TOYOTA: Kỹ thuật viên chuẩn đoán cao cấp: Quy trình khắc phục hư hỏng

Khi khắc phục hư hỏng rung động và tiếng ồn, điều quan trọng là phải hiểu các cơ chế tạo ra chúng. Các triệu chứng rung động và tiếng ồn do rung động tạo ra bắt đầu từ nguồn rung động, đi qua hệ thống truyền và làm cho phần tử rung rung lên. Có thể sửa chữa rung động và tiếng ồn bằng cách cắt giảm đường truyền tại bất cứ chỗ nào giữa nguồn rung và phần tử rung. Tuy nhiên, các biện pháp hữu hiệu nhất là loại bỏ bản thân nguồn rung động. Vì vậy,cần phải tiến hành các chạy thử xe và việc phân tích để xác định nguồn rung động.

pdf14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2228 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu TOYOTA: Kỹ thuật viên chuẩn đoán cao cấp: Quy trình khắc phục hư hỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -1- Khắc phục hư hỏng cơ bản Khái quát Khi khắc phục hư hỏng rung động và tiếng ồn, điều quan trọng là phải hiểu các cơ chế tạo ra chúng. Các triệu chứng rung động và tiếng ồn do rung động tạo ra bắt đầu từ nguồn rung động, đi qua hệ thống truyền và làm cho phần tử rung rung lên. Có thể sửa chữa rung động và tiếng ồn bằng cách cắt giảm đường truyền tại bất cứ chỗ nào giữa nguồn rung và phần tử rung. Tuy nhiên, các biện pháp hữu hiệu nhất là loại bỏ bản thân nguồn rung động. Vì vậy, cần phải tiến hành các chạy thử xe và việc phân tích để xác định nguồn rung động. Để xác định nguồn rung động, cần phối hợp các kỹ thuật dưới đây theo nhiều cách khác nhau. · Các phương pháp để thu hẹp nguyên nhân thông qua các kiểm tra bằng cách chạy thử xe. · Các phương pháp loại trừ các nguồn rung có thể · Các phương pháp dự đo n nguồn rung bằng tần số của nó. · Các phương pháp dùng dụng cụ đo · Các phương pháp dùng 5 giác quan (1/1) Các phương pháp thu hẹp các nguyên nhân có thể thông qua việc chạy thử xe Để thu hẹp nguyên nhân của rung động và tiếng ồn bằng chạy thử xe (kiểm tra xe trên đường), ta phải lái xe để không chỉ kiểm tra vì sao rung động và tiếng ồn xảy ra, mà còn kiểm tra trường hợp nào không xảy ra rung động và tiếng ồn. · Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tăng lên ở tốc độ cao? · Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chuyển về số trung gian? · Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đạp bàn đạp ly hợp? · Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bật điều hoà không khí? · Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn tăng tốc hoặc giảm tốc? · Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chuyển vị trí cần chuyển số? v.v... Cần phải tiến hành các phép kiểm tra khác nhau theo tính chất của rung động và tiếng ồn và tiến hành các phép thử một cách chính xác theo trình tự lôgic để xác định nguyên nhân. Gợi ý: Nếu rung động và tiếng ồn xuất hiện khi tăng tốc động cơ ở tốc độ cao, điều đó cho ta biết gì? · Chỉ có một vật quay và chuyển động khi tăng tốc độ động cơ lên tốc độ cao, đ chính là bản thân động cơ. · Rung động và tiếng ồn do sự không cân bằng ở các lốp xe hoặc trục các đăng gây ra không phải là do việc tăng tốc độ động cơ lên cao tạo ra. · Vị trí có thể của nguyên nhân gây ra rung động và tiếng ồn do tăng ga của động cơ ở tốc độ cao được giới hạn vào động cơ, ống xả, li hợp, và bộ biến mô. Để phát hiện vị trí của nguyên nhân, cần phải thu hẹp các yếu tố có