T ri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của con người, là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng của con người qua quá trình đúc
rút kinh nghiệm lâu dài trong đời sống cộng đồng để
ứng dụng nó vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích
phát triển kinh tế - xã hội. Những tri thức do nhân dân
tạo ra, đúc kết trở thành những kinh nghiệm được lưu
truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác được
gọi là tri thức dân gian. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, một
trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của
Việt Nam về văn hóa đã cho rằng, tri thức dân gian
bao gồm: 1) Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý,
thời tiết, khí hậu.); 2) Tri thức về con người (bản thân:
y học dân gian và dưỡng sinh dân gian); 3) Tri thức
ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng);
4) Tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất).
Ở Đà Nẵng, tri thức dân gian của cộng đồng ngư
dân ven biển cũng bao gồm những tri thức về thời
tiết, con người, trong ứng xử xã hội, trong sản xuất,.
Trong quá trình nghiên cứu tư liệu và điền dã tại các
phường ven biển Đà Nẵng, chúng tôi đã thu thập
được khá nhiều tư liệu liên quan đến tri thức dân gian
của cư dân vùng đất này.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tri thức dân gian của ngư dân Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
T ri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của con người, là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng của con người qua quá trình đúc
rút kinh nghiệm lâu dài trong đời sống cộng đồng để
ứng dụng nó vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích
phát triển kinh tế - xã hội. Những tri thức do nhân dân
tạo ra, đúc kết trở thành những kinh nghiệm được lưu
truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác được
gọi là tri thức dân gian. Giáo sư Ngô Đức Thịnh, một
trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của
Việt Nam về văn hóa đã cho rằng, tri thức dân gian
bao gồm: 1) Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý,
thời tiết, khí hậu...); 2) Tri thức về con người (bản thân:
y học dân gian và dưỡng sinh dân gian); 3) Tri thức
ứng xử xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng);
4) Tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất).
Ở Đà Nẵng, tri thức dân gian của cộng đồng ngư
dân ven biển cũng bao gồm những tri thức về thời
tiết, con người, trong ứng xử xã hội, trong sản xuất,...
Trong quá trình nghiên cứu tư liệu và điền dã tại các
phường ven biển Đà Nẵng, chúng tôi đã thu thập
được khá nhiều tư liệu liên quan đến tri thức dân gian
của cư dân vùng đất này.
1. tri thức dân gian thể hiện qua thời tiết
Những tri thức về thời tiết được ngư dân Đà Nẵng
đúc kết tự bao đời nay. Nó thể hiện sắc thái riêng của
địa phương, đồng thời có tính khái quát cao, có thể
áp dụng cho nhiều địa phương khác trên cả nước.
Chính nhờ những kinh nghiệm được lưu truyền trong
dân gian từ đời này sang đời khác mà người dân sống
bằng nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển phần nào
TRI THỨC DÂN GIAN
CỦA NGƯ DÂN ĐÀ NẴNG
? đinh thị trang*
* ThS., Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng.
tránh được những mất mát về người cũng như tài sản
trong quá trình ra khơi đánh bắt kéo dài hàng tháng
trời lênh đênh trên biển cả mênh mông. Những tri
thức này thường dựa trên sự quan sát những hiện
tượng tự nhiên như: gió, chớp, sóng, mây, trăng sao,
con nước, để dự đoán. Ngày xưa, khi chưa có máy
móc, thiết bị định vị, ngư dân đánh cá ngoài khơi
mỗi khi muốn đi vào bờ thì phải nhìn sao mai mọc ở
hướng nào rồi theo hướng đó mà tiến.
Người dân miền biển Đà Nẵng có nhiều kinh
nghiệm trước những tín hiệu tự nhiên, như sự thay
đổi bất thường trên bầu trời hoặc những hiện tượng
lạ xung quanh mà đoán biết tình hình thời tiết ở vùng
đất mình đang sinh sống. Đặc biệt, mỗi khi nhìn thấy
sao tua rua là họ lại lo lắng một năm mất mùa:
- Sao tua rua mọc, vàng cây chết lá.
Sao tua rua lặn, chết cá chết tôm.
- Đời ông cho chí đời cha
Mây phủ Sơn Trà, không gió thì mưa.
43Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Sấm rền Non Nước, trời đà chuyển mưa.
- Mống đóng đằng tây mưa rây gió giật.
- Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa.
- Mống cao gió táp, mống rạp mưa dầm.
- Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.
- Chớp phía đông, mưa giông đã tới.
