May mặc Việt Nam hiện nay hoạt động dưới 2 hình thức chủyếu là gia công xuất khẩu và thực hiện
FOB (mua đứt, bán đoạn - mua nguyên liệu, bán thành phẩm).
Hình thức gia công xuất khẩu (CMPT) đem lại điểm thuận lợi nhưít chịu rủi ro thịtrường,
Mục tiêu của ngành dệt may là đưa tỷlệFOB lên 50%, ODM lên 10% vào năm 2015 và tỷlệnày sẽ
tăng lên 60% FOB,20%ODM cho năm 2020.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về xuất khẩu gạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
I – Ngành may mặc
1/ Thông tin tổng quát về ngành
1.1 Đặc điểm của ngành
May mặc Việt Nam hiện nay hoạt động dưới 2 hình thức chủ yếu là gia công xuất khẩu và thực hiện
FOB (mua đứt, bán đoạn - mua nguyên liệu, bán thành phẩm).
Hình thức gia công xuất khẩu (CMPT) đem lại điểm thuận lợi như ít chịu rủi ro thị trường,
Mục tiêu của ngành dệt may là đưa tỷ lệ FOB lên 50%, ODM lên 10% vào năm 2015 và tỷ lệ này sẽ
tăng lên 60% FOB, 20%ODM cho năm 2020.
1.2 Tốc độ tăng trưởng, phát triển của ngành qua các năm
Theo tổng cục thống kê, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc có xu hướng
ngày càng tăng. Hàng dệt may xuất khẩu đã có mặt tại khoảng 180 thị trường trên thế giới. Các thị
trường trọng điểm có thể kể tới là Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc và Austrailia.
Năm 2011, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới và trong nước còn nhiều khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu vượt 14 tỷ USD, tăng hơn 1 tỉ USD so
với năm 2010.
Năm 2011 ngành dệt may đã cải thiện được tình hình xuất siêu lên 6,5 tỉ USD, tăng hơn 1 tỉ USD so
với năm 2010.
Năm 2012, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu (XK) khoảng 15 tỷ USD, tăng 10-15%
so với năm 2011. Trong đó thị trường chính XK dệt may vẫn là Mỹ, EU và Nhật Bản, chiếm 80%
tổng kim ngạch XK.
1.3 Tỷ lệ đóng góp của ngành tổng thu nhập quốc gia
Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm đến 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước.
1.4 Định hướng phát triển
Tăng cường đóng hàng FOB thậm chí là tăng thêm các đơn hàng tự thiết kế là ODM để tăng thêm
giá trị sản phẩm, từ đó kinh doanh xuất nhập khẩu dệt may mới có hiệu quả cao hơn.
Kêu gọi đầu tư, thậm chí đầu tư nước ngoài vào các điểm yếu như lĩnh vực nhuộm, phần sợi thì có
thể sản xuất và xuất khẩu được nhưng dệt vải và hoàn tất nhuộm vải để đáp ứng yêu cầu chất lượng
xuất khẩu hiện vẫn đang yếu Xúc tiến thị trường. có sự tập dượt cách để làm thế nào hiểu được thị
trường và cách thức làm các đơn hàng FOB từ thiết kế ra sản phẩm đó, xây dựng hình ảnh và thương
hiệu của Việt Nam và các nhà sản xuất trên thế giới.
2/ Thị trường xuất khẩu chính
Trong năm 2011, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may từ
Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 6,88 tỷ USD và 12,5%;
2,57 tỷ USD và 33,6%; 1,69 tỷ USD và 46,4%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường
này đạt 11,15 tỷ USD, chiếm tới 79,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước trong
năm 2011.
2
+ Riêng trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 1,18 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng 2 và là
mặt hàng duy nhất trong tháng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu dệt may vào các
thị trường truyền thống, trong đó có EU, Mỹ… vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định.
2.1 Thị trường Mỹ - Việt Nam đứng trong tốp 5 nhà cung ứng có thị phần lớn nhất đối với mặt
hàng may mặc tại Hoa Kỳ.
