Trần trụi với văn chương và ngòi bút phản tiểu thuyết trinh thám của Paul Auster

1. Đặt vấn đề Paul Auster (1947 - ) là một trong những nhà văn nổi bật nhất của nền văn xuôi đương đại Mĩ. Ai đã từng đọc một tác phẩm của Auster, chắc chắn sẽ rất muốn tìm cuốn thứ hai, thứ ba, tìm hết những gì Auster đã viết hoặc giả là những bài phê bình hay phỏng vấn ông. Auster đã nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá bởi những cống hiến to lớn của ông cho văn chương Mĩ và văn chương hậu hiện đại thế giới. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam như: Trần trụi với văn chương, Người trong bóng tối, Nhạc đời may rủi, Moon Palace. Những trang văn giản dị, khúc chiết, giàu tính ẩn dụ và nhiều ý nghĩa biểu tượng ấy đã làm nên sức hấp dẫn khó cưỡng. Trong văn nghiệp của ông, Trần trụi với văn chương (New York Trilogy) giữ một vị trí riêng. Đây là bộ ba tiểu thuyết Thành phố thuỷ tinh (City of Glass), Những bóng ma (Ghosts) và Căn phòng khoá kín (The locked room) được nhà văn tập hợp lại. Dịch giả Trịnh Lữ đã dịch New York Trilogy thành Trần trụi với văn chương không phải không có cái lí của nó. Bởi một đề tài khá quan trọng của cuốn tiểu thuyết này là bàn về vấn đề viết lách (writing). Nhìn trên tổng thể, người đọc dễ nhận thấy đây là những tiểu thuyết trinh thám với các yếu tố và motif khá đặc trưng. Tuy nhiên, đây không phải là những tiểu thuyết trinh thám đích thực, tiểu thuyết trinh thám thông thường. Auster đã mượn hình thức thể loại để trình bày những vấn đề về nhân sinh, về tồn tại và cả văn chương. Nói cách khác, Trần trụi với văn chương là loại tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống. Chính một số nhà phê bình phương Tây cũng đã nhận định đây là “tiểu thuyết trinh thám siêu hình”, là “giả tưởng phản trinh thám”, là “một biến tấu lạ lùng của thể loại trinh thám” [5,3]. Tìm hiểu vấn đề này, mong muốn của chúng tôi là chỉ ra những cách tân của Auster trên cái nền tiểu thuyết trinh thám và hiệu quả của những đổi mới ấy đối với sức sống của cuốn tiểu thuyết.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trần trụi với văn chương và ngòi bút phản tiểu thuyết trinh thám của Paul Auster, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦. 5, pp. 50-56 TRẦN TRỤI VỚI VĂN CHƯƠNG VÀ NGÒI BÚT PHẢN TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA PAUL AUSTER Nguyễn Thị Thanh Hiếu Đại học Vinh 1. Đặt vấn đề Paul Auster (1947 - ) là một trong những nhà văn nổi bật nhất của nền văn xuôi đương đại Mĩ. Ai đã từng đọc một tác phẩm của Auster, chắc chắn sẽ rất muốn tìm cuốn thứ hai, thứ ba, tìm hết những gì Auster đã viết hoặc giả là những bài phê bình hay phỏng vấn ông. Auster đã nhận được nhiều giải thưởng văn học danh giá bởi những cống hiến to lớn của ông cho văn chương Mĩ và văn chương hậu hiện đại thế giới. