Tổ chức cho học sinh tương tác trong quá trình đọc văn bản

Tóm tắt Để học đọc văn bản một cách hiệu quả, việc học sinh nghe giáo viên giảng, trả lời các câu hỏi của giáo viên, thảo luận với bạn để giải quyết các bài tập giáo viên đưa ra là chưa đủ. Các em cần được thực sự trải nghiệm việc “đọc” gần với cách mà hoạt động này diễn ra trong thực tế. Bài viết giới thiệu “nhóm văn chương”, một hình thức tổ chức cho học sinh tương tác trong quá trình đọc văn bản đã được nhiều GV ở nhiều nơi trên thế giới ứng dụng và đánh giá cao. Đồng thời, bài viết cũng bước đầu phân tích tính khả thi của hình thức tổ chức dạy học này ở Việt Nam.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức cho học sinh tương tác trong quá trình đọc văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 11 (36) - Thaùng 1/2016 20 Tổ chức cho học sinh tương tác trong quá trình đọc văn bản Organizing interactive learning in reading process TS. Dương Thị Hồng Hiếu Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Ph.D. Duong Thi Hong Hieu Ho Chi Minh City University of Education Tóm tắt Để học đọc văn bản một cách hiệu quả, việc học sinh nghe giáo viên giảng, trả lời các câu hỏi của giáo viên, thảo luận với bạn để giải quyết các bài tập giáo viên đưa ra là chưa đủ. Các em cần được thực sự trải nghiệm việc “đọc” gần với cách mà hoạt động này diễn ra trong thực tế. Bài viết giới thiệu “nhóm văn chương”, một hình thức tổ chức cho học sinh tương tác trong quá trình đọc văn bản đã được nhiều GV ở nhiều nơi trên thế giới ứng dụng và đánh giá cao. Đồng thời, bài viết cũng bước đầu phân tích tính khả thi của hình thức tổ chức dạy học này ở Việt Nam. Từ khóa: nhóm văn chương, đọc, học tương tác, dạy đọc, văn chương, văn bản Abstract To learn reading effectively, listening to the teacher, answering her questions, discussing with classmates to solve the exercises she gives, is not enough. The students need to experience the “reading” as it happens in real life. This article introduces “literature cicles”, one way of organizing interactive learning in reading process, used and highly valued by many teachers around the world. This article also considers the feasibility of this method in Vietnam. Keywords: literature cicles, reading, interactive learning, teaching reading, literature, text 1. Đặt vấn đề Khi học sinh (HS) học bơi, HS không thể biết bơi nếu chỉ học lý thuyết về việc bơi. Để có thể biết bơi giỏi, HS cần xuống nước bơi. So sánh có vẻ hơi khập khiễng nhưng quả thực là điều này cũng đúng với việc học đọc văn bản. HS sẽ không thể biết cách đọc văn bản hiệu quả khi chỉ nghe giáo viên (GV) thuyết giảng về cách đọc. Để biết đọc văn bản, các em cũng cần thực sự trải nghiệm việc “đọc”. Nghĩa là học đọc văn bản qua hành động, qua thực hành. Nhà trường Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong giai đoạn gần đây, cũng đã ít nhiều quan tâm đến việc này. Phương pháp đọc- chép bị phê phán và các phương pháp hỏi- đáp và tổ chức cho HS thảo luận được khuyến khích. Tuy nhiên, làm thế nào để tổ chức cho HS thảo luận và để hoạt động thảo luận ấy thực sự giúp ích cho việc học đọc văn bản thì vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều giáo viên. Hơn nữa, nếu chỉ dừng lại ở việc hỏi đáp hay thảo luận thôi thì vẫn chưa đủ vì HS cần được trải nghiệm 21 việc đọc thực sự và cần GV hướng dẫn các kĩ năng, chiến thuật đọc mà một người biết cách đọc hiệu quả thường dùng. Và quan trọng hơn cả là các em được tạo điều kiện để vận dụng các kĩ năng, chiến thuật đó vào việc đọc của mình. Những băn khoăn trên cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều GV trên thế giới quan tâm, tìm lời giải đáp. Và nhiều câu trả lời đã được đưa ra. Nhiều thử nghiệm đã được tiến hành. