Trắc nghiệm về Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm danh dự

1. Tội giết người là: a. Hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật b. Hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng một cách trái pháp luật. c. Hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác

doc12 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2911 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm về Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm danh dự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe nhân phẩm danh dự: Tội giết người là: Hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật Hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng một cách trái pháp luật. Hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác. Giết người khác với cố ý gây thương tích dẫn đến chết người ở những dấu hiệu nào sau đây? Tính chất của hành vi. Lỗi của người phạm tội đối với hậu quả Cả a và b Hậu quả của tội phạm Giết người chưa đạt khác với cố ý gây thương tích ở những dấu hiệu nào sau đây? Tính chất của hành vi. Lỗi của người phạm tội đối với hậu quả xảy ra. Cả a và b Hậu quả của tội phạm Trường hợp nào sau đây bị coi là cố ý gây thương tích? Giết người với lỗi cố ý trực tiếp nhưng do ngụyên nhân khách quan nên nạn nhân chỉ bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 35% Giết người với lỗi cố ý gián tiếp nhưng do nguyên nhân khách quan nên nạn nhân chỉ bị thương tích với tỷ lệ thương tật là 35% Vô ý gây ra thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tất là 35% Cả a, b và c. Giải thích nào sau đây là phù hợp với nội dung tình tiết quy định tại điểm b khoản 1 Điều 93 BLHS? Người bị giết là người phụ nữ đang mang thai. Người bị giết là người phụ nữ đang mang thai và người phạm tội có thể không biết điều này nhưng cần phải biết và có thể biết Người phạm tội biết người mà mình giết là phụ nữ đang mang thai nhưng vẫn giết Cả b và c Giải thích nào sau đây là phù hợp với nội dung tình tiết quy định tại điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS? Người bị giết là người dưới 18 tuổi Người bị giết là người dưới 16 tuổi Người bị giết là người dưới 14 tuổi Người bị giết là người dưới 7 ngày tuổi Dấu hiệu nào sau đây không thuộc về cấu thành tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS) Chủ thể của tội phạm là người mẹ. Lỗi cố ý Hậu quả là đứa trẻ chết Nạn nhân là trẻ mới sinh sau 7 ngày tuổi. Định nghĩa nào sau đây là phù hợp với nội dung Điều 95 BLHS Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người xâm hại do vi phạm điều kiện thuộc về phạm vi của phòng vệ chính đáng. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người xâm hại do vi phạm điều kiện thuộc về cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người xâm hại do vi phạm điều kiện thuộc về nội dung của phòng vệ chính đáng. Tất cả đều đúng Dấu hiệu hậu quả trong tội bức tử là: Nạn nhân chết Sự tự sát của nạn nhân Sức khỏe và danh dự của nạn nhân. Tất cả những hậu quả nêu trên Do mắc bệnh hiểm nghèo, biết mình không thể qua khỏi, S đã nhờ D giúp: đổ thuốc độc vào miệng. D đã giúp và S đã chết. D phạm tội gì? Giết người Giúp người khác tự sát Xúi giục người khác tự sát Không phạm tội vì có sự đồng ý của nạn nhân. V lái xe taxi, vi phạm luật lệ GT gây tai nạn cho M rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. M