II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Xây dựng dữ liệu cho website
1.1. Phân loại cây xanh công cộng trên địa bàn thị trấn Ba Tri
Để xây dựng website: “ Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng”, việc đầu tiên cần thực hiện là thu thập tất cả các dữ liệu liên quan đến cây xanh công cộng một cách chính xác và khoa học. Nhóm và các bạn cộng tác viên đã có nhiều buổi thực tế tại các công viên, tuyến đường, trường học trên địa bàn thị trấn Ba Tri để phân loại, sưu tập các hình ảnh, tìm hiểu đặc điểm của cây xanh công cộng. Kết quả phân loại ban đầu, tại thị trấn huyện Ba Tri có 81 loài, thuộc 49 họ. Cụ thể: cây bóng mát có 33 loài, cây ăn quả có 6 loài, cây trang trí có 30 loài, cây trang trí nền và thảm cỏ có 12 loài.
1.2. Tìm hiểu, tham khảo các loại cây xanh công cộng khác
Ba Tri là một đô thị nhỏ nên số lượng cây xanh công cộng chưa đủ lớn để tạo một website hoàn chỉnh và đa dạng. Vì vậy, nhóm tiếp tục thực hiện việc phân loại, sưu tập hình ảnh, đặc điểm cây xanh công cộng ở nhiều địa phương khác, các trang mạng từ internet. Sau khi kết hợp dữ liệu bằng nhiều hình thức khác nhau, kết quả phân loại có 148 loài, thuộc 59 họ. Cụ thể: cây bóng mát có 50 loài, cây trang trí có 62 loài, cây trang trí nền có 23 loài, và thảm cỏ có 4 loài.
1.3. Tổng hợp dữ liệu về cây xanh công cộng
Khi có kết quả phân loại, bộ sưu tập hình ảnh và đặc điểm của các cây xanh công cộng, nhóm bắt đầu sắp xếp và trình bày dữ liệu theo các nhóm riêng bao gồm:
- Hình ảnh cây xanh công cộng: cung cấp kho hình ảnh rõ, đẹp của cây xanh. Thể hiện rõ các chi tiết các cơ quan sinh dưỡng của cây như lá, thân, hoa, quả, rễ của cây xanh.
- Đặc điểm, thông tin cây xanh công cộng: cung cấp các thông tin cơ bản của cây xanh như: tên, họ, tên khoa học, đặc điểm sinh học, kỹ thuật trồng cơ bản, công dụng Những cây xanh có độc tố sẽ được ghi chú cảnh báo.
- Bảng thông tin cây xanh công cộng: cung cấp kho bảng thông tin cảnh báo cây xanh công cộng mà nhóm đã thiết kế sẵn. Bảng này có thể dùng để in trực tiếp lên nhiều chất liệu khác nhau như mica hoặc giấy bìa cứng và đeo cho cây xanh công cộng ở nhiều nơi cần thiết. Điều này thật sự hữu ích đối với các cây xanh có chứa độc tố.
(Danh sách phân nhóm và phân loại cây xanh công cộng: phần phụ lục)
1.4. Sưu tầm các video cảnh báo độc hại cây xanh, video kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loài hoa
Để tăng tính đa dạng và sinh động cho website, nhóm sưu tầm thêm các video. Có ba chủ đề video được đề cập đến.
- Vai trò cây xanh.
- Bảo vệ cây xanh.
23 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT DỰ ÁN
Dự án “Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng” được thực hiện trong thời gian là 10 tháng ( từ 3/1/2017 – 1/10/2017). Việc nghiên cứu đã được thực hiện trên môi trường lập trình HTML (HyperText Markup Language) kết hợp với việc tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh công cộng tại Ba Tri và một số địa phương khác.
Kết quả dự án đã xây dựng được website “Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng” . Với cơ sở dữ liệu gồm 148 loài cây xanh, thuộc 59 họ, trong đó cây bóng mát có 50 loài, cây trang trí có 62 loài, cây trang trí nền có 23 loài, và thảm cỏ có 4 loài, website đã chia sẻ được:
+ Bộ sưu tập hình ảnh cây xanh công cộng.
