Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của
dân tộc Thái tại một số địa bàn cư trú truyền thống thuộc tỉnh Sơn La. Vận dụng phương
pháp điều tra, phỏng vấn, tham vấn trực tiếp cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa,
nghiên cứu này nhận diện kĩ thuật canh tác lúa nước, các biện pháp kĩ thuật truyền thống từ
phân loại ruộng nước đến các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản
lúa sau thu hoạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những ưu điểm của kiến thức bản địa trong
canh tác lúa nước. Đó là: nâng cao năng suất và sản lượng lương thực; sử dụng hợp lí nguồn
tài nguyên đất, nước, đồng thời góp phần bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống tại
địa phương.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0106
Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 209-216
This paper is available online at
TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG CANH TÁC LÚA NƯỚC
CỦA DÂN TỘC THÁI TỈNH SƠN LA
Đặng Thị Nhuần
Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của
dân tộc Thái tại một số địa bàn cư trú truyền thống thuộc tỉnh Sơn La. Vận dụng phương
pháp điều tra, phỏng vấn, tham vấn trực tiếp cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa,
nghiên cứu này nhận diện kĩ thuật canh tác lúa nước, các biện pháp kĩ thuật truyền thống từ
phân loại ruộng nước đến các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản
lúa sau thu hoạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những ưu điểm của kiến thức bản địa trong
canh tác lúa nước. Đó là: nâng cao năng suất và sản lượng lương thực; sử dụng hợp lí nguồn
tài nguyên đất, nước, đồng thời góp phần bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống tại
địa phương.
Từ khóa: Tri thức bản địa, lúa nước, dân tộc Thái, Sơn La.
1. Mở đầu
Tri thức bản địa (hay còn được gọi là kiến thức truyền thống) là hệ thống kiến thức của các
dân tộc bản địa hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó, được hình thành qua quá
trình trải nghiệm và đúc kết của mỗi dân tộc, qua sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc
sống, hướng đến sự thích nghi với đặc điểm văn hóa, xã hội và môi trường nơi họ sinh sống và sản
xuất.
Người Thái vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng cư trú chủ yếu tại các khu vực
thung lũng, chân núi gần các nguồn nước. Hoạt động sinh kế cơ bản của họ dựa vào sản xuất nông
nghiệp, trong đó trồng lúa và canh tác ruộng nước là hoạt động kinh tế chủ đạo. Do vậy, cộng đồng
người Thái tích lũy được những tri thức bản địa trong quá trình canh tác lúa nước mang lại hiệu
quả cao trong sản xuất.
Từ trước tới nay, các nghiên cứu về dân tộc Thái trên nhiều lĩnh vực đã được các nhà nghiên
cứu quan tâm. Tác giả Cầm Trọng đã nghiên cứu về tộc Thái với những đặc trưng về các loại hình
kinh tế, chế độ ruộng đất và bản mường dân tộc Thái ở Tây Bắc [7]. Tác giả Trần Bình đã đề cập
đến tập quán hoạt động kinh tế của dân tộc Thái [2]. Tác giả Ngô Xuân Sao nghiên cứu về tri thức
bản địa trong canh tác lúa nương truyền thống của người Thái ở các xã miền núi phía tây Thanh
Hóa [4]. Tác giả Mai Văn Tùng với nghiên cứu về tri thức bản địa của người Thái trong canh tác
ruộng nước và canh tác nương rẫy [5]... Những công trình nghiên cứu trên đã có những phân tích,
Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày sửa bài: 10/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017
Liên hệ: Đặng Thị Nhuần, e-mail: nhuan4899@gmail.com
209
Đặng Thị Nhuần
phản ánh về tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái nói chung. Tuy nhiên,
chưa có một công trình nào tìm hiểu về tri thức bản địa trong kĩ thuật canh tác lúa nước của dân
tộc Thái ở tỉnh Sơn La - một tỉnh miền núi phía bắc với dân tộc Thái chiếm tới 54,71% dân số của
tỉnh, trong sản xuất nông nghiệp việc canh tác lúa nước giữ vai trò quan trọng đối với dân tộc này.
