Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã xác định một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Theo đó, một trong những quan điểm xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông là bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và liên thông với chương trình giáo dục nghề nghiệp (Bộ GD-ĐT, 2018a). Quan điểm này được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục. Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình là hoạt động giáo dục có tiềm năng lớn, tạo nên ở học sinh sự thích ứng với môi trường và nghề nghiệp tương lai (Bộ GD-ĐT, 2018). Mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT được xác định: “Học sinh phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp” (Bộ GD-ĐT, 2018b, tr 5). Trải nghiệm những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương là một trong những yêu cầu trong nội dung trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh THPT (Bộ GD-ĐT, 2018b, tr 35). Các lĩnh vực nghề nghiệp tại những làng nghề gắn với đặc thù địa phương nơi học sinh sinh sống là một kênh thông tin quan trọng cung cấp kiến thức thực tiễn về một số lĩnh vực, hoạt động nghề. Trải nghiệm làng nghề sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tìm hiểu nghề nghiệp, tạo cơ sở để học sinh lựa chọn hướng nghề nghiệp và rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 486 (Kì 2 - 9/2020), tr 48-53 ISSN: 2354-0753 48 TRẢI NGHIỆM LÀNG NGHỀ NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Phan Thị Tình1,+, Hoàng Công Kiên1, Cao Huy Phương1, Đặng Thị Phương Thanh1, Trần Đình Chiến1, Phùng Quốc Lập2 1Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ; 2Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ + Tác giả liên hệ ● Email: tinhsanhvu@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 04/8/2020 Accepted: 20/8/2020 Published: 20/9/2020 A central task of today's high school experiential activity is to provide a career-oriented basis for students. Each locality needs to promote its strengths to perform this task. Based on the determination of the potential of career- oriented support for high school students of the craft villages in the province, the article proposes a craft village experience activity to orient careers for students in high school in Phu Tho province. The richness in production and business fields of craft villages in Phu Tho province will create good opportunities in career exploration, job selection, quality training to meet job requirements for student of Phu Tho province. Keywords career orientation, career experience, experience activities, Phu Tho province, high school. 1. Mở đầu Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã xác định một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Theo đó, một trong những quan điểm xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông là bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và liên thông với chương trình giáo dục nghề nghiệp (Bộ GD-ĐT, 2018a). Quan điểm này được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, các hoạt động giáo dục. Đặc biệt, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình là hoạt động giáo dục có tiềm năng lớn, tạo nên ở học sinh sự thích ứng với môi trường và nghề nghiệp tương lai (Bộ GD-ĐT, 2018). Mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cấp THPT được xác định: “Học sinh phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp” (Bộ GD-ĐT, 2018b, tr 5). Trải nghiệm những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương là một trong những yêu cầu trong nội dung trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh THPT (Bộ GD-ĐT, 2018b, tr 35). Các lĩnh vực nghề nghiệp tại những làng nghề gắn với đặc thù địa phương nơi học sinh sinh sống là một kênh thông tin quan trọng cung cấp kiến thức thực tiễn về một số lĩnh vực, hoạt động nghề. Trải nghiệm làng nghề sẽ mang lại cho học sinh cơ hội tìm hiểu nghề nghiệp, tạo cơ sở để học sinh lựa chọn hướng nghề nghiệp và rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Vấn đề định hướng nghề nghiệp qua trải nghiệm làng nghề Theo Từ điển tiếng Việt, “nghề nghiệp” là nghề làm để sinh sống và để phục vụ xã hội (Hoàng Phê, 2010, tr 676); Định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dục toàn diện và liên tục được thiết kế để cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học các thông tin, kinh nghiệm chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một xã hội, môi trường cần thiết (Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh, 2018). “Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng (Hoàng Phê, 2003, tr 1020). Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa, là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương, tập quán riêng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề, mà còn gồm những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công việc. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, làng nghề còn giữ gìn bản sắc dân tộc và đặc điểm riêng của địa phương (Dương Đình Thắng, 2017). Từ các quan niệm trên, có thể VJE Tạp chí Giáo dục, Số 486 (Kì 2 - 9/2020), tr 48-53 ISSN: 2354-0753 49 thấy rằng: Trải nghiệm làng nghề nhằm định hướng nghề nghiệp là trải qua, kinh qua, thâm nhập vào một nơi quần cư đông người cùng sống và cùng phát triển một chuyên nghề để tích lũy các thông tin, kinh nghiệm nghề nhằm định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp chuẩn bị cho cuộc sống của người trải nghiệm. Thực tiễn cho thấy, điều kiện để học sinh định hướng, lựa chọn đúng đắn và thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp mà các em lựa chọn là đảm bảo sự hội tụ đủ 3 yếu tố: (1) Học sinh có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của nghề nghiệp; (2) Học sinh đam mê, yêu thích đối với lĩnh vực nghề nghiệp; (3) Học sinh có năng lực, khả năng và thế mạnh để đáp ứng những đòi hỏi của lĩnh vực nghề nghiệp. Trải nghiệm làng nghề không phải là con đường duy nhất, không phải nhân tố có vai trò quyết định trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Trải nghiệm làng nghề chỉ cung cấp kiến thức thực tiễn cho học sinh về một hoặc vài lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, là xuất phát điểm để học sinh tìm hiểu chuỗi giá trị liên quan, từ đó hình thành động cơ tìm hiểu, rèn luyện bản thân, góp phần tác động tích cực tới sự hội tụ 3 yếu tố trên. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông nói chung đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu tập trung theo hướng: Thực trạng công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại các trường phổ thông hiện nay; các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông; công tác gắn lí luận với thực tiễn các lĩnh vực nghề nghiệp thông qua thực hành, trải nghiệm trong các môn học, hoạt động giáo dục (Nguyễn Thị Thu Hà, 2019; Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh, 2018). Các kết quả nghiên cứu đã khẳng định rõ hơn vai trò của công tác định hướng nghề nghiệp đối với việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu các hoạt động giáo dục tiềm năng cho học sinh trong rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng và sự lựa chọn hướng nghề nghiệp trên cơ sở trải nghiệm làng nghề với bản sắc văn hóa riêng của các địa phương nơi học sinh sinh sống chưa được đề cập sâu. 2.2. Tiềm năng của trải nghiệm làng nghề đối với công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc với diện tích khoảng 3500 km2, dân số 1,3 triệu người. Với vị trí địa lí cửa ngõ của vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy thuận lợi cho kết nối giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật,... với các tỉnh trong khu vực. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình có sự chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, Phú Thọ có tiểu vùng đồi núi cao lẫn tiểu vùng gò đồi thấp nên lợi thế cho việc phát triển cây ôn đới, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, chăn nuôi, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất lương thực, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Là mảnh đất phát tích lịch sử dân tộc với nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, Phú Thọ có nhiều làng nghề gắn với lịch sử kinh tế nông nghiệp, tiếp nối truyền thống nghề gắn với văn hóa Hùng Vương. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có 72 làng nghề được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bằng công nhận với 7 nhóm chính: (1) Nhóm làng nghề làm nón, dệt; (2) nhóm làng nghề chế biến chè; (3) nhóm làng nghề đan lát; (4) nhóm làng nghề mộc; (5) nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; (6) nhóm làng nghề cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; (7) nhóm làng nghề xây dựng, sản xuất ngư cụ. Mỗi làng nghề đều hội tụ tinh hoa nghề được lưu truyền qua nhiều thế hệ tạo nên bề dày lịch sử và nét bản sắc riêng biệt. Các làng nghề được phân bố trên tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh (trung bình mỗi huyện, thị, thành phố của tỉnh có 6 làng nghề). Số lượng làng nghề, sự phong phú trong các lĩnh vực nghề, nét đặc sắc trong văn hóa nghề, tiềm năng kết hợp chuyên môn, văn hóa của các lĩnh vực nghề, sự thuận lợi trong giao thông của Phú Thọ tạo nên điều kiện tốt để học sinh phổ thông có cơ hội trải nghiệm làng nghề thường xuyên, hiệu quả cho công tác định hướng nghề nghiệp. Trải nghiệm các làng nghề của tỉnh Phú Thọ có tiềm năng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên các mặt: * Học sinh tìm hiểu lĩnh vực nghề nghiệp: - Thâm nhập thực tiễn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của làng nghề giúp học sinh biết thêm mô hình hoạt động trong một lĩnh vực nghề, có thêm hành trang để đi sâu vào tìm hiểu các lĩnh vực nghề; - Sự phong phú của các làng nghề, nhóm nghề giúp học sinh thêm kiến thức về phân loại nhóm nghề cơ bản; - Tìm hiểu dây chuyền sản xuất trong cơ sở nghề giúp học sinh biết các thông tin, đặc trưng, yêu cầu riêng của nghề; VJE Tạp chí Giáo dục, Số 486 (Kì 2 - 9/2020), tr 48-53 ISSN: 2354-0753 50 - Tìm hiểu sâu về hoạt động sản xuất tại các cơ sở của làng nghề giúp học sinh có thông tin về hoạt động chuyên môn nghề, những điều kiện đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực cần có của người lao động khi làm việc tại các vị trí đối với lĩnh vực nghề. Đây là cơ sở quan trọng tạo nên liên tưởng về sự đáp ứng của bản thân học sinh đối với hoạt động chuyên môn của lĩnh vực nghề; - Cảm nhận chất lượng, đánh giá mẫu mã sản phẩm, cách thức tiếp thị, bán sản phẩm, so sánh sản phẩm của cơ sở nghề trong làng nghề, giúp học sinh nâng cao nhận thức về cơ chế cạnh tranh, về năng lực của nhân sự tại các vị trí công việc, qua đó hình thành ở các em nhận thức mới về các lĩnh vực nghề nghiệp tương tác, hỗ trợ cho hoạt động và sự phát triển lĩnh vực nghề nghiệp của làng nghề; - Tìm hiểu nguồn gốc ra đời, lịch sử phát triển làng nghề của Phú Thọ giúp học sinh có thêm thông tin về quy luật tất yếu ra đời, duy trì, phát triển các nhóm nghề trên cơ sở đặc trưng văn hóa, truyền thống lịch sử, điều kiện kinh tế của tỉnh. Đây cũng là cơ sở quan trọng đặt nền móng hình thành ở học sinh trách nhiệm, văn hóa, đạo đức nghề nghiệp; - Đánh giá giá trị sản phẩm của làng nghề đối với sự thiết yếu của cuộc sống con người, với sự phát triển KT-XH của Phú Thọ, kết hợp so sánh hoạt động của các cơ sở nghề cùng lĩnh vực nghề ở tỉnh Phú Thọ với các địa bàn khác giúp học sinh biết cách sưu tầm tài liệu về xu hướng phát triển các nhóm nghề, từ đó rút ra những thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng lao động đối với nhóm nghề; * Học sinh rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp - Các thông tin có được từ quá trình quan sát, thâm nhập sâu vào các hoạt động của làng nghề giúp học sinh nhận thức, đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề hoặc các nghề ở lĩnh vực liên quan trên các mặt: + Phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với việc đáp ứng yêu cầu làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của nghề; + Đánh giá được những yếu tố phẩm chất và năng lực bản thân cần rèn luyện phù hợp với nghề, chỉ ra được nhận định về sự phù hợp, không phù hợp của bản thân đối với các nghề; định hướng nhóm nghề phù hợp với sở thích, phẩm chất, năng lực bản thân; + Đánh giá được khó khăn, thuận lợi của bản thân trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, năng lực theo lĩnh vực nghề; - Việc giáo viên tạo nên hứng thú, kích thích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu trải nghiệm lĩnh vực nghề nghiệp từ làng nghề giúp các em bộc lộ thiên hướng, sở trường. Từ đó, giáo