+ Các thông tin cơ bản của cây xanh công cộng, đặc điểm từng loài cây xanh.
+ Bộ sưu tập ảnh bảng thông tin cây xanh công cộng, có thể in trực tiếp để đeo cho cây xanh với giá thành thấp.
+ Video cảnh báo một số loại cây xanh chứa chất độc.
+ Video chia sẻ vai trò, lợi ích của cây xanh.
+ Video chia sẻ thông điệp bảo vệ cây xanh.
Cùng với giao diện đặc sắc, nội dung đa đạng với kho hình ảnh rõ đẹp, video sinh động, thông tin hữu ích; chắc chắn website này sẽ là kênh thông tin tiện dụng dành cho các bạn học sinh, sinh viên, giáo viên trong các quá trình học tập và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực vật đặc biệt là cây xanh công cộng. Website cũng mang đến một thông điệp tốt đẹp “ bảo vệ cây xanh, giữ gìn sức khỏe”. Mong rằng với thông điệp này, chúng ta sẽ có ý thức nhiều hơn trong việc bảo vệ cây xanh, môi trường và sức khỏe con người.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành gởi lời tri ân đến Ban Giám Hiệu trường THPT Phan Ngọc Tòng, Cô Lê Thị Bé Nhung, quý thầy cô trong bộ môn Sinh học và Tin học của trường THPT Phan Ngọc Tòng, các bạn cộng tác viên đã hỗ trợ nhiệt tình để chúng em hoàn thành dự án này. Nhóm nghiên cứu cũng xin gởi lời cám ơn chân thành đến các cơ quan, trường học, các cô chú, anh chị, các bạn thanh thiếu niên trên địa bàn thị trấn huyện Ba Tri đã tạo điều kiện, chia sẻ nhiều ý kiến tích cực trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu
MỤC LỤC
Tóm tắt dự án... trang 1
A.Phần mở đầu.................................................................................................................... trang 3
I. Lý do chọn đề tài. trang 3
II. Mục đích nghiên cứu trang 4
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.. trang 4
IV. Phương pháp, phương tiện nghiên cứu. trang 4
V. Phạm vi nghiên cứu... trang 5
B. Phần nội dung.... trang 6
I. Cơ sở lý luận... trang 6
1. Khái niệm cây xanh công cộng.. trang 6
2. Vai trò của cây xanh đối với môi trường trang 6
3. Phân nhóm và đặc điểm chung một số của một số loại cây xanh.. trang 7
4. Giới thiệu tổng quan về thị trấn Ba Tri.. trang 10
5. Một số kiến thức toán học liên quan trong dự án trang 10
6. Kiến thức phân loại học thực vật trang 10
II. Kết quả nghiên cứu phân loại trang 11
Địa điểm thực hiện thống kê và phân loại trang 11
Kết quả thống kê.. trang 11
Kết quả phân loại. trang 12
III. Nhận xét và thảo luận trang15
Ưu điểm trang 15
Hạn chế trang 16
C. Kiến nghị và kết luận trang 19
I. Kiến nghị. trang 19
II. Kết luận.. trang 22
Tài liệu tham khảo.. trang 23
Phụ lục 1 ... trang 24
Phụ lục 2 .. trang 46
Phụ lục 3 trang 70
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cây xanh công cộng là một trong những thành tố quan trọng trong cấu trúc đô thị xanh. Cây xanh không chỉ là lá phổi xanh, là máy điều hòa không khí, là thiết bị lọc bụi, giảm tiếng ồn và khí thải mà còn gắn bó thân thiết với con người, với môi trường sống và với sự phát triển kinh tế của đô thị và xã hội. Trên thế giới, bất kì một đô thị phát triển nào cũng cần có sự góp mặt của màu xanh cây cối. Những năm gần đây, Bộ xây dựng có quan tâm nhiều hơn đến công tác trồng và quy hoạch mảng xanh công cộng trong các đô thị và thành phố lớn. Việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, bảo đảm an toàn và tạo cảnh quan cho đô thị, cũng như kỹ thuật trồng cây, chăm sóc cây được quan tâm đúng mức. Nhiều thành phố và đô thị mới phát triển đảm bảo tiêu chuẩn đô thị môi trường như: Thành phố Hạ Long, Thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, công tác trồng và quy hoạch mảng xanh công cộng là chưa thật sự đồng bộ từ các thành phố lớn đến các địa phương. Một bộ phận cư dân rất thiếu ý thức giữ gìn, bảo vệ cây xanh đường phố, dẫn đến cây xanh bị chặt phá nghiêm trọng. Nhiều cây xanh có chứa độc tố được trồng đại trà trong các công viên, đường phố, trường học mà không có bất kì thông tin cảnh báo nào. Điều này thật sự nguy hiểm cho người dân xung quanh, đặc biệt là trẻ em. Trong năm 2017, Bộ y tế kết hợp với Cục an toàn thực phẩm ban hành công văn đề nghị các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai phòng ngừa ngộ độc do độc tố tự nhiên ở một số loài cây, hoa trong các công viên, đường phố, đô thị, đặc biệt là các khuôn viên các cơ sở giáo dục.