thể. Để thu hẹp các yếu tốc này, phải lái xe theo các cách thức khác nhau để xác định xem rung động và tiếng ồn có phải do tốc độ của động cơ hoặc tốc độ của xe gây ra không, liệu chúng có liên quan đến động cơ hoặc các bộ phận khác của xe không. (1/1) Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -2- Các phương pháp loại trừ các nguồn rung động có thể Các phương pháp này thu hẹp nguyên nhân của rung động và tiếng ồn bằng cách loại trừ lần luợt các nguồn rung động có thể. Tuy nhiên trong thực tế, việc loại trừ dần dần các nguồn rung động có thể ở các xe không phải dễ dàng, không thể loại trừ được tất cả các nguồn. Do đó, trong “các phương pháp thu hẹp các nguyên nhân có thể thông qua chạy thử xe” như mô tả trên đây, phương pháp thu hẹp các nguyên nhân có thể thực hiện bằng cách cho xe chạy trong các điều kiện khác nhau. Đặc biệt là, có những phương pháp sau đây. · Nâng xe lên và chạy xe với các bánh xe đã được tháo ra. · Tháo vòng đệm chữ O của ống xả. · Gắn một ống tiêu âm khác vào đuôi của ống tiêu âm để khử tiếng khí xả. · Tháo các đai dẫn động các thiết bị phụ ra khỏi động cơ theo thứ tự. (1/1) Các phương pháp dự đoán nguồn rung động bằng tần số của nó 1. Các phương pháp dùng dụng cụ đo Các phương pháp này đo rung động bằng máy đo độ rung và tiếng ồn bằng một máy đo mức âm thanh, và thu được tần số bằng máy phân tích tần số. Nếu nắm được các triệu chứng của rung động và tiếng ồn bằng các dụng cụ đo này thì có thể xác định chính xác vị trí của nguyên nhân một cách dễ dàng. Ngoài ra, việc dùng các dụng cụ đo này không chỉ xác định được nguồn gây ra rung động, mà còn có các ưu điểm dưới đây vì cường độ của rung động và tiếng ồn được thể hiện bằng các con số. · Có thể đo cường độ này bằng một thang đo cố định. · Có thể kiểm tra chính xác hiệu quả của công việc sửa chữa. · Tiêu chuẩn để đ nh giá bằng giác quan được làm rõ. · Hiển thị các số liệu cụ thể có tính thuyết phục hơn đối với khách hàng. (1/2) Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -3- 2. Các phương pháp dùng 5 giác quan Việc xác định chính xác tần số của rung động và tiếng ồn chỉ bằng năm giác quan là cực kỳ khó. Tuy nhiên, có thể so sánh hai tần số và nhận định tần số nào cao hơn và tần số nào thấp hơn. Cũng có thể so sánh tần số của một sự cố hiện tại so với với tần số của các rung động tương tự đã trải nghiệm trong quá khứ và nhận định xem chúng có giống nhau hay không. Bằng cách làm năm giác quan nhậy bén theo cách này và định rõ được tần số, ta có thể thu hẹp số nguyên nhân có thể của rung động và tiếng ồn. Gợi ý: ở tốc độ của xe là 100 km/h, sẽ tạo ra rung động giống như máy xoa bóp. (1) Tần số rung của máy xoa bóp là 40-50 Hz. (2) Tần số của các lốp không cân bằng là thế nào? Tốc độ của xe: 100 km/h Tốc độ của động cơ: 3.000 vg/ph Tỉ số truyền của hộp số: 1,000 Tốc độ quay của trục các đăng: 3.000 vg/ph Tỉ số truyền của bộ vi sai: gần bằng 4 Tốc độ quay của lốp: 3.000/4 = 750 vg/ph Tần số: 750/60 = 12,5 Hz (3) Tần số của trục các đăng không cân bằng là thế nào? Tốc độ quay của trục các đăng: 3.000 vg/ph Tần số: 3.000 x 2 ¸ 60 = 100 Hz (4) Vì tần số của rung động được tạo ra là 40 – 50 Hz, có thể dự đo n rằng nguồn rung động này bắt nguồn từ sự không cân bằng của trục các đăng. ở tốc độ của xe là 100 km/h, sẽ tạo ra tiếng rền vang (1) Tần số của một trục các