viên có thêm cơ sở xác định lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp và khơi dậy đam mê cho học sinh; - Sự định hướng, hỗ trợ kịp thời của giáo viên trong quá trình tham gia trải nghiệm giúp học sinh mạnh dạn, tự tin về bản thân với định hướng nghề nghiệp của mình. Từ đó, học sinh có ý thức xây dựng, thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp. * Học sinh lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp - Kết hợp hiểu biết về các nghề truyền thống (sự hình thành, phát triển, lưu giữ các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa địa phương,), hình thành ở học sinh động cơ chọn nghề với tinh thần lưu giữ văn hóa truyền thống đất Tổ. - Việc nhận diện tiềm năng phát triển lĩnh vực nghề và chuỗi giá trị liên quan, thiết lập vai trò mắt xích của làng nghề với tiềm năng phát triển KT-XH của Phú Thọ và khu vực; tìm hiểu công tác hiện đại hóa trong sản xuất sản phẩm của các làng nghề giúp học sinh nảy sinh những sáng tạo mới trong lĩnh vực nghề, từ đó phát sinh những sự quan tâm mới về lĩnh vực nghề liên quan; - Kết hợp tìm hiểu về các trường đào tao chuyên môn (trong và ngoài tỉnh Phú Thọ) của lĩnh vực nghề giúp học sinh có những thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề; - Gặp gỡ, tham khảo ý kiến các nghệ nhân, những người giữ vai trò chủ chốt của làng nghề giúp học sinh có thêm nhiều am hiểu về lĩnh vực nghề, củng cố niềm tin và dự định lựa chọn nghề và định hướng học tập của bản thân. 2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm làng nghề gắn với định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trải nghiệm làng nghề gắn với định hướng nghề nghiệp cần được định hình tốt từ khâu xác định mục tiêu tới thiết lập các hoạt động cụ thể. Như vậy, giáo viên cần tập trung làm rõ một số vấn đề: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 486 (Kì 2 - 9/2020), tr 48-53 ISSN: 2354-0753 51 a) Xác định mục tiêu: Mục tiêu cần đạt được ở học sinh: (1) Biết một lĩnh vực nghề của địa phương; (2) Biết dây chuyền sản xuất sản phẩm của lĩnh vực nghề trong làng nghề; (3) Biết các yêu cầu về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe nghề nghiệp; (4) Hiểu được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực khi hoạt động trong lĩnh vực nghề; (5) Phân tích được giá trị của nghề trong bối cảnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Phú Thọ, của đất nước; (6) Đánh giá được xu hướng phát triển, thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động đối với nghề, nhóm nghề; (7) Định hướng sự quan tâm của học sinh tới nghề và các lĩnh vực nghề liên quan. b) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm làng nghề: * Các hoạt động trước khi tiến hành trải nghiệm (giai đoạn chuẩn bị): - Học sinh được giới thiệu thông tin cơ bản về một số làng nghề của Phú Thọ (tên làng nghề, địa điểm, loại hàng hóa sản xuất). Mỗi nhóm nghề nên được giới thiệu ít nhất 1 làng nghề có địa điểm phù hợp nhất với địa điểm trường học của học sinh; - Học sinh tập hợp thành các nhóm và tìm hiểu sâu thông tin về các làng nghề (lịch sử ra đời và phát triển, số lượng cơ sở sản xuất của làng nghề, mẫu mã, uy tín, thương hiệu sản phẩm,); - Các nhóm học sinh lên kế hoạch cụ thể về những nội dung cần tìm hiểu phục vụ công tác hướng nghiệp cho buổi trải nghiệm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Giáo viên xem xét sự phù hợp của các nội dung hướng nghiệp được nhóm thiết lập trong kế hoạch và giúp nhóm điều chỉnh, hoàn thiện; * Các hoạt động trong khi tiến hành trải nghiệm (giai đoạn thực hiện): Các nhóm học sinh thực hiện các nội dung theo kế hoạch, giáo viên hỗ trợ trong kết nối với nhà quản lí của cơ sở nghề, các thợ lành nghề, các nghệ nhân, giúp học sinh thâm nhập sâu, khai thác thông tin theo kế hoạch: + Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm; + Tìm hiểu yêu cầu về đảm bảo an toàn lao động; + Tìm hiểu cách tiếp thị, đăng kí bản quyền, quảng cáo, tiêu thụ sản phẩm; + Đánh giá sự phát đạt của cơ sở nghề, làng nghề; + Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có của người lao động khi làm việc tại các vị trí đối với lĩnh vực nghề; * Các hoạt động sau khi tiến hành trải nghiệm (giai đoạn thu hoạch): Các nhóm học sinh