bị thương với tỷ lệ thương tật 45%. V phạm tội quy định tại: Khoản 2 Điều 102 BLHS Khoản 2 Điều 104 BLHS Khoản 1 Điều 109 BLHS Khoản 2 Điều 202 BLHS Khẳng định nào sai? Tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên không phải là ranh giới để phân biệt tội cố ý gây thương tích với hành vi cố ý gây thương tích nhưng không phải là tội phạm Hành vi đối xử tàn ác là dấu hiệu có trong cấu thành tội bức tử và tội hành hạ người khác. Tôi phạm quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS là tội rất nghiêm trọng Lỗi của người phạm tội đối với cái chết của nạn nhân quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS là lỗi cố ý Khẳng định nào sai? Phụ nữ không phải chịu TNHS về tội hiếp dâm Phụ nữ không phải là chủ thể của tội hiếp dâm. Phụ nữ có thể là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em Phụ nữ vừa là nạn nhân vừa có thể là chủ thể của tội mua bán phụ nữ Khẳng định nào đúng? Hành vi đối xử tàn ác là dấu hiệu chỉ có trong tội bức tử. Đối tượng tác động của tội giao cấu với trẻ em là trẻ em dưới 16 tuổi. Chủ thể của tội dâm ô với trẻ em là cả nam và nữ đã thành niên. Tất cả đều đúng. Người lợi dụng tình trạng người phụ nữ đang bị tâm thần để giao cấu và người phụ nữ đó cũng đồng ý giao cấu sẽ bị coi là: Phạm tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) Phạm tội cưỡng dâm (Điều 113 BLHS) Cả a và b Không phạm tội. Người dùng tiền mua chuộc em gái 12 tuổi để giao cấu với em gái đó là phạm tội: Hiếp dâm (Điều 111 BLHS) Hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS) Cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS) Mua dâm người chưa thanh niên (Điều 256 BLHS) Người biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn dùng vũ lực để giao cấu với nhân viên y tế chữa bệnh cho mình, trái với ý muốn của họ, thì bị truy cứu TNHS theo quy định tại: Điểm b Khoản 3 Điều 111 BLHS Điểm b Khoản 3 Điều 113 BLHS Điểm b Khoản 3 Điều 115 BLHS Điểm c Khoản 2 Điều 117 BLHS Q sử dụng chiếc bơm tiêm trong có máu nhiễm HIV dọa sẽ tiêm ngay lập tức cho D nếu D không trao chiếc xe máy của mình cho y. Q phạm tội gì? Tội cố ý truyền HIV cho người khác (Điều 118 BLHS) Tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 117 BLHS) Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) Đáp án a và c. Khẳng định nào đúng? Đối tượng tác động của tội mua bán phụ nữ là nữ giới từ 18 tuổi tròn trở lên. Người mua bán phụ nữ phải chịu TNHS ngay cả khi người phụ nữ đồng ý với việc bán mình. Hành vi phạm tội làm nhục người khác chỉ có thể được thực hiện bằng lời nói. Đối tượng tác động của tội vu khống là danh dự của con người V (36 tuổi) chuốc rượu cho cô N. (15 tuổi) say xỉn để giao cấu với N. Khi giao cấu xong, V đã để lại dưới gối đầu của N 300.000 đồng. V phạm tội quy định tại: a. Điều 256 BLHS. b. Điều 115 BLHS c. Điều 112 BLHS. d. Điều 111 BLHS 21. K. thường xuyên cung cấp tài chính cho em gái đang học Cao đẳng. Một lần K. doạ em mình là sẽ không cung cấp tiền nữa nếu em gái không đồng ý cho K. giao cấu. Sợ bị bỏ dở việc học hành nên em gái K đã đồng ý. K. phạm tội gì? a. Tội loạn luân (Điều 150). b. Tội cưỡng dâm (Điều 113, Khoản 2, Điểm d) c. Tội hiếp dâm (Điều 111, Khoản 2, Điểm b) d. Tội hiếp dâm (Điều 111, Khoản 2, Điểm e) 22. H (17 tuổi) có hành vi gạ gẫm nữ sinh D (15 