đăng không cân bằng là thế nào? Tốc độ quay của trục các đăng: 3.000 vg/ph Tần số: 3.000/60 = 50 Hz (2) Tần số do góc nối của trục các đăng tạo ra như thế nào? Tốc độ quay của trục các đăng: 3.000 vg/ph Tần số: 3.000 x 2 ¸ 60 = 100 Hz (3) Khi so sánh tần số của tiếng tiếng kêu ù ù với 50 Hz và 100 Hz, tần số này được đ nh giá là cao hơn, vì vậy có thể dự đo n rằng nguồn rung động này là góc nối của trục các đăng. (2/2) Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -4- Khắc phục rung động và tiếng ồn Các cơ chế phát sinh hư hỏng 1. Các cơ chế phát sinh hư hỏng Về cơ bản rung động và tiếng ồn giống nhau. Một nguồn rung tạo ra rung động và một hệ thống cộng hưởng làm cho rung động này lớn hơn. Rung động đi qua hệ thống truyền và phần tử rung rung lên tạo ra tiếng ồn. · Quá trình truyền rung động và âm thanh (1) Rung động được tạo ra. (2) Rung động tăng lên. (3) Rung động được truyền đi. (4) Rung động hoặc âm thanh xuất hiện. · Trường hợp của một đàn ghi ta điện (1) Các dây đ n rung lên. (2) Rung động được khuếch đại bằng một máy tăng âm. (3) Rung động được truyền đi qua một dây. (4) Âm thanh nghe được qua một loa. · Một ví dụ về trường hợp của ôtô (1) Động cơ rung. (2) Rung động của ống xả tăng lên. (3) Rung động được truyền qua vòng đệm chữ O. (4) Thân xe rung lên. 2. Khái niệm về khắc phục Có các phương pháp khác nhau để khắc phục rung động và tiếng ồn · Loại bỏ lực rung. · Ngừng cộng hưởng. · Ngừng truyền. · Ngừng rung động của phần tử rung. Hoặc bất kỳ phương pháp nào khác nhằm cắt giảm đường truyền rung động. (1/1) Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -5- Các phương pháp khắc phục 1. Giảm lực rung Phương pháp tốt nhất để khắc phục các sự cố rung động và tiếng ồn là loại bỏ nguồn rung động. Cơ sở của công việc khắc phục trước hết là giảm nguồn rung động. Tuy nhiên, không thể giảm một số lực rung động nếu không dùng cấu tạo đặc biệt của xe. Ví dụ như chiếc xe này đang chạy, động cơ quay và tạo ra rung động bởi dao động của mômen động cơ. Cũng vậy, không thể loại bỏ được hoàn toàn sự không cân bằng giữa các lốp. Thay vào đó chỉ có các phương pháp thực tế được sử dụng để giảm sự không cân bằng này đến mức làm cho nó không còn là một sự cố. Trong những trường hợp như vậy, phương pháp này sẽ được kết hợp với các phương pháp 2-4 dưới đây. Giảm lực rung · Khắc phục bất kỳ sự không cân bằng nào trong mỗi phần. · Khắc phục độ đảo trong mỗi phần · Tăng cường sự đồng đều của lốp xe · Điều chỉnh động cơ 2. Ngăn chặn cộng hưởng Trong trường hợp này, cần phải hạ thấp mức cộng hưởng hoặc dịch chuyển điểm cộng hưởng ra ngoài khu vực có tốc độ không đổi. Để có thể thay đổi điểm cộng hưởng, có thể dùng phương pháp như lắp một bộ giảm chấn. Ngoài ra, có những trường hợp điểm cộng hưởng thay đổi và rung do việc xiết chặt không đầy đủ. Ngăn chặn cộng hưởng: · Xiết chặt các phần · Loại bỏ độ lắc trong bất cứ phần nào · Tăng cường các bộ phận · Lắp một bộ giảm chấn 3. Giảm việc truyền rung động Ngăn chặn việc truyền rung động trong các xe thông qua việc sử dụng đệm cao su cách ly rung động. Các ví dụ điển hình là các giá đỡ động cơ (chân máy) và các bạc lót hệ thống treo. Để giảm rung động và tiếng ồn, đệm cao su giảm rung nói chung cần phải mềm, nhưng không dễ thay đổi độ cứng của nó. Trong công việc sửa chữa, phải kiểm tra việc lắp đặt chân