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi xin giới thiệu một hình thức đã được nhiều GV ở nhiều nơi trên thế giới tiến hành và được đánh giá cao. 2. “Nhóm văn chương” (literature circles) - Một hình thức tổ chức cho HS tương tác trong quá trình đọc văn bản 2.1. Khái niệm, đặc điểm Theo cách hiểu phổ biến nhất thì “Nhóm văn chương” là tên gọi của một hình thức tổ chức hoạt động tương tác cho HS trong quá trình dạy đọc. Nói một cách chung chung thì “Nhóm văn chương” là những hoạt động trong đó HS tham gia vào những nhóm nhỏ mà trong đó chính các em sẽ là người quyết định việc đọc và thảo luận (small, peer-led reading discussion group). Một cách cụ thể hơn Harvey Daniels định nghĩa rằng: “Nhóm văn chương” là những nhóm thảo luận nhỏ giữa những HS cùng chọn đọc một câu chuyện, bài thơ, bài báo, hay cuốn sách. Trong khi đọc phần văn bản mà mỗi nhóm được phân công (trong hay ngoài lớp học), các thành viên ghi chú để giúp mình trong việc đóng góp cho cuộc thảo luận sắp tới, và mỗi người khi đến với nhóm đều mang theo những ý tưởng cần được chia sẻ. Mỗi nhóm sẽ theo một lịch trình đọc và gặp gỡ với những cuộc thảo luận định kì trong khi đọc một cuốn sách. Khi đọc xong một cuốn sách, các thành viên của nhóm này có thể chia sẻ những vấn đề quan trọng mà họ đã đọc với cộng đồng rộng lớn hơn. Họ trao đổi thành viên với những nhóm khác cũng đã đọc xong, chọn thêm văn bản để đọc và hình thành những “Nhóm văn chương” mới [6, tr.2] Harvey Daniels cũng đưa ra 11 đặc điểm quan trọng về “Nhóm văn chương” như sau: 1. HS tự chọn tài liệu để đọc. 2. Những nhóm nhỏ, tạm thời được thành lập, dựa trên những cuốn sách mà các em chọn. 3. Các nhóm khác nhau đọc những cuốn sách khác nhau. 4. Các nhóm gặp theo lịch trình đều đặn, có thể dự đoán để thảo luận về việc đọc của mình. 5. Các em sử dụng các ghi chú (viết hay vẽ) để chỉ dẫn/định hướng việc đọc và việc thảo luận. 6. Các chủ đề thảo luận do HS đề xuất. 7. Nhóm gặp là để có những cuộc trao đổi mở, tự nhiên về các cuốn sách, vì vậy, chấp nhận các câu hỏi mở, quan hệ cá nhân, và cả những ý kiến lạc đề. 8. Giáo viên có vai trò là người cố vấn chứ không phải là thành viên của nhóm hay người dạy. 9. Việc đánh giá được thực hiện thông qua sự quan sát của GV và sự tự đánh giá của HS. 10. Tinh thần khôi hài vui vẻ tràn ngập phòng học. 11. Khi các cuốn sách được đọc xong, người đọc chia sẻ với bạn cùng lớp, và những nhóm mới được hình thành dựa trên những lựa chọn đọc mới.[6, tr.18] Tuy nhiên, Daniels cũng lưu ý rằng một số điểm trên đây có thể được chủ động bỏ qua khi HS mới học bằng “Nhóm văn 22 chương” hoặc khi ứng dụng cách học này vào một chương trình cố định. Như vậy, điểm quan trọng của “Nhóm văn chương” là sự đề cao hoạt động giao tiếp, trao đổi giữa các HS về những cuốn sách mà các em đang đọc. Sự giao tiếp, trao đổi này có thể coi như là yếu tố cơ bản, chính yếu để giúp phát triển năng lực đọc và thúc đẩy tình yêu đọc trong các em. