Danh từ côn trùng
học -Entomologie xuất
phát tử hai chữ Hy
Lạp
là Entomos và Logos
có nghĩa là côn trùng và khoa
học. Côn trùng học là một môn
khoa học nghiên cứu về côn
trùng. Lúc đầu khi nghiên cứu về
côn trùng, người ta nghiên cứu
tất cả các loài động vật thuộc
ngành chân đốt (Arthropoda),
nhưng đến giữa thế kỷ 19 côn
trùng học chỉ còn nghiên cứu một
lớp trong 9 lớp của ngành chân
đốt đó là lớp côn trùng (Insecta).
22 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2829 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về phân loại côn trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về phân
loại côn trùng.
Danh từ côn trùng
học -
Entomologie xuất
phát tử hai chữ Hy
Lạp
là Entomos và Logos
có nghĩa là côn trùng và khoa
học. Côn trùng học là một môn
khoa học nghiên cứu về côn
trùng. Lúc đầu khi nghiên cứu về
côn trùng, người ta nghiên cứu
tất cả các loài động vật thuộc
ngành chân đốt (Arthropoda),
nhưng đến giữa thế kỷ 19 côn
trùng học chỉ còn nghiên cứu một
lớp trong 9 lớp của ngành chân
đốt đó là lớp côn trùng (Insecta).
I. Khái niệm về côn trùng.
Kết quả nghiên cứu về côn trùng
cho thấy: Côn trùng là lớp phong
phú nhất trong giới động vật, có
một cuộc sống khá phức tạp, Da số
côn trùng có khả năng bay. Cơ thể
phân chia một cách đặc trưng thành
ba phần: đầu, ngực và bụng. Đầu
mang một đôi râu, mắt kép và mắt
đơn. Phần phụ miệng phân hóa theo
chế độ ăn uống. Ngực mang ba đôi
chân có năm phần và điển hình là
hai đôi cánh. Bụng thường không
có chân. Đa số côn trùng sống ở
cạn, hô hấp bằng hệ khí quản với
các lỗ thở phân bố trên các đốt cơ
thể. Cơ quan bài tiết là
ốngMalpighi. Thường trong chu
trình sống có biến thái và ở những
côn trùng biến thái thiếu, không có
pha nhộng, thiếu trùng gần giống
con trưởng thành.
Nhiều côn trùng là có lợi như thụ
phấn cho hoa, ăn thịt hoặc ký sinh
trên các loài sâu hại nhưng cũng có
một số đáng kể thường xuyên gây
ra những tác hại to lớn cho nông,
lâm nghiệp và sức khoẻ con người.
Con người đã phải khá vất vả
nghiên cứu tìm ra những biện pháp
đấu tranh với chúng để giành giật
lại những phần bị mất mát.
II. Những đặc điểm chủ yếu của
côn trùng.
Côn trùng là lớp động vật phong
phú về nhiều mặt.
Về số lượng:
Hiện nay các nhà sinh học đã biết
được hơn 1 triệu 200 nghìn loài
động vật, trong số đó côn trùng đã
chiếm hơn 1 triệu loài và các loài
côn trùng đã chiếm hơn 1/2 tổng số
các loài sinh vật cư trú trên hành
tinh chúng ta. Tuy vậy các loài côn
trùng mà chúng ta chưa biết cũng
còn rất nhiều.
Về phân bố:
Côn trùng phân bố rất rộng rãi...
Trên trái đất từ xích đạo đến Nam
cực, Bắc cực hay trên những hòn
đảo xa xôi hẻo lánh đều thấy có côn
trùng. Côn trùng phần lớn sống ở
trên cạn song số loài sống ở dưới
nước cũng không phải là ít. Trên
đỉnh núi cao cách mặt đất 5.000,
mét cũng thu thập được các loài bọ
xít; máy bay bay cao 4.600 mét vẫn
thấy có - nhiều loài côn trùng. Sâu
non ve sầu có thể sống ở dưới đất
sâu đến 2 mét, mối đào tổ sâu đến
36m. Trong mạch nước nóng 70 -
80 oC vắn thấy có côn trùng. Thậm
chí trong chai nước mắm mặn như
vậy vẫn có Dòi.
