Nhan đề xuấtbảnlần thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đạihọc
VạnHạnh là Các Tông pháicủa Đạo Phật. Đó là nhan đề
của tập giáotrình làm tài liệu chosinh viên nghiên cứuPhật
hoc. Nguyên đềcủa sách là The Essentials of Buddhist
Philosophy màlần táibản nàysẽ giữ nguyên,dịch theo
tiếng Việt là Tinh hoa Triếthọc Phật giáo. Nguyên đềcủa
sách đã nói rõmục đíchcủa tác giả khi viết sách. Như ông
tự giới thiệu trong chươngdẫn nhập, ông trình bày triếthọc
Phật giáo theo xuhướnghệ thống.Mỗi tông phái đại diện
cho một xu hướng đặc sắc.
Tuy nhiên,nội dung sách có giớihạncủa nó. Đó là chỉ giới
hạn trong các xuhướng Phậthọc Trung hoa và Nhậtbản.
Tất nhiên tác giảcũng có đềcập đếnnềntảng nguyên thủy
củamỗihệtưtưởng. Theobản ýcủa tác giả, thànhtựucủa
triếthọc Phật giáo Trung hoa, vàsự phát triểncủa nó sang
Nhậtbản, như là đỉnh caotổnghợp các xuhướng Phật giáo
từtrước đã xuất hiện tại Ấn.
Về tác giả, những người nghiêncứu Phậthọc qua tham
khảo Hán tạng đều biết ơn ôngtrongsựbiên tập và san định
bộ Đại Chính tân tu Đạitạng kinh, 100 quyển. Đây là kho
tàngvăn hiến Phật giáovĩ đại nhấtcủa thế giới còn truyền
đến ngàynay.
Tác phẩm này được xem là công trìnhtậphợpcủa ông suốt
cả cuộc đời nghiêncứu Phậthọc.Hầuhết các chương đều
từ tài liệu mà ông chuẩnbị ở Tokyo để diễn giảng trong
một loạt các buổi giảngtại Viện Đạihọc Hawaii khi ông
TINH HOA TRIẾTHỌC PHẬTGIÁO
6
được Viện nàymời làm Giáosư biệt thỉnh, giảng khóa
1938-1939.Năm 1939,một cuộchội thảocủa các nhà Triết
học Đông Tâyhọptại Viện Đạihọc Hawaii, sáchcủa ông
được chọn làmvănbản thảo luận.Kết quảhội thảo được
giới thiệu trongtạp chí Triếthọc Đông-Tây, xuấtbảnnăm
1944 do Ban Tu thưViện Đại học Princeton.
Bảndịch Việt táibảnlần này được duyệt lại, có thay đổi và
sửa chữa nhiều chỗ. Để giúp ngườihọc có thêm tài liệu
tham khảo cácvấn đề liênhệ, thỉnh thoảngngườidịch thêm
chú thích, ngoài các chú thíchcủa chính tác giả. Những chú
thích thêm của người dịch đều có ghi TS
340 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tinh hoa triết học phật giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tinh hoa Triết học Phật giáo
JUNJIRO TAKAKUSU
高楠順次郎
TINH HOA
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
THE ESSENTIALS OF BUDDHIST PHILOSOPHY
Người dịch
TUỆ SỸ
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG
GIỚI THIỆU
Nhan đề xuất bản lần thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học
Vạn Hạnh là Các Tông phái của Đạo Phật. Đó là nhan đề
của tập giáo trình làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu Phật
hoc. Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist
Philosophy mà lần tái bản này sẽ giữ nguyên, dịch theo
tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên đề của
sách đã nói rõ mục đích của tác giả khi viết sách. Như ông
tự giới thiệu trong chương dẫn nhập, ông trình bày triết học
Phật giáo theo xu hướng hệ thống. Mỗi tông phái đại diện
cho một xu hướng đặc sắc.
Tuy nhiên, nội dung sách có giới hạn của nó. Đó là chỉ giới
hạn trong các xu hướng Phật học Trung hoa và Nhật bản.