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức hoạt động tương tác, việc tạo cơ hội cho HS trải nghiệm việc đọc những văn bản do chính các em lựa chọn cũng rất quan trọng. 2.2. Quy trình tổ chức “Nhóm văn chương” Một “Nhóm văn chương” thường có 3 phần: HS chọn sách để đọc; HS đọc sách đã chọn; HS chia sẻ về cuốn sách đã đọc. Xen vào 3 phần này là những bài hướng dẫn ngắn của GV. Như vậy, để bắt đầu một “Nhóm văn chương”, trước hết, GV cần tổ chức cho HS chọn sách để đọc. Việc được đọc cuốn sách do chính mình chọn, mình cảm thấy thích được coi là tiền đề quan trọng để hoạt động đọc, và sau đó là hoạt động chia sẻ, diễn ra thuận lợi. Để HS có thể chọn được cuốn sách các em thích (và đúng trình độ đọc của các em) thì, một cách lý tưởng nhất, thư viện của trường và thư viện của lớp phải có nhiều đầu sách. Mỗi đầu sách lại cần ít nhất vài bản để các HS có thể cùng đọc. Các cuốn sách lại cần được phân loại khó dễ để các em có thể chọn được cuốn đúng với trình độ đọc của mình. GV cũng cần hướng dẫn để các em chọn đọc những cuốn sách phù hợp với khả năng và trình độ của các em, đồng thời phù hợp với yêu cầu của chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, cần lưu ý là GV chỉ hướng dẫn, tư vấn chứ không bắt buộc và HS phải là người được tự chọn sách mà các em muốn đọc. Sau khi dưới sự hướng dẫn của GV, HS đã chọn được cuốn sách mình muốn đọc thì các em hình thành các nhóm đọc dựa trên sự tương đồng về sách được chọn đọc. Nhóm sẽ thảo luận để quyết định lịch trình đọc và thảo luận. HS có thể quyết định đọc ở nhà nhưng thường thì hoạt động đọc sẽ diễn ra ngay trên lớp. Các em sẽ đọc độc lập hay đọc chung với bạn. Trong quá trình các em đọc, tùy theo tình hình mà GV sẽ có những bài hướng dẫn, làm mẫu ngắn để hướng dẫn các kĩ năng đọc cần thiết giúp cho các HS có thể thực hiện việc đọc tốt nhất. GV cũng bố trí thời gian để mỗi buổi đọc các em sẽ có cơ hội chia sẻ, thảo luận về những vấn đề mình mới đọc với bạn cùng đọc. Ngoài ra, cuối mỗi phần đọc lớn hay cuối một “Nhóm văn chương” các em còn có cơ hội chia sẻ trong nhóm lớn hay toàn lớp để có thể tương tác với nhiều người đọc hơn và từ đó học được nhiều hơn. 2.3. Giúp HS làm quen với “Nhóm văn chương” Các hình thức tổ chức dạy đọc theo kiểu “Nhóm văn chương”, là những hình thức khác với cách dạy đọc thông thường trong nhà trường truyền thống. Vì thế, để đạt kết quả mong muốn thì khâu giúp cho HS làm quen với cách học mới này rất quan trọng. Nếu ngay từ những buổi đầu GV không làm cho HS hào hứng, thích cách học này cũng như hiểu được hiệu quả và cách thực hiện nó thì việc thất bại có thể nhìn thấy trước mắt. Vậy làm sao để giúp HS tiếp cận với cách học mới? Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất những mô hình khác nhau. Và trong quá trình dạy đọc, mỗi GV khi ứng dụng vào thực tế của lớp, trường mình dạy thì lại có những sáng tạo, cải biên khác nhau. Vì vậy, có thể nói có khá nhiều mô hình, cách thức để giúp HS làm quen với cách học tương tác và mỗi mô hình, cách thức ấy lại có những ưu, nhược điểm 23 riêng. Do đó, trong quá trình vận dụng, điều quan trọng là các GV cần biết linh hoạt, sáng tạo để có thể chọn lựa và xây dựng một mô hình, cách thức phù hợp nhất, hiệu quả nhất cho HS của mình. Harvey Daniels là một nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới về “Nhóm văn chương” và việc ứng dụng nó trong dạy đọc. Qua các nghiên cứu của mình