- Ba con chảy, bảy con cường.
- Nắng ui ui thui chết người.
Và những kinh nghiệm đã được đúc kết lâu đời đó
phần nào đã giúp họ kịp thời lo liệu được những công
việc thường ngày trong cuộc sống:
- Mống Cu Đê trở về dọn gác.
- Mây đen phủ kín Sơn Trà.
Gấp lo thu dẹp kẻo mà có mưa.
Những lúc thời tiết bất lợi cho nghề nghiệp thì
ngư dân cũng dựa vào những hiện tượng tự nhiên
để mà tránh. Trên biển cả bao la, có lẽ đáng sợ nhất là
gặp bão. Trước đây, khi các phương tiện truyền thông
hiện đại chưa phát triển thì người ta dựa vào những
kinh nghiệm đã được các thế hệ cha ông đi trước trao
truyền lại cho thế hệ con cháu để dự đoán có thể có
bão hay không. Ngư dân nơi đây cho rằng, nếu tháng
2, tháng 3 âm lịch mà có mây bay về hướng Bắc thì
gió to biển động, dễ có bão "Tháng giêng động dài,
tháng hai động tố". Nếu không khí tự nhiên oi bức, gió
lặng kéo dài khoảng hai ngày, nhìn lên trời thấy mây
có hình dạng như những dãy núi đồ sộ, gió tăng dần,
đây có thể là sắp có bão di chuyển về hướng đó.
Quan sát chớp cũng có thể đoán được bão. Những
khi có chớp xa phía đông nam hoạt động liên tục và
đều đặn và có những tia sáng chéo nhau thì nơi điểm
sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động:
Đông Nam có chớp chéo nhau
Thấp sát mặt biển hôm sau bão về.
Trong quá trình đi biển, người dân cũng có thói
quen quan sát con sóng. Nếu có sự xuất hiện của sóng
lừng, hướng lan truyền của sóng không trùng với
hướng gió là dấu hiệu cho thấy có bão đang hoạt động
ở cách xa hàng trăm km. Nhìn chung hướng lan truyền
của sóng gần trùng với hướng di chuyển của bão.
Ngư dân thường quan sát mặt trăng, nếu thấy
trăng non (trăng từ khoảng mồng 8 đến 12 âm lịch)
nằm nghiêng thì sau vài ngày sóng mặt biển thường
rất cao, gió sẽ rất lớn, có thể có bão. Còn nếu trăng
khuyết mà nằm ngang thì trời trong xanh, rất đẹp, có
thể ra khơi bình thường.
Họ còn dự đoán bão qua các hiện tượng như bùn
non ở biển, sóng trên gành, trên cửa, màu nước,...
Nước biển thường có màu xanh hoặc màu lục, nếu
nước biển ở một vùng nào đó có màu xanh da trời
càng nhạt thì thường hay xảy ra những cơn bão, mưa
lớn; hoặc nước biển bỗng nhiên đổi màu sậm là dấu
hiệu sắp có một cơn dông hoặc bão.
Ngư dân Đà Nẵng cũng như những cư dân nhiều
địa phương khác cũng thường quan sát các hiện
tượng của sinh vật để dự đoán thời tiết. Những khi
trời nắng to mà thấy rễ cây si nổi những túa trắng thì
nhất định sẽ lụt:
- Rễ si ra trắng, chẳng nắng được lâu.
- Rễ si trắng xóa đâm ra.
Mưa to gió lớn hẳn là đến nơi.
Người ta quan sát thấy lá cây cỏ ống bị móp đầu
lá, thì sẽ có bão xảy ra, có bao nhiêu ngấn móp thì sẽ
tương ứng với bấy nhiêu cơn bão; hoặc cây tre mà có
mụn măng mọc ngay giữa khóm thì có bão.
Bên cạnh đó, người ta còn quan sát những con vật
như chuồn chuồn, kiến, cua, ong... cũng có thể đoán
được thời tiết:
- Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão.
- Kiến đắp thành thì bão, kiến ẵm con chạy rảo thì
mưa.
Ngư dân ven biển Đà Nẵng còn dựa vào sự khác
thường của loài cua đồng, loài cò để dự đoán thời tiết:
- Cua bò lên bờ thế nào cũng lụt.
- Cò bay ngược nước vô nhà.
Cò bay xuôi nước ra biển.
