Tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp hiện nay

Tóm tắt Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong cơ cấu lao động hiện nay, tuy nhiên đời sống văn hóa tinh thần của họ chưa được quan tâm đúng mức. Các thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho người lao động ở các khu công nghiệp hầu như không có, điều này dẫn đến việc một bộ phận người lao động bị lôi kéo vào những hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh. Chính vì vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần chính đáng của người lao động nơi đây

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY NGUYỄN ANH TUẤN Tóm tắt Lực lượng lao động trong các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ ngày một lớn trong cơ cấu lao động hiện nay, tuy nhiên đời sống văn hóa tinh thần của họ chưa được quan tâm đúng mức. Các thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa dành cho người lao động ở các khu công nghiệp hầu như không có, điều này dẫn đến việc một bộ phận người lao động bị lôi kéo vào những hoạt động vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh. Chính vì vậy cần nghiên cứu đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần chính đáng của người lao động nơi đây. Từ khóa: Hoạt động văn hóa, người lao động, công nhân, khu công nghiệp Abstract The labor force in industrial zones accounts for an increasingly large proportion in the current labor structure, but their spiritual and cultural activities has not been given due attention and there are no cultural institutions for organizing cultural activities for workers in industrial zones yet, which leads to a part of laborers being pulled into unhealthy entertainment and recreation activities. Therefore, it is necessary to study and give synchronous solutions to organize appropriate cultural activities to meet the legitimate spiritual and cultural needs of the workers here. Keywords: Cultural activities, workers, laborers, industrial zones 1. Tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp Chính sách Đổi mới đến nay đã được gần 30 năm, từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới, mọi mặt của đời sống xã hội đều được nâng cao, chất lượng sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Trong suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai cấp công nhân đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Nếu như trước năm 1986, đại đa số lực lượng công nhân làm việc trong khối các doanh nghiệp, đơn vị nhà nước thì hiện nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn FDI, đã có một sự dịch chuyển lớn cơ cấu lực lượng lao động sang các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Theo thống kê, năm 2012, lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước là 1,61 triệu người, chiếm 14,49% tổng số lao động trong lĩnh vực doanh nghiệp; lao động ở các doanh nghiệp tư nhân là 6,76 triệu người, chiếm 60,97%; lao động ở doanh nghiệp vốn FDI là 2,72% triệu người, chiếm 24,54% [4]. Số 30 (Tháng 12 - 2019)58 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Nhưng đến hết năm 2017, số lao động trong khối doanh nghiệp nhà nước là 1,2 triệu người, chỉ chiếm 8,3% lao động trong lĩnh vực doanh nghiệp. Lao động ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước là 8,8 triệu người, chiếm 60,6%; khu vực vốn FDI thu hút 4,5 triệu lao động, chiếm 31,1% [5]. Những con số trên cho thấy xu hướng chuyển dịch rõ rệt lực lượng lao động ở Việt Nam hiện nay. Trong số lực lượng lao động này, có rất nhiều người đang lao động sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở khắp nơi trên cả nước, họ là những người trực tiếp tạo ra của cải, vật chất, lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế là, đời sống vật chất và tinh thần của những người lao động làm việc trong các khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Trong các bản thiết kế quy hoạch xây dựng dự án các khu công nghiệp, chế xuất của các địa phương thiếu vắng cơ sở hạ tầng (nhà ở, trường học, bệnh viện) và