tuổi) giao cấu với mình và D đồng ý. H đã giao cấu với D. H phạm tội quy định tại: a. Điều 115 Khoản 1 b. Điều 112, Khoản 1 c. Điều 113 Khoản 1 d. Không phạm tội 23. Khẳng định nào đúng? a. Người lợi dụng tình trạng người phụ nữ đau ốm để giao cấu với họ là phạm tội cưỡng dâm b. Người biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn dùng vũ lực giao cấu trái với ý muốn người phụ nữ là phạm tội quy định Điều 117 c. Cha, mẹ bán con mới sinh của mình cũng bị coi là phạm tội quy định tại Điều 120 BLHS d. Người lợi dụng sự sai lầm của người khác để bêu riếu họ trước mọi người là phạm tội vu khống 24. Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để chiếm đoạt trẻ em có ý nghĩa là: a. Tình tiết tăng nặng TNHS. b. Tình tiết định khung c. Tình tiết định tội d. Không có ý nghĩa gì BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Tỡnh huống 1: A chở người yêu là H vượt đèn đỏ thỡ bị Cảnh sỏt giao thụng B chặn lại. A liền đạp vào bụng B cũn H thỡ nộm gạch vào đầu B. B tránh được và đá trúng cổ H làm H chết vỡ gẫy cổ. Theo anh/chị, B phạm tội gỡ? Tại sao? Tỡnh huống 2: A ra vườn hoa tỡm gỏi mại dõm thỡ bị M, N, P, Q khiờu khớch, hành hung. Khi M đang xông vào đánh A, A đó rỳt dao giấu trong người đâm M một nhát làm M chết rồi bỏ trốn. Theo anh/chị, A phạm tội gỡ? Tại sao? Tỡnh huống 3: Sau khi uống rượu, Hứa Văn Yên đến nhà chị Hồng để chơi bi-a. Vỡ khụng ai muốn chơi với Yên nên Yên bực tức vứt gậy bi-a ra đường. Thấy vậy, chị Hồng chạy ra nhặt gậy và không cho Yên chơi nữa. Yên tiếp tục ném quả bi-a ra đường rồi quay lại dùng tay đập vào vai chị Hồng. Tiếp đến, Yên hất đổ bàn bi-a và giẫm chân lên mặt bàn làm mặt bàn bị vỡ. Sau đó, Yên dùng tay đánh vào đầu chị Hồng. Anh Hải vào can ngăn cũng bị Yên đánh. Nông Văn Lanh thấy vợ bị đánh nên đó lấy khẩu sỳng AK chĩa vào người Yên bắn 3 phát làm Yên chết tại chỗ. Có 2 ý kiến khác nhau về tội danh của Hứa Văn Yên: (i) Tội giết người (Khoản 2 Điều 93 BLHS) (ii) Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 95 BLHS) Anh/Chị cú ý kiến gỡ về tội danh của Yờn Tỡnh huống 4: Tối ngày 26 tháng 01 năm 2001, Vũ Quốc Hùng trú tại 131 phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội đi bộ đến nhà Nguyễn Anh Tuấn trú tại 14 ngừ Đỡnh Đông, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội để đánh bạc. Khi đến nhà Tuấn, Hùng có mang theo một chiếc búa đinh với ý định nếu đánh bạc bị thua, Hùng sẽ đi trộm cắp tài sản và sẽ dùng búa để chống lại nếu bị đuổi bắt. Khoảng 23 giờ cùng ngày, do bị thua hết tiền, Hùng mang theo búa đinh đến Công ty trách nhiệm hữu hạn Lê Vi tại 181 đường Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội để thực hiện hành vi phạm tội. Khi qua cổng Công ty thấy đèn điện vẫn sáng, bảo vệ vẫn thức, Hùng không vào ngay mà đi vũng vào ngừ Liờn Việt rồi trốo tường rào vào khu vực xưởng sản xuất của Công ty. Phát hiện đèn trong phũng làm việc của Giám đốc công ty cũn sỏng, Hựng nhỡn vào thấy anh Lờ Văn Hải tạm trú tại 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội là bảo vệ của Công ty đang ngồi xem vô tuyến, Hùng liền gừ cửa. Do cú quen biết Hựng từ trước, nên anh Hải đó ra mở cửa cho Hựng vào. Trong khi ngồi chơi, thấy anh Hải có đeo dây chuyền vàng ở cổ, Hùng nảy sinh ý định giết anh Hải để chiếm đoạt dây chuyền. Lợi dụng lúc anh Hải đang cúi đầu pha