Hiện nay, hoạt động sản xuất lúa nước của người Thái ở Sơn La có nhiều thay đổi. Vì vậy,
xem xét và đánh giá những điểm tích cực của tri thức bản địa được áp dụng trong sản xuất lương
thực của cộng đồng dân tộc Thái gắn với quá trình sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên là hướng
nghiên cứu cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Sơn La hiện nay.
Dựa trên những nguồn tư liệu nghiên cứu về dân tộc Thái và việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu thực địa: khảo sát, phỏng vấn sâu (đối tượng phỏng vấn chủ yếu là các già làng, trưởng
bản) và tham vấn cộng đồng dân tộc Thái tại các huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai,
trong khuôn khổ bài viết tác giả tập trung vào các vấn đề sau:
- Giới thiệu và trình bày hệ thống tri thức bản địa của người Thái áp dụng trong canh tác
lúa nước tại tỉnh Sơn La.
- Đánh giá việc vận dụng tri thức bản địa trong kĩ thuật canh tác lúa nước và chỉ ra những
ưu điểm của nó trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần quan trọng đối với việc sử dụng
bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Những kết quả nghiên cứu trên hướng tới việc giới thiệu đặc trưng văn hóa sản xuất của dân
tộc Thái ở Sơn La, mặt khác phổ biến tri thức, kinh nghiệm quí báu đối với phát triển nông nghiệp
miền núi theo hướng bền vững.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La
Sơn La, tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lí từ 200 31’ đến 220 02’ vĩ độ
bắc và từ 103011’ đến 1050 02’ kinh độ đông [8]. Sơn La giáp tỉnh Yên Bái ở phía bắc, phía đông
nam giáp CHDCND Lào và tỉnh Thanh Hóa, phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, phía Tây
Bắc giáp tỉnh Điện Biên, Lai Châu.
Bảng 1. Phân bố dân tộc Thái theo các huyện ở tỉnh Sơn La [1]
STT Huyện Số dân (Người) Tỉ lệ (%)
1 Sông Mã 85.399 13,20
2 Mai Sơn 88.709 13,72
3 Mộc Châu 33.385 5,16
4 Thuận Châu 127.062 19,65
5 Phù Yên 33.570 5,19
6 Thành phố 50.061 7,74
7 Bắc Yên 21.021 3,25
8 Vân Hồ 25.047 3,87
9 Sốp Cộp 26.509 4,10
10 Mường La 62.900 9,72
11 Yên Châu 41.159 6,36
12 Quỳnh Nhai 51.709 7,99
Tổng cộng 646.531 100
Sơn La có 12 dân tộc sinh sống, tổng dân số năm 2016 là 1.199.468 người. Trong số 12 dân
210
Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tỉnh Sơn La
tộc kể trên, người Thái có số dân đông nhất: 646.531 người (chiếm 54,71%), phân bố hầu khắp
các huyện, nhưng tập trung đông ở các huyện Thuận Châu, Sông Mã, Mai Sơn, Mường La, Quỳnh
Nhai. Dân tộc này có đời sống văn hóa đặc sắc, tiêu biểu cho bản sắc văn hóa vùng Tây Bắc Việt
Nam [1].
Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Thái thuộc các dạng địa hình thung lũng cao, bán thung
lũng hoặc chân đồi gần các sông, suối thuận lợi canh tác nông nghiệp. Trong đó, trồng lúa nước là
hoạt động sinh kế cơ bản của họ. Vì thế, cộng đồng dân tộc Thái đúc rút được nhiều kinh nghiệm
quý báu trong canh tác lúa nước, đạt được những thành tựu nhất định trong việc đảm bảo năng suất
đáp ứng nhu cầu lương thực ổn định đời sống.