Thị trường hoàn toàn nhập khẩu của thị trường thế giới , có sức tiêu dùng lớn, dẫn đầu thế giới và
gấp 1.5 lần EU – thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn thứ 2 thế giới.
phân khúc thích hợp, để từ đó đề ra chiến lược phù hợp.
Ngành dệt may của Mỹ chủ yếu tập trung sản xuất các mặt hàng cao cấp với công nghệ hiện đại,
trình độ lao động cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người có mức thu nhậo cao nên phân khúc thị
trường trung cấp và bình dân bị bỏ ngỏ.
Đa dạng văn hóa, tôn giáo tạo nên sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng
Đối tác Hoa Kỳ thường có đơn đặt hàng lớn do họ có hệ thống phân phối trên hệ thống toàn cầu chứ
không chỉ riêng ở thị trường Mỹ.
2.2 Thị trường EU- Việt Nam đứng vị trí thứ 7 trong các nước xuất khẩu vào châu Âu
EU có nền thương mại lớn thứ 2 thế giới. EU với 27 nước thực sự là một thị trường rộng lớn, đa
dạng,tuy thực hiện một quy chế thuế nhập khẩu nhưng đặc điểm của từng thị trường riêng vẫn có
khác biệt về văn hóa, phong cách tiêu dùng.
Người tiêu dùng muốn họ là trung tâm, sản phẩm phải phục vụ nhu cầu và đề cao tính cá nhân của
họ.
Các yếu tố khác cũng được quan tâm nhiều như việc kết nối về thông tin sản phẩm và trách nhiệm xã
hội của sản phẩm và nhà cung cấp, sản xuất.
Đối tác EU có xu hướng muốn tìm kiếm một hay vài bạn hàng cố định có khả năng cung cấp nhiều
loại hàng hóa khác nhau.
EU cần nhiều chủng lọai hàng hóa với số lượng lớn, có vòng đới ngắn, phương thức dịch vụ tốt.
Thị trường EU thể hiện rõ quan điểm “ăn chắc, mặc bền” trong tất cả quan hệ hợp tác làm ăn, ít khi
mua hàng của nhà cung cấp không quen biết dù hàng hóa có rẻ hơn vì uy tín kinh doanh được đặt lên
hàng đầu.
EU áp dụng nhiều biện pháp, hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập từ nước ngoài
2.3 Thị trường Nhật Bản - Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau trung Quốc trong các nước xuất khẩu
vào Nhật Bản
Không như những thị trường khác có mức độ rủi ro và tính bấp bênh rất cao, thị trường Nhật thể
hiện sự ổn định, tính lâu dài.
Người Nhật thường đặt trước năng lực thị trường khoảng 1 năm và khi đã quyết định đặt hàng thì họ
bảo đảm đặt hàng suốt cả năm luôn.
Nhật Bản không chỉ có những đòi hỏi khắt khe về độ khó của sản phẩm mà còn đòi hỏi phải đáp ứng
các yêu cầu gắt gao về môi trường lao động, chính sách chăm lo người lao động, không sử dụng lao
động trẻ em…
3
3/ Ưu điểm, thuận lợi của ngành
- Nguồn nhân lực:
Việt Nam là nước có dân số đông và trẻ trong khu vực và trên thế giới => lực lượng lao động dồi
dào. Đồng thời cũng tạo thành một thị trường tiêu thụ hàng dệt may rộng lớn => kích thích tăng
trưởng nội địa hóa, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Tính ổn định cũng như trình độ tay nghề của nhân công VN rất cao, khéo léo. Tiếp cận được công
nghệ, thiết bị tương đương các nước tiên tiến trong khu vực
- Vì là ngành công nghiệp nhẹ nên vốn đầu tư không lớn bằng các ngành công nghiệp nặng khác
- Vị trí địa lý thuận lợi
Điều kiện tự nhiên cũng thuận lợi cho việc phát triển trồng bông, nuôi tằm phục vụ phát triển công
nghiệp dệt may.