báo cáo thu hoạch theo các thông tin: - Sự hấp dẫn của hoạt động trải nghiệm làng nghề theo kế hoạch đối với học sinh; - Đánh giá giá trị sản phẩm làng nghề đối với cuộc sống của con người, với sự phát triển KT-XH của tỉnh Phú Thọ, với xu thế phát triển xã hội; - Đánh giá theo ý kiến cá nhân về: Quy cách, mẫu mã, chất lượng sản phẩm; Cách bài trí khu vực sản xuất, trưng bày sản phẩm; Sự hấp dẫn trong công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm; - Luận bàn về sự quan trọng, thiết yếu cho cuộc sống của sản phẩm làng nghề, về nhu cầu sử dụng nhân lực lao động đối với cơ sở nghề, lĩnh vực nghề; - Nhận diện những phẩm chất, năng lực cần có của người làm việc tại các vị trí trong cơ sở nghề (người quản lí, người chọn nguyên liệu, người trực tiếp sản xuất sản phẩm, người tiếp thị quảng bá sản phẩm, người bán hàng,). - Nhận diện điểm mạnh, điểm yếu, sự đáp ứng về phẩm chất, năng lực của bản thân đối với các vị trí của cơ sở nghề; - Nhận diện được những khó khăn, thuận lợi của bản thân trong việc rèn luyện đáp ứng các vị trí của cơ sở nghề; - Tìm hiểu các cơ sở, nhà máy khác trong và ngoài tỉnh Phú Thọ cùng sản xuất sản phẩm của làng nghề, so sánh và phát kiến sáng tạo phương án cải tiến sản xuất, cải tiến sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm làng nghề; - Nhận diện tiềm năng phát triển lĩnh vực nghề đối với tỉnh Phú Thọ, đối với khu vực Tây bắc, đối với Việt Nam và trên thế giới trên tinh thần hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất và chuyên nghiệp hóa công tác hạch toán kinh doanh; - Nhận diện vai trò “mắt xích” của làng nghề với tiềm năng phát triển KT-XH, kết nối du lịch của Phú Thọ và khu vực; - Hình thành ý tưởng về việc chuyển đổi hướng nghề sang các hướng nghề khác liên quan; - Tìm hiểu các cơ sở đào tạo chuyên môn (trong và ngoài tỉnh Phú Thọ) của lĩnh vực nghề; - Tự trình bày tình cảm của bản thân đối với nghề, nhóm nghề. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 486 (Kì 2 - 9/2020), tr 48-53 ISSN: 2354-0753 52 Ví dụ: Tổ chức trải nghiệm Làng nghề mì gạo Hùng Lô - TP. Việt Trì (thuộc nhóm nghề chế biến nông sản thực phẩm) Một số thông tin thu hoạch của học sinh cần khai thác sau trải nghiệm: - Đánh giá về giá trị của các sản phẩm làm từ gạo (bánh chưng, bánh dày, mì gạo, bún, miến, rượu nếp,) mang hương vị đặc trưng nền văn minh lúa nước: (1) Sự thiết yếu trong phục vụ đời sống cho người dân địa phương; (2) mang lại thu nhập cao cho người dân, đóng góp cho sự giàu mạnh của tỉnh Phú Thọ; (3) Truyền bá thương hiệu sản phẩm gắn với tài nguyên văn hóa, lịch sử Phú Thọ, đặc trưng văn hóa Hùng Vương; (4) Tạo chuỗi giá trị liên quan từ công tác trồng, cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, - Những phẩm chất, năng lực cần có của người làm việc tại cơ sở nghề của làng nghề: Năng lực giải quyết vấn đề; giao tiếp, hợp tác; năng lực ngoại ngữ (chỉ dẫn, giới thiệu sản phẩm, thực hiện trao đổi thông tin sản phẩm); năng lực công nghệ thông tin - sử dụng đa phương tiện (kết nối chuyên môn sản xuất, thiết kế mẫu mã, củng cố thương hiệu, truyền thông, quản trị,); năng lực tư duy hệ thống, tư duy phân tích, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo; năng lực kết nối cộng đồng, tham gia hoạt động hội nghề nghiệp; tinh thần làm chủ, tác phong công nghiệp, kiên trì, bền bỉ, trách nhiệm gìn giữ an toàn thực phẩm,... - Tìm hiểu các cơ sở khác cùng sản xuất sản phẩm của làng nghề: Làng mì Chũ Lục Ngạn (Bắc Giang); Làng bánh đa Thổ Hà (Bắc Giang); Làng bánh dày Gàu (Hải Dương); Làng bánh dày Quán Gánh (Hà Nội), Đưa ra nhận xét, so sánh về chất lượng, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, nhận diện ưu điểm, hạn chế trong sản phẩm của làng nghề, rút ra kết luận cải tiến, sáng tạo hoạt động của làng nghề. - Nhận diện tiềm năng phát triển lĩnh vực nghề: Hình thành ý tưởng xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm từ hạt gạo mang thương hiệu Hùng Vương, ứng dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất hiện đại, đưa hoạt động của nhà máy thành một mắt xích của ngành công nghệ thực phẩm; hình thành ý tưởng kết nối các làng nghề khác trong và ngoài tỉnh; hình thành ý tưởng xây dựng điểm du lịch trong c
Tài liệu liên quan