nước, Hùng dùng tay trái rút búa đinh giấu ở trong người ra đánh liên tiếp vào gáy, vào đầu anh Hải làm anh Hải ngó quỵ xuống đất chết ngay tại chỗ. Tiếp đó, Hùng kéo xác anh Hải xuống cuối phũng rồi thỏo dõy chuyền của anh Hải. Anh/Chị hóy định tội danh đối với Vũ Quốc Hùng. Tỡnh huống 5: A thường xuyên hành hạ, ngược đói, làm nhục H là con riêng của vợ làm H đau đớn, uất ức, tủi nhục nên đó mua thuốc độc để tự sát nhưng chưa kịp tự sát thỡ bị ngăn chặn. Theo bạn, A phạm tội gỡ trong cỏc tội sau đây: (i) Tội bức tử (Điều 100 BLHS) (ii) Tội hành hạ người khác (Điều 110 BLHS) (iii) Tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS) (iv) Tội hành hạ, ngược đói ụng bà, cha mẹ...(Điều 151BLHS) Tỡnh huống 6: Lý Thị Lan sinh năm 1958, sẵn có uất ức với anh Nguyễn Hữu Nhụ (chồng đó ly hụn) vỡ khi anh Nhụ đi bộ đội, Lan chung thuỷ đợi chờ. Khi anh Nhụ phục viên về sức khoẻ yếu, được Lan chăm sóc đến lúc khoẻ mạnh, anh Nhụ lại nghe gia đỡnh ly hụn Lan. Tối ngày 25 thỏng 10 năm 1984, khi bế con qua ngừ nhà ụng Thời, Lan nghe anh Nhụ đang nói chuyện chuẩn bị cưới vợ. Do đó, Lan bế con về gửi hàng xóm rồi lấy một đoạn tre định dùng làm cán cuốc dài 1m đến nấp ở chân đống rạ, cạnh ngừ nhà anh Nhụ. Khi anh Nhụ đi qua, Lan dùng gậy vụt mạnh ngang người anh Nhụ một cái rồi bỏ chạy đến nhà ông Hợi và nói: “Cháu nấp sau đống rạ ở ngừ chờ Nhụ đi đến phang cho nó một gậy. Cháu ức lắm, ăn không ngon, ngủ không yên. Cháu chỉ muốn đánh cho nó què chứ không muốn nó chết, nhưng cháu đánh thế nào mà nó đau lắm, có lẽ chết mất”. Sau hai giờ kể từ khi bị đánh, Anh Nhụ đó chết. Theo biờn bản giỏm định pháp y thỡ: “Vựng ngực trái anh Nhụ có vết bầm tím 8cm x 4cm theo chiều song song với xương sườn 4 và 5. Xương sườn không bị gẫy. Nguyên nhân chết bởi thương tích lồng ngực do vật rắn và dài gây vỡ tim”. Theo Anh/chị Lan phạm tội gỡ? Hóy giải thớch. Tỡnh huống 7: Khoảng 18 giờ, A đang ngồi uống rượu ở đầu ngừ thỡ thấy B (người cùng ngừ) bế con 3 tuổi đi qua. A buông lời trêu chọc: “Chào bố đi con". Thấy B không trả lời mà bỏ đi, A liền cầm chiếc ghế băng dài 1,5 mét phang vào lưng B. Mọi người thấy vậy chạy đến can ngăn và đưa B đến bệnh viện. Sau 3 ngày điều trị, B ra viện với thương tích là 25% vỡ bị chệch khớp xương bả vai. Theo Anh/Chị, A phạm tội gỡ? Tại sao? Tình huống 8: Rạng sỏng ngày 04/12/2006, Lờ Bỏ Tuấn (1985) gọi một chiếc taxi do anh Đặng Thanh Toàn lỏi. Chạy được khoảng 8km thỡ tờn Tuấn kờu anh Toàn dừng lại. Khi anh Toàn dừng xe lại thỡ tờn Tuấn dựng gậy đập vào đầu anh. Anh Toàn tụng cửa xe chạy ra ngoài kờu cứu. Tờn Toàn ngồi vào ghế của tài xế và lỏi xe chạy bạt mạng để trốn. Trờn đường phúng xe chạy, tờn Tuấn đó tụng vào một chiếc taxi khỏc làm hỏng nặng chiếc xe taxi này. Tờn Tuấn tiếp tục chạy với tốc độ rất lớn và tiếp tục va vào 5 chiếc xe mỏy làm chết một người và làm bị thương 5 người khỏc. Tỷ lệ thương tật của 5 người cao nhất là 47% và thấp nhất là 13%. Tờn Tuấn phạm những tội gỡ ? Tình huống 9: Nguyễn Văn Hùng quê Thạch Hà, Hà Tĩnh, đó cú 2 tiền ỏn về tội trộm cắp tài sản. Ngày 06 tháng 02 năm 2007, sau khi chấp hành xong hỡnh phạt về tội trộm cắp, Hựng đó được trả tự do. Tuy nhiên Hùng không trở về nhà mà lên thẳng Di Linh, Lâm Đồng xin làm thuê cho ông Đào Văn. Trong khi làm việc cho ông Văn, Hùng đó chỳ ý đến Đào Thị Mai P. - con gái