Qua thực tế ban đầu của nhóm chúng em tại địa phương là thị trấn Ba Tri, cây xanh công cộng được trồng, chăm sóc và bảo vệ chưa thật sự tốt. Những cây xanh có chứa độc tố vẫn có mặt ở khuôn viên trường học, nơi công cộng. Hầu hết cây xanh không được đeo bảng tên, hoặc bất kì thông tin cảnh báo chất độc nào . Nguyên nhân chủ yếu là sự quy hoạch chưa phù hợp và đúng mức của địa phương; ý thức trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh công cộng của người dân địa phương đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên chưa cao.
Khi nghiên cứu các website đã có, nhóm chúng em nhận thấy rằng hiện nay, tại Việt Nam, chưa có website nào chia sẻ các thông tin về cây xanh công cộng một cách phi lợi nhuận nhằm mục đích học tập, giáo dục và nghiên cứu. Thông tin của các website chủ yếu nhằm mục đích kinh doanh. Nội dung chia sẻ thường không đa đạng, không đầy đủ thông tin, hình ảnh, tên các loại cây xanh công cộng thường được trồng.
Sau quá trình thực tế phân loại cây xanh công cộng tại địa phương, tài liệu, kết hợp với việc nghiên cứu môi trường lập trình HTML (HyperText Markup Language), nhóm chúng em xây dựng website “Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng”. Với giao diện đặc sắc, nội dung đa đạng với kho hình ảnh rõ đẹp, video sinh động, thông tin hữu ích; chắc chắn website này sẽ là một kênh thông tin tiện dụng dành cho các bạn học sinh, sinh viên, giáo viên trong các quá trình học tập và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực vật đặc biệt là cây xanh công cộng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xây dựng website: “ Trang tra cứu thông tin cảnh báo cây xanh công cộng” nhằm chia sẻ miễn phí cho các bạn sinh viên, học sinh và giáo viên nhằm mục đích học tập, giáo dục và nghiên cứu. Cụ thể website đã chia sẻ :
+ Bộ sưu tập hình ảnh cây xanh công cộng.
+ Các thông tin cơ bản của cây xanh công cộng, đặc điểm từng loài cây xanh.
+ Bộ sưu tập ảnh bảng thông tin cây xanh công cộng, có thể in trực tiếp để đeo cho cây xanh với giá thành thấp.
+ Video cảnh báo một số loại cây xanh chứa chất độc.
+ Video chia sẻ vai trò, lợi ích của cây xanh.
+ Video chia sẻ thông điệp bảo vệ cây xanh.
- Đề xuất một số giải pháp hữu ích nhằm phát triển bền vững cây xanh công cộng.
- Nâng cao ý thức hành động trồng và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường , giữ gìn sức khỏe cho mọi người.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cây xanh công cộng thường được sử dụng trồng trong các công viên, khuôn viên, trường học, đường phố
Môi trường lập trình HTML (HyperText Markup Language).