Tất nhiên tác giả cũng có đề cập đến nền tảng nguyên thủy
của mỗi hệ tư tưởng. Theo bản ý của tác giả, thành tựu của
triết học Phật giáo Trung hoa, và sự phát triển của nó sang
Nhật bản, như là đỉnh cao tổng hợp các xu hướng Phật giáo
từ trước đã xuất hiện tại Ấn.
Về tác giả, những người nghiên cứu Phật học qua tham
khảo Hán tạng đều biết ơn ông trong sự biên tập và san định
bộ Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, 100 quyển. Đây là kho
tàng văn hiến Phật giáo vĩ đại nhất của thế giới còn truyền
đến ngày nay.
Tác phẩm này được xem là công trình tập hợp của ông suốt
cả cuộc đời nghiên cứu Phật học. Hầu hết các chương đều
từ tài liệu mà ông chuẩn bị ở Tokyo để diễn giảng trong
một loạt các buổi giảng tại Viện Đại học Hawaii khi ông
TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
6
được Viện này mời làm Giáo sư biệt thỉnh, giảng khóa
1938-1939. Năm 1939, một cuộc hội thảo của các nhà Triết
học Đông Tây họp tại Viện Đại học Hawaii, sách của ông
được chọn làm văn bản thảo luận. Kết quả hội thảo được
giới thiệu trong tạp chí Triết học Đông-Tây, xuất bản năm
1944 do Ban Tu thư Viện Đại học Princeton.
Bản dịch Việt tái bản lần này được duyệt lại, có thay đổi và
sửa chữa nhiều chỗ. Để giúp người học có thêm tài liệu
tham khảo các vấn đề liên hệ, thỉnh thoảng người dịch thêm
chú thích, ngoài các chú thích của chính tác giả. Những chú
thích thêm của người dịch đều có ghi TS.
Ngoài công trình cống hiến cho bộ Đại Chính Tân tu Đại
tạng kinh, và tác phẩm này, ông còn viết và dịch nhiều tác
phẩm Phật học khác nữa như được liệt kê dưới đây:
Về biên tập:
大正新修大藏經 Đại Chính Tân tu Đại tạng kinh,
100 tập.
The Pāli Samanta-pāsādikā, bốn tập (chung với
Nagai). Ấn bản Pāli của Luật Thiện kiến tì-bà-sa.
南傳大藏經 Nam truyền Đại tạng kinh, bản dịch
tiếng Nhật của Tam tạng Pāli gồm cả các sớ giải.
Hōbōgirin, dictionaire encyclopédique du bouddhisme
d’ après les sources chinoises et japonaises (法寶義林
Pháp bảo nghĩa lâm), ba tập, gồm một bản tăng bổ (với Sl.
Lévi).
The Śākuntala, kịch Sanskrit của Kālidāsa.
大日本佛教全書 Đại Nhật bản Phật giáo toàn thư,
160 tập (với Shinkyō Mochizuki và Seigai Omura).
GIỚI THIỆU
7
Tác phẩm:
巴利語佛教講本 Ba-lị ngữ Phật giáo học giảng bản,
văn học Phật giáo Pāli.
印度佛哲學宗教史 Ấn độ Phật triết học tông giáo sử,
chung với Kimura.
昭和法寶總目錄 Chiêu hòa Pháp bảo tổng mục lục,
ba tập.
印度佛教史蹟寫實 Ấn độ Phật giáo sử tích tả thật.
“The Date of Vasubandhu, the Great Buddhist
Philosophe”, Indian Study in Honor of Charles Rockwell
Lanman.
Phiên dịch:
A Record of the Buddhist Religion as practised in
India and Malay Archipelago (671-695 stl.), bởi Nghĩa
Tịnh (義淨南海寄歸傳 Nghĩa Tịnh, Nam hải ký quy
truyện).
Amitāyur Dhyāna-tra (The Sūtra of the Meditation on
Amitayus) (The Sacred Book of the East, Vol. XLIX). 觀無
量壽經 Quán Vô Lượng Thọ kinh.
“The Life of Vasubandhu” by Paramārtha (T’oung
Pao).
“The Abhidharma Litterature of the Sarvāstivādin”
(Journal of the Pāli Text Society, 1905).