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam như: Trần trụi với văn chương, Người trong bóng tối, Nhạc đời may rủi, Moon Palace. Những trang văn giản dị, khúc chiết, giàu tính ẩn dụ và nhiều ý nghĩa biểu tượng ấy đã làm nên sức hấp dẫn khó cưỡng. Trong văn nghiệp của ông, Trần trụi với văn chương (New York Trilogy) giữ một vị trí riêng. Đây là bộ ba tiểu thuyết Thành phố thuỷ tinh (City of Glass), Những bóng ma (Ghosts) và Căn phòng khoá kín (The locked room) được nhà văn tập hợp lại. Dịch giả Trịnh Lữ đã dịch New York Trilogy thành Trần trụi với văn chương không phải không có cái lí của nó. Bởi một đề tài khá quan trọng của cuốn tiểu thuyết này là bàn về vấn đề viết lách (writing). Nhìn trên tổng thể, người đọc dễ nhận thấy đây là những tiểu thuyết trinh thám với các yếu tố và motif khá đặc trưng. Tuy nhiên, đây không phải là những tiểu thuyết trinh thám đích thực, tiểu thuyết trinh thám thông thường. Auster đã mượn hình thức thể loại để trình bày những vấn đề về nhân sinh, về tồn tại và cả văn chương. Nói cách khác, Trần trụi với văn chương là loại tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống. Chính một số nhà phê bình phương Tây cũng đã nhận định đây là “tiểu thuyết trinh thám siêu hình”, là “giả tưởng phản trinh thám”, là “một biến tấu lạ lùng của thể loại trinh thám” [5,3]. Tìm hiểu vấn đề này, mong muốn của chúng tôi là chỉ ra những cách tân của Auster trên cái nền tiểu thuyết trinh thám và hiệu quả của những đổi mới ấy đối với sức sống của cuốn tiểu thuyết. 2. Nội dung nghiên cứu T.Todorov trong Loại hình của tiểu thuyết trinh thám đã từng nhận định: “Tiểu thuyết trinh thám tuyệt nhất không phải là cuốn tiểu thuyết vi phạm các quy 50 Trần trụi với văn chương và ngòi bút phản tiểu thuyết trinh thám của Paul Auster tắc của thể loại, mà là cuốn tiểu thuyết tuân theo những quy tắc này” [3]. Theo đó, Trần trụi với văn chương đã vi phạm quy tắc của tiểu thuyết trinh thám. Điều đó cũng có nghĩa là giá trị của tác phẩm không chỉ ở phần “trinh thám” mà chủ yếu ở phần “tiểu thuyết”. Trước hết, Trần trụi với văn chương khoác lên mình cái hình thức của thể loại tiểu thuyết trinh thám. Ở cả ba câu chuyện, nổi bật lên là hình tượng người thám tử (hay tính chất công việc có liên quan tới thám tử) với tư cách là những nhân vật chính: Quinn trong Thành phố thuỷ tinh; Lam trong Những bóng ma; người kể chuyện vô danh và lại cả Quinn trong Căn phòng khoá kín. Họ ráo riết theo dõi, xác minh, kiếm tìm các bí mật, hệt như ở những tiểu thuyết trinh thám thông thường. Dòng chảy của tiểu thuyết là diễn tiến của việc khám phá những ẩn dấu còn đang khuất lấp. Câu chuyện, do vậy, đưa lại cảm giác hồi hộp chờ đợi, tâm lí háo hức, tò mò muốn bóc tách sự thật một cách nhanh chóng. Xét ở những phương diện này, Auster đã sử dụng tiểu thuyết trinh thám như một phương tiện nghệ thuật đắc lực, với văn phong mê hoặc, lôi cuốn. Tuy nhiên, không như các nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám khác, Auster chỉ mượn cái “khung” của tiểu thuyết trinh thám, phần còn lại là sáng tạo riêng của tác giả. Ông đã vượt qua những quy tắc của thể loại để hướng đến những vấn đề mang tính khái quát. Trong tiểu thuyết trinh thám truyền thống, người đọc bị lôi cuốn bởi hai câu chuyện: Tội ác của kẻ sát nhân và hành trình xác định