Khách thể nghiên cứu
Người dân địa phương, học sinh, cán bộ công chức và viên chức trên địa bàn thị trấn Ba Tri.
IV. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp:
- Nghiên cứu tài liệu cây xanh đô thị, cây cảnh, phân loại thực vật,...
- Quan sát, điều tra, ghi nhận thông tin.
- Nghiên cứu, tham khảo các trang trên mạng internet.
- Thao tác trực tiếp trên môi trường lập trình HTML (HyperText Markup Language).
2. Phương tiện.
- Máy ảnh KTS
- Máy vi tính.
- Sổ, bút ghi chép, máy tính.
- Xe đạp điệp.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Thời gian nghiên cứu: từ 03/01/2017 – 01/10/2017
2. Phạm vi nghiên cứu
- Cây xanh công cộng .
- Môi trường lập trình HTML (Hypertext Markup Language).
3. Lĩnh vực nghiên cứu : Sinh học trên máy tính.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Một số vấn đề liên quan đến cây xanh công cộng
1.1. Khái niệm cây xanh công cộng
Cây xanh công cộng bao gồm tất cả các cây xanh được trồng ở công viên, vườn hoa, khu dân cư, đường phố, trường học, bệnh viện, và các khu vực công cộng khác. Các cây xanh này có thể được trồng và quy hoạch bởi chính quyền địa phương, các cơ quan, trường học, người dân.
1.2. Vai trò của cây xanh đối với môi trường
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang nóng lên và môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống .
a. Đối với môi trường không khí và khí hậu
Người ta thường ví cây xanh đối với môi trường tương tự như là lá phổi hô hấp của con người. Khi gió thổi không khí xuyên qua cây xanh, hàm lượng bụi trong không khí sẽ được các lá cây giữ lại phần lớn, làm cho không khí trong sạch hơn. Cây càng rậm rạp, lá càng sù sì thì bụi càng dễ bán hơn. Khi lá cây đã bám đầy bụi, trời mưa sẽ rửa sạch lá và lá sẽ tiếp tục chu kỳ hấp phụ bụi.Tổng lượng bụi được bám giữ trên 1 cây có tán lá lớn, rậm có thể đạt tới từ 10 – 30 kg. Nồng độ bụi trong không khí thổi qua cây xanh có thể giảm đi từ 20 - 60%. Cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi ở các tầng nhà trên từ 30 - 60%.
Hình 1. Cây xanh ở đường phố và công viên
b. Đối với môi trường nước và đất
Cây xanh có khả năng lưu giữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ rễ cây mưa thấm nhanh xuống đất, làm giảm và làm chậm tốc độ lượng nước chảy tràn, giảm lượng nước úng ngập . Cũng nhờ tính năng này mà ở vùng trung du và miền núi, rừng cây xanh có tác dụng điều hòa nước mưa, làm giảm xói lở đất, giảm lũ tràn, lũ ống, lũ quét.
Cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều chất ô nhiễm độc hại trong môi trường nước (những cây sống trong nước và trên mặt nước và ở các vùng đất ngập nước) và trong môi trường đất, đặc biệt là hấp thụ và giữ chứa lâu dài trong các mô bì của lá cây, trong thân cây, cành cây và rễ cây các loại kim loại nặng, như là chì, asen, thủy ngân...
Do cây xanh có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm cho nên hiện nay ở nhiều nước trên thế giới người ta đã sử dụng một số loài thực vật trong hệ thống xử lý nước thải và đang nghiên cứu sử dụng một số loài thực vật để xử lý ô nhiễm đất, hấp thụ kim loại nặng, phục hồi chất lượng đất.
c. Đối với yếu tố mỹ quan
Hệ thống cây xanh làm tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị, các khu vực công cộng tạo ra cảm giác êm dịu về màu sắc và môi trường khí hậu, tôn cao giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc, các đài kỷ niệm, các danh lam, thắng cảnh, phục vụ cho nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi, học tập, đi dạo và thưởng ngoạn của nhiều người, cũng như của khách vãng lai và khách du lịch.