ウパニシヤト全書 Bản dịch tiếng Nhật 108
Upanishads, chín tập (chung với nhiều người).
TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
8
薄伽梵歌 Bạc-già-Phạn-ca, bản dịch tiếng Nhật
Bhagavad-gītā.
印度古聖歌 Ấn độ cổ thánh ca bản dịch tiếng Nhật
Rig-veda.
“Le voyage de Kanshin en Orient” (724-754), Aomi-
no Mabito Genkai (779) B.E.F.E.O., t. XXVIII et XXIX).
Quá Hải Đại sư Đông chinh truyện.
Thị ngạn am,
Pl. 2547, Quý mùi, Đông.
Tuệ Sỹ
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ..........................................................................................5
CHƯƠNG I DẪN NHẬP.....................................................................13
1. Trình bày Phật giáo bằng cách nào? ...........................................13
2. Phật giáo trong lịch sử Trung hoa...............................................18
3. Nhật bản, môi trường của đại thừa Phật giáo..............................21
4. Hệ thống triết học Phật giáo Nhật bản. .......................................22
CHƯƠNG II BỐI CẢNH ẤN ĐỘ .......................................................27
1. Phật giáo Ấn độ. .........................................................................27
2. Đức Phật, tư tưởng gia uyên thâm ..............................................29
3. Tự ngã là gì? ...............................................................................32
4. Lý tưởng của Phật giáo ...............................................................34
5. Thánh đế là gì? Đạo là gì? ..........................................................36
CHƯƠNG III NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN TRONG TRIẾT
HỌC PHẬT GIÁO ...............................................................................41
1. Nguyên lý duyên khởi.................................................................41
a. Nghiệp cảm duyên khởi ...........................................................42
b. A-lại-da duyên khởi .................................................................51
c. Chân như duyên khởi...............................................................53
d. Pháp giới duyên khởi...............................................................56
2. Nguyên lý tất định và bất định....................................................58
3. Nguyên lý tương dung ...............................................................62
4. Nguyên lý như thực ....................................................................64
5. Nguyên lý viên dung...................................................................67
6. Nguyên lý niết bàn hay giải thoát viên mãn ..............................68
a. Thánh điển không văn tự .........................................................70
b. Thánh tượng không tô vẽ.........................................................71
CHƯƠNG IV CÂU-XÁ TÔNG (ABHIDHARMA-KOŚA)...............81
1. Cương yếu ..................................................................................81
2. Lịch sử ........................................................................................89
3. Triết lý ........................................................................................93
4. Tóm tắt......................................................................................106
CHƯƠNG V THÀNH THẬT TÔNG ...............................................113
1. Cương yếu ................................................................................113
2. Lịch sử ......................................................................................114
TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
10
3. Triết lý ......................................................................................116
CHƯƠNG VI PHÁP TƯỚNG TÔNG ...............................................123
1. Cương yếu ................................................................................123
2. Lịch sử ......................................................................................124
a. Nhiếp luận tông (Saṃgraha), ................................................124
b. Pháp tướng tông (Dharmalakṣaṇa, Hosso) ...........................128
3.Triết lý .......................................................................................131
CHƯƠNG VII TAM LUẬN TÔNG ..................................................147
1. Cương yếu ................................................................................147
2. Lịch sử ......................................................................................150
3. Triết lý ......................................................................................154
4. Tóm tắt......................................................................................163
CHƯƠNG VIII HOA NGHIÊM TÔNG ............................................165
1. Cương yếu ................................................................................165
2. Lịch sử ......................................................................................167
3. Triết lý ......................................................................................172
CHƯƠNG IX THIÊN THAI TÔNG..................................................191