các thiết chế văn hóa phục vụ cho đời sống của người công nhân tại đó. Lao động ở các khu công nghiệp đa số là những người còn trẻ, phần lớn đang trong độ tuổi thanh niên có nhu cầu vui chơi giải trí rất lớn. Việc thiếu vắng các thiết chế văn hóa (công viên, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, thư viện, trung tâm vui chơi giải trí) khiến cho đời sống văn hóa của họ nghèo nàn, ít có cơ hội để tham gia các hoạt động văn hóa (HĐVH) giải trí lành mạnh, đây là một thiệt thòi lớn cho những người đang làm việc ở đây. Hiện cả nước có 326 khu công nghiệp được thành lập và đã có 250 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tỉ lệ lấp đầy là 73% [5]. Nhiều khu công nghiệp có quy mô lớn như Đồng Nai, Bình Dương, ở phía Nam; Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nội, ở phía Bắc, thu hút hàng trăm nghìn lao động từ khắp nơi đến làm việc. Tuy nhiên, ở các địa phương có khu công nghiệp hiện vẫn chưa có bất cứ một thiết chế văn hóa nào do tổ chức công đoàn quản lý và cũng chưa có thiết chế văn hóa nào được xây dựng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu HĐVH của công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Đây rõ ràng là một sự thiếu sót của các cấp chính quyền, các ban ngành, công đoàn và các doanh nghiệp trong việc chăm lo cho đời sống người lao động. Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của công nhân, nhiều dịch vụ giải trí do tư nhân làm chủ như quán karaoke, quán nhậu, cà phê, bi-a, quán game, nở rộ ở các khu dân cư gần khu công nghiệp thu hút nhiều công nhân tham gia. Nhưng bên cạnh việc thỏa mãn phần nào nhu cầu giải trí lành mạnh của công nhân thì cũng đã xuất hiện những dịch vụ, những hình thức giải trí có tính tiêu cực như mại dâm, lô đề cờ bạc, ma túy, đang hàng ngày lôi kéo, cám dỗ người công nhân vào vòng xoáy của tệ nạn xã hội. Điều đó gây ra rất nhiều hệ lụy đối với bản thân người công nhân, gia đình cũng như xã hội. Việc buông lỏng quản lý, thiếu định hướng tổ chức các HĐVH, cùng với việc thiếu vắng các thiết chế văn hóa phục vụ người lao động một cách đúng đắn còn dẫn đến nguy cơ bị các thế lực phản động thù địch lợi dụng cơ hội để tuyên truyền, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động công nhân biểu tình, chống phá cơ quan thực thi pháp luật hay các doanh nghiệp đang làm ăn hợp pháp. Chính vì lẽ đó, việc cấp bách cần làm ngay là tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh cho công nhân, đồng thời định hướng cho người công nhân trong các HĐVH, hướng họ tới các giá trị văn hóa chân, thiện, mỹ đích thực, nâng tầm giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay theo tiêu chí xây dựng con người Việt Nam mà Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra: “Mọi hoạt động 59Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng xã hội” [2]. 2. Thực trạng tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp hiện nay HĐVH là một khái niệm rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau, nếu không giới hạn khái niệm thì sẽ khó có thể diễn giải và làm rõ thực tế sinh động phong phú của HĐVH trong đời sống xã hội hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng khái niệm HĐVH của PGS.TS Đinh Thị Vân Chi làm khái niệm công cụ: “Hoạt động văn hóa là những hoạt động thẩm mỹ, không vụ lợi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, là điều kiện để con người phát triển một các toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ. Đây là những hoạt động gắn với việc sáng tạo, tiếp nhận và truyền bá những giá trị văn hóa, chúng được diễn ra chủ yếu trong thời gian rỗi” [1]. Với quan niệm về HĐVH cụ thể như trên, việc tổ chức các HĐVH cho người lao động ở các khu công nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí: Diễn ra trong thời gian rỗi; đối tượng hướng đến là công nhân lao động; và mục tiêu là đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh của người lao động đang làm việc ở các khu công nghiệp. Trên cả nước hiện nay có hơn 250 khu công nghiệp đang hoạt động với khoảng trên 