- Chính trị và môi trường đầu tư ổn định, an toàn về xã hội, có tiềm năng tăng trưởng cao => có sức
hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài.
Xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn
trên thế giới ví dụ như tập đoàn bán lẻ Uniqlo-Mitsubishi của Nhật Bản, được các bạn hành tin tường
và đánh giá cao.
- Việt Nam nhanh nhạy trong việc tiếp thu các xu hướng thời trang trên thế giới cũng như nhu cầu
của thị trường.
- Trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có
chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp
nhận.
- Gia nhập WTO, Việt Nam được hưởng nhiều thuận lợi:
Đối với xuất khẩu:
• Về số lượng xuất khẩu : Hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt may có thể tự
do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường;
• Về thuế quan : Theo nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN), hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào các
nước thành viên WTO sẽ được áp dụng mức thuế tương tự như thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu
từ các nước khác vào nước đó;
Đối với sản xuất trong nước
• Dòng đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) lớn hơn vào ngành dệt may và hạ tầng phục vụ sản
xuất dệt may.
• Khả năng cạnh tranh có thể được tăng cường (với việc bổ sung vốn cho các doanh nghiệp đang tồn
tại và sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới).
Do chi phí cao, sản xuất dệt may tại 1 số khu vực như Nam Mỹ, Carribe và Trung Mỹ, Đông Âu có
xu thế giảm sút và được chuyển dịch sang châu Á, là nơi có lực lượng lao động đông và chi phí thấp
hơn, trong đó Việt nam đang là điểm đến thu hút đầu tư và buôn bán khá hấp dẫn đối với nhiều công
ty.
4/ Khó khăn của ngành dệt may Việt Nam
4
Quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị yếu, khó tiếp cận vốn và mặt bằng Lao
động của ngành dệt may Việt Nam không tập trung. Có hơn 70% các DN dệt may là DN vừa và nhỏ,
số lao động dưới 300 người. Số DN từ 1000 công nhân chỉ chiếm 6%.
Năng lực cạnh tranh quốc gia ( đường xá, cảng khẩu…) chưa được cải thiện nhiều, chưa đáp ứng
được nhu cầu, chưa giúp được các DN giảm thiểu chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh.
DN dệt may Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nguồn hàng sản xuất từ các nước
khác. Điển hình như ngành may Maroc được Trung Quốc chuyển giao công nghệ may mặc và hiện
nay rất phát triển.
Vải trong nước vẫn “khiêm tốn” chiếm thị phần nhỏ bé trên thương trường. Ngành công nghiệp hỗ
trợ của các doanh nghiệp trong nước giá cao hơn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng
10%); mẫu mã, màu sắc không đa dạng; các doanh nghiệp thiếu tập trung và quá ít thông tin , không
được thị trường biết đến rộng rãi. Doanh nghiệp chưa giành được quyền chủ động trong việc lựa
chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu với đối tác nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, phụ
thuộc chủ yếu vào các thị trường truyền thống Mỹ, EU, Nhật Bản .
Đơn hàng chưa có sự ổn định cao
Các rào cản thương mại ngày càng tăng tại các thị trường nước ngoài . Nguy cơ bị điều tra chống
bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường các nước xuất khẩu.
Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn
phổ thông, chưa đa dạng. Ngành dệt may của Việt Nam chủ yếu là gia công hàng hóa và xuất khẩu
qua nước thứ ba, nên hàm lượng giá trị gia tăng thấp.
Thương hiệu sản phẩm dệt may của Việt Nam chưa thực sự khẳng định được tên tuổi trên thị trường
thế giới.
Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu đặt hàng của phía nước ngòi để sản xuất.
Môi trường chính sách còn chưa thuận lợi.
Khó khăn lớn của ngành dệt may hiện nay là xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU đang chậm lại.
Trung Quốc được Hoa Kỳ và EU bãi bỏ chế độ hạn ngạch, hàng dệt may của Việt Nam sẽ chịu sự
cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc và các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka.