Nhiều lúc không may, đang làm nghề trên biển
mà gặp gió bão bất ngờ, ngư dân cũng vận dụng
những kinh nghiệm của mình để bảo toàn mạng
sống. Khi xác định được tàu, thuyền nằm ở nửa vòng
nguy hiểm thì phải lập tức cho tàu, thuyền chạy theo
hướng sao cho gió thực thổi chéo phía trước từ mạn
phải khoảng từ 300 - 450 ở bán cầu Bắc và từ mạn trái
44 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
nếu ở bán cầu Nam. Dựa vào la bàn, giữ lái cho tàu,
thuyền đi theo hướng ấy cho đến khi còn có thể lái
được. Với phương pháp điều khiển trên tàu, thuyền
có thể được đưa ra xa khỏi đường đi của tâm bão theo
một đoạn đường ngắn nhất với một góc độ dường
như thẳng góc với quỹ đạo di chuyển của bão.
Đối với những trường hợp máy tàu, thuyền yếu,
tốc độ chậm và hệ thống lái không tốt, không còn
khả năng giữ được mũi tàu, thuyền gối sóng để thực
hiện ý định vượt ra ngoài vùng bão nữa thì họ phải
lựa và lái gối sóng thế nào để luôn có gió thực thổi ở
bên mạn phải tàu, thuyền. Độ sâu nước của khu vực
tránh bão cũng cần phải thích hợp với mớm nước của
tàu, thuyền. Khu vực tránh bão kín sóng nhưng nông
thì tàu, thuyền nếu không dễ bị mắc cạn thì cũng dễ
bị lật nghiêng. Ở những nơi sâu quá cũng không tốt
vì phải thả dài xích neo, bán kính quay trở tàu, thuyền
lớn dễ nguy hiểm khi bị rê neo.
Bên cạnh những kinh nghiệm về thời tiết còn là
sự báo hiệu từ những biểu hiện bất ổn của người nhà
trước giờ ra khơi, chính nhờ như thế mà họ có thể
tránh được những rủi ro, mất mát đáng tiếc:
Thuận buồm xuôi gió thì đi
Mặt nặng như chì ở lại nuôi con.
Dân chài vùng biển có kinh nghiệm trong thời
điểm tốt nhất để đánh cá, khi gió nồm thổi về thì có
nước lợ ở vùng sát bờ, nên cá thường ra xa bờ. Những
lúc đó, thuyền to không thể đánh bắt gần bờ nên có
được bất cứ con gì cũng phải bắt cho được, không bỏ
qua: “Nồm ngoài nước ngọt, chẳng để lọt con nào”.
Những tri thức dân gian đó đã giúp ngư dân chống
lại thiên tai, tránh được những tổn thất do thiên tai
gây ra. Ngày nay, khoa học kỹ thuật là công cụ hữu
hiệu để phòng chống thiên tai, tuy nhiên những kinh
nghiệm dân gian cũng có vai trò lớn giúp ngư dân
chuẩn bị tốt hơn chủ động hơn trước, trong khi đi
biển và có khi phán đoán chính xác để tránh được
những khi thiên tai bất ngờ.
2. tri thức dân gian thể hiện qua nghề
Những tri thức về nghề đi biển của cư dân miền
biển Đà Nẵng chẳng phải học trong sách vở hay
trường lớp mà là trong cuộc sống đời thường, trong
quá trình làm nghề trên biển. Từ khi ở tuổi thiếu niên,
những cậu con trai đã đi theo cha, anh ra biển để phụ
giúp những việc như nấu cơm, tát nước, khi đó họ
được gọi là “vẹt sấp”; được một thời gian khi đã biết
chèo, chống, vung lưới thì gọi là “trai”; khi biết ứng
phó với những tình huống trên biển thì gọi là “bạn”;
45Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
khi nào đánh cá có kinh nghiệm, dày dạn sóng gió thì
thành “thợ”; khi về già, có nhiều kinh nghiệm trong
nghề, thì gọi là “ông lão lèn” vì sức yếu rồi nên cho giữ
chân cầm lèn đỡ vất vả hơn.
