Theo từ điển triết học NXB Matxcova “ quy luật là mối quan hệ
bên trong, cơ bản của các hiện tượng chi phối sự phát triển tất
yếu của các hiện tượng ấy”
Theo từ điển Tiếng Việt – NXBKHXH 1997 “ quy luật là quan
hệ không đổi, được biểu thị dưới dạng công thức khái quát, giữa
nhiều hiện tượng hoặc nhóm hiện tượng
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2982 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính quy luật, động lực và lôgic của quá trình dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tính quy luật, động lực và lôgic của
quá trình dạy học.
2.1. Quy luật và tính quy luật
2.1.1. Quy luật
Theo từ điển triết học NXB Matxcova “ quy luật là mối quan hệ
bên trong, cơ bản của các hiện tượng chi phối sự phát triển tất
yếu của các hiện tượng ấy”
Theo từ điển Tiếng Việt – NXBKHXH 1997 “ quy luật là quan
hệ không đổi, được biểu thị dưới dạng công thức khái quát, giữa
nhiều hiện tượng hoặc nhóm hiện tượng”
2.1.2. Tính quy luật
- Khái niệm: là quy luật được nhận thức chưa đầy đủ chính xác,
chưa diễn đạt một cách chặt chẽ cả về mặt định tính và định
lượng. Đó chỉ là bước đầu của sự nhận thức quy luật.
+ Giữa quy luật và tính quy luật đều biểu thị mối quan hệ khách
quan giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.
+ Trong lĩnh vực tri thức khoa học giáo dục nói chung và lý
luận dạy học nói riêng những tri thức chính xác của các định luật
được vạch ra chưa đạt tới độ quy luật nên để chính xác chúng ta
sử dụng tính quy luật.
- Những tính quy luật của quá trình dạy học
+ Tính quy luật của mối quan hệ giữa nhu cầu kinh tế - xã hội,
văn hóa với quá trình dạy học.
+ Tính quy luật về mối quan hệ giữa dạy học, giáo dục và phát
triển.
+ Tính quy luật về sự thống nhất và qui định lẫn nhau giữa các
thành tố trong quá trình dạy học.
+ Tính quy luật về mối quan hệ giữa tính hiệu quả của QTDH
với sự đa dạng và tính chất của hoạt động giao lưu của học sinh.
+ Tính quy luật về việc chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi và đặc
điểm cá nhân của học sinh trong QTDH.
2.2. Động lực của quá trình dạy học
- Khái niệm: Động lực của quá trình dạy học là việc phát hiện và
giải quyết có hiệu quả các mâu thuẩn diễn ra trong QTDH (bao
gồm cả mâu thuẩn bên trong và bên ngoài)
- Trong QTDH luôn diễn ra các loại mâu thuẩn, trong đó:
+ Mâu thuẩn bên trong: là mâu thuẩn diễn ra giữa các thành tố
của QTDH hoặc bên trong bản thân mỗi thành tố. Chẳng hạn
ND >< HĐH
+ Mâu thuẩn bên ngoài: là mâu thuẩn diễn ra giữa các thành tố
trong QTDH với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, văn hóa, xã
hội,
+ Mâu thuẩn cơ bản: là mâu thuẩn tồn tại suốt từ đầu đến cuối
quá trình, việc giải quyết các mâu thuẩn khác xét cho cùng đều
phục vụ cho việc giải quyết nó.
Mâu thuẩn cơ bản của quá trình dạy học: là mâu thuẩn giữa một
bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra và một bên là
trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và trình độ phát triển hiện có
của người học.
Các điều kiện để mâu thuẩn cơ bản của QTDH => mâu thuẩn
của QT lĩnh hội tri thức, cần 3 điều kiện:
Mâu thuẩn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc
Mâu thuẩn phải vừa sức với người học
Mâu thuẩn xảy ra do tiến trình dạy học mang lại.
2.3. Lôgic của QTDH.
- Khái niệm: là trình tự vận động hợp quy luật của QTDH nhằm
đảm bảo cho học sinh đi từ trình độ (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,
năng lực hoạt động nhận thức) từ khi bắt đầu nghiên cứu môn
học, đề mục đến trình độ (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực
hoạt động nhận thức) tương ứng với lúc bắt đầu môn học, đề
mục nào đó.
- Logic của QTDH được xây dựng phù hợp với logic của môn
học và đặc điểm nhận thức của học sinh.
- Logic của môn học lại được xây dựng phù hợp với logic khoa
học tương ứng với môn học đó và logic nhận thức ở một lứa tuổi
nào đó.
- Logic của QTDH diễn ra theo các khâu
+ Giáo viên đề xuất vấn đề, gây cho học sinh sự ý thức nhiệm
vụ học tập.
+ Tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới
+ Tổ chức, điều khiển học sinh cũng cố tri thức
+ Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
+ Tổ chức, điều khiển học sinh kiểm tra, đánh giá việc nắm tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống của học sinh và tổ
chức cho học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá.
+ Phân tích kết quả từng giai đoạn, từng bước nhất định của
QTDH. Nhìn nhận lại vai trò của giáo viên, học sinh, đối chiếu
mục đích với kết quả, ưu-nhược điểm, nguyên nhân => phương
hướng và biện pháp giải quyết.
3. Hệ thống các nguyên tắc dạy học (GV hướng dẫn SV
xemina)
3.1. Khái niệm:
Nguyên tắc dạy học là hệ thống xác định những yêu cầu cơ bản,
có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức QTDH phù hợp với mục đích, nhiệm
vụ, quy luật của QTDH.
3.2. Hệ thống các nguyên tắc dạy học
o Nguyên tắc 1: Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học
và tính giáo dục trong dạy học.
- Nội dung: nguyên tắc này phản ánh trong quá trình dạy học
phải trang bị cho học sinh những tri thức khoa học chân
chính, phản ánh những thành tựu khoa học công nghệ và văn
hóa hiện đại.
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên giúp học sinh hình thành
phương pháp học tập và thói quen suy nghĩ, làm việc một
cách khoa học => hình thành thế giới quan khoa học và phẩm
chất đạo đức cao quý.
- Yêu cầu:
+ Giúp học sinh nắm vững tri thức => hình thành thái độ
đúng đắn đối với hiện thực.
+ Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội,
con người, đặc biệt là truyền thống con người Việt Nam =>
Giáo dục tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân.
+ Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, đánh
giá một vấn đề thực tiễn.
+ Vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học nhằm hình
thành cho học sinh tác phong và thói quen khoa học.