Trách nhiệm xã hội của trường đại học: Thực hiện trong đào tạo trực tuyến

Tóm tắt Trách nhiệm xã hội của tổ chức là một lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, các nhà chính sách. Là một tổ chức giáo dục, trường đại học cũng không thể đứng ngoài câu hỏi về việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức đào tạo trực tuyến đang được triển khai rộng rãi tại nhiều trường đại học với nhiều thách thức lớn khi mà sự tương tác giữa người học với người giảng, người học với nhà trường và người học với người học có sự thay đổi lớn. Điều đấy đặt ra vấn đề về việc đảm bảo sự thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học thông qua hình thức đào tạo mới mẻ này. Do đó, bài viết ra đời nhằm làm rõ hơn các nội dung của trách nhiệm xã hội của trường đại học và việc đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học tại hình thức đào tạo trực tuyến

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trách nhiệm xã hội của trường đại học: Thực hiện trong đào tạo trực tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
221 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC: THỰC HIỆN TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ThS. Nguyễn Ngọc Hiên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trách nhiệm xã hội của tổ chức là một lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu, các nhà chính sách. Là một tổ chức giáo dục, trường đại học cũng không thể đứng ngoài câu hỏi về việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức đào tạo trực tuyến đang được triển khai rộng rãi tại nhiều trường đại học với nhiều thách thức lớn khi mà sự tương tác giữa người học với người giảng, người học với nhà trường và người học với người học có sự thay đổi lớn. Điều đấy đặt ra vấn đề về việc đảm bảo sự thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học thông qua hình thức đào tạo mới mẻ này. Do đó, bài viết ra đời nhằm làm rõ hơn các nội dung của trách nhiệm xã hội của trường đại học và việc đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội của trường đại học tại hình thức đào tạo trực tuyến Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của trường đại học, đào tạo trực tuyến 1. Lời mở đầu Trong những năm gần gây, trách nhiệm xã hội của một tổ chức là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhận thức của các bên liên quan đến việc các tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến không chỉ uy tín mà còn hiệu quả hoạt động của tổ chức. Trách nhiệm xã hội chính là chìa khóa để nâng cao chất lượng cuộc sống, không chỉ của mỗi cá nhân mà toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội trong các trường đại học còn rất ít, chưa tương xứng với mức độ quan trọng của nó đối với hoạt động của trường đại học nói riêng và xã hội nói chung. Tại Việt Nam, đổi mới giáo dục đại học theo hướng gia tăng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm càng đặt ra đòi hỏi các trường phải bảo đảm trách nhiệm xã hội đối với các bên liên quan. Hơn thế nữa, có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhận thức của sinh viên về trách nhiệm xã hội của nhà trường có tác động tích cực đến nhận thức của họ về chất lượng đào tạo của nhà trường. Như vậy việc hiểu rõ về trách nhiệm 222 xã hội của trường không chỉ giúp nhà trường hoàn thành được nhiệm vụ mà xã hội và nhà nước giao phó, mà còn giúp gia tăng uy tín và chất lượng của chương trình đào tạo do nhà trường cung cấp cũng như sự thỏa mãn của sinh viên đối với nhà trường. Bên cạnh đó, hiện nay, hình thức đào tạo trực tuyến đang được triển khai tại nhiều trường Đại học Việt Nam và nhận được sự quan tâm của nhiều người học bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Tuy vậy hình thức đào tạo này cũng đối mặt với không ít thách thức về công nghệ, về nội dung cũng như về phía người học. Một trong những thách thức đó chính là việc làm sao có thể đảm bảo rằng nhà trường vẫn thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình ở loại hình đào tạo mới mẻ này? 2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Vấn đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” được đưa ra bàn luận lần đầu tiên bởi Bowen (1953), và sau đó trở thành một vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh cũng như toàn xã hội. Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo đó, cũng cũng được nhiều học giả quan tâm và tìm cách định nghĩa. Theo quan điểm của Ủy ban phát triển bền vững của liên hợp quốc thì trách nhiệm xã hội là các cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững của kinh tế, xã hội và môi trường (Phạm Đức Hiếu, 2011). Matten và Moon (2004) thì coi trách nhiệm xã hội gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, hoạt động từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Theo hai học giả này, trách nhiệm xã hội là một khái niệm động, được thử thách trong các bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù. Một khái niệm khác về trách nhiệm xã hội nhận được sự đồng thuận lớn là khái niệm của Carroll (1991). Theo nghiên cứu của Carrol (1990) trách nhiệm xã hội là sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định. Từ khái niệm này, Carrol (1999) đưa ra mô hình kim tự thấp gồm bốn thành phần (Hình 1). Trong đó, trách nhiệm kinh tế thể hiện hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp; trách nhiệm pháp lý thể hiện việc doanh nghiệp đáp ứng và tuân thủ các yêu cầu về luật pháp; trách nhiệm đạo đức thể hiện việc hành động theo những quy tắc đạo đức được xã hội chấp nhận; trách nhiệm từ thiện là khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như quyên góp ủng hộ, tài trọ học bổng, thực hiện các dự án cộng đồng. Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của cảm nhận về trách nhiệm xã hội của các bên liên quan đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội như Gond (2001), Lina (2014), Sanie (2015). 223 Hình 1. Mô hình kim tự tháp về trách nhiệm xã hội Nguồn: Carrol (1999) Tại Việt Nam, vấn đề trách nhiệm chỉ mới trở nên phổ biến trong thời gian gần đây và chỉ mới được quan tâm và triển khai ở các doanh nghiệp lớn (Hoàng và Huỳnh, 2015). Do đó, số lượng các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội vẫn còn chưa nhiều. Nguyễn Ngọc Thắng (2010) thì định nghĩa “trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thắng (2010) cũng nhận định rằng vấn đề chiến lược về trách nhiệm xã hội tại Việt Nam còn khá mới mẻ, nên việc ứng dụng trong thực tế tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu của Hoàng và Huỳnh (2015) đã tìm ra được mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và niềm tin và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng. Sau khi nghiên cứu 295 nhân viên ngân hàng, Hoàng và Huỳnh (2015) đã chỉ ra rằng cả bốn yếu tố của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quan điểm Carrol (1990) bao gồm trách kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện đều có tác động đến niềm tin của nhân viên với ngân hàng. Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014), khi nghiên cứu tại hai khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà Nội, đã chỉ ra bốn nhóm yếu tố cấu thành nên trách nhiệm xã hội của khách sạn gồm: trách nhiệm đối với người lao động, trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với xã hội và trách nhiệm đối với khách hàng. Đồng thời, nghiên cứu của hai tác giả cũng chỉ ra các tác động to lớn của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động của khách sạn. 224 Dưới một góc nhìn khác, Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh (2014), khi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp ở Cần Thơ, đã xác định thang đo thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gốm ba yếu tố: chất lượng tổ chức, quan hệ xã hội vào bảo vệ môi trường. Trong đó, chất lượng tổ chức liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của khác hàng và nhân viên. Yếu tố quan hệ xã hội liên quan đến đáp ứng các nhà cung cấp và đáp ứng cộng đồng. Cuối cùng, yếu tố môi trường bảo vệ môi trường bao gồm mười bốn thuộc tính. 3. Trách nhiệm xã hội của trường đại học Bên cạnh đó, đứng trên quan điểm của Uỷ ban Châu Âu (2011), mọi tổ chức đều có tác động và ảnh hưởng lên xã hội. Do đó, trường đại học, cũng như những tổ chức khác, cần phải chịu trách nhiệm đối với những tác động và