máy có vướng mắc gì và đệm cao su có bị lão hóa không. Giảm việc truyền rung động: · Sửa chữa các giá đỡ động cơ (chân máy) · Sửa chữa các bạc lót · Sửa chữa các vòng đệm · Dán các tấm thảm và các miếng nhựa lên mặt sàn Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -6- 4. Ngăn chặn rung động của phần tử rung Phương pháp này ngăn chặn rung động bằng cách dán các vật liệu hấp thụ rung động như các tấm nhựa ở trên các tấm sàn xe. (1/1) Phương pháp dùng dụng cụ đo Đo rung động và tiếng ồn Khi cách ly và ghi các số liệu về rung động và tiếng ồn bằng dụng cụ đo, cần phải đo với mức chính xác như người ta có thể cảm nhận được. Người ta cảm nhận tiếng ồn bằng tai của mình và cảm nhận rung động bằng các bộ phận khác nhau của cơ thể như tay, chân và lưng. Họ cũng cảm nhận được bằng mắt của mình. Điều quan trọng là phải ghi được bằng máy đo độ rung hoặc máy đo mức âm thanh chính xác những gì mà các khách hàng cảm nhận được. Nếu rung động và tiếng ồn do khách hàng chỉ ra được tách và ghi chính xác bằng dụng cụ đo, thì có thể dễ dàng xác định nguyên nhân thông qua việc phân tích tần số mà ta sẽ thảo luận dưới đây. (1/1) Phân tích tần số Chúng ta đã biết rằng rung động và tiếng ồn có các tần số. Nói chung, các tần số này có một đỉnh và phân bố quanh một tần số cụ thể. Tần số đỉnh này thường trùng hợp với tần số của nguồn rung động gây ra rung động và tiếng ồn, và bằng cách phát hiện tần số đỉnh này, có thể định rõ nguồn tạo ra rung động này. Một máy phân tích tần số có thể tìm ra tần số này từ các số liệu đo được bằng máy đo tiếng ồn hoặc máy đo mức âm thanh. Để theo dõi nguồn rung động bằng độ rung đỉnh hoặc tần số tiếng ồn được phát hiện thông qua việc phân tích tần số, cần phải tìm ra các tần số quay của các nguồn có thể gây rung động, bằng cách tính toán chúng từ các thông tin như tốc độ của động cơ, tốc độ của xe, và các tỷ số truyền. Nếu một tần số tìm thấy thông qua việc tính toán khớp với tần số tìm được thông qua việc đo đạc, vật có tần số đó chính là nguồn tạo ra các rung động này. (1/1) Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -7- Ví dụ thực tế về việc phân tích tần số 1. Lắc nẩy thân xe Lắc thường do sự không cân bằng của lốp gây ra · Các triệu chứng: Tay lái lắc khi xe chạy ở tốc độ 100 km/h và các đỉnh lắc ở tốc độ 120 km/h · Các kết quả của phép đo: Đo rung động của tay lái bằng một máy đo rung động để tìm một cực điểm rung ở tốc độ 120 km/h · Các kết quả của việc phân tích tần số: Khi kiểm tra tần số tại đỉnh bằng một máy phân tích tần số, xác định được tần số là 18 Hz. · Việc tính toán: · Các kết quả: Vì kết quả của việc phân tích tần số (18Hz) và tốc độ quay của lốp (17.7 Hz) phù hợp với nhau, có thể coi các lốp tạo ra lực rung và gây ra lắc. (1/3) 2. Tiếng kêu ù ù Tiếng kêu ù ù có thể do các sự cố của động cơ tạo ra như dao động mômen của động cơ và sự không cân bằng của trục các đăng. Ngoài ra, vì dải tốc độ xe và tốc độ động cơ làm xuất hiện tiếng ồn có giới hạn hẹp, cần phải hiểu các triệu chứng một cách chính xác. · Các triệu chứng: Tiếng được tạo ra trong các điều kiện sau đây: Tốc độ của xe: 90-110 km/h Số truyền: số 4 Tốc độ của động cơ: 3550 – 3700 vg/ph Tiếng ồn không xuất hiện khi tăng tốc độ động cơ lên cao, nhưng tiếng ồn xuất hiện khi xe đang chạy. · Các kết quả đo: Khi đo tiếng ồn bằng một máy đo mức âm thanh, đo được một đỉnh tiếng ồn ở tốc độ của xe là 100 km/h và tốc độ của động cơ là 3600 vg/ph. · Các kết quả của việc phân tích tần số: Khi kiểm tra bằng một máy phân tích tần số, xác định được tần số đỉnh là 60 Hz. Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -8- · Các tính toán: · Các kết quả: Các tính toán dẫn đến tần số giống nhau giữa sự không cân bằng của động cơ và sự không cân bằng của trục các đăng, nhưng tiếng ồn không xuất hiện khi tăng tốc độ động cơ lên cao. Vì vậy có thể dự đoán rằng sự không cân bằng của trục các đăng là nguồn của lực rung. (2/3) 3. Tiếng gõ thân xe Tiếng gõ được ra khi phát sinh hai tần số. · Các triệu chứng: Tiếng ồn được tạo ra trong các điều kiện dưới đây: Tốc độ của xe: 75 km/h – 85 km/h Số truyền: số 3 Tốc độ của động cơ: 3000-3600 vg/ph · Các kết quả đo: Khi đo tiếng ồn bằng một máy đo mức âm thanh, đo được một đỉnh tiếng ồn ở tốc độ của xe là 80 km/h và tốc độ của động cơ là 3,500 vg/ph. · Các kết quả phân tích tần số: Khi kiểm tra đỉnh tần số bằng một máy phân tích tần số, xác định được một dạng sóng có các đỉnh tại 171 Hz và 174 Hz. Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -9- · Các tính toán: · Các kết quả: Từ các kết quả tính toán này có thể dự kiến rằng tiếng gõ do cộng hưởng giữa dao động mômen của động cơ và rung động thứ cấp của trục các đăng gây ra (3/3) Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -10- Các phương pháp dùng năm giác quan Khái quát 1. Cảm nhận của cơ thể và các trị số đo được Trong việc khắc phục rung động và tiếng ồn, điều quan trọng là phải hiểu được thông qua sự cảm nhận bằng giác quan về mức rung động bằng “G” và mức tiếng ồn bằng “dB” khi đo bằng thiết bị đo. Kỹ thuật viên cần phải thực hành hàng ngày để có thể đánh giá được cường độ rung động và tiếng ồn bằng một thang đo cố định và tạo ra việc nhận định chính xác đối với mức của sự cố do khách hàng chỉ ra. Các điểm để hoàn thiện cảm nhận bằng giác quan: (1) Mức rung động “G” · Trong khi đọc cường độ rung bằng đồng hồ đo độ rung, bạn hãy có được cảm nhận chung về cường độ rung bằng các giác quan của mình. · Sử dụng một máy đo độ rung để đo sự đảo lệch của tay lái mà bạn đã kiểm tra bằng mắt và so sánh với giá trị ở đồng hồ đo độ rung. · Phát triển khả năng cảm nhận mức rung động gần đ ng bằng các giác quan của bạn. Ví dụ: Nếu với biên độ lắc lớn trong một giây, biên độ đó vào khoảng 0.2 G. · Dùng cảm nhận cường độ rung ở sàn xe và các ghế ngồi bằng cơ thể của bạn khi xe chạy ở tốc độ 100 km/h để tham khảo, hãy đo bằng máy đo độ rung và ấn định điểm đ nh giá. (2) Mức tiếng ồn “dB” · Dùng một máy đo mức âm thanh để đo cường độ âm thanh cảm nhận được khi xe chạy ở tốc độ 100 km/h và kiểm tra giá trị đo được. Ví dụ, nếu giá trị đo được ở tốc độ 100 km/h là 60 dB, hãy sử dụng giá trị đó để làm chuẩn và đánh giá các giá trị dB khác là lớn hoặc nhỏ hơn giá trị đó. · Học cách đ nh giá mức thay đổi nghe thấy bằng tai khi giá trị dB thay đổi. (3) Tần số “Hz” · Đo các tần số của rung động và tiếng ồn quen biết, và đ nh giá xem các tần số khác cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tham khảo này. Ví dụ, nếu tay lái rung khi động cơ đang chạy không tải là tần số dao động mômen của động cơ, hãy sử dụng tần số này làm giá trị tham khảo. · Dùng các tần số của các nguồn rung động tìm thấy qua tính