2.2. Tri thức bản địa áp dụng trong kĩ thuật canh tác lúa nước
2.2.1. Phân loại ruộng nước
Nước là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cuộc sống ổn định ở các bản mường dân
tộc Thái. Việc lựa chọn địa bàn cư trú, canh tác gần với nguồn nước có vai trò quan trọng hàng
đầu, vì thế, người Thái có câu: “Mi nặm chắng mi mương, Mi mường chắng mi tạo” ( Có nước
mới có mương, Có mường mới có tạo) [7].
Bốn từ Nước - Mương - Mường - Tạo đã mô hình khái quát mối quan hệ tương tác giữa con
người với tự nhiên. Nước đã sinh ra tổ chức xã hội mang tên Mường, Mường xưa có người đứng
đầu tên gọi là Tạo, Tạo lại trở thành pháp nhân đứng ra tổ chức xã hội, tác động và biến tự nhiên
thành ruộng lúa, cung cấp cho con người thóc gạo.
Qua kinh nghiệm thực tiễn canh tác ruộng nước, người Thái đã đúc kết rằng, ruộng nước là
nguồn cung cấp lương thực hơn hẳn so với việc canh tác trên nương rẫy, qua câu tục ngữ “Háy tím
ta, báu pớn nà hới nọi” ( Rẫy bao la không bằng ruộng nhà một thửa).
Tùy theo loại ruộng nước, mà biện pháp kĩ thuật có khác nhau ở mỗi loại ruộng này. Người
Thái có 3 cách phân loại ruộng ruộng nước như sau: Phân loại ruộng theo địa hình, theo nguồn
nước, theo tính chất đất.
Cách thứ nhất, phân loại ruộng nước theo địa hình.
Cộng đồng người Thái thường canh tác ở địa hình thung lũng lòng chảo hay cao nguyên.
Đó là những nơi thường có các khoảng đất bằng, cao thấp nối tiếp nhau, và nếu có nguồn nước thì
đều có thể biến thành ruộng để trồng lúa. Họ chia ruộng nước thành hai loại. Loại ruộng nước ở
những nơi bằng phẳng gọi là “na tông”, loại ruộng ở các nơi eo hẹp men theo triền núi hoặc trên
sườn núi gọi là “na hon”. Có thể hiểu “na tông”, “na hon” là những cánh đồng được tạo bởi các
bậc từ thấp lên cao. Trong thực tế, nếu muốn biến địa hình không bằng phẳng ở miền núi thành
“na tông”, “na hon” thì cộng đồng dân cư phải đầu tư sức lao động vào khâu tạo các bờ ngăn nước.
Khâu này có ý nghĩa rất lớn, bởi việc đắp bờ cho các “na tông hay “na hon” sẽ đáp ứng được yêu
cầu đảm bảo cho việc dẫn nước vào từng thửa ruộng bậc thang và hạn chế việc xói mòn, rửa trôi
đối với những khu vực có độ dốc lớn. Ngoài ra, cả hai loại ruộng trên muốn canh tác lúa nước đều
phải đáp ứng được những điều kiện sau: có nguồn nước hoặc có thể giải quyết được nguồn nước,
tầng đất dày ( phải từ > 60 cm trở lên), đất có tính giữ nước tốt.
Cách thứ hai, phân loại ruộng theo nguồn nước.
Ruộng nước mưa (na nặm phạ): phân bố chủ yếu ở những vùng đất cao chỉ đủ nước cấy
một vụ. Vùng đất ấy phải đáp ứng yêu cầu có một lượng mưa tối đa để đất no nước, từ đó tạo nên
những mạch nước khắp nơi và con người có thể điều khiển những mạch đó vào ruộng bằng cách
khơi những lạch nhỏ để dẫn nước về. Đối với loại ruộng này, thời gian cày ải và cấy thường là vào
tháng 5, tháng 6.