Nghề khai thác biển ở Đà Nẵng hiện nay còn
khoảng 11 nghề đang hoạt động như: lưới vây (còn
gọi là lưới rút), lưới cá cơm, lưới rập, lưới rê, lưới chuồn,
xăm, mành đèn, lưới kéo, te ruốc, giã cào, câu. Mỗi
nghề đều có những ngư trường đánh bắt riêng nhưng
thường dựa theo kinh nghiệm về con nước, biết được
lúc nước lên, nước xuống để tiện cho việc đánh bắt:
Tháng giêng tháng bảy kể là
Mùng năm tháng chín sinh ra cùng ngày
Tháng hai tháng tám chẳng chày
Mùng ba, mười bảy mấy ngày thông thương
Tháng ba tháng chín tỏ tường
Mười ba hăm bảy nước cường ai ơi
Tháng tư cùng với tháng mười
Hai lăm mười một cùng ngày nước sinh
Tháng năm tháng chín đinh ninh nhớ ngày
Tháng sáu tháng chạp hợp thay
Mùng bảy hâm mốt kể dày hết năm
Ai ơi nhớ lấy kẻo lầm.
Nghề đánh bắt cá trên biển cả cũng có lúc được
mùa tùy theo hướng gió hợp chiều mà ra khơi:
- Thuyền ngược ta khiến gió nam
Thuyền xuôi ta khiến gió nồm thổi lên.
- Nồm mùa sông, dông mùa biển.
- Coi gió bỏ buồm.
Không chỉ nghề đánh bắt trên biển khơi có nhiều
kinh nghiệm mà nghề cào nghêu gần bờ cũng có
kinh nghiệm riêng:
Nạo nghêu rặt những đi lùi
Tay đè cán nạo, vân bầm tím da.
Ngoài nghề khai thác biển thì ngư dân Đà Nẵng
còn có những nghề phụ gắn liền với biển, điển hình
như nghề nước mắm Nam Ô nổi tiếng khắp cả nước.
Nghề nước mắm Nam Ô được hình thành và phát
triển lâu đời. Theo các hộ gia đình có truyền thống
làm nghề cho biết, việc chế biến nước mắm phải có
bí quyết riêng, đó là những kinh nghiệm đã được các
thế hệ đi trước trao truyền lại.
Thứ nhất là việc lựa chọn nguồn nguyên liệu.
Người dân Nam Ô thường mua cá cơm than được
đánh bắt vào khoảng từ tháng 3 - 8 âm lịch trên vùng
biển Đà Nẵng. Người ta cho rằng, cá cơm than ở vùng
biển Đà Nẵng có nguồn gốc từ Cà Mau, vào đầu tháng
3 âm lịch, đàn cá đến vịnh Đà Nẵng và ở lại đến tháng
8, do đó ngư dân thường chọn khoảng thời gian này
để đánh bắt. Thời điểm này, cá nhiều hơn và ngon
hơn nhờ dòng nước và thổ nhưỡng. Theo người dân
Nam Ô, cá cơm than dùng để muối mắm phải còn
tươi xanh, không to quá cũng không nhỏ quá. Bởi
nếu cá to thì khi muối xong cá lâu phân rã hoặc phân
rã không đều, đến khi lấy nước mắm nhỉ sẽ có mùi vị
không thơm, đặc biệt màu nước mắm không được đỏ
đậm, như thế nước mắm sẽ không ngon. Khi muối, cá
không cần rửa lại, vì trước khi đưa lên bờ, cá đã được
rửa bằng nước biển, nếu rửa bằng nước ngọt sẽ làm
cá mất ngon, để lâu khi muối dễ bị thối.
Người dân cũng có bí quyết chọn và xử lý muối để
muối cá, đó là loại muối có hạt to, xuất xứ từ những
vùng sản xuất muối nổi tiếng như Sa Huỳnh (Quảng
Ngãi) hay Cà Ná (Ninh Thuận) để có đủ độ mặn và lẫn
ít tạp chất. Họ đổ muối trên nền nhà lót gạch hoặc
nền xi măng khô ráo từ 5 đến 10 ngày để cho muối rỉ
ra hết vị đắng (clor) trong nước biển, phần còn lại chỉ
toàn là natri. Sau đó, người ta cho muối vào các chum
hoặc hũ đưa vào nhà (kho) cất giữ khoảng hai đến ba
năm mới đem ra muối cá, như vậy sẽ tạo ra loại nước
mắm không đắng chát.
Họ sử dụng những chiếc thùng, chum, hũ to, nhỏ
được làm bằng gỗ bằng lăng hay gỗ mít, gỗ sồi để
muối cá nên nước mắm thường để được lâu hơn,
ngon hơn.
Ngoài ra họ còn có bí quyết trong cách pha muối
và định ra được thời gian mắm chín để lấy nước mắm,
phân loại nước mắm. Đấy là bí quyết được ghi trong
bia thờ tại ngôi nhà thờ tộc Đinh được xây dựng cách
ngày nay khoảng trên hai thế kỷ. Theo đó con cháu
tùy mùa vụ, loại cá mà làm mắm giữ được cái gốc cốt
cách của nước mắm Nam Ô.