toán, nhận định các tần số rung động và tiếng ồn mà bạn cảm nhận được bằng các giác quan của mình. (1/2) 2. Tầm quan trọng của năm giác quan Khi đánh giá mức tiếng ồn và âm thanh, thực hiện việc nhận định chính xác bằng cách đánh giá định lượng bằng các dụng cụ đo, như máy đo độ rung và máy đo mức âm thanh. Tuy nhiên, khách hàng sẽ tiến hành việc đánh giá cuối cùng xem rung động và tiếng ồn có thể chấp nhận được hay không, chứ không phải bằng các dụng cụ đo. Có những trường hợp, rung động và tiếng ồn có cùng một cường độ khi đo bằng dụng cụ đo lại được những người khác nhau cảm nhận khác nhau, nên đôi khi việc đánh giá rung động và tiếng ồn được thực hiện bằng năm giác quan của khách hàng, chứ không phải bằng một con số được thể hiện trên một dụng đo. ở đây, chúng ta sẽ học các điểm dưới đây để đánh giá bằng năm giác quan sao cho tất cả các bạn có thể đánh giá rung động và tiếng ồn một cách định lượng bằng cùng một thang đo. · Tính đồng đều của các điều kiện đánh giá · Biết các mức rung động và tiếng ồn của cùng một kiểu xe và các xe cạnh tranh · Lưu ý đến các yếu tố đặc biệt của mỗi kiểu xe · Xác định mức điểm đánh giá (2/2) Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -11- Các điểm để đánh giá bằng năm giác quan 1. Sự thống nhất của các điều kiện đánh giá Làm cho các điều kiện đánh giá càng giống nhau càng tốt, đó là điều quan trọng cho việc đánh giá tương đối. · Các điều kiện của xe: Mỗi khi bạn đánh giá, không những xe cần phải có cùng kiểu và cấp nội thất, mà tải trọng, số hành khách, các phụ kiện, v.v... cũng phải giống nhau. · Quần áo, giầy dép: Quần áo và giầy dép bạn mặc cần phải giống với quần áo và giầy dép của khách hàng. Thực hiện việc đánh giá trong các điều kiện như nhau trong mỗi lần, kể cả điều kiện thể chất của kỹ thuật viên. · Lái thử xe: Đánh giá trên cùng loại đường và trong cùng các điều kiện mà khách hàng đã trải qua. Không thay đổi các điều kiện này cho đến khi kết thúc việc đánh giá. Gợi ý: · Trong một số trường hợp, cũng cần phải đ nh giá trong các điều kiện khác với các điều kiện của khách hàng. Thậm chí trong các điều kiện này, phải duy trì các điều kiện giống nhau cho đến khi kết thúc việc đ nh giá. · Để việc đ nh giá có hiệu quả, phải có hai người đ nh giá, một người ngồi tại ghế của người lái và một người ngồi ở ghế sau. 2. Nắm được các mức rung động và tiếng ồn của cùng một kiểu xe và các xe cạnh tranh Cơ sở của việc đánh giá xem mức rung động và tiếng ồn do khách hàng chỉ ra có phải là vấn đề hay không bằng cách so sánh mức này với một xe khác cùng kiểu. Tuy nhiên, khách hàng tự nhận định về mức rung động và tiếng ồn trong xe của họ để so sánh với các xe của đối thủ. Vì vậy, chúng ta phải biết đầy đủ về các mức rung động và tiếng ồn của các xe cạnh tranh trong thị trường của mình và so sánh xe của khách hàng với các xe khác cùng kiểu. 3. Lưu ý các yếu tố đặc biệt của mỗi kiểu xe Hãy đánh giá về cách sử dụng xe, độ tuổi của khách hàng, và các yếu tố đặc biệt, duy nhất của mỗi kiểu. (1/2) Kỹ thuật viên chẩn đo n cao cấp - Sửa chữa NVH Quy trình khắc phục hư hỏng -12- 4. Xác định các điểm đánh giá Nhiều người tiến hành đánh giá và lấy kết quả là các số trung bình để tìm ra việc đánh giá cuối cùng. Khi đã hiểu đầy đủ hệ thống xếp hạng việc đánh giá được thực hiện theo thang điểm từ 1 đến 5.
Tài liệu liên quan