và tổng kết kinh nghiệm từ những GV đã sử dụng “Nhóm văn chương” vào dạy đọc, Harvey Daniels đã đưa ra một số mô hình giúp HS làm quen cách học theo “Nhóm văn chương” hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi xin lược thuật và giới thiệu hai mô hình mà chúng tôi nghĩ có giá trị tham khảo cao với GV Việt Nam. 2.3.1. Mô hình hướng dẫn dành cho những người đọc chưa có kinh nghiệm làm việc hợp tác Đối với các HS vốn chỉ quen thuộc với các hoạt động dạy học toàn lớp dưới sự hướng dẫn cụ thể của GV và chưa quen tham gia các hoạt động học tập qua nhóm nhỏ vốn yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao thì đây là mô hình phù hợp để hướng dẫn các em làm quen với “Nhóm văn chương”. Điểm khác biệt lớn của mô hình hướng dẫn này so với các mô hình khác là ở việc sử dụng các bản phân vai. Theo Harvey Daniels [6], dù bản phân vai có nhiều nhược điểm và ông không ủng hộ việc quá lạm dụng loại “công cụ” này, nhưng đối với những HS chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ thì những trợ giúp tạm thời như những bản phân vai này là cần thiết. Vì “Nhóm văn chương” về bản chất cũng là việc tổ chức cho HS học tập thông qua việc tham gia các hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ nên để đạt được hiệu quả thì GV cần hướng dẫn để HS biết nên hợp tác thế nào, phát huy tính độc lập ra sao, Có thể coi những bản phân vai này là đại diện cho sự có mặt của GV, giúp HS biết cách thực hiện các nhiệm vụ khi đọc cũng như khi tham gia thảo luận với bạn cùng nhóm. Các nhà nghiên cứu đề nghị một số vai và trong quá trình vận dụng vào dạy học thì các GV cũng đề xuất thêm một số vai có thể giao cho HS trong quá trình thực hiện “Nhóm văn chương”. Cách hiểu và tên gọi của từng vai cũng thay đổi tùy theo người dùng [7; 9]. Tuy nhiên, theo Harvey Daniels [6] thì về cơ bản có 4 vai sau: 1. Vai “người kết nối, liên hệ”: HS thực hiện những kĩ năng mà một người đọc thường sử dụng như tìm mối liên hệ giữa điều mà các em đang đọc với thực tế cuộc sống, với cảm giác, với kinh nghiệm của các em, với những vấn đề nổi bật của thế giới, với những văn bản khác, với những tác giả khác, 2. Vai “người hỏi”: Trong quá trình đọc, HS viết ra những câu hỏi về văn bản mà các em đang đọc. Có thể là câu hỏi về nội dung, sự kiện, nhân vật. Có thể là câu hỏi về từ ngữ, cách diễn đạt hay về dụng ý của tác giả. Cũng có thể là câu hỏi về ý nghĩa của phần văn bản đang đọc, về những gì có thể diễn ra trong phần sắp đọc, về việc tại sao lại cần đọc văn bản này, 3. Vai “người tìm những điểm, phần quan trọng của văn bản” (Literary luminary): Ở vai này, HS cần chỉ ra một số phần, đoạn, câu, từ mà các em cho là quan trọng hay thú vị, thậm chí có thể là khó hiểu để đề nghị mọi người trong nhóm quay lại và đọc, nghĩ kĩ hơn về phần cụ thể đó. Để làm tốt nhiệm vụ này, HS được giao vai này cần ghi chú lý do tại sao em chọn đoạn, câu, từ ấy và cách mà em muốn mọi người trong nhóm chia sẻ. 4. Vai “người vẽ tranh minh họa”: Một 24 người biết cách đọc tốt thường hình thành những bức tranh trong tâm trí của họ khi đọc. Ở vai này, HS sẽ suy nghĩ, tưởng tượng khi đọc và vẽ ra những gì liên quan đến phần mà các em vừa đọc. Có thể là những gì diễn ra trong đoạn văn bản vừa đọc, có thể là điều gì đó mà đoạn văn bản nhắc em nhớ đến, hoặc là những gì mà đoạn văn bản đó gợi lên trong em, HS có thể vẽ những bức