Với những kinh nghiệm sản xuất nước mắm riêng,
có bí quyết nghề riêng cho nên nước mắm Nam Ô trở
thành một thương hiệu nổi tiếng tự bao đời nay.
46 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
3. tri thức dân gian thể hiện qua ẩm thực
Nhà nghiên cứu Trần Văn An tại cuộc Hội thảo
khoa học toàn quốc Văn hóa dân gian với vấn đề biển
đảo được tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 15.7.2016 cho
rằng, tri thức dân gian thể hiện qua ẩm thực trước
hết là ở việc khai thác, sử dụng các nguồn nguyên
liệu, sản vật biển đảo để làm món ăn, thức uống
chính hàng ngày. Sự có mặt ngày càng nhiều món ẩm
thực sử dụng nguyên liệu từ biển đảo, một mặt làm
phong phú rõ rệt bữa ăn hàng ngày của người dân
địa phương, mặt khác thể hiện sự chiếm lĩnh sâu sắc
của người dân đối với môi trường biển đảo.
Trong khi đó, người Việt từ xưa đã có truyền thống
ẩm thực là “cơm - rau - cá”, chính vì vậy, trong bữa ăn
người dân thường chuộng ăn cá hơn ăn thịt. Có lẽ do
đặc thù địa hình nhiều sông suối, lại giáp biển nên
lượng hải sản cung cấp cho người dân dồi dào. Ở Đà
Nẵng, từ xưa người dân đã biết nhiều cách chế biến
các loại hải sản như kho, hấp, nướng,... Tuy nhiên, để
biết được con cá nào tươi, con cá nào ươn, ăn như thế
nào là ngon và phải chế biến ra sao thì ngư dân nơi
đây có kinh nghiệm riêng:
- Không cá thì thà gắp mắm.
- Con cá đánh ngã bát cơm.
- Mua cá thì phải xem mang
Mua thịt thì phải xem gan kẻo lầm.
Thức ăn của người dân biển chủ yếu là các loại hải
sản. Do đặc thù nghề nghiệp nên họ được ăn cá thoải
mái và luôn rành rẽ những bộ phận ngon nhất của
từng loài cá. Đặc biệt, với người dân biển thì có lẽ cá
lúc nào cũng là của ăn của để:
- Nhà biển ăn cá bỏ đầu
Nhà quê thấy tiếc bèn xâu đem về.
- Nhứt đầu cá thu, nhì mui (môi) cá chuồn.
- Nhứt đầu cá chang, nhì gan cá mập.
Sản phẩm của nghề biển được ngư dân đem chế
thành đặc sản nước mắm Nam Ô nổi danh khắp cả
nước. Nó trở thành món quà quê ý nghĩa mà mỗi
người dân làng Nam Ô gửi gắm vào. Có lẽ do thổ
nhưỡng và khí hậu giao hòa giữa núi và biển nên nơi
đây đã tạo ra những sản vật, sản phẩm ngon lạ lùng:
- Đợi mắm Nam Ô, đợi cua làng Gành.
- Nam Ô nước mắm thơm lừng
Đi mô cũng nhớ mùi hương quê nhà.
Và mỗi loại hải sản lại thích hợp với một cách chế
biến riêng, tép Nam Ô thì thường có thịt béo hơn:
Rủ nhau mua tép Nam Ô
Sẵn bờ cát trắng, phơi khô đem về.
Đối với ngư dân, hương vị của món ăn cũng cần
phải kết hợp tinh tế, chế biến nêm nấu phù hợp tùy
vào từng loại. Họ đem kinh nghiệm đó lưu truyền đời
này qua đời khác.
- Tôm nấu sống, bống để ươn.
- Con tôm kho mặn thì bùi
Con cá kho mặn mất mùi không ngon.
- Mắm cơm, mắm nục, mắm kình
Có muối có mắm, có mình có ta.