hậu quả được tạo ra do chiến lược, cơ cấu, chính sách và hoạt động của chúng. Tương tự như vậy, Gasca, Olvera (2011) phát biểu rằng các trường đại học không thể đứng ngoài trong vấn đề trách nhiệm xã hội bởi vì giáo dục đại học có tác động lớn đến kiến thức, hành vi cũng như giá trị của mọi người, từ đó giúp nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội khoa học cũng như trách nhiệm xã hội của công dân. Hay nói cách khác, các trường đại học cần phải quan tâm đến trách nhiệm xã hội của mình. Vậy trách nhiệm xã hội là của trường đại học là gì? Có rất nhiều nghiên cứu đã cố gắng đưa ra định nghĩa này. Theo nghiên cứu của trường Đại học Machester (2011), trách nhiệm xã hội của trường đại học được hiểu là cách thức mà nhà trường tạo ra những giá trị cho xã hội và sự thịnh vượng cho cộng đồng thông qua các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, các chương trình và hoạt động cộng đồng. Cũng bàn về khái niệm này, Esfjani và các cộng sự (2013) đã định nghĩa rằng trách nhiệm xã hội của trường đại học là cách thức theo đó một trường đại học tích hợp các chức năng và hoạt động của mình với các nhu cầu của xã hội thông qua việc phối hợp tích cực với cộng đồng theo một cách minh mạch và đạo đức, nhằm đáp ứng mong đợi của các bên liên quan. Song song với việc phát triển định nghĩa về trách nhiệm xã hội của trường đại học, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của nó đến kết quả hoạt động cũng như nhận thức của các bên liên quan đến uy tín và chất lượng đào tạo của các trường đại học. Jirawan và các cộng sự (2014), khi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội tại các trường đại học tại Bangkok, đã chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội làm tăng tính cạnh tranh của trường đại học và nó giúp tạo ra những người học có trách nhiệm xã hội hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội sẽ có tác động đến thương hiệu của nhà trường trong mắt học sinh và phụ huynh. 225 Tương tự, Lucie và các công sự (2014), khi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội tại các trường đại học tại Cộng hòa Séc, cũng đi đến kết luận rằng trách nhiệm xã hội của trường đại học ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ của nhà trường với các bên liên quan, đặc biệt là sinh viên và sinh viên tiềm năng của nhà trường. Nhận định này đã củng cố quan điểm của rất nhiều nghiên cứu trước đó như Chapleo và Simms (2010), Kantanen (2007). Tuy nhiên nghiên cứu này đồng thời cũng cho thấy rằng sự hiểu biết sinh viên và sinh viên tiềm năng về trách nhiệm xã hội của trường đại học còn hạn chế khi mà họ chủ yếu chỉ xem xét đến các hoạt thể thao và xã hội khi nhắc đến khái niệm này. Imran và Murad (2016) đã tiến hành một nghiên cứu liên quan đến bản chất và mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học tại Pakistan. Kết quả cho thấy rằng sinh viên rất quan tâm đến các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội của nhà trường và mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà trường, đến lượt nó, cũng giúp phát triển thái độ của sinh viên đối với trách nhiệm xã hội. José và các công sự (2014) cũng tìm ra rằng nhận thức chung về trách nhiệm xã hội của nhà trường có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đạo tạo của nhà trường. Nghiên cứu đồng thời cũng đưa ra kết quả rằng trong sáu yếu tố dự án bên ngoài, quản lý nội bộ, nghiên cứu và giáo dục giá trị môi trường, giáo dục giá trị xã hội và những mối quan hệ giữa trường đại học và các công ty, chỉ có yếu tố quản lý nội bộ là yếu tố tác động đến nhận thức chung của sinh viên về trách nhiệm xã hội của nhà trường. Lý do được giải thích ở đây là vì sinh viên trải nghiệm và hiểu rõ yếu tố quản lý nội bộ hơn các yếu tố khác, những yếu tố được coi là đứng ngoài đời sống của họ. Hiện nay, có thể nói rằng, tại Việt Nam đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học. Phan Huy Hùng (2010) khẳng định rằng ở nước ta việc đổi mới giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, đặt ra yêu cầu phải bảo đảm trách nhiệm xã hội của đại học đối với các bên có liên quan cả bên trong và bên ngoài trường. Nghiên cứu của Lê Đức Ngọc (2009) cũng chỉ trường đại học khi thực hiện quyền tự chủ của mình cũng phải luôn ghi nhớ và thực hiện trách nhiệm xã hội của nó đối với các bên liên quan. Nguyễn và đồng tác giả (2014) đã sử dụng mô hình của Carrol (1991) để nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về trách nhiệm xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhận thức của sinh viên về trách nhiệm xã hội là tương đối tốt. Tuy vậy, nhận thức chung của sinh viên về trách nhiệm xã hội chủ yếu bị tác động bởi nhận thức về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm từ thiện. 