kẻ sát nhân của thám tử. Trong đó, có thể câu chuyện thứ nhất được trình bày trước, theo sau là câu chuyện thứ hai hoặc cũng có thể câu chuyện thứ hai đồng hành cùng câu chuyện thứ nhất, truyện kể trùng hợp với hành động. Trong Trần trụi với văn chương, cả ba câu chuyện cũng là ba cuộc theo dõi và kiếm tìm, kết cấu của chúng là “phiên bản của truyện trinh thám” (another of the detective story) [2;102], hoặc “tiêu đề được rút ra từ motif phổ biến của tiểu thuyết trinh thám” (its title from a popular motif of detective novels) [2;106]. Nhưng “thám tử” càng tìm kiếm, đối tượng càng trở nên xa vời, khó nắm bắt. Người thám tử rơi vào một nỗi ám ảnh khủng khiếp, không dứt ra được. Anh ta đã thay đổi môi trường sống của mình để thuận tiện cho công việc. Và từ đó, anh ta bị hút sâu vào cuộc sống ấy, không thoát khỏi nó được nữa. Tổn thương của người thám tử chủ yếu là tổn thương về phương diện tinh thần. Anh ta không phải là kiểu người bất khả xâm phạm. Ngược lại, anh ta rơi vào một vòng quay bức bí, quẫn bách. Trong Thành phố thuỷ tinh, Quinn xuất hiện với tư cách là nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám, với bút danh William Wilson. Chỉ từ một cuộc điện thoại nhầm lẫn trong đêm, Quinn thể nghiệm mình ở một thế giới mới, như một thế giới trò chơi được người khác cố tình sắp đặt: Tìm và theo dõi một người đàn ông tên là 51 Nguyễn Thị Thanh Hiếu Peter Stillman, để ngăn cản ông ta có những hành vi thô bạo đối với con mình. Lúc này, Quinn đã trở thành thám tử, là “Max Work”, nhân vật thám tử ông sáng tạo ra trong các tiểu thuyết trinh thám. Quinn đã theo Peter cha từng bước một. Anh vẽ sơ đồ đường đi của lão, ghi chép những công việc nhàm tẻ của lão thật cẩn thận vào một cuốn sổ màu đỏ mà anh luôn mang bên mình. Đến lúc Peter mất dạng, Quinn đã chấp nhận cuộc sống mấy tháng trời dãi nắng dầm mưa, đói rét cạnh đống rác lớn chỉ để theo dõi căn nhà của Peter con, đề phòng trường hợp Peter cha tái xuất hiện. Đến lúc kiệt sức, lê bước về nhà, căn hộ không còn là của mình nữa. Quinn cũng được báo tin rằng Peter cha đã nhảy cầu chết còn vợ chồng Peter con cũng biến mất. Xuyên suốt tiểu thuyết, câu chuyện của cha con nhà Peter Stillman mặc dù là mục đích của nhân vật chính, nhà văn – thám tử Quinn nhưng bám riết người đọc lại chính là hành trình tìm kiếm tưởng như vô nghĩa của nhân vật nhà văn – thám tử ấy. Sang Những bóng ma, biến thái của câu chuyện cũng gần như thế. Xám được Trắng thuê theo dõi Đen và hàng tuần phải viết báo cáo gửi Trắng. Nhưng Đen không hề có một động tĩnh nào của sự khả nghi. Anh ta suốt ngày ngồi viết, thi thoảng ra ngoài. Xám làm tất cả để tìm cách tiếp cận được. Đến cuối cùng, Xám mới phát hiện ra rằng Trắng cũng là Đen. Và trong khi thuê Xám theo dõi mình, đó cũng là khi Đen cảm nhận được sự tồn tại của mình trong sự tồn tại của người khác. Cuối cùng là người kể chuyện vô danh trong Căn phòng khoá kín. Anh ta tìm bạn mình, Fanshawe qua những tác phẩm văn chương và các mối quan hệ của anh. Tìm kiếm mãi, cuối cùng Fanshawe cũng lộ diện, nhưng đó cũng là thời