- Ai về nhắn với bạn nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
Cá chuồn, mít non là món ăn dân dã trong vùng,
là món không thể thiếu trong thực đơn của người
dân Đà Nẵng nhất là nông thôn. Người ta thường
mua cá chuồn tươi về xẻ dọc bụng, sau đó trở sống
dao dần cho mềm xương sống cá ra, chặt đầu vằm
nhỏ với thịt heo mỡ và ruột cá, thêm gia vị tiêu, ớt,
hành, nước mắm ngon bóp nhuyễn nhét vào bụng
cá, gấp đôi hoặc gấp ba con cá lại, lấy dây buộc chặt
tất cả đem rán chín, rồi “um cá” (bằng cách cho nước
và muối vào kho) sao cho nước vừa và sít là được, ăn
rất ngon. Nếu muốn để dành thì vào mùa cá chuồn,
mua về xâu lại phơi nắng thật khô, cho vào bầu tre ủ
kín để dành, mỗi khi ăn hái quả mít non vườn nhà, vạc
hết gai, chẻ ra băm nhỏ hoặc thái thành lát mỏng nấu
với cá chuồn khô, khi chín thêm lá lốt, đó là món ăn
thường ngày khi mùa cá chuồn đến.
4. tri thức dân gian thể hiện qua y dược
Biển không những mang đến cho ngư dân Đà
Nẵng nguồn hải sản lớn mà từ lâu, bằng kinh nghiệm
dân gian, ngư dân đã tìm ra từ biển nhiều phương
thuốc tốt cho họ. Trước hết, biển mang đến một bầu
không khí trong lành, mát mẻ về mùa hè và ấm áp
vào mùa đông. Hơi nước và gió từ biển thổi vào góp
phần làm trong lành cho tầng khí quyển của đất liền.
Các yếu tố của biển như nước biển, cát biển, có thể
chữa một số bệnh ngoài da, phong thấp, suy nhược,
bệnh đường hô hấp, viêm xoang, gai cột sống cho
nên người dân thường đi tắm biển vào buổi sáng,
47Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Nghiên cứu - Trao đổi
buổi chiều hoặc đi bộ, phơi nắng, vùi mình trong cát
trên bãi biển.
Ngư dân còn sử dụng một phương pháp chữa
chứng đau dạ dày khi trên biển rất hay mà các nhà
truyền giáo phương Tây đến Đàng Trong vào thế kỷ
XVI còn ghi lại. Trong tác phẩm Hành trình và truyền
giáo do Ủy ban đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ
Chí Minh xuất bản năm 1994, giáo sĩ Alexandre de
Rhodes kể lại rằng: “Tôi tưởng nên kể ở đây một bí quyết
tuyệt diệu của giáo dân Đàng Trong dạy tôi để không
bị đau dạ dày khi đi biển. Thực ra không bao giờ tôi đi
biển mà không bị chứng đó hoành hành trong năm sáu
ngày đầu. Thấy tôi quặn đau, người ta mách tôi một liều
thuốc rất hiệu nghiệm. Bệnh này là do thuyền tàu chòng
chành hoặc hơi khí biển bốc lên. Đây là liều thuốc: mổ
bụng con cá lớn lấy mấy con cá con trong đó, đem rán
lên, rắc chút hồ tiêu và ăn trước khi bước xuống thuyền.
Thế là tức khắc dạ dày cứng cáp khỏe mạnh, đi biển
không núng. Tôi thấy bí quyết này kỳ diệu, nhưng còn
kỳ diệu hơn khi dùng, từ đó tôi vẫn đem ra thực hành và
không bao giờ đau bệnh này nữa”.
Để chống lại cái lạnh của gió biển vào mùa đông,
ngư dân cho biết, mỗi khi đi biển họ thường uống
một chén nước mắm mặn để chống chọi với gió độc
và cái lạnh của biển khơi.
Họ còn sử dụng nhiều loại rong tảo trong lòng
biển, hoặc các loại cây lá ở những mõm núi sát biển
như ghềnh Nam Ô, bán đảo Sơn Trà để chữa rất nhiều
bệnh. Điển hình như mứt biển, đó là một loại rong
biển ăn được (porphyra), loài tảo đỏ này lúc còn non
thường có màu hồng, khi về già thì lại chuyển sang
màu đỏ thẫm tím. Mứt biển không chỉ làm thức ăn
thường nhật mà còn làm thực phẩm chức năng, hỗ
trợ chữa bệnh. Ngoài thành phần chất đạm cao, mứt
biển ở Đà Nẵng còn chứa rất nhiều khoáng chất, các
yếu tố vi lượng và các loại vitamin, trong đó nổi bật
là yếu tố vi lượng iốt, canxi với hàm lượng cao, là một
thực phẩm “dưỡng sinh” tốt phối hợp trong điều trị
nhiều bệnh mãn tính như: bệnh béo phì, đái tháo
đường, tăng huyết