Hình 2. Cây xanh làm tăng vẻ đẹp cho các khuôn viên
d. Đối với sức khoẻ
Tinh thần căng thẳng, mệt nhọc có quan hệ với môi trường sống, môi trường làm việc và đời sống sinh hoạt trong các đô thị. Sự căng thẳng là một trong những phản ứng tâm sinh lý của cơ thể đối với áp lực môi trường. Mặc dù những căng thẳng do áp lực môi trường có khi chỉ là tạm thời, có thể thích ứng được thông qua quá trình rèn luyện, nhưng trạng thái tinh thần của con người thì luôn thụ động trước những ảnh hưởng của áp lực môi trường. Màu sắc của cây làm giảm bớt hành vi trong cuộc sống. Chúng ta nhận thấy rằng, cây trồng ở bệnh viện giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
e. Hạn chế tiếng ồn
Âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm lượng âm thanh đáng kể. Vì vậy, thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây cao để giảm bớt âm thanh thành phố đến các công trình.
f. Cải thiện hệ sinh thái
Tạo điều kiện cư trú cho chim, côn trùng, và các động vật khác. Thực tế là số lượng các loại chim khác nhau tùy thuộc vào cây trồng.
1.3. Phân nhóm và đặc điểm chung một số của một số loại cây xanh
Cây xanh công cộng bao gồm tất cả các cây xanh được trồng ở công viên, vườn hoa, khu dân cư, đường phố, trường học, bệnh viện, và các khu vực công cộng khác. Theo đó, chúng được phân thành 5 nhóm bao gồm: cây bóng mát, cây ăn quả, cây trang trí, cây trang trí nền và thảm cỏ. Cách phân chia này giúp ích về mặt kỹ thuật thiết kế, chọn loài và phân chia theo nhóm công dụng hay nhóm mục đích sử dụng khác nhau. Bốn nhóm này có những đặc điểm chính sau đây:
a. Cây bóng mát:
Cây bóng mát là những loài có thân gỗ lớn, lá thường xanh hay rụng, có chiều cao từ 5 m đến 40 m hoặc 50 m, sống lâu 30 đến 40 năm, có loài sống hàng nghìn năm. Cây bóng mát có nhiều loại, thường được trồng cho đường phố, khu nhà ở, các công sở, vườn hoa, Cây bóng mát còn có thể chia thành 4 loại, là cây bóng mát thường, cây bóng mát có hoa đẹp, cây bóng mát ăn quả và cây bóng mát có hoa thơm.
+ Cây bóng mát thường: Gồm những cây thân gỗ lớn thuộc loài lá kim hoặc lá rộng, thường xanh hay rụng lá trơ cành. Nhiều loài cho bóng râm tốt lại có dáng cây đẹp. Chúng thường được trồng đơn, trồng từng khóm hay từng mảng phối kết với công trình kiến trúc đường phố, khu nhà ở, công sở bao gồm các loài như: Bồ đề (Ficus religiosa L.), Phi lao (Casuarina equisetifolia J.R. & G. Forst.), Tùng bách tán (Araucaria exelsa R. Br.), Bàng biển (Terminalia catappa L.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.)
+ Cây bóng mát có hoa đẹp: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỏ, cho bóng mát nhưng đặc biệt có hoa đẹp như Phượng vĩ [Delonix regia (Hook.) Raf.], Lim xẹt [Peltophorum pterocarpum (A. P. de Cand.)], Muồng vàng (Cassia splendida Vogel.) Hoa có tác dụng trang trí ở tầng cao. Chúng thường được trồng làm cảnh phối kết với công trình kiến trúc.