1. Cương yếu ................................................................................191
2. Lịch sử ......................................................................................194
3. Triết lý ......................................................................................198
CHƯƠNG X CHÂN NGÔN TÔNG..................................................213
1. Cương yếu ................................................................................213
2. Lịch sử ......................................................................................216
3. Triết lý. .....................................................................................220
CHƯƠNG XI THIỀN TÔNG ............................................................237
1. Các tông phái Phật giáo thời Liêm thương (1180-1335) ..........237
2. Cương yếu ................................................................................239
3. Lịch sử ......................................................................................241
a. Như lai thiền........................................................................241
b. Chỉ .........................................................................................242
c. Quán ......................................................................................243
d. Tổ sư thiền ............................................................................244
e. Thiền Nhật bản ....................................................................246
4. Triết lý và tôn giáo....................................................................248
CHƯƠNG XII TỊNH ĐỘ TÔNG.....................................................253
1. Cương yếu ................................................................................253
2. Lịch sử ......................................................................................255
MỤC LỤC
11
3. Triết lý và tôn giáo....................................................................260
CHƯƠNG XIII NHẬT LIÊN TÔNG.................................................267
1. Cương yếu ................................................................................267
2. Lịch sử ......................................................................................270
3. Triết lý và tôn giáo....................................................................274
CHƯƠNG XIV TÂN LUẬT TÔNG..................................................279
1. Cương yếu ................................................................................279
2. Lịch sử ......................................................................................282
3. Triết lý và tôn giáo....................................................................285
KẾT LUẬN........................................................................................289
BẢNG TỪ VỰNG PHẠN-VIỆT-HÁN ..................................................I
SÁCH DẪN ................................................................................ XXVIII
CHƯƠNG I
DẪN NHẬP
1. TRÌNH BÀY PHẬT GIÁO BẰNG CÁCH NÀO?
Giảng luận về triết học Phật giáo thường được bắt đầu với
triết học của Phật giáo Ấn độ, và về phương diện này, theo
dấu sự phát triển của tư tưởng Phật giáo ở Ấn độ, nơi mà nó
đã hưng thịnh suốt 1500 năm, là điều quan trọng. Nhưng
nên nhớ rằng, trước khi đạo Phật suy vi tại Ấn vào thế kỷ
thứ XI, thì những phát triển đa dạng của nó cũng đã lan
truyền xa sang các nước khác. Tiểu thừa Phật giáo
(Hinayāna), chú trọng giải thoát cá nhân, tiếp tục phát triển
tại Tích lan, Miến điện, Thái lan và Cam bốt. Phật giáo Mật
tông hay Phật giáo bí truyền đã phát triển thành Lạt-ma
giáo (Lamaism) tại Tây tạng. Đại thừa Phật giáo
(Mahāyāna), chú trọng giải thoát toàn thể, hưng phát tại
Trung hoa, là nơi mà những nghiên cứu Phật học đã tiến
những bước rất dài và những tư tưởng khác nhau trong các
tông phái Đại thừa được hệ thống hóa.
Tuy nhiên, ở Nhật bản, tổng thể của Phật giáo được bảo trì
- tất cả các học thuyết của các trường phái Tiểu thừa lẫn
Đại thừa. Tuy Tiểu thừa Phật giáo hiện nay không tồn tại ở
Nhật bản như một tín ngưỡng năng động; nhưng các giáo
nghĩa của nó vẫn được các học giả Phật giáo nghiên cứu.
Mật giáo (N. Mikkyô) 密教, mà chúng ta có thể định danh
là Học thuyết Bí truyền (Esoteric Doctrine) hay Chủ nghĩa
Thần bí (Mysticism), được giới thiệu đầy đủ ở Nhật bản bởi
Thai Mật hay chủ nghĩa huyền bí của Thiên thai (Tendai)
TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
14
天台 và Đông Mật hay chủ nghĩa huyền bí của Đông tự (N.
Tôji) 東寺. Điểm mà chủ nghĩa huyền bí Nhật bản có thể tự
hào là nó không chứa đựng những yếu tố dung tục như
đồng điệu của nó tại các nước khác, mà lập cước trên cơ sở
triết học vững chắc.
Những tông phái phát triển mạnh nhất tại Trung hoa là Hoa
nghiêm (N. Kegon) 華嚴 và Thiên thai (N. Tendai). Khi
Thiền tông (Zen) thêm vào với hai tông này, cả ba đại biểu
cho đỉnh cao phát triển của Phật giáo. Ba tông phái này
hưng thịnh tại Trung hoa một thời rồi suy vi, nhưng tại
Nhật bản, cả ba vẫn tồn tại trong các tín ngưỡng của quần
chúng cũng như trong những nghiên cứu hàn lâm.
Một hình thức khá mới của Phật giáo là chủ nghĩa sùng tín
Di-dà (Amita-pietism). Tông phái này khá phổ biến tại
Trung hoa, Tây tạng, Mông cổ, Mãn châu và Việt nam.1
Nhưng hưng thịnh nhất là ở Nhật bản, nơi đó có hơn phân
nửa dân số tin theo.
Theo đó, tôi tin rằng, con đường duy nhất để trình bày toàn
bộ triết lý của đạo Phật với mọi tông phái dị biệt của nó là
thiết lập một bảng toát yếu về Phật giáo ở Nhật bản. Chính
ở tại Nhật mà toàn bộ văn hiến của Phật giáo, tức Tam tạng
(Tripitaka), được tồn trữ và được khảo cứu đến.
Tam tạng kinh điển,2 cốt yếu là bản Hán dịch, đã được đưa
vào Nhật bản, từ Trung hoa, vào các thời đại Đường (618-
907) và Tống (960-1279). Bấy giờ gồm có 5.048 quyển, tất
1 Annam trong nguyên bản. DG
2 Đại tạng kinh 大藏經. Đây là nền tảng của văn hiến Phật giáo, bao
gồm ba phân bộ về giáo nghĩa của Phật giáo: các bài pháp của Phật; kỹ
luật tu đạo; các luận thuyết triết học.
CHƯƠNG I. DẪN NHẬP
15
cả đều được tồn trữ tại Nhật bản, trong khi một số đã bị thất
lạc ở Trung hoa. Tại Nhật, Văn hiến Tam tạng được ấn
hành tối thiểu bốn lần, mỗi lần ấn hành đều có bổ sung
nhiều quyển mới. Gần đây, tôi chịu trách nhiệm hoàn tất ấn
bản mới nhất, tập hợp các bản biên tập của Trung hoa và
Triều tiên cũng như những bản vừa được tìm thấy tại Trung
Á và Nhật bản; một công trình kéo dài mười ba năm – gồm
13.520 quyển, chia làm 100 tập mỗi tập 1.000 trang.3
Cũng không mấy cần thiết phải mô tả vô số tự viện ở Nhật
bản, vốn là những trung tâm học Phật. Nhưng tôi phải ghi
nhận rằng có sáu viện Đại học mạnh trực thuộc Phật giáo
chọn triết học Phật giáo làm bộ môn chính yếu cho học
trình. Ngoài ra, còn nhiều học viện (college) và các trường
sở dưới sự bảo trợ Phật giáo. Triết học Phật giáo, Sanskrit
và Pāli đã được giảng dạy trong năm viện Đại học của
chính phủ.
Trong bản nghiên cứu triết học Phật giáo hiện tại, chủ đề
không được trình bày theo tiến trình lịch sử của nó, mà là
theo tiến trình ý thức hệ. Tiến trình ý thức hệ không có
nghĩa là một tiến trình trong sự phát triển của các ý niệm,
mà đúng hơn là hệ thống hóa tư tưởng của các tông phái dị
biệt, mục đích là để tiếp cận dễ dàng hơn.
Do bởi cách tiếp cận riêng biệt của tôi về đề tài, tôi sẽ trình
bày một bảng phân loại tư tưởng Phật giáo, khác với bảng
của giáo sư Schertbatsky vốn đã trình bày vô cùng tỉ mỉ về
3 Taishô Shinshù Daikyô大政新修大藏經 Đại Chính tân tu Đại tạng
kinh (Ấn bản Taishô của Tam tạng Hán văn). Biên tập bởi J. Takakusu,
K. Watanabe, và G. Ono. 100 tập. Tokyo, 1929. Các dẫn chúng trong
sách này ghi là Taishô. (hoặc đơn giản: T. - TS)
TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
16
các ý niệm Phật giáo trong quyển Luận lý học Phật giáo4
của ông. Ông phân chia lịch sử Phật giáo trong 1.500 năm
đầu làm 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ là 500 năm, kể từ năm 500
trước tây lịch, như sau:
Sơ kỳ Trung kỳ Hậu kỳ
Đa nguyên luận Nhất nguyên luận Duy tâm luận
Pudgala-śūnyatā Sarvadharmaśūnyatā Bāhya-artha-śūnyatā
Nhân không Nhất thiết Pháp không Ngoại cảnh không
Trong bảng này, Giáo sư Schertbatsky có nêu rõ các tông
phái cực đoan và trung dung của mỗi thời kỳ.