tranh, những phác họa thô sơ, hay là những biểu đồ, sơ đồ, bất cứ gì em nghĩ ra khi em đọc. Quy trình thực hiện dạy học theo mô hình này như sau: Ngày 1 - HS đọc một truyện ngắn hay và thảo luận về nó; giới thiệu ý tưởng về “Nhóm văn chương”. Ngày 2-5 - HS học một vai mỗi ngày, sử dụng các truyện ngắn. - Hàng ngày các nhóm 4 HS cùng vai gặp để thảo luận. - Toàn lớp sẽ gặp để thảo luận sâu và làm sáng rõ vai trọng tâm của ngày hôm ấy. Ngày 6-10 - HS phân chia và sử dụng tất cả các vai trong khi đọc một tiểu thuyết ngắn. - Các nhóm gồm 4 HS với những vai khác nhau gặp để thảo luận, chuyển vai mỗi ngày. - Toàn lớp gặp mỗi ngày để thảo luận sâu và chia sẻ. [6, tr. 71, 72] Harvey Daniels lưu ý rằng các GV không nên lạm dụng các bản phân vai mà chỉ nên dùng trong giai đoạn đầu khi HS chưa quen. Khi HS đã quen thì GV nên thay thế các bản phân vai này bằng các bản ghi phản hồi mở. Vì các bản ghi phản hồi mở này cũng thực hiện được các nhiệm vụ xã hội và nhận thức như bản phân vai nhưng lại không giới hạn suy nghĩ của HS vào một kiểu phản hồi. Ngoài ra, sử dụng bản ghi phản hồi sẽ giúp HS có nhiều ý tưởng hơn cho cuộc thảo luận nhóm mà các em sẽ tham gia. Có nhiều cách để ghi phản hồi như ghi vào vở, ghi vào mẩu giấy ghi nhỏ mà các em có thể dán ngay bên cạnh phần đọc có liên quan, 2.3.2. Mô hình hướng dẫn nhanh dành cho những người đọc có kinh nghiệm và đã quen với cách làm việc hợp tác Với đối tượng HS là những em đã quen với cách học hợp tác và học văn trên cơ sở phản hồi của người đọc thì Harvey Daniels [6] cho rằng chỉ cần khoảng một giờ để giúp các em làm quen với “Nhóm văn chương”. Thậm chí GV có thể chỉ cần ít hơn một giờ nếu cho các em đọc một bài thơ, một truyện ngắn hay một bài báo ngắn thay vì đọc một phần trong một cuốn sách dày. Trình tự thực hiện giờ học này gồm các bước sau: 1. Cung cấp nhiều văn bản/ sách hay cho HS lựa chọn và mời các em tự hình thành nhóm (khoảng 4 hoặc 5 người cùng muốn đọc một văn bản). Các em sẽ mất khoảng vài phút để thương lượng và hình thành nhóm. 2. GV ôn lại cách dùng và ý nghĩa của bản ghi phản hồi mở (open-ended response logs), nơi người đọc có thể ghi lại các cảm xúc, các mối liên hệ, các từ ngữ, các nét vẽ, các câu hỏi, các lời bình luận hay bất cứ “chú ý”nào khác về những gì các em đọc. 3. Cho các HS một khoảng thời gian để các em đọc và viết phản hồi (khoảng 20 đến 30 phút là nhiều). Bảo các nhóm nhìn vào sách và tự quyết định chọn một phần mà các em có thể đọc xong một cách thoải mái 5 phút trước khi hết thời gian quy định. 5 phút này sẽ được dùng để các em ghi các điểm chú ý vào bản ghi phản hồi, trong hoặc sau khi đọc. 25 4. Khi tất cả đã đọc và ghi các “chú ý” xong, mời cách thành viên trong nhóm gặp chung trong khoảng 10 đến 15 phút. Giải thích một cách đơn giản rằng mục đích của cuộc gặp này là để các em có một cuộc trò chuyện tự nhiên về cuốn sách đã đọc (ví dụ như chỉ cần nói chuyện một cách thân thiện, không cần giơ tay, không ai là GV ở đây cả). Khuyến khích các em nói chen vào một cách thoải mái, có thể dựa trên những ghi chú của mình hoặc dựa trên tình huống mà cuộc nói chuyện gợi ra. 5. Trong quá trình cuộc trò chuyện trong nhóm diễn ra, GV quan sát từng nhóm một cách kín đáo trong khoảng vài phút. Lưu ý là chỉ quan sát thôi và không được điều khiển cuộc thảo luận. GV ghi lại những ví dụ và lời bình luận cụ thể mà có thể cần sử dụng