3 triệu lao động đang làm việc [5]. Bên cạnh nguồn nhân lực địa phương, các khu công nghiệp còn thu hút một số lượng lớn lao động từ các địa phương khác trong cả nước. Đa số lao động ở các khu công nghiệp là những người còn trẻ, đang trong độ tuổi thanh niên, đây là nhóm xã hội có nhiều năng lượng, ưa khám phá, trải nghiệm những cái mới, dễ tiếp nhận những trào lưu, sản phẩm văn hóa mới, nhu cầu tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của nhóm xã hội này là rất lớn. Hiện nay, HĐVH của nhóm lao động này được đáp ứng bởi các hệ thống cung cấp dịch vụ văn hóa sau: Thứ nhất là hệ thống truyền thông đại chúng bao gồm: truyền hình, đài, báo và mạng internet; thứ hai là các dịch vụ văn hóa giải trí do tư nhân đầu tư: quán karaoke, quán cà phê giải khát, quán game, quán nhậu; thứ ba là các thiết chế văn hóa, dịch vụ văn hóa, tổ chức HĐVH do cộng đồng, công đoàn hay Nhà nước đầu tư xây dựng như: nhà văn hóa, sân vận động, thư viện, công viên, rạp hát... Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy, có rất ít hệ thống thiết chế văn hóa phục vụ cho nhu cầu HĐVH của người lao động ở các khu công nghiệp, đây không phải là hiện tượng riêng lẻ, cá biệt mà có tính phổ biến ở hầu hết các khu công nghiệp trên cả nước. Người lao động ở các khu công nghiệp có một đặc điểm là phần lớn họ xuất thân từ nông thôn, đến từ nhiều địa phương khác nhau (ví dụ: các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai hiện có trên 50% lao động ngoại tỉnh đến làm việc). Đặc điểm chung của nhóm lao động này là họ có trình độ học vấn không cao, trình độ lao động vừa phải và có mức thu nhập từ thấp đến trung bình. Do vậy, HĐVH của họ thường tập trung vào những loại hình nghệ thuật, sản phẩm văn hóa có tính chất phổ thông, phổ biến, dễ nghe, dễ xem. Với sự phát triển của phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, radio và sự phổ biến của mạng internet, mạng xã hội như hiện nay thì những nhu cầu về nghe, xem, đọc của người lao động ở các khu công nghiệp chủ yếu được đáp ứng qua những kênh này. Tuy nhiên, nếu HĐVH chỉ bao gồm xem truyền hình, lướt mạng internet thôi thì chưa đủ, cần có những HĐVH khác có Số 30 (Tháng 12 - 2019)60 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA tính chất cộng đồng, giao lưu văn hóa, các sự kiện văn hóa, những HĐVH ngoài trời như du lịch, thể thao để người lao động giải trí, hướng họ tới các sinh hoạt văn hóa bổ ích, lành mạnh. Các chương trình truyền hình có hay đến đâu cũng không thể thay thế được các HĐVH thực tế khi người lao động được trực tiếp tham gia. Việc phổ biến mạng internet và mạng xã hội tuy giúp người ta có nhiều thông tin bổ ích song cũng có nhiều hệ lụy từ việc lạm dụng nó trong cuộc sống: từ việc sống ảo, nghiện facebook, nghiện game online, đến việc tiếp nhận nhiều thông tin có nội dung xấu. Trong khi đó, công nhân lao động đa số có trình độ học vấn thấp, có nhiều hạn chế trong việc sàng lọc tiếp nhận thông tin nên dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi những mặt trái của mạng internet đem lại (những quan điểm lệch lạc trong lối sống, phim đen, thông tin bôi nhọ cá nhân, kích động chống phá Nhà nước). Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng có xu hướng sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng và tiện ích của mạng internet để thỏa mãn nhu cầu giải trí tinh thần, vấn đề ở đây là cần có biện pháp hạn chế sự lạm dụng và những ảnh hưởng tiêu cực mà nó mang lại cho con người và xã hội. Do công nhân lao động ở các khu công nghiệp đa phần là những người trẻ tuổi, nhiều người phải sống xa quê hương gia đình trong một thời gian dài, vì vậy họ có nhu cầu rất lớn về các hoạt động giao lưu, chia sẻ tình cảm để giảm bớt sự cô đơn và thêm nữa họ có nhiều thời gian rỗi vào những ngày nghỉ cuối tuần. Đây là cơ hội tốt để phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa của tư nhân ở các địa phương có khu công nghiệp. Trên thực tế, nơi nào có khu công nghiệp nơi đó xuất hiện hàng loạt dịch vụ kèm theo để phục vụ đời sống người lao động, từ những loại hình dịch vụ thiết yếu phục vụ ăn ở như: dịch vụ cho thuê nhà trọ, quán ăn bình dân, chợ đến những loại hình dịch vụ văn hóa như: quán karaoke, quán cà phê, giải khát, quán nhậu, quán game Hệ thống các dịch vụ văn hóa tư nhân tự phát này hiện nay đóng vai trò không nhỏ trong việc đáp ứng các nhu cầu HĐVH của công nhân khu công nghiệp. Bên cạnh những yếu tố tích cực, trong quá trình hoạt động, các điểm kinh doanh dịch vụ văn hóa tư nhân cũng có nhiều vấn đề phát sinh mà nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường văn hóa, biến việc cung cấp dịch vụ cho các HĐVH lành mạnh của công nhân sang một hình thái hoạt động khác có tính chất tiêu cực. Đó là sự xuất hiện nhiều điểm kinh doanh tụ điểm văn hóa trá hình để hoạt động mại dâm, massage không lành mạnh, những quán nhậu, quán game mở thâu đêm suốt sáng đã khiến nhiều người tiêu tốn thời gian, tiền bạc và sức lực vào những hoạt động này. Đối với nam công nhân lao động, việc phải sống xa nhà cùng với thói quen sử dụng rượu bia của người Việt, nên việc họ tụ tập nhậu nhẹt quán xá sau giờ làm việc là điều dễ hiểu, vấn đề là phải có điểm dừng. Việc lạm dụng rượu bia dẫn đến nhiều hệ lụy: tật nghiện rượu, giảm sức khỏe, hao tổn tiền bạc và việc không kiểm soát được hành vi khi say rượu dẫn đến phạm tội Đối với nữ công nhân lao động cũng có những vấn đề riêng, việc giao lưu, tham gia các HĐVH bên ngoài trong thời gian rỗi là một nhu cầu chính đáng, song việc thiếu kỹ năng sống cộng với việc phải sống một mình nên dễ xảy ra tình trạng có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Hơn nữa, việc thiếu những kỹ năng tình dục an toàn cần thiết dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai của nữ công nhân lao động các khu công nghiệp hiện nay là rất đáng quan ngại. Một số nữ công nhân đã chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền đi vào con đường bán dâm, đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực xảy ra ở các khu công nghiệp hiện nay. 61Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Hiện nay đang tồn tại một thực trạng là thiếu vắng các thiết chế văn hóa, các trung tâm vui chơi giải trí văn hóa do Nhà nước hoặc công đoàn xây dựng và quản lý dành cho người lao động ở các khu công nghiệp. Trên thực tế cũng có các khu vui chơi giải trí do doanh nghiệp đầu tư bài bản hiện đại như sân golf, phòng tập gym, sân bóng tenis, bể bơi, song hệ thống dịch vụ kinh doanh văn hóa này chỉ phù hợp phục vụ một số ít đối tượng là những người có thu nhập cao làm ở các bộ phận lãnh đạo, quản lý, nhân viên cấp cao mà không phù hợp với khả năng kinh tế của đa số người lao động ở khu công nghiệp nên họ ít hoặc không thể tham gia. Đối với các thiết chế văn hóa cơ sở do địa phương quản lý và khai thác như sân chơi thể thao, nhà văn hóa, nằm gần khu công nghiệp, người công nhân thuê nhà ở đó có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu HĐVH của mình. Tuy nhiên, với hàng vạn lao động ngoại tỉnh đến làm việc ở các khu công nghiệp thì hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của các địa phương là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu HĐVH của họ. Đấy là chưa kể chất lượng, quy hoạch và phương thức hoạt động của các thiết chế ở nhiều địa phương, cơ sở chưa đạt chuẩn theo tiêu chí quốc gia. Có một thực tế là chất lượng, nội dung hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở quan trọng như nhà văn hóa còn chưa thu hút thanh niên địa phương tham gia sinh hoạt. Người lao động các khu công nghiệp cũng phần lớn trong độ tuổi thanh niên nên cần có những thiết chế văn hóa và nội dung HĐVH phù hợp với họ. Rõ ràng là hiện nay người lao động các khu công nghiệp trên cả nước còn rất thiếu các thiết chế văn hóa công cộng để thỏa mãn các nhu cầu HĐVH của họ với một chi phí vừa phải, đồng thời các nội dung, phương thức tổ chức hoạt động và dịch vụ văn hóa cần phải xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu thực sự của đa số người lao động thì mới thu hút họ tham gia tích cực vào các HĐVH, qua đó thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng văn hóa một cách chính đáng, làm giàu có, phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người lao động tại các khu công nghiệp. 