Về mật độ:
Có tài liệu cho biết bình quân 250
triệu cá thể côn trùng cho một đầu
người và 12 triệu cá thể cho một
Km 2 đất.
Về kích thước:
Kích thước côn trùng cũng biến đổi
nhiều, Người ta đã tìm thấy một
loài o ng ký sinh thuộc
họ Mymaridae thân dài 0,21mm,
có thể coi là loài côn trùng nhỏnhất.
Trong khi đó người ta đã tìm thấy
một loài bướm (Thysania
agrippina) ở Nam Mỹ dài xấp xỉ
0,3 mét hay một loài chuồn chuồn
thấy trong hoá thạch chiều dài sải
cánh khoảng 0,5 - 0,7 mét. Nếu so
sánh loài có kích thước lớn nhất với
loài có kích thước nhỏ nhất nó gấp
từ 1.500 - 2.500 lần; Trong khi đó
ở lớp Thú - Mammalia loài Cá voi
(Balaenoptera musculus) dài 30m
có thể coi là loài lớn nhất và loài có
vú nhỏ nhất tìm thấy ở Italia là loài
chuột chỉ dài có 3,6cm, như vậy chỉ
gấp 836 lần mà thôi.
Về sinh sản:
Côn trùng cũng là loài mắn đẻ nhất
thế giới, Một con sâu xám đẻ từ
1.500 - 2.000 trứng; một con o ng
chúa đẻ tới 2.000 trứng một ngày;
một đời con mối chúa có thể đẻ đến
vài trăm triệu chứng. Côn trùng đẻ
nhiều, thời gian sinh sống lại ngắn.
Có loài chỉ sống vài ngày nên khi
gặp điều kiện thuận lợi số lượng
tăng lên kinh khủng. Ví dụ một cặp
ruồi nhà (Musca domestica L.)
trong mùa sinh sản từ tháng 2 đến
tháng 7 có thể sinh ra 6 lứa. Mỗi
ruồi cái trung bình đẻ 120 trứng và
cho rằng tỷ lệ cái đực là 1: 1. Với
điều kiện thuận lợi; không chết con
nào thì trong mùa sinh sản chúng
đã sinh ra tới 93 tỉ con và sau một
năm mặt đất sẽ có một lớp ruồi dầy
tới nửa mét.
Tất nhiên thiên nhiên không bao
giờ để côn trùng tuỳ ý sinh sản như
vậy. Có hàng trăm nghìn yếu tố
khác nhau tác động để hạn chế
chúng. Côn trùng sở dĩ phong phú
như vậy là do chúng có một số đặc
điểm sau:
- Côn trùng có một lớp da cứng
chắc nhẹ nhàng, đàn hồi được để
bảo vệ cơ thể.
- Thân thể nhỏ bé, chỉ cần một
lượng thức ăn rất nhỏ chúng cũng
sống được nên dễ chiếm một vị trí
thích hợp trong không gian.
- Côn trùng là động vật không
xương sống duy nhất có cánh nên
phân bố rộng rãi.
- Côn trùng có khả năng thích ứng
với môi trường cao và sức sinh sản
phi thường.
III. Sự phân loại thế giới côn
trùng.
1. Nguyên tắc phân loại côn trùng
Côn trùng có cấu tạo, hình thể và
lối sống rất đa dạng và phong phú
nhưng khi nghiên cứu tỉ mỉ giữa
chúng vẫn có những nét giống nhau
và có quan hệ huyết thống với
nhau. Điều đó cho phép chúng ta có
thể xếp chúng thành những đơn vị
phân loại riêng biệt mà ta gọi là
phân loại.