5/ Thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu sang các thị trường chính
5.1 Thị trường Mỹ
a/ Thuận lợi.
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10 – 12 – 2001.
Việt Nam được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN), Quy chế thương mại bình thường (NTR) nên
mức thuế suất nhập khẩu chỉ còn 3 – 4%.
Từ 11/1/2007, hàng dệt may VN xuất khẩu sang thị trường Mỹ không còn bị quản lý hạn ngạch,
doanh nghiệp không phải làm thủ tục cấp visa xuất khẩu tại các phòng quản lý xuất nhập khẩu.
b/ Khó khăn
5
Thị trường Mỹ là một thị trường lớn, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc trang bị kiến thức
về đất nước, văn hóa, con người Mỹ, đặc biệt là kiến thức về hệ thống pháp lý Mỹ do các tiểu bang
khác nhau có hệ thống pháp lý khác nhau.
Sự bảo trợ của Hoa Kỳ cho ngành dệt may Hoa Kỳ rất cao, Mỹ đặt ra những yêu cầu ngày càng cao
hơn về chất lượng và tính an toàn của hàng dệt may.
5.2 Thị trường EU
a/ Thuận lợi.
Việt Nam và EU đã ký tắt Hiệp định hợp tác đối tác năm 2010 như một bước khởi đầu tiến tới thiết
lập các quan hệ thương mại và chính trị chặt chẽ hơn. EU và Việt Nam bắt đầu đàm phán chính thức
về Hiệp định thương mại tự do (FTA), Nếu ký kết được FTA với EU sẽ làm giảm thuế nhập khẩu
hiện hành là 12% về 0% do EU áp dụng với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này. Việc cắt
giảm thuế này sẽ đem lại lợi ích lớn nhất đối với 5 mặt hàng xuất khẩu (Bộ quần áo nam và nữ -
tương ứng là 285 triệu USD và 233 triệu USD; áo choàng nam và nữ - tương ứng 211 triệu USD và
207 triệu USD; và áo len với trị giá 166 triệu USD) đồng thời kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng rất
nhanh
b/ Khó khăn
Do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng khác
nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước. Có nhiều
quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, mà cụ
thể là “vướng” về qui định sử dụng hóa chất đối với hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU (gọi tắt là
Luật Reach) đã có hiệu lực từ năm 2009 - Luật Reach qui định rõ vấn đề đăng ký, đánh giá và cấp
phép đối với các loại hóa chất thông qua các tiêu chuẩn, Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện
dệt may đều có chứa nhiều loại hoá chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy… Ngoài ra, việc cập
nhật thông tin của các DN Việt Nam còn nhiều hạn chế cũng làm tăng nguy cơ gặp phải rủi ro trong
xuất khẩu.
EU vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối.
Khủng hoảng nợ của các quốc gia EU nên người tiêu dùng siết chặt chi tiêu, thị trường nhập khẩu bị
thu hẹp khiến cho lượng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này giảm
EU đang chuyển dần những đơn hàng từ Việt Nam sang Campuchia, Lào và Bangladesh nhằm tránh
mức thuế nhập khẩu 10%, Do đó các nhà nhập khẩu từ EU phải chịu mức thuế 10%, vì Việt Nam đã
không còn trong danh sách những quốc gia được hưởng tiêu chuẩn MFN.
5.3 Thị trường Nhận Bản
a/ Thuận lợi.
Chính sách chuyển dịch đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may theo phương thức "Trung Quốc + Được
hưởng chính sách ưu đãi miễn giảm thuế trong Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt–Nhật
(AJEPA) có hiệu lực từ ngày 1-10-2009 với mức thuế suất 0% thay vì chịu thuế suất 9 - 12% như
trước.
