tế toàn cầu (%) 20102,36,34,220112,46,54,3Dự báo tăng trưởng GDPThương mại thế giới tăng mạnh trong năm 2009 và dự báo sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trong các năm tiếp theoCác nền KT có dầu hiệu tích cực. OECD nhận định KT các nước phát triển là thành viên của tổ chức này chuyển biến nhanh hơn dự báo trước đây, tăng 2,7 và 2,8% lần lượt trong năm 2010 & 2011 (cao hơn dự báo đưa ra năm 2009 là 1,9 & 2,5%). Mỹ dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 3,2%. Khu vực đồng Euro tăng trưởng khoảng 1,2% năm nay và năm 2010 là 1,8%. Nhật Bản sẽ tăng 3% và 2% trong năm 2010 & 2011. số liệu thực tế cho thấy trong quý 1/2010 GDP của Mỹ tăng 3%, Nhật Bản tăng 4,9%, Trung quốc 11,9%, còn Ấn Độ kết thúc năm tài khóa (4/2009 -> 03/2010) của mình ở mức tăng 7,2%.Các nền kinh tế mới nổi, nhất là châu Á phục hồi mạnh dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu phục hồi. Các nền KT mới nổi đặc biệt là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nga, Indonexia, Mêxico, Achentina có tốc độ tăng trưởng cao, dự báo có thể đạt 6%/năm, khẳng định vai trò, động lực tăng trưởng toàn cầu. OECD nhận định tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi sự năng động của các nền kinh tế ngoài OECD. Và sẽ đưa KT TG thoát khỏi suy thoái.WB cho rằng các nước đang phát triển có tốc độ Tăng trưởng nhanh gấp 2,5 lần các nước phát triển, các nền kinh tế đang trỗi dậy khác cũng tiếp tục có tiềm năng cho mở rộng tăng trưởng. Tuy nhiên các nền KT thu nhập thấp bị tác động mạnh bởi khủng hoảng và gặp nhiều khó khăn.Nếu nhìn theo khu vực thì châu Á tiếp tục là điểm sáng, có thể đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5% năm 2010, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng 10% & 8,8%, các nước ASEAN đạt mức tăng trưởng 4,9 -> 5,6%/năm.1.2. THÁCH THỨCThách thức nổi bật là vấn đề nợ công đang có sự chuyển dịch từ rủi ro tài chính nâng hàng (từ năm 2008, 2009) sang rủi ro tài khóa, tức là vấn đề chi tiêu của chính phủ. Đặc biệt là khủng hoảng nợ ở châu Âu có nguy cơ lan rộng sang các khu vực khác. Thâm hụt tài khóa trở thành mối bận tâm lớn đối với các nước trên thế giới. Gánh năng nợ chính phủ của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục tăng so với mức dư nợ chính phủ trước khủng hoảng. Và tăng cao hơn từ nay đến năm 2014.Mức nợ công trung bình của các nước OECD hiện ở mức 73,1% GDP và có thể tăng lên 100% năm 2011, đồng thời, mức thâm hụt ngân sách của các nước giàu cũng tiếp tục tăng cao, trong đó thâm hụt trung bình của các nền kinh tế phát triển vẫn ở mức cao 8,4%, riêng các nước G7 ở mức 9.5% GDP.Đáng chú ý khủng hoảng nợ công khu vực đồng Euro bắt đầu từ Hy Lạp (nợ công lên tới 113% GDP, thâm hụt ngân sách 12,7%).Chính giới EU và Đức đã phải lên tiếng kêu gọi tăng cường quản lý tài chính đi đôi với việc hộ trợ các nước thành viên gạp khó khăn.Nhật Bản mới đây cũng công bố lâm vào tình trạng nợ công (hiện nay nợ công của Nhật lên tới 190% GDP, và dự báo sẽ lên tới 200% trong những năm tới (mà chủ yếu là do phát hành trái phiếu).Cho nên lúc này các nước lớn đã phải tiến hành chính sách thắt lưng buộc bụng, trước mắt là giảm chi tiêu của Chín phủ, đei62 này tác động đến vấn đề an sinh XH, nhất là đối với khu vực nhà nước, vì vậy mà nhiều cuộc biểu tình chống chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ đã nổ ra ở nhiều nước.Tăng trưởng nóng và lạm phát gia tăng cũng là nguy cơ ở các nền kinh tế đang nổi lên và tác động tiêu cực đến triển vọng phục hồi nền kinh tế toàn cầu.1.3 Quá trình tái cấu trúc toàn cầu ở mọi tầng, nấc sẽ diễn ra mạnh mẽKhủng hoảng đã làm bộc lộ rõ những khiếm khuyết của nền kinh tế toàn cầu, làm thay đổi nhanh hơn bức tranh tổng thế tình hình kinh tế - an ninh - chính trị tổng thể toàn cầu.