226 4. Mô hình bốn tác động của trường đại học Vallaeys (2008) đã chỉ ra bốn tác động của trường đại học (Hình 2) bao gồm: Tác động tổ chức, tác động giáo dục, tác động nhận thức, tác động xã hội Trong đó tác động tổ chức là những tác động của trường đại học lên cộng đồng của nó bao gồm các nhân viên, học giả và sinh viên. Tác động tổ chức tác động lên cả con người và môi trường tại trường đại học. Tác động tổ chức của trường đại học được thể hiện thông qua lao động và môi trường Trường đại học cung cấp giáo dục cho sinh viên. Do đó, nó có ảnh hưởng đến đạo đức, hành vi và quan điểm giá trị của sinh viên. Từ đó, nó tác động đến đạo đức nghề nghiệp cũng như vai trò xã hội của mỗi cá nhân. Trường đại học có trách nhiệm khi nó đảm bảo được việc đào tạo nên những công dân có trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm giáo dục của trường đại học thể hiện thông qua quá trình đào tạo của nhà trường Trường đại học có ảnh hưởng đến kiến thức của xã hội, nó tạo ra những chỉ dẫn cho việc điều gì là đúng đắn, là sự thật, là khoa học, là hợp lý, là văn minh. Trường đại học ảnh hưởng đến các vấn đề được đặt lên các chương trình nghị sự khoa học. Do đó, một trường đại học có trách nhiệm khi nó đảm bảo được rằng những kiến thức mà nó tạo đáp ứng những khiếm khuyết nhận thức cản trở sự phát triển bền vững. Tác động nhận thức của trường đại học sẽ được phát huy thông qua nghiên cứu và nhận thức luận. Trường đại học có tác động xã hội. Trường đại học có trách nhiệm cần phải đóng góp và giải quyết các vấn đề cơ bản của xã hội. Một trường đại học có trách nhiệm cần phải thức đẩy sự tiến bộ, chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức thực tế, thúc đẩy vốn xã hội. Do đó, tác động xã hội của trường đại học sẽ được thể hiện thông qua sự liên đới, chuyển đổi và hợp tác của nhà trường với các tổ chức xã hội khác. 227 Hình 2. Bốn tác động của trường đại học Nguồn: Vallaeys (2008) Như vậy, để đảm bảo việc trách nhiệm xã hội của mình, trường đại học cần quan tâm đến việc tạo ra một môi trường làm việc công bằng, minh bạch, tôn trọng các giá trị cá nhân và các giá trị tự do, trường đại học cũng cần quan tâm đến việc tích hợp các nội dung về giá trị đạo đức, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường vào chương trình học của mình. Ngoài ra, trường đại học cũng cần tập trung vào các nghiên cứu nhằm tạo ra các kiến thức giúp giải quyết các vấn đề của xã hội và góp phần vào sự phát triển bền vững. Cuối cùng, trường đại học cần đảm bảo chương trình học của mình thực tiễn, đáp ứng các nhu cầu của xã hội thông qua mối liên kết hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài. 5. Đào tạo trực tuyến và trách nhiệm xã hội của trường đại học Ngày nay đào tạo trực tuyến đang là một trong những mảng đảo tạo quan trọng trong các trường đại học do những ưu điểm mà nó mang lại như tiết kiệm chi phí tài chính và chi phí thời gian, linh hoạt và uyển chuyển, người học có thể học mọi lúc mọi nơi (UNESCO, 2009). Chính vì vậy, việc đảm bảo rằng các nhà trường thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình ở loại hình đào tạo này là vô cùng quan trọng. Để có thể đảm bảo được việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong đào tạo trực truyến, trường đại học cần tập trung vào hai nhiệm vụ cốt lõi như sau: 1. Đảm bảo chương trình học thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Tích hợp các nội dung về giá trị đạo đức, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường vào các chương trình học của mình. Thứ nhất, hiện nay, trong hệ thống đào tạo trực tuyến của một