6
Khi kinh tế toàn cầu xảy ra khủng hoảng, tỉ giá giữa đồng yen và USD biến động ít hơn so với tỉ giá
tại các thị trường khác, mà doanh nghiệp Việt Nam đa phần xuất khẩu tính theo USD hoặc yen, điều
này tạo sự yên tâm để các nhà mua hàng ở Nhật tìm hàng Việt Nam nhiều hơn.
b/ Khó khăn
DN Việt Nam quen làm hàng gia công nên ít để ý đến việc yêu cầu các nhà cung cấp nguyên vật liệu
cung cấp chứng nhận C/O xuất xứ trong khi Nhật Bản đòi hỏi yêu cầu này rất gắt gao. Vì thế khi làm
hàng xuất sang Nhật, DN nên lưu ý giấy chứng nhận này ngay khi nhận nguyên vật liệu, vì nếu để
lâu nhà cung ứng sẽ tìm cách từ chối.
Để được tận dụng mức thuế suất 0% hàng dệt may sang Nhật theo AJEPA, DN trong nước phải đáp
ứng được hai yêu cầu là hàng phải được sản xuất, gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ
nguyên phụ liệu phải từ Việt Nam, Nhật hoặc ASEAN, trừ 4 nước Indonesia, Philippines,
Campuchia và Thái Lan.
6/ Nguyên nhân
- Lao động
Lực lượng lao động không ổn định, thường hay bỏ việc sau dịp Tết nguyên đán dẫn đến tình trạng
thiếu lao động, Mức lương không cao. Công nhân trong ngành dệt may rất đông và thiếu tính kỉ luật,
thiếu ý thức tự giác nên năng suất lao động không cao và điều này ảnh hưởng đến chính thu nhập
của bản thân họ
Áp lực thời hạn hoàn thành hợp đồng buộc các doanh nghiệp gấp rút tranh giành lao động. Hiện
tượng này gây nên sự khan hiếm cục bộ nhưng khi các đơn hàng đó hoàn thành thì lao động ngành
may lại bị dôi dư, thất nghiệp.
Do chính sách đầu tư dàn trải, chưa phù hợp là một trong những nguyên nhân chính.Trong khi có thể
đầu tư lĩnh vực dệt tốt hơn để chủ động nguyên liệu, đẩy mạnh xuất khẩu hàng FOB, cân đối ngành
dệt may, thì lại đầu tư vào may quá nhiều. Hiện riêng đầu tư may đã chiếm 60% tổng vốn FDI vào
ngành dệt may.
- Năng suất
Do phải thường xuyên thay đổi lực lượng lao động nên công tác đào tạo tay nghề cho công nhân gặp
khó khăn, tay nghề công nhân không đồng đều nên chất lượng sản phẩm chưa cao và năng suất lao
động thấp.
- Sản phẩm
May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ
làm hàng theo phương thức FOB-OMD thấp, hiệu quả sản xuất thấp. ngành may Việt Nam còn yếu
về khâu thiết kế nên làm FOB cũng chỉ được một phần.
Chưa lấy được đơn hàng trực tiếp từ phía đối tác, phải giao dịch thông qua nước thứ 3.
- Nguyên phụ liệu
Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ
nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may.
Việc đầu tư cho ngành dệt vải đòi hỏi vốn lớn, nhưng thời gian thu hồi vốn kéo dài.
7
Môi trường sản xuất kinh doanh hiện nay chưa làm cho doanh nghiệp trong nước thực sự yên tâm
đầu tư. Khâu quản lý còn yếu kém. Nguyên phụ liệu trong nước có chất lượng chưa cao nhưng giá
bán còn đắt, chưa cạnh tranh được với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc… có mẩu mã đa
dạng, chất lượng tương đương hàng trong nước nhưng giá cả rẻ hơn.
Ngoài ra nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được sản lượng cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Sản xuất
Do quy mô sản xuất vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp nên hạn chế khả năng đổi mới
công nghệ, trang thiết bị.
Vì là DN nhỏ nên DN không thể đáp ứng đủ các điều kiện sản xuất để có thể làm trực tiếp với các
nhà nhập khẩu, khách hàng lớn của nước ngoài.