Phân loại côn trùng là nghiên cứu
những cơ thể khác nhau nhằm phân
biệt và xác định mối quan hệ thân
thuộc và nguồn phát sinh giữa
chúng. Khi phân loại côn trùng
ngoài những nguyên tắc chung như:
Nguyên tắc so sánh, Nguyên tắc
sinh vật học và cổ sinh vật học,
người ta còn chú ý đến 4 vấn đề
sau:
- Mức độ phân hoá về thân thể côn
trùng thành ba bộ phận: đầu, ngực,
bụng.
- Số lượng cánh, phân bố mạch
cánh và độ rắn của cánh.
- Sự cấu tạo của bộ phận miệng.
- Các kiểu biến thái của côn trùng.
2. Đơn vị phân loại của côn trùng.
Loài (Species). Là đơn vị phân loại
côn trùng. Nhóm các sinh vật có
các đặc trưng hình thái, tên khoa
học và đặc điểm di truyền giống
nhau, có thể lai giống với nhau để
cho đời sau hữu thụ. Mỗi loài
thường có khu phân bố địa lí sinh
thái nhất định.
Giống (Genus). Là bậc phân loại
trên loài trong hệ thống thang bậc
phân loại sinh vật. Là tập hợp của
nhiều loài tương tự. Chi hay giống
có thề được phân thành phân chi
hay phân giống, nhánh hay sectio,
dãy và phân dãy.
Họ (Familia). Là tập hợp của các
giống gần nhau. Họ có thể chia nhỏ
ra thành các phân họ, các tộc, các
phân tộc. Tên họ của các loài thực
vật có tận cùng bằng aceae , động
vật là idea , còn côn trùng là idae
Bộ (Ordo). Là tập hợp của các Họ
gần nhau. Tên bộ thực vật có phần
đuôi là les , côn trùng
là ptera nhưng các bộ động vật
không có phần đuôi đặc trưng, bộ
có thể chia ra thanh các phân bộ
Lớp (Classis). Là tập hợp của các
Bộ gần nhất. Đuôi tận cùng của các
lớp ở Tảo là Phyceae (chẳng
hạn Bacillariophyceae lớp Tảo
sillic hay Khuê tảo) và đuôi tận
cùng các lớp ở nấm là Mycetes (ví
dụ, Ascomycetes lớp Nấm túi). Các
lớp thực vật bậc cao có đuôi
là opsida(ví dụ Magnoliopsida lớp
Mộc lan) và động vật có thể có
đuôi khác nhau, ví dụ Pisces (lớp
Cá), Amphibia (lớp Lưỡng cư).
Lớp có thể được phân thành phân
lớp. Các lớp thực vật và động vật
tương tự được tập hợp lại thành
ngành (ở thực vật
là Division hay Phylum còn ở
động vật là Phylum).
Ngành (Phyla). Là tập hợp của các
Lớp gần nhau. Đây là bậc phân loại
cơ bản của sinh vật dưới bậc Giới
(Phyla). Ví dụ Ngành thân
mềm Mollusca , ngành ruột
khoang Coelenterata.
Giới (Kingdom). Là tập hợp của
các Ngành gần nhau. Đây là bậc
phân loại cao nhất của thế giới sinh
vật. Sự phân chia các giới có sự
thay đổi rất lớn trong lịch sử phát.
triển của sinh học. Đầu tiên
Linnaeus (1753) chia thế giới sinh
vật thành hai giới: Động vật và
Thực vật. Haeckel (1865) chia
thành ba giới: Động vật, Thực vật
và Sinh vật nguyên sinh. Sinh vật
nguyên sinh (Protista) bao gồm các
sinh vật có đặc điểm chung là cơ
thể gồm một tế bào nhân chuẩn
(động vật nguyên sinh và tảo đơn
bào). Năm 1969 Whittaker chia thế
giới sinh vật thành năm giới: Sinh
vật nhân sơ, Sinh vật nguyên sinh,
Nấm, Động vật và Thực vật. Năm
1985, Hội các nhà dộng vật nguyên
sinh quốc tế đề nghị tách Động vật
nguyên sinh (Protozoa) ra khỏi giới
Sinh vật nguyên sinh và thành một
phân giới của giới Động vật - phân
giới Động vật đơn bào (Protozoa).