số trường đại học đã có sự tham gia của “giáo viên doanh nghiệp”, đây là một dấu hiệu đáng mừng Tác động nhận thức Tác động xã hội Trường đại học Tác động tổ chức Tác động giáo dục 228 của việc đưa tính thực tiễn vào nội dung của các học phần, khi mà người học có điều kiện tương tác với những chuyên gia, những nhà quản lý hiện đang làm việc trên thị trường lao động. Tuy nhiên, thách thức của đào tạo trực tuyến ở chỗ sự tương tác với người học và giảng viên có thể sẽ bị hạn chế. Do đó, trường đại học cần phải có những quy định đảm bảo rằng sinh viên phải có sự tương tác với giảng viên thì mới có thể tính là hoàn thành khóa học. Ngoài ra, tính thực tiễn của chương trình học còn phải thể hiện ở việc chương trình học cần phải được liên tục nâng cấp, bổ sung, chỉnh sửa để đáp ứng với sự thay đổi liên tục của xã hội và nền kinh tế. Đối với hệ thống giáo dục trực tuyến, nhà trường cần có những quy định sau một chu kỳ thời gian, thì các môn học cần phải được làm mới, cần có sự bổ sung sửa đổi để nó luôn đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Ngoài ra khung chương trình học cũng liên tục cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp Thứ hai, nhà trường cần chú trọng vào việc đưa các nội dung của giáo trị đạo đức, trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường lồng ghép vào trong nội dung các môn học. 6. Kết luận Có thể nói rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các trường đại học là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ đảm bảo rằng trường đại học hoàn thành trách nhiệm của mình đối với xã hội mà còn giúp nâng cao chất lượng và danh tiếp của một trường đại học. Một trường đại học có trách nhiệm là một trường đại học có một môi trường làm việc công bằng, minh bạch, tôn trọng các giá trị cá nhân và các giá trị tự do; chương trình học thực tiễn và tích hợp các nội dung về giá trị đạo đức, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, có các nghiên cứu tạo ra các kiến thức giúp giải quyết các vấn đề của xã hội và góp phần vào sự phát triển bền vững. Đối với hình thức đào tạo trực tuyến, để có thể đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, nhà trường cần tập trung vào hai mảng chính đó là 1. Đảm bảo chương trình học thực tiễn, đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Tích hợp các nội dung về giá trị đạo đức, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường vào các chương trình học của mình. 229 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bowen H R (1953). “Social responsibilities of the businessman”. New York, Harper [1953]. 2. Carroll, Archie B . “Corporate Social Responsibility: Evolution of a Defnitional Construct.” Business & Society 38 (1999): 268–95. 3. Carroll, Archie B . “Ethical Challenges for Business in the New Millennium: Corporate Social Responsibility and Models of Management Morality.” Business Ethics Quarterly 10 (2000). 4. Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh (2004). phân tích những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ. Kỷ yếu Khoa học 2012: 81-90. Đại học Cần Thơ. 5. Jirawan Plungpongpan, Leela Tiangsoongnern, Mark Speece (2016). University social responsibility and brand image of private universities in Bangkok. International Journal of Educational Management. Vol. 30 No. 4, 2016 pp. 571-591 6. José Luis Vázquez, Ana Lanero, Oscar Licandro (2013) Corporate Social Responsibility and Higher Education: Uruguay University Students’ Perceptions, Economics & Sociology, Vol. 6, No 2, 2013, pp. 145-157. 7. Lina Gomez . "The Importance of University Social Responsibility in Hispanic America: A Responsible Trend in Developing Countries" In Corporate Social Responsibility and Sustainability: Emerging Trends in Developing Economies. Published online: 08 Oct 2014; 241-268. 8. Lucie Kvasničková Stanislavská, Roman Kvasnička, Kateřina Kuralová, Klára Margarisová (2014) Social responsibility of higher educational institutions– the comparison of the view of students and potential students. ERIES Journal vol. 7 no. 3-4. 9. Nguyễn Ngọc Thắng (2010). Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tạp chí K
Tài liệu liên quan