khắc Fanshawe giải thoát mình bằng cái chết. Motif của câu chuyện này gần với các tiểu thuyết trinh thám thông thường: một xác chết được phát hiện trong một căn phòng bị khoá kín từ bên trong. Các cuộc kiếm tìm của các nhân vật chính diễn ra đầy trắc trở, khó khăn. Họ phải chịu đựng thiếu thốn đủ bề. Họ phải chuyển không gian sống vốn đã quen thuộc để thích nghi cùng đối tượng cần tìm kiếm. Và kết quả là họ cô lập mình với xã hội, trở thành một kẻ lưu vong ngay giữa thành phố New York. Tình trạng sinh tồn của họ trước đó biến mất, dấu vết cũ không còn, nhân vật chỉ biết thả mình trôi theo nhiệm vụ mới: tìm hiểu về người khác, khám phá cho ra sự thật. Nhưng khác các tiểu thuyết trinh thám truyền thống, đọc Trần trụi với văn chương, ta không quan tâm nhiều đến cuộc tìm kiếm người khác của nhân vật chính. Cái cốt lõi ở đây là trong một không gian mới, chức năng mới, nhân vật đã khám phá chính mình, soi cuộc đời người khác vào cuộc đời mình. Đấy là cuộc tìm kiếm nhân dạng có ý nghĩa trong đời sống xô bồ, hỗn độn, đầy những mảnh vỡ. “Thám tử là người để ý nhìn và lắng nghe, là người chuyển dịch qua những sự vật hỗn loạn để tìm cho ra cái tư tưởng, cái ý tưởng sẽ kéo tất cả những thứ đó vào với nhau và làm cho 52 Trần trụi với văn chương và ngòi bút phản tiểu thuyết trinh thám của Paul Auster chúng có ý nghĩa. . . ” [1;23]. Các thám tử của Auster đã thực hiện những cuộc hành trình dài tìm kiếm ý nghĩa của tồn tại. Tuy nhiên, đằng sau những hành trình nhọc nhằn ấy, ta vẫn thấy được sự giễu nhại của Auster đối với các thám tử. Với tư cách là người theo dõi người khác, rõ ràng, họ chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và đồng nghĩa với điều này là sự giễu nhại hóm hỉnh của tác giả đối với cả thể loại trinh thám. Trong tiểu thuyết của Auster, các đối tượng trinh thám cũng xuất hiện thật khác biệt. Đó không phải là những người ở thế bị động, bị theo dõi. Hơn thế, họ lại chủ động, dẫn dụ thám tử. Thậm chí họ là những người đã kiến tạo ra các cuộc kiếm tìm. Trong Những bóng ma, Trắng thuê Xám theo dõi Đen, nhưng thực chất đó là “âm mưu” của Trắng. Cái Trắng cần không phải là kết quả của cuộc theo dõi – các báo cáo cụ thể hàng tuần, mà là sự trải nghiệm cảm giác của một người sống trong cái nhìn bám riết của người khác. Cuối cùng, khi Xám hỏi: “Cần tôi để làm gì cơ chứ?”, Trắng thừa nhận: “Để nhắc ta nhớ đến việc ta phải làm. Mỗi khi ta ngẩng lên, anh đã ở đó, đang theo dõi ta, bám theo ta, lúc nào cũng thấy, xoáy mắt vào ta. Anh đã là cả thế giới đối với ta, Lam ạ, và ta đã biến anh thành cái chết của ta. Anh là thứ duy nhất không biến đổi, thứ duy nhất làm đảo lộn mọi sự vật” [304,1]. Ở một phương diện nào đấy, người bị theo dõi lại trở thành người theo dõi lại các thám tử, khiến cho các cuộc tìm kiếm quấn quýt, ràng buộc vào nhau. Và cuộc kiếm tìm nào cũng là để xác định nhân dạng của mình trong thế giới. Chuỗi sự kiện xẩy ra trong Căn phòng khoá kín cũng gần như thế. Fanshawe mất tích. Khi cuộc sống của bạn anh, người kể chuyện đã bắt đầu ổn định với Sophie, vợ Fanshawe, Fanshawe