ông Văn. Tuy Mai P sinh ngày 09 tháng 12 năm 1994 nhưng khá phổng phao và vỡ vậy Hựng đó lầm tưởng Mai P là đó thành niờn. Ngày 07 thỏng 03 năm 2007 Hùng đó rủ Mai P trốn nhà theo hắn. Mai P đồng ý và để có tiền trốn đi, Hùng cũn xỳi Mai P lấy của gia đỡnh 1.300.000đ, 4,2 chỉ vàng, 01 điện thoại di động, 2 giấy tờ xe máy. Cả 2 trốn về quê Hùng. Tại quê, Hùng giấu Mai P trên thuyền và đó mấy chục lần giao cấu với Mai P. Nguyễn Hoàng Phong là bạn của Hùng đó lợi dụng tỡnh hỡnh trờn, dũ la tỡm được số điện thoại của ông Đào Văn thông báo cho ông Văn biết và đũi ụng Văn phải nộp 200.000.000đ. tiền chuộc Mai P., nếu không Mai P. sẽ “tan nát không cũn gỡ”. Ông Đào Văn đó bỏo CA và ngày 14/04/2007 bọn chỳng bị bắt. Hóy định tội danh đối với Hùng và Phong. Tỡnh huống 10: Khoảng 15 giờ ngày 26 tháng 3 năm 1999, Trần Văn Mười về đến nhà tại ấp 6, xó Lộc Thuận, huyện Bỡnh Đại, tỉnh Bến Tre trong trạng thái say rượu thỡ bị cha là Trần Văn Đưng rầy la. Trần Văn Mười đó dựng chõn đá mạnh vào mặt trái ông Đưng làm ông ngó vào gốc cõy trắc ở trước cửa rồi ngó quỵ xuống đất. Thấy vậy, Trần Văn Mười chạy đến đỡ ông Đưng, đưa ông vào nhà để cấp cứu nhưng ông Đưng đó chết. Theo Biờn bản Khỏm nghiệm tử thi Trần Văn Đưng ngày 26 tháng 3 năm 1999 và Bản Giám định pháp y số 50/GĐPY ngày 27 tháng 3 năm 1999, Tổ chức Giám định Kỹ thuật hỡnh sự Cụng an tỉnh Bến Tre xỏc định: “... Xương hộp sọ bị giập nứt, có nhiều máu loóng màu đỏ đậm từ bên trong nóo chảy ra theo cỏc vết nứt, cỏc vết nứt khụng rừ hỡnh, cú chiều dài chung 5cm, rộng 0,3cm. Cắt hộp sọ thấy hai bán cầu đại nóo giập tụ mỏu màu đỏ đậm, giữa hai bán cầu đại nóo cú mỏu đông. Kết luận: Nạn nhân Trần Văn Đưng chết do chấn thương sọ nóo”. Anh/Chị hóy cho biết, theo quy định của Bộ luật Hỡnh sự năm 1999 thỡ: (i) Trần Văn Mười phạm tội gỡ? Giải thớch rừ tại sao? (ii) Trần Văn Mười có phải chịu trách nhiệm hỡnh sự khụng nếu Trần Văn Mười say rượu đến mức mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mỡnh? Giải thớch rừ tại sao? (iii) Tội danh của Trần Văn Mười có thay đổi không nếu ông Trần Văn Đưng không chết mà chỉ bị thương với tỷ lệ thương tật là 31%? Giải thích rừ tại sao? Gợi ý trả lời (i) Trần Văn Mười phạm tội giết người vỡ... (ii) Trần Văn Mười có thể phải chịu trỏch nhiệm hỡnh sự cho dự Trần Văn Mười say rượu đến mức mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mỡnh vỡ... (iii) Tội danh của Trần Văn Mười có thay đổi vỡ... MỘT SỐ CÂU HỎI 1: So sánh tội giết người với tội giết con mới đẻ. 2: So sánh tội giết người với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. 3: So sánh tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phũng vệ chớnh đáng. 4: So sánh tội giết người với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. 5: So sánh tội giết người với tội bức tử. 6: So sánh tội giúp người khác tự sát với tội giết người. 7: So sánh tội giết người với tội cố ý gõy thương tích (trong trường hợp dẫn đến chết người). 8: So sánh tội giết người (trong trường hợp phạm tội chưa đạt) với tội cố ý gõy thương tích. 9: So sỏnh tội cố ý gõy thương tích với tội gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ. 10: So sánh tội bức tử với tội hành hạ người khác. 11: So sánh tội hiếp dâm với tội cưỡng dâm. 12: So sánh tội hiếp dâm tr/em với tội giao cấu với tr/em.
Tài liệu liên quan