Gần đây, một số tác giả đề nghị
chia thành ba giới. Nay được chia
thành tám giới.
Vậy loài là đơn vị phân loại bé
nhất, nhưng loài không có nghĩa là
không biến đổi, mà các cá thể trong
cùng một loài cũng có sự khác
nhau...Sự khác nhau nhiều hay ít là
tuỳ ở sự biến đổi của điều kiện
ngoại cảnh.
Ngày nay, trong thực tế, bên cạnh
loài còn có loài phụ. Loài phụ
(Subspecies) là loài có sự khác
nhau về hình thái và đặc tính sinh
học nhất định với loài chính, sự
khác biệt đó là bền vững một cách
tương đối mà vẫn có thể lai giữa
chúng với nhau và giữa loài chính
và loài phụ.
Loài phụ được hình thành dưới tác
đông lâu dài của điều kiện ngoại
cảnh và sự chọn tự nhiên. Thí dụ
loài o ng - mật phụ ở vùng Côcadơ
(Apis mellifera remipes Poll) có
những đặc điểm khác với loài chính
(Apis mellifela L.) là các đốt bụng
thứ nhất, thứ hai, thứ ba có màu đỏ
vàng, ít đốt người và chỉ phân bố ở
vùng Côcadơ. Vì vậy loài phụ còn
gọi là chủng địa lý.
Để có thể phân loại một cách chính
xác bên cạnh những loài chính,
giống chính, họ chính v.v... người
ta còn thiết lập các loài phụ, giống
phụ, họ phụ... hay tổng họ tổng bộ
v.v... Trong tự nhiên chỉ có loài tồn
tại trong thực tế còn giống, họ, bộ...
chỉ là đơn vị qui ước trong phân
loại mà thôi.
3. Qui ước danh pháp của côn
trùng
Loài côn trùng có hai kiểu tên: tên
phổ thông và tên khoa học. Tên phổ
thông là những tên địa phương nơi
phát hiện hoặc cư trú của chúng
nhưng nó không chính xác bằng tên
khoa học vì một loài hoặc một
nhóm loài có thể có nhiều tên địa
phương khác nhau, ngược lại có
nhiều loài chỉ có chung một tên
hoặc không có tên.
Tên khoa học là tên đươc sử dụng
trong khoa học trên toàn thế giới,
mỗi loài côn trùng hoặc một nhóm
chỉ có một tên. Tên khoa học của
loài côn trùng ngay từ thời Carl
Linê (Karl Linné) đã thống nhất
gồm hai thuật ngữ La tinh: Tên
trước chỉ giống viết hoa chữ các
đầu, tên sau chỉ loài không viết hoa
chữ cái đầu.
Nếu là loài phụ tên của nó gồm 3
phần và phần thứ ba để chỉ loài phụ
đó. Ngoài ra phía sau tên loài hoặc
loài phụ còn có tên viết tắt của tên
tác giả nghiên cứu loài côn trùng
đó.
Tên giống tên loài và loài phụ được
viết nghiêng còn tên tác giả được
viết hoa và đứng. Nếu tên tác giả để
trong ngoặc đơn có nghĩa là loài
hoặc loài phụ mà tác giả đặt tên
được đặt trong một giống khác với
giống hiện tại. Ví dụ loài: Bướm
báo hoa vàng Cethosia
cyane Drury.
Loài ngài này đã được ông Drury
mô tả dầu tiên và đặt tên loài
là cyane nhưng ở trong giống khác
với giống Cethosia hiện tại.
Rất khó có thể xác định hiện nay có
con số chính thức là bao nhiêu loài
côn trùng hiện còn sống trên trái
đất của chúng ta. Vì thế các phân
loài có khi được xem như loài..., lại
có nhưng loài mới còn tiếp tục
được khám phá và mô tả.