lại viết thư về. Từ đầu tới cuối tác phẩm là những nỗ lực kiếm tìm tung tích Fanshawe, qua việc khảo sát tác phẩm văn học, các bút tích, những mối quan hệ cũ, thời thơ ấu của Fanshawe. Nhưng cuối cùng, đoạn đối thoại ngắn giữa hai người bạn lại khiến ta ngỡ ngàng về tương quan giữa “thám tử và người bị tìm kiếm”. Hoá ra, người tìm kiếm đã có lúc thay đổi vai trò, họ có chức năng như là “thám tử”. Fanshawe thừa nhận: “Tôi theo dõi cậu. Tôi quan sát cậu và Sophie và đứa bé. Thậm chí đã có lúc tôi đã cắm chốt ngay bên nhà có căn hộ của cậu. Trong hai ba tuần, có thể là một tháng. Tôi theo chân cậu khắp nơi. Một hai lần tôi còn đâm sầm vào cậu ở ngoài phố, nhìn thẳng vào mắt cậu. Nhưng cậu không bao giờ để ý. Thật kì lạ là cậu không thấy tôi”. Người mà anh cố công đi tìm bao năm, đôi khi ở ngay bên anh, và lại theo dõi lại anh, anh trở thành đối tượng bị theo dõi. Đây là những sáng tạo riêng của Auster so với tiểu thuyết trinh thám thông thường. Mối quan hệ “tìm kiếm và bị tìm kiếm” khiến cho các nhân vật xuất hiện ở hai tư cách: vừa là chủ thể, vừa là khách thể; vừa là thám tử, vừa là “tội phạm”. Và trong hai vai ấy, họ có cái nhìn đa diện về chính bản thân mình, khám phá đến tận cùng những ngóc ngách trong đời sống vật chất và tinh thần mà cuộc sống thường ngày nhiều khi che khuất. 53 Nguyễn Thị Thanh Hiếu Trần trụi với văn chương, bên cạnh những câu chuyện trinh thám, là những câu chuyện văn chương. Những vấn đề viết lách, nhất là ngôn ngữ được luận bàn sôi nổi với những đánh giá sắc sảo, chân xác. Có thể xem đấy cũng là những cuộc trinh thám đặc biệt: tìm ra bản chất của ngôn ngữ, tương quan giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, bản chất của lí thuyết ngôn từ trung tâm luận (logoscetrism) - sản phẩm của lối tư duy truyền thống phương Tây. Đây chính là chiều sâu của tiểu thuyết trinh thám Auster mà các tiểu thuyết trinh thám truyền thống không có được. Chủ nhân của những phát ngôn, luận bàn này không phải là “thám tử” mà là người bị theo dõi. Đây là một trong những quan điểm của Peter Stillman: “Một ngôn ngữ cuối cùng sẽ nói được cái mà chúng ta phải nói. Vì từ ngữ của chúng ta không còn liên hệ gì với thế giới nữa rồi. Khi mọi thứ còn nguyên vẹn, ta cảm thấy tin tưởng rằng từ ngữ của mình có thể diễn đạt được chúng. Nhưng dần dần những thứ ấy đã gẫy vỡ, dập vụn, rơi vào hỗn loạn. Ấy vậy mà từ ngữ của ta vẫn không thay đổi. Chúng vẫn không chịu thích ứng với thực tại mới” [1;129]. Đen lại hay kể về câu chuyện của các nhà văn Mĩ các thế kỉ trước, về Walt Whitman, về Hawthorne. . . Fanshawe lại là tác giả của những sáng tác văn chương có giá trị đã được xuất bản và công chúng đón nhận nồng nhiệt. Bề ngoài của họ thật khác người, với lối sống lập dị, không hợp thời, nhưng kiến thức của họ vô cùng sắc sảo và uyên thâm. Đó là một thử thách cần phải khám phá của các thám tử. Như vậy, bên cạnh việc tìm kiếm và xác minh các mối quan hệ bên ngoài của họ, các thám tử còn phải khám phá một bí mật nữa: bí mật trong trí tuệ, sự hiểu biết, vốn kiến thức, những đánh giá, luận