Thiếu vốn đầu tư các trang thiết bị hiện đại để kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào nên
khó kiểm soát được lượng hóa chất có trong nguồn nguyên liệu từ đó khó đảm bảo các quy định của
các nước nhập khẩu .
Hạn chế nhiều khâu kiểm tra sản phẩm tại các trung tâm kiểm định chất lượng hàng hóa cho các mặt
hàng cần kiểm tra về lượng hóa chất trong sản phẩm
- Thị trường
Không tìm hiểu hết thông tin về rào cản kỹ thuật ở các nước nhập khẩu.
Sức cạnh tranh của dệt may VN đang bị giảm do yếu tố cạnh tranh về giá nhân công sẽ mất dần cùng
với quá trình phát triển của nền kinh tế, mặt bằng tiền lương trong trong xã hội đã được nâng lên.
Khủng hoảng nợ của các quốc gia EU nên người tiêu dùng siết chặt chi tiêu, thị trường xuất khẩu dệt
may bị thu hẹp.
7/ Giải pháp
- Lao động
Ở cấp độ vĩ mô là chiến lược đầu tư ngành dệt may phải phù hợp và cân đối giúp chúng ta tự chủ về
nguyên liệu, đẩy mạnh khâu thiết kế công nghiệp, gia tăng tỷ lệ hàng FOB có giá trị cao thay vì gia
công hiệu quả thấp dẫn đến thu nhập của người lao động không cao từ đó có thể cải thiện thu nhập
cho người lao động
Cân đối lại cơ cấu ngành. Doanh nghiệp kết hợp với các địa phương và chuyển dịch chuyển xưởng
sản xuất về các địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chí giao thông thuận tiện, không gây khó
khăn trong việc giao dịch hàng hóaCác Trung tâm đào tạo, các nơi cung ứng nguồn nhân lực cho
ngành may cần phải giáo dục nâng cao ý thức và tính kỷ luật cho công nhân, để họ thấy được: làm
việc nghiêm túc, năng suất lao động cao, gắn kết với DN là tạo sự ổn định và thu nhập cao cho chính
bản thân của người lao động.
Triển khai các chương trình hướng nghiệp và đào đạo tay nghề cao cho lực lượng lao động đồng thời
đào tạo tốt lao động ở cấp độ quản lý.
8
Nâng cấp các hệ thống dạy nghề và thiết lập hình thức hợp tác, liên kết doanh nghiệp với các viện
nghiên cứu, các trường đại học nhằm đảm bảo và ổn định nguồn lao động có tay nghề và lao động
quản lý cấp cao
- Năng suất
Mở rộng quy mô bằng cách mua thêm máy móc, thiết bị đồng thời cải tiến các thiết bị máy móc, kỹ
thuật nhằm có thể tăng năng suất.
Phát động các chương trình phát huy sáng kiến tăng năng suất lao động nhằm có thể tận dụng các
sang kiến hay, hữu ích từ phía người lao động.
Áp dụng phương pháp quản lý LEAN -
- Sản phẩm
Nhà xuất khẩu Việt Nam cần thiết lập chiến lược quảng bá sản phẩm sao cho có thể duy trì sự nhận
biết của khách hàng đối với hàng dệt may của mình theo cách hiệu quả nhất. Tiếp theo là tham gia
các hội chợ - triển lãm tổ chức tại EU, Thời trang hoá ngành dệt may, tăng cường đào tạo thiết kế,
marketing sản phẩm thời trang, phát triển thương hiệu sản phẩm, chuyển dần từ phương thức OEM
sang ODM và tiến tới OBM nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và bảo đảm sự phát triển
bền vững, lâu dài cho DN.
Mở rộng các dòng sản phẩm bằng cách mua các quy trình sản xuất.
Phát triển các dòng sản phẩm mới với chất liệu thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của
thị trường ngày càng lớn khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.
- Nguyên phụ liệu
Tăng cường sử dụng xơ P.E được cung cấp bởi các doanh nghiệp nội địa để giảm