211
Đặng Thị Nhuần
Ruộng nước ngâm (na nặm che): phân bố chủ yếu ở các thung lũng lòng chảo. Ruộng nước
ngâm lại được chia thành 3 loại: Ruộng mương phai (ruộng ở vùng lòng chảo lấy nước từ các sông
suối thông qua mương, phai); Ruộng rộc (ruộng nằm trong các khe sâu, vực thẳm hay thung lũng
hẹp, lấy nguồn nước từ các khe lạch tự nhiên hoặc một hệ thống thủy lợi nhỏ hơn); Ruộng đầm lầy
(loại sẵn nước mạch ngay tại chỗ). Ưu điểm của loại ruộng này là con người làm chủ được nguồn
nước nên có thể chủ động được thời vụ và các khâu kĩ thuật khác. Người Thái có câu: “ruộng bùn
là nguồn thóc lúa” (Na pông ó bó khẩu) để nói lên ưu thế hơn hẳn của loại ruộng nước ngâm so
với các loại khác. Ngược lại, ruộng nước mưa phải chờ nước của trời, không chủ động được nguồn
nước nên bao giờ thời gian gieo cấy cũng chậm hơn ruộng nước ngâm. Do đó, năng suất lúa ở
ruộng nước mưa thường thấp hơn ở ruộng nước ngâm.
Cách thứ ba, phân loại ruộng theo chất lượng đất được chúng tôi mô phỏng theo bảng sau:
Bảng 2. Phân loại ruộng theo hạng tốt, xấu theo tri thức bản địa
Loại ruộng Phân bố Đặc điểm Các giống lúa
được trồng chủ yếu
Ruộng tốt Nằm sát bản (na há bản).Kề miệng mương (na pá mương).
Ruộng nhiều
mùn
Trồng các giống nếp
Tan.
Ruộng trung bình Nằm ở giữa ruộng tốt và ruộng xấu haycòn gọi ruộng giữa (na xảo cang).
Độ mùn vừa
phải
Thường trồng các
giống Bong, La, Pe.
Ruộng xấu Ruộng kề bên cát, cuối mương (na khósái pai nặm). Đất ít mùn Thường trồng lúa tẻ.
(Nguồn: Tư liệu điều tra thực địa)
Trong canh tác lúa nước đây của dân tộc Thái thì việc phân loại ruộng theo hạng tốt xấu
không hẳn nhằm mục đích tác động vào khâu kĩ thuật canh tác hoặc sử dụng phân bón cho các
chân ruộng xấu, mà chính là để đặt giống lúa sao cho thích hợp nhằm mang lại hiệu quả năng suất
cao đối với từng loại ruộng khác nhau.
2.2.2. Làm đất và dẫn nước vào ruộng
- Làm đất: Khâu làm đất của người Thái phổ biến là theo lối “hỏa canh thủy nậu”. Nó được
thực hiện với cách thức sau: tiến hành phát cây cỏ ở ruộng và nếu trong ruộng có rơm rạ thì trải
rơm, rạ cho đều thửa ruộng, khi thấy cỏ trong ruộng đã bị héo, khô thì tiến hành đốt. Việc làm này
giúp cho lượng tro bùn được hòa đều vào cả thửa ruộng làm tăng độ màu cho ruộng. Sau đó, đất
được chuẩn bị để canh tác tiếp tục qua các khâu: cày, phơi, ải, bừa.
+ Cày vỡ đất, dùng trâu cày, lớp đất cày sâu không quá 10-15 cm. Việc cày đất và phơi đất
ải được áp dụng từ xa xưa theo nguyên tắc: “làm nương cày ủ, làm ruộng thì cày ải” (dệt hạy bốm
cha, dệt na bốm phản).
+ Phơi đất ải thường kéo dài trong khoảng 1 tháng, sau đó làm bờ, tháo nước vào bừa.
+ Bừa: Khâu này được người Thái thực hiện với tiêu chí “ban nuốn” (bừa kĩ), trước đây có
nơi bừa đến 10 lượt mới cấy. Chiếc bừa cổ truyền là dụng cụ làm bằng răng gỗ hoặc tre. Lí do mà
dân tộc này dùng các loại răng bừa trên là vì bừa răng gỗ tiện lợi hơn bừa sắt, ngoài làm ruộng
nó còn được dùng làm nương; bên cạnh đó, khi vấp phải đá nếu gẫy răng bừa nào có thể thay thế
ngay, hơn thế nữa dân tộc này không có truyền thống kinh nghiệm trong việc chế tác các công cụ
lao động bằng kim khí nên họ không chủ động trong việc rèn đúc công cụ theo chất liệu này như
người Mông.