bàn của chính các đối tượng mình theo dõi. Điều đó cũng có nghĩa thám tử cần một vốn văn hoá sâu rộng, vốn văn hoá “liên văn bản” mới có thể tìm ra bản chất câu chuyện đang còn bị phong kín. Thám tử, trong trường hợp này, cũng giống như độc giả hậu hiện đại. Đọc cả ba câu chuyện, dù khác nhau, ta vẫn thấy sự liền mạch, tiếp nối. Điều đó thể hiện qua những “nhân vật tái xuất hiện” như Quinn, Henry Dark, Peter Stillman và đặc biệt là chi tiết cuốn sổ đỏ, phương tiện lưu lại những thông tin trong quá trình theo dõi đối tượng của thám tử. Cuốn sổ ấy được Quinn, Xám và Fanshawe ghi lại hết sức chân xác, tỉ mỉ những gì họ đã chứng kiến và cảm thấy. Nhưng thú vị là ở chỗ chuyện họ chứng kiến chẳng có gì đáng nói, chúng vô cùng đơn điệu và tẻ nhạt: chuyện Stillman hàng ngày đi lang thang trong thành phố, nhặt nhạnh những vật bẩn thỉu và vô dụng; chuyện Đen suốt ngày ngồi trong phòng hí hoáy viết (mà thám tử làm sao đọc được anh ta viết những gì), thỉnh thoảng Đen có ra ngoài thì đi cũng chẳng có mục đích; đó còn là những ghi chép hành trình của Fanshawe “tự đày mình”: chỉ đi bộ, đến sa mạc, ngủ ngoài trời, có khi sống cùng tộc người da đỏ. . . còn chuyện họ cảm thấy thì thật tinh tế và phong phú. Giá trị của cuốn sổ là ở chỗ này. Nghĩa là cuốn sổ không đáng nói lắm ở phương diện “tư liệu hiện thực” mà ở tính chất biểu cảm của nó, tức là “giá trị văn chương”. Đến 54 Trần trụi với văn chương và ngòi bút phản tiểu thuyết trinh thám của Paul Auster câu chuyện cuối cùng, cuốn sổ được nhân vật người kể chuyện, bạn Fanshawe đọc, đọc liên tục, trong đêm tối, trên một sân ga buồn. Cuốn sổ đầy những nét bút tẩy xoá, được sắp xếp lạ lùng. “Nhưng rất lạ là cái cảm giác còn lại khi đọc hết cuốn sổ ấy lại là cảm giác về một sự trong sáng rõ ràng rất lớn lao. . . Tôi đã lạc ngay sau chữ đầu tiên, từ đó trở đi tôi chỉ có thể mò mẫm đi tiếp, loạng choạng trong bóng tối, mù loà vì cuốn sách đã được viết ra cho mình. . . ”. Sự trong sáng lớn lao của cuốn sổ đỏ của “thám tử” cũng là sự trong sáng dễ cảm nhận từ mỗi trang văn của Trần trụi với văn chương. Auster viết trinh thám bằng cảm quan của một nhà văn có tâm hồn bao dung và trí tuệ tỉnh táo, bén nhạy. Tính chất hư cấu của tiểu thuyết trinh thám không hề xa lạ, cách biệt với những thân phận đầy lo âu, khắc khoải trong đời thường. Phản tiểu thuyết trinh thám truyền thống cũng là lúc Auster xác lập cho mình văn phong hậu hiện đại đặc trưng. Thám tử không còn là “người biết tuốt”. Nhận thức của anh ta nhiều lúc cũng yếu ớt, mơ hồ. Cho đến cuối cùng, thậm chí chính thám tử cũng không biết được bản chất của câu chuyện. Anh ta chỉ là một người chứng kiến, nghe ngóng như các nhân vật khác. Ngòi bút phi trung tâm hoá - một dấu hiệu của văn chương hậu hiện đại thể hiện ngay trong việc tổ chức hệ thống nhân vật của tác giả. Không một ai đảm nhiệm vai trò trung tâm: từ nhà văn Quinn, bút danh của Quinn là William Wilson, đến thám tử Max Work hay nhà văn trùng tên tác giả - Paul Auster. . . (Thành phố thuỷ tinh); từ Xám, Nâu đến Đen, Trắng (Những bóng ma) và tôi, Quinn (Căn phòng khoá kín). Chính vì vậy, tính chất của tiểu thuyết Paul Auster nói chung, Trần trụi với văn chương nói riêng là những tiểu thuyết mở. Ở đó, nhà văn kiến tạo những cái kết chưa hoàn tất, để những khoảng trống để độc giả ngẫm ngợi và suy tưởng. Rời khỏi nhà Peter Stillman, Quinn đi đâu? Số phận của Xám sẽ ra sao khi gặp Đen, anh liệu có trở về được với cuộc sống cũ? Chuyến tàu muộn có đưa “tôi” về với thành phố New York, nơi Sophie và hai con đang chờ đợi anh? Những kết thúc để ngỏ rõ ràng không phải là những lựa chọn của các tiểu thuyết trinh thám truyền thống. Với các độc giả “truyền thống”, họ cần một sự rõ ràng, phải có đáp án cuối cùng cho câu chuyện. Đây cũng chính là điểm khác của Trần trụi với văn chương so với truyện trinh thám thông thường. 3. Kết luận Tiểu thuyết trinh thám Mĩ có nguồn gốc từ những sáng tác mang đậm cái “fantastic” của Edgar Poe. Theo thời gian, nó đã có những bước phát triển đáng kể, cùng với trinh thám các nước châu Âu, làm thành một dòng tiểu thuyết trinh thám hiện đại. Các tên tuổi tiêu biểu như Harlan Coben, Micheal Connelly, Ian Rankin. . . đã góp phần làm cho dòng văn học này diễn ra sôi động, thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Đấy có xem là thứ “nghệ thuật bình dân” (pop art) được 55 Nguyễn Thị Thanh Hiếu viết bởi những nhà văn có tài năng tổ chức, kiến thiết cốt truyện siêu phàm. Với Trần trụi với văn chương, Auster đã làm mới tiểu thuyết trinh thám Mĩ. Đấy là những tiểu thuyết trinh thám phản truyền thống, ở đó nhà văn như muốn giễu nhại chính hình thức thể loại của nó, xoá bỏ ranh giới giữa “trinh thám” và “văn chương”. Qua đó, hiển hiện một quá trình tìm kiếm hết sức rốt ráo của nhân vật về bản thể, về nhân dạng và về ý nghĩa của sự tồn tại trong dòng chảy miên man, bất tận của đời sống. Người đọc bị hấp dẫn bởi tính chất “trinh thám”, đó là sự hồi hộp, li kì và bởi tính chất “văn chương”, đó là sự giản dị rất mực của một ngòi bút kiệm lời, tinh thần nhân văn đến từ những điều nhỏ nhặt, đơn sơ trong cuộc sống. Cái “sự thật” tưởng rất quan trọng là truy tìm “thủ phạm” đã được Paul Auster chuyển hướng sang truy tìm bản ngã. Và cuộc tìm kiếm bản ngã, muôn đời vẫn sẽ không bao giờ kết thúc. . . TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Paul Auster, 2007. Trần trụi với văn chương. Trịnh Lữ dịch và giới thiệu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [2] Harold Bloom, 2004. Paul Auster. Chelsea House pulishers. [3] Tzvetan Todorov, 2004. Thi pháp văn xuôi. Đặng Anh Đào & Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. ABSTRACT New York Trilogy – an anti-detective fiction by Paul Auster Paul Auster was a noble postmodern writer of contemporary American lit- erature. One of the early readable novels of Auster was the New York Trilogy. This article showed the creations of the author in resolving the genres. Auster had many innovations which transcended the detective form. New York Trilogy was an anti–detective fiction. Therefore, Auster recommended the groundbreaking and evaluation problems. 56