ở cấp độ quốc gia, nhiều nước đang chuẩn bị tích cực cho thời kì hậu khủng hoảng, thực hiện các biện pháp ngắn hạn để đối phó với khó khăn KT đ đối với những giải pháp dài hạn trong tái cơ cấu và điều chỉnh mô hình phát triển. Vừa tạo cơ hôi đi tắt đón đầu vừa đặt ra nguy cơ tụt hậu xa hơn đối với các nước không bắt kịp xu thế.ở cấp độ toàn cầu:Một khuôn khổ phát triển mới đã được thông qua, đó là khuôn khổ “Tăng trưởng toàn diện”, “bền vững” và “cân bằng”. Thực chất đây là một sự đấu tranh giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi.Bên cạnh đó là quá trình cải cách hệ thống KT – Tài chính toàn cầu sẽ được đẩy mạnh theo hướng phản ánh đúng hơn tương quan lực lượng mới và nhu cầu của nền KT thế giới và tránh những cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra trong tương lai.2. Những điều chỉnh của các nước lớn với các vấn đề toàn cầu, và các chiến lược lâu dài2.1 Mỹ2.2 Trung Quốc2.3 Nga3. Quan hệ giữa các nước, trung tâm lớn vẫn là vừa hợp tác, vừa đấu tranh3.1 Quan hệ Trung – Mỹ3.2 Quan hệ Mỹ - Nga3.3 Quan hệ Nga – Trung Quốc4. Khu vực Đông Á: Quan hệ hợp tác tiếp tục thúc đẩy, song một số điểm nóng vẫn diễn biến phức tạp4.1 Hợp tác ASEAN4.2 Tình hình Thái Lan4.3 Bán đảo Triều TiênII – TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC1. Tình hình kinh tế - xã hội (6 tháng đầu năm 2010)1.1 kết quả phục hồi KT nhanh, tốc độ tăng trưởng cao, đầy ấn tượng Tổng sản phẩm trong nước quý I/2010 tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, ước tính quý II/2010 tăng 6,4%, bằng 109,8% tốc độ tăng quý I/2010. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,50%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm tuy chưa bằng mục tiêu 6,5% đề ra cho cả năm nhưng đã gấp 1,6 lần tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2009 và tăng cả trong ba khu vực. Xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước trong 6 tháng đầu năm cho thấy nền kinh tế nước ta đang phục hồi nhanh và đạt mức tăng trưởng cao.Tổng sốTốc độ tăng so với 6 tháng đầu năm trước (%)Đóng góp vào tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2010 (%)6 tháng đầu năm 20096 tháng đầu năm 20103,876,166,16- Nông, lâm nghiệp & thủy sản- Công Nghiệp & xây dựng- Dịch vụ14,73,485,323,316,507,050,592,632,941.2 kết quả ổn định KT vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng và ngăn chặn lạm phát trở lạiĐầu tư phát triển Nhờ tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, công trình trọng điểm, và thiết yếu theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nên vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 390,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2009. Bao gồm vốn khu vực nhà nước 166,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,7% tổng vốn & tăng 18,7%;Khu vực ngoài nhà nước 120 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,8% và tăng 9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 103,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,5% và tăng 11,8%.Tổng số- Khu vực nhà nướcKhu vực ngoài nhà nước- Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiNghìn tỷ đồngCơ cấu (%)So với cùng kỳ năm trước (%)390,1166,8103,310042,726,513,4117,8111,8Cân đối thu, chi ngân sách Nhà nướcTổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2010 ước tính bằng 47,8% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 47,4%; thu từ dầu thô bằng 41,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 53,6%. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2010 ước tính bằng 42,8% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 45,5%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính bằng 42,8%; chi trả nợ và viện trợ bằng 46,9%.Bội chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước tính bằng 11,2% tổng số chi và bằng 25,6% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội quyết định và được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước theo quy định.Cân đối thương mạiKim ngạch hàng hoá xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước tính đạt 32,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ xuất khẩu vàng và các sản phẩm vàng thì tăng 22,4%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14,9 tỷ USD, tăng 5,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17,2 tỷ USD, tăng khá cao ở mức 26,2%. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 6 tháng đầu năm ước tính đạt 6,2 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là ASEAN đạt 5,3 tỷ USD, tăng 21%; EU đạt 4,8 tỷ USD, tăng 5,9%; Nhật Bản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31%; Trung Quốc đạt 2,8 tỷ USD, tăng 44%; Hàn Quốc đạt 1,2 tỷ USD, tăng 35%. Nhập khẩu hàng hóaKim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước tính đạt 38,9 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 22,7 tỷ USD, tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,2 tỷ USD, tăng 48,9%. Nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm ước tính đạt 6,7 tỷ USD, bằng 20,9% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu, trong đó chủ yếu nhập siêu từ thị trường Trung Quốc với trên 6 tỷ USD. Nếu không tính xuất khẩu vàng và sản phẩm của vàng thì nhập siêu 6 tháng đầu năm đạt 8,1 tỷ USD, bằng 26,2% kim ngạch xuất khẩu. Kết quả ngăn ngừa lạm phát cao trở lạiChỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2010 tăng 0,22% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2010 tăng 8,69% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,78% so với tháng 12/2009. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 8,75% so với bình quân 6 tháng đầu năm 2009.Tuy chỉ số giá tiêu dùng quý I có biểu hiện tăng cao trở lại với mức tăng bình quân tháng là 1,35%, nhưng sang quý II mức tăng bình quân tháng đã giảm xuống còn 0,21%, bằng 15,6% mức tăng bình quân tháng trong quý I/2010 và bằng một nửa mức tăng bình quân tháng trong quý II/2009. Điều này cho thấy các chính sách bình ổn giá đã bước đầu phát huy tác dụng. 1.3 Kết quả đảm bảo an sinh xã hội, các lĩnh vực giáo dục.Đời sống dân cư Thu nhập của người làm công ăn lương cũng tiếp tục được cải thiện. Theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ, từ 01/5/2010 mức lương tối thiểu của người lao động tăng 12,3%, từ 650 nghìn đồng/tháng lên 730 nghìn đồng/tháng. Theo Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ, cũng từ ngày 01/5/2010, thu nhập của những đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tăng 12,3%. Tính chung, thu nhập bình quân một tháng của lao động khu vực Nhà nước trong 6 tháng đầu năm đạt 2916,6 nghìn đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2009. Giáo dục, đào tạoTrong năm học 2009-2010, cả nước có 910,9 nghìn thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và 134,2 nghìn thí sinh dự thi tốt nghiệp hệ bổ túc trung học phổ thông. Theo báo cáo sơ bộ, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 92,6%, tỷ lệ tốt nghiệp hệ bổ túc trung học phổ thông đạt 66,4%.Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ tốt nghiệp hệ trung học phổ thông cao là: Nam Định 99,8%, Hà Nam 99,7%, Thái Bình 99,7%, Phú Thọ 99,5%, Hải Dương 99,4%......Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục của cả nước, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tính đến tháng 6/2010, cả nước có 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 61/63 tỉ