3. Một số giải pháp tổ chức hoạt động văn hóa cho người lao động ở các khu công nghiệp hiện nay Căn cứ vào thực trạng HĐVH của người lao động ở các khu công nghiệp hiện nay, tác giả bài viết xin đưa ra một số giải pháp như sau: Thứ nhất, đối với loại hình HĐVH dựa trên hệ thống cung cấp dịch vụ là phương tiện truyền thông đại chúng, mạng internet, mạng xã hội. Đây là loại hình cung cấp các sản phẩm văn hóa tiện ích và là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi cá nhân sống trong xã hội hiện đại. Mạng internet và mạng xã hội có tính phổ biến toàn cầu, cung cấp cho người sử dụng nhiều thông tin bổ ích, người dùng có thể sử dụng thoải mái các sản phẩm văn hóa: xem, nghe, đọc trên mạng, hơn thế nữa có thể tương tác với người khác. Đại đa số công nhân khu công nghiệp là những người lao động chân tay, tính chất công việc nặng nhọc và có thu nhập không phải là cao, do vậy, việc người công nhân sử dụng loại hình HĐVH dựa trên hệ thống này rất phù hợp, tiện dụng và rẻ tiền. Chỉ cần cái máy vi tính, tivi, hay điện thoại thông minh loại bình dân là có thể kết nối với cả thế giới. Những người làm công tác quản lý nên khuyến khích công nhân tham gia tích cực vào việc sử dụng mạng internet để giải trí, mở mang kiến thức. Tuy nhiên, cũng cần phải đưa ra cảnh báo và hướng dẫn người công nhân những hiểu biết nhất định về mạng internet và mạng xã hội để họ có cách thức tiếp cận phù hợp, an toàn, tránh được những ảnh hưởng xấu từ những thông tin nhiễu loạn, tin đồn vô căn cứ và sản phẩm văn hóa độc hại lan tràn Số 30 (Tháng 12 - 2019)62 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA trên mạng. Điều này rất quan trọng, bởi trong xã hội thông tin, những tin đồn thất thiệt lan đi rất nhanh có thể dẫn đến những phản ứng dây chuyền trong xã hội. Để giúp người lao động sử dụng an toàn mạng internet, mạng xã hội, những người làm công tác quản lý nên tuyên truyền cho người lao động bằng các hình thức khác nhau như phát tờ rơi, mời chuyên gia đến nói chuyện về lợi ích và tác hại của mạng thông tin nhằm giúp cho người sử dụng tận dụng được hết tiềm năng của mạng thông tin cho HĐVH đồng thời giảm thiểu những tác hại mà nó mang lại. Thứ hai, đối với loại hình HĐVH dựa trên hệ thống các dịch vụ văn hóa giải trí do tư nhân đầu tư: quán karaoke, quán cà phê giải khát, quán game, sân chơi thể thao, quán nhậu Không thể phủ nhận vai trò của hệ thống các loại dịch vụ vui chơi giải trí này trong việc cung cấp cho người công nhân khu công nghiệp sau giờ lao động mệt nhọc có những phút giây thư giãn giải trí. Là các dịch vụ văn hóa do tư nhân đầu tư nên có lợi thế là rất linh hoạt, nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu giải trí của công nhân, cung cấp các sản phẩm, các dịch vụ văn hóa phù hợp với nhu cầu và hợp với túi tiền của người lao động. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý hiệu quả các cơ sở cung cấp sản phẩm, dịch vụ văn hóa này, để nó hoạt động một cách lành mạnh, không vượt quá khuôn khổ quy định của pháp luật. Công nhân khu công nghiệp có đặc thù là những người trẻ tuổi, phần lớn sống xa gia đình nên rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, hút xách, rượu chè bê tha. Do vậy, các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương, bên cạnh việc khuyến khích đa dạng hóa các loại hình dịnh vụ văn hóa để công nhân các khu công nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn tham gia các HĐVH phù hợp, mặt khác, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và cương quyết xử lý những cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa nào vi phạm các quy định của pháp luật nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh cho không chỉ công nhân khu công nghiệp mà còn cho cả cộng đồng cư dân địa phương. Thứ ba, khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa p
Tài liệu liên quan