Về mặt lịch sử, bảng của Giáo sư khá xác đáng, và tôi lưu ý
sự kiện hưng khởi Duy thức luận của Vô Trước (Asaṅga)5
và Thế Thân (Vasubandhu), phản ứng lại Không luận của
Long Thọ (Nāgārjuna).6 Tuy nhiên, vì không thể đặt Không
luận của Ha-lê Bạt-man (Harivarman)7 sau Long Thọ, nên
tôi tự lập một đồ biểu sau đây, với nhà đại tư tưởng và đại
luận sư Thế Thân như là khởi điểm cho sự phát triển tư
tưởng Phật giáo (xem trang bên):
4 Th. Stcherbatsky: Buddhist Logic, 2 tập (Bibliotheo Buddhica Vol.
XXVI). Leningrad, 1932; Vol. I, p. 14.
5 Vô Trước (Asaṅga) 無著 khoảng 410 – 500 TL.; Thế Thân
(Vasubandhu) 世親 khoảng 420 – 500 TL.
6 Long Thọ (Nāgārjuna) 龍樹 khoảng 100 – 200 TL. Xem cột 4 biểu
đồ sau đây.
7 Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) 訶梨跋摩 , dịch: Sư Tử Khải 師子鎧
khoảng 250 – 350 TL. Xem cột 2 biểu đồ kèm theo.
CHƯƠNG I. DẪN NHẬP
17
TINH HOA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
18
Theo đồ biểu của tôi, Nāgārjuna (Long Thọ), triết gia sớm
nhất của triết học Phật giáo, được đặt sau Harivarman và
Vasubandhu, như có thể thấy trong bảng. Tuy nhiên, khi
cần đặt sự phát triển của các ý niệm vào một mẫu thức giản
đơn, thì sự không nhất trí như thế không thể tránh. Ở Trung
hoa, khi một giảng sư dấn thân vào những nghiên cứu triết
học, ông thường không mấy lưu tâm khía cạnh lịch sử của
các quan niệm, mà đi thẳng vào tư biện của thứ triết học
nào hấp dẫn ông. Vì vậy, không ích lợi gì nhiều khi nghiên
cứu các quan niệm Phật học theo tiến trình lịch sử.
2. PHẬT GIÁO TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA
Lịch sử các hoạt động của Phật giáo tại Trung hoa bao quát
trong khoảng 1.200 năm (67-1271 stl.), và trên thực tế,
được đồng nhất với lịch sử phiên dịch Phật điển Trung hoa.
Trong khoảng thời gian này, 173 vị sư Ấn độ và Trung hoa
đã dâng hiến trọn đời cho công cuộc phiên dịch công phu,
và kết quả là văn hiến vĩ đại của Hán dịch Đại Tạng Kinh.
Những nghiên cứu tường tận về các bản kinh dịch này được
tiếp nối và nhiều học phái về tư tưởng hay hệ phái tôn giáo
được thành lập. Chúng ta có thể trích ra những tông phái
đáng chú ý nhất (trong số mười bốn tông phái tất cả) cho
mục đích ở đây. Hầu hết các phái này đã được truyền vào
Nhật bản. Nhưng chúng ta không phải bận tâm tường thuật
chi li ở đây, vì sẽ trở lại vấn đề này khi tìm hiểu triết thuyết
của mỗi phái.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đời Tùy (518-618) và đời Đường
(618-907) là thời kỳ mà các tông môn phái biệt được kiện
toàn; và các học phái này được thiết lập hay khởi sáng thời
đại trước đó do các nhân vật tài năng từng phiên dịch hay
giới th