+ Cây bóng mát có hoa thơm: Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỏ có hoa thơm dễ chịu như: Bưởi (Citrus grandis Osbeck), Ngọc lan trắng (Michelia alba DC.), Công chúa [Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. et Thoms.], chúng thường được trồng bên những công trình kiến trúc như nhà ở, công sở, bệnh viện, khu nghỉ mát
Hình 3. Cây bóng mát
b. Cây ăn quả:
Bản chất của nhóm cây này cũng là cây bóng mát, nhưng con người có thể ăn quả. Gồm những cây thân gỗ lớn hay nhỏ, cho bóng mát và cho quả. Quả của một số loài khi chín hợp với tán lá tạo thành một khối màu sắc trong thời gian dài. Có loài quả phân bố trên thân, trên ngọn tạo thành những chùm quả với hình dáng độc đáo tăng thêm giá trị trang trí của cây như: Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Nhãn (Dimocarpus longan Lour.), Khế (Averrhoa carambola L.), Me (Tamarindus indica L.), Xoài (Mangifera indica L.)....
c. Cây trang trí:
Hình 4. Cây trang trí
Là những cây thân gỗ nhỏ, mọc bụi hay riêng lẻ, leo giàn và cây thân thảo. Chúng thường được trồng làm cảnh để trang trí ở tầng thấp, trồng chậu trưng bày trong nhà, trồng giàn leo. Cây trang trí gồm:
+ Các loài Tre, Trúc: Là những cây có một thân chính bao gồm những cây bụi cao từ 1 – 2 m và 15 – 20 m. Các loài tre, trúc có thân đẹp, ngọn mềm mại uống cong. Tre, trúc gần gũi gắn bó với con người Việt Nam, mang đậm sắc thái dân tộc. Chúng được trồng để trang trí, tạo cảnh ở các biệt thự, vườn hoa.
+ Các loài Cau, Dừa: Cây cao từ 15 – 20 m, thân cột đứng thẳng hài hòa với nét công trình kiến trúc. Tán cây gồm những tàu lá có bẹ xòe ra mềm mại hợp lại ở ngọn cây tạo nên tán hình chùm thưa thoáng rất đẹp như Cau (Areca catechu L) , Dừa (Cocos nucifera L.), Cọ [Livistona saribus (Lour.) Merr. ex Cheval.] ... là những loại cây tượng trưng khí hậu nhiệt đới và dùng trang trí cảnh sắc độc đáo. Một số loài thuộc họ Cau, Dừa còn cho quả ăn được, làm thuốc, chế biến dầu. Tre, Trúc, Cau, Dừa thuộc loại cây cao nhưng có hình dáng đẹp nên xếp chúng vào loại cây trang trí.
+ Cây cảnh dáng đẹp: Gồm cây thân gỗ nhỏ, mọc đơn hay mọc bụi, có dáng cây, hoa hay lá có màu sắc đẹp. Chúng thường được trồng làm cây trang trí phối kết tạo cảnh ở tầng thấp. Sử dụng những loại cây cảnh dáng đẹp để trang trí đỡ tốn chi phí hơn so với trồng những loại cây lâu năm như: Chuối rẽ quạt (Ravennala madagasriensis T.F.Gmel.), Cọ quạt (Thrinax parviflora Swartz)...
+ Cây cảnh hoa đẹp: Gồm những cây gỗ nhỏ, mọc đơn hay mọc bụi, có hoa. Hoa có nhiều màu sắc được sử dụng phối kết tạo thành cảnh bằng cách trồng đơn lẻ “đều xanh” hay trồng thành nhóm từng mảng lớn. Chúng thường được trồng ở các vườn hoa, chậu cảnh, bên các công trình kiến trúc như: Anh đào (Prunus cerasoides D.Don), Bướm bạc (Mussaaenda frondosa L.), Sứ đại (Plumeria obtusum L.), Hồng mai (Jatropha padurifolia Andr.)...
+ Cây leo giàn: Gồm những cây leo có thân, lá, hoa đẹp, có tác dụng trang trí và tạo bóng râm tốt, có một số loài có mật độ lá thưa thoáng vừa ít che khuất, vừa ít công trình. Nhiều loài có hoa đẹp với mật độ hoa dày được dùng trang trí cho giàn leo, vòm cổng, mảng tường, mái che. Cây leo giàn có tác dụng tạo thảm xanh theo chiều đứng, mặt phẳng, mặt nghiêng của công trình kiến trúc làm cho công trình kiến trúc thêm sinh động. Ví dụ: Huỳnh anh (Allamanda cathartica L.), Tóc tiên (Ipomaea quamodit L.), Tigon (Antigonon leptopus Hook. et Arn.), Lồng đèn (Clerodendron thomsonae Balf.),...