trong quá trình trao đổi sau đó. 6. Gọi cả lớp tập hợp để cùng chia sẻ và thảo luận. Bước đầu - một quy tắc quan trọng cho tất cả các kiểu hướng dẫn “Nhóm văn chương” – là nói về cuốn sách đã đọc. Yêu cầu mỗi nhóm cho một ví dụ hay cảm nhận về cuộc nói chuyện của các em. Sau đó chuyển sang phản ánh về quá trình gặp gỡ. Yêu cầu các em chú ý những hành vi cụ thể (như giao tiếp bằng mắt, khuyến khích, ) đã giúp cho nhóm của các em làm việc tốt và các hành vi đã gây cản trở các em (lạc đề, làm gián đoạn). Lập danh sách các kĩ năng xã hội tốt và không tốt. 7. Yêu cầu các nhóm tự chỉ định một đoạn đọc khác trong sách cho buổi gặp thứ hai (sẽ tổ chức một hay hai ngày sau đó). Nhắc các em ghi chú vào bản ghi phản hồi của mình trong hoặc sau khi đọc. Chuyển danh sách các kĩ năng sang một tờ áp phích và trong buổi gặp tiếp theo có thể thêm vào danh sách này những điểm cần thiết. [6; tr. 56, 57] Như vậy, thay vì dạy cho HS các kĩ năng, hướng dẫn cho các em hiểu thế nào là đọc hiệu quả, thế nào là một “Nhóm văn chương”, một “câu lạc bộ sách” rồi sau đó mới tổ chức cho các em gia nhập Nhóm văn chương” thì Harvey Daniels đề xuất chúng ta cứ tổ chức “Nhóm văn chương” và dạy các kĩ năng đọc, kĩ năng thảo luận ngay trong khi HS tham gia hoạt động này. Như đã phân tích ở các phần trên, việc dạy đọc thông qua việc tổ chức các hoạt động tương tác cho HS như kiểu “Nhóm văn chương” đòi hỏi HS tính tự lực rất cao. Tuy nhiên, để HS có thể tự lực thực hiện việc đọc và thảo luận, chia sẻ hiệu quả thì GV phải tư vấn, hướng dẫn các kĩ năng, chiến thuật dạy đọc cho các em. Đây cũng là điểm làm cho hoạt động tương tác trong lớp học không đơn thuần chỉ là sự mô phỏng hoạt động đọc và chia sẻ mà con người thường thực hiện trong cuộc sống. Chúng ta tạo điều kiện để các em trải nghiệm việc đọc nhưng vẫn là chúng ta đang “dạy học” và không hề thoát ly mục đích giáo dục của chương trình. GV cần phải chọn lọc và dạy cho HS các kĩ thuật, chiến thuật mà một người đọc hiệu quả thường dùng khi đọc. Các kĩ thuật, chiến thuật này có thể là mục tiêu dạy học mà GV đề ra ngay từ đầu, cũng có thể là các vấn đề nảy sinh trong quá trình HS đọc và chia sẻ mà GV cảm thấy quan trọng và cần hướng dẫn, lưu ý cả lớp. Phần hướng dẫn này thường không dài. Thông thường chỉ chiếm khoảng 5 đến 10 phút trong một buổi học. Tuy nhiên, việc quyết định cần hướng dẫn HS những kĩ năng gì, vào thời điểm nào là hoàn toàn do GV quyết định dựa trên hoàn cảnh cụ thể của lớp học. Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất các quy trình tiến hành các bài học ngắn hay hướng dẫn nhanh để giúp GV dễ thực hiện. Quy trình sau đây của Duke và Pearson [8] 26 là một quy trình tiêu biểu. Theo đó, quy trình hướng dẫn cho HS một kĩ năng, chiến thuật đọc nên gồm những bước sau: - Nêu tên và mô tả chiến thuật: tại sao, khi nào và làm thế nào để sử dụng. - Làm mẫu việc sử dụng chiến thuật này (bằng hành động cụ thể). - Sử dụng chiến thuật một cách hợp tác. - Hướng dẫn HS luyện tập sử dụng chiến thuật và dần để các em tự thực hiện. - Cung cấp cơ hội để HS sử dụng chiến thuật một cách độc lập. Như vậy, để có thể biết đọc một cách hiệu quả, HS cần biết sử dụng những kĩ năng và chiến thuật đọc và GV cần biết cách hướng dẫn để các em hiểu và quan trọng không kém là GV cần tạo cơ hội để các em luyện tập vận dụng các kĩ năng và chiến thuật ấ
Tài liệu liên quan