- Dẫn nước vào ruộng: Với địa bàn cư trú ở chân các dãy núi, bên cạnh các con suối lớn nhỏ
trên những rẻo đất phù sa nhỏ hẹp, dân tộc Thái đã tận dụng tối đa diện tích đất ven suối để làm
212
Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tỉnh Sơn La
ruộng nước. Và vì lẽ đó, đất đai trong canh tác nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang nối chồng
nhau. Để đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu, người Thái đã tạo ra hệ thống "mương - phai -
lái - lin" trong việc canh tác lúa nước [7].
Việc “dẫn thủy nhập điền” để cung cấp nguồn nước cho các ruộng nước được thực hiện
qua hệ thống "mương - phai - lái - lin". “ Mương” là đường để dẫn nước vào ruộng. Trong quá
trình đào các mương dẫn nước, thường có ba loại mương: mương chìm (mương đào), mương nổi
(mương đắp) và mương nửa nổi nửa chìm (vừa đào vừa đắp), tùy vào địa hình của từng loại ruộng
mà đào các loại mương phù hợp để dẫn nước tới các chân ruộng cao thấp khác nhau. Nguồn nước
ở mương bắt đầu được dẫn về bởi các phai. “Phai” là các con đập chắn ngang dòng suối được xây
dựng từ nguồn nguyên liệu sẵn có như đất, đá, gỗ, tre... Có hai loại phai là phai đá và phai cây, phai
quyết định lượng nước trong mương. Phai vững thì mương có nước tưới cho ruộng và mùa vụ đảm
bảo năng suất tốt. Ngược lại, phai vỡ thì mùa màng thất bát. Bởi vậy, khẳng định tầm quan trọng
của phai, người Thái có câu tục ngữ "Po tai păng; po nhăng phai mẳn" (phai vỡ như cha chết, phai
vững như cha còn). Để bảo vệ cho mương vững chắc, nhất là những loại mương đắp nổi, người ta
thêm những kè phụ, gọi là “lái”. Trong trường hợp địa hình phức tạp không thể đào mương hoặc
đắp mương dài liên tục được thì người ta làm máng dẫn để thay thế, gọi là “lín”. Trong trường hợp
do ruộng nước cần tưới ở độ cao, sau khi đắp phai nước đã dâng lên cao mà chưa đủ độ cao để chảy
vào ruộng thì người Thái lựa chọn giải pháp làm “cọn” để đưa nước lên cao. Cách làm “cọn” là
nhờ vào sức mạnh của dòng nước, tác động vào cánh chắn để quay bánh xe, các ống nước ở bánh
xe sẽ múc nước và đưa lên cao đổ xuống máng, từ đó nước theo ống máng chảy vào ruộng. Việc
xác định vị trí để xây dựng các cọn nước được tính toán chi tiết sao cho các bánh quay của cọn
nước hoạt động đủ để đưa nước lên các máng dẫn để đưa nước vào ruộng. Hệ thống “mương - phai
- lái - lin” và cọn nước là phương thức khai thác tài nguyên nước một cách khôn khéo và linh hoạt
của các dân tộc sống ở vùng núi trong canh tác ruộng nước mà trong đó điển hình là dân tộc Thái.
Đối với người Thái, thủy lợi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong qui trình gieo trồng cây
lúa nước cần sự hợp sức của cộng đồng, bởi vì một cá thể hay một gia đình không thể làm được.
Do vậy, trong xã hội truyền thống của người Thái đã sớm hình thành ý thức cộng đồng. Từ lao
động đã tạo ra sự liên kết sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh ấy có cội nguồn từ nhu cầu tạo ra nhiều
lúa gạo để đáp ứng nhu cầu của con người.
2.2.3. Chọn giống, làm mạ và gieo trồng
- Chọn giống: Lúa làm giống phải là hạt mẩy đều. Lúa giống được chọn ngay từ lúc thu
hoạch, lúa chọn làm giống phải ở những đám ruộng tốt nhất, chín già nhất. Khi thu hái chỉ lấy
bông mẹ chắc hạt và chín đều, cắt từng bông lúa buộc lại thành bó (cum), khi phơi lúa giống phải
để cả cum, phơi thật khô rồi cất lúa giống chờ vụ gieo hạt năm sau. Sống với nghề trồng lúa nếp,
người Thái đã chọn được nhiều loại giống lúa thích nghi đối với từng loại ruộng. Những nơi ruộng
có đất tốt thì thường trồng các giống lúa nếp tan (tan Ngấn, tan Lanh, tan Lương, tan Nhe), còn ở
những ruộng trung bình thường trồng các giống (Nhoi, Bong, La). Một số giống lúa bản địa của
dân tộc Thái ở các địa phương được thống kê qua Bảng 3.
- Làm mạ và gieo trồng: Quá trình làm mạ, người Thái thường ngâm thóc giống trong chum
2 ngày, ủ thóc giống 2 ngày 2 đêm trong lá mùng (trong quá trình ngâm thóc giống cứ 20 kg thóc
giống lại hòa 1 lạng muối cho vào cùng). Sau đó gieo mạ 40 ngày, dầm mạ 50 ngày thì đem cấy.
- Cấy lúa: Là khâu quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển của cây lúa nước. Kinh nghiệm
cấy cổ truyền của người Thái phải thực hiện hai lần: giâm mạ gọi là “xắm”, nhổ mạ “dầm”, đi cấy
thật gọi là “đăm”, nó được tổng kết trong thành ngữ Thái “pú xắm, đăm cả” (nghĩa là: dầm mạ,
cấy mạ).
213
Đặng Thị Nhuần
Bảng 3. Tên giống lúa bản địa của người Thái Sơn La
STT Giống lúa Tiếng Thái Thời gian từ lúc Cấu tạo hạt thóc Địa điểm thu thập
gieo mạ đến lúc
được thu hoạch
(ngày)
Xã Huyện
1 Tan Nhe Khảu tannhe Trên 180 ngày
Hạt bé, tròn, gạo trắng,
thơm.
Púng
Tra
Thuận
Châu
2 TanLanh
Khảu tan
lanh Trên 180 ngày
Vỏ hạt gạo ửng đỏ, hạt
tròn, gạo trắng, thơm
Púng
Tra
Thuận
Châu
3 TanNgấn
Khảu tan
ngân Trên 180 ngày
Vỏ hạt vàng, hạt tròn, hạt
to hơn tan nhe, gạo trắng,
ít thơm
Púng
Tra
Thuận
Châu
4 TanLương
Khảu tan
lương Trên 160 ngày
Vỏ hạt vàng ửng, hạt tròn
hơi dẹt, hạt trung bình,
gạo trắng, dẻo và ít thơm
Púng
Tra
Thuận
Châu
5 Tan Hin Khảu tanhin Trên 160 ngày Hạt màu xám, nhỏ , tròn
Púng
Tra
Thuận
Châu
6 BongLương
Khẩu
bong
lương
Trên 160 ngày Hạt thóc vàng, nhỏ, gạotrắng, dẻo
Púng
Tra
Thuận
Châu
7 BongChồn
Khảu
bong chồn Trên 180 ngày
Vỏ vàng nhạt, hạt to và
dẹt, gạo trắng, ít thơm,
không dẻo lắm.
Chiềng
Bằng
Quỳnh
Nhai
8 BongĐăm
Khảu
bong đăm Trên 180 ngày
Vỏ đen, hạt tròn to và hơi
dẹt, gạo trắng, ăn dẻo và
không thơm.
Chiềng
Bằng
Quỳnh
Nhai
9 Lo Chiến Khảu lochiến Trên 120 ngày
Vỏ vàng nhạt, hạt dài,
góc cạnh, gạo trắng, rất
dẻo, ít thơm
Chiềng
Bằng
Quỳnh
Nhai
10 Má Hỏ Khảu máhỏ Trên 180 ngày
Vỏ vàng nhạt, hạt to hơi
dẹt, gạo trắng, ít thơm, ít
dẻo
Chiềng
Bằng
Quỳnh
Nhai
11 MáKhưa
Khảu má
khưa Trên 180 ngày
Vỏ vàng nhạt, hạt to hơi
dẹt, gạo trắng, ít thơm, ít
dẻo
Chiềng
Bằng
Quỳnh
Nhai
12 Mảy Láy Khảu máylay Trên 180 ngày
Vỏ hơi tím vàng, hạt to
dẹt, gạo trắng, ít thơm, ít
dẻo
Chiềng
Lao
Mường
La
13 Lai Nhên Khảu lainhên Khoảng 150 ngày
Vỏ vằn đen vàng, hạt tròn
hơi dẹt, gạo trắng, rất
dẻo, rất thơm
Chiềng
Lao
Mường
La
(Nguồn: Tư liệu điều tra thực địa)
Tiêu chuẩn kĩ thuật của dầm mạ, cấy mạ là “bốn mươi ngày mạ, năm mươi ngày dầm” (xí
xíp cả, hả xíp xắm). Như vậy, tuổi mạ được định là 90 ngày trong đó 40 ngày cây lúa phát triển ở
ruộng mạ và 50 ngày sau lúa sẽ phát triển ở thời kỳ “dầm mạ”. Với phương pháp cấy 2 lần, cây lúa
nếp mọc rất tốt, biện pháp kĩ thuật này có tác động rất lớn tới năng suất cây lúa, tục ngữ Thái có
câu: “lúa tốt bởi phân, mạ tốt bởi dầm” (khẩu chăn pưa há, cả chăn pưa xắm).
214
Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tỉnh Sơn La
2.2.4. Tạo phân xanh cho ruộng
Người Thái thực hiện cách tạo phân xanh như sau: theo lịch mùa vụ thì vào tháng 2, tháng
3 dương lịch, làm đất phát cỏ mọc quanh bờ ruộng. Sau đó, cày ruộng vùi xuống lớp dưới đất để
ủ nước, qua thời gian các loại cây cỏ phân hủy làm chất màu cho đất ruộng. Ngoài ra, họ còn chặt
một số loại cây như: cây chó đẻ (Baư bỏng bó); lá cây bát tràng (Baư tong tay); lá cây sống (Baư
rau), các loại cây và lá này được hái và chặt nhỏ ủ lại ngay tại ruộng cho phân hủy tạo thành phân,
khi cày lần 2 họ sẽ đem rải khắp đều ruộng, chính là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho đất.
2.2.5. Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản
- Cách chăm sóc và bảo vệ: Sau khi cấy xong, người Thái để ruộng khan (khô) khoảng 10
ngày cho lúa bám rễ vào bùn, sau đó họ tháo nước vào, làm cỏ 2 - 3 lần, đối với những chỗ lúa xấu
dùng phân bò hoặc phân lợn bón thêm. Đối với những ruộng phát hiện có sâu bệnh, người ta lấy
cây sa nhân băm nhỏ và rải ở ruộng, mùi của cây sa nhân như một thứ “thuốc” đuổi sâu bệnh.
- Thu hoạch: Khi lúa chín dùng dụng cụ tự tạo cầm tay (gọi là hép) cắt từng bông lúa, sau
này dùng liềm để gặt lúa, rồi bó vào thành từng cum lúa để phơi trên những sàn bằng tre, hoặc nứa
khoảng từ 3- 4 ngày (tùy thời tiết nắng nhiều hay ít). Họ tiến hành đập lúa ngay tại ruộng và vận
chuyển về nhà.