+ Cây cảnh quả đẹp: Gồm những cây gỗ nhỏ có dáng đẹp, đặc biệt có quả với hình dáng và màu sắc đẹp. Khi quả chín, phân bố trên tán lá tạo thành những khối màu đẹp trong thời gian dài. Chúng thường được dùng làm cảnh trang trí. Ví dụ: Kim quýt (Triphasia trifolia P.Wilson), Lựu (Punica granatum L.), Tắc [Citrus microcarpa (Hassk.) Bunge],...
d. Cây trang trí nền:
Gồm những cây cảnh được bố trí ở tầng thấp, cùng với thảm cỏ tạo nên nhiều màu độc đáo mang tính chất đặc trưng cho từng khuôn viên, công viên. Cây trang trí nền gồm các nhóm sau:
+ Cây viền bồn bãi: Gồm những cây thân gỗ nhỏ hay những cây thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm. Cây có nhiều cành nhánh, chịu cắt xén. Một số loài có lá mang màu sắc đẹp có tác dụng trang trí đường viền cho những bồn hoa, bãi hoa. Ví du: Tai tượng đỏ (Acalypha wilkesiana Muell. - Arg.), Ắc ó (Acanthus integrifolius T. Anders.)
Hình 4. Cây trang trí
+ Cây hoa: Gồm những cây thân thảo hoặc những cây thân gỗ có độ cao dưới 1 m, sống theo mùa trong năm hoặc 2 - 3 năm. Màu sắc đẹp có hoa tạo nên các mảng màu. Chúng thường được trồng vào các bãi hoa, phối kết tạo cảnh ở các tầng cùng. Ngoài ra, còn trồng chậu, trưng bày hoa bát, cắm lọ để trang trí trong nhà. Ví dụ: Bướm đêm (Oxalis hedysavoides var. rubra Hort.)
e. Thảm cỏ:
Cỏ là mảng màu trong phối kết cây xanh. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất, có tác dụng tạo nên một khoảng không gian rộng lớn, chống xói mòn và lắng lọc bụi, tạo nên sự yên tĩnh phục vụ nghỉ ngơi. Nước ta có nhiều loại cỏ nhưng hiện nay sử dụng chủ yếu là Cỏ nhung (Zoysia tenifolia Willd. ex Trin) và Cỏ lá gừng [Axonopus compressus (Sw.) P. Beauv.],
Hình 5. Thảm cỏ
1. 4. Kiến thức phân loại học thực vật
- Cách viết tên khoa học của thực vật theo đúng danh pháp hai phần của một loài. Trong đó, tên loài được viết, in nghiêng, gồm 2 phần: phần thứ nhất là tên chi được viết hoa chữ cái đầu, phần thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài. Tên khoa học của một loài còn kèm theo tên của tác giả. Thường tên tác giả sẽ được viết tắt vài kèm theo dấu chấm. Ví dụ: L. (chỉ Carl Linnaeus); DC. (chỉ De Candolle); Guill. (chỉ Guillemin); Guillaum. (chỉ Guillaumin)
Cụ thể, tên khoa học của cây Bàng là Terminalia catappa L. Trong đó Terminalia là tên chi, catappa là tên loài, L. Là tên viết tắt của tác giả Carl Linnaeus.
- Cách viết tên họ: in đậm, không nghiêng.
2. Môi trường lập trình HTML
HTML là chữ viết tắt của cụm từ HyperText Markup Language (dịch là Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) được sử dụng để tạo một trang web, trên một website có thể sẽ chứa nhiều trang và mỗi trang được quy ra là một tài liệu HTML. Người sang lập ra HTML là Tim Berners-Lee, cũng là người khai sinh ra World Wide Web và chủ tịch của World Wide Web Consortium (W3C – tổ chức thiết lập ra các chuẩn trên môi trường Internet).
Một tài liệu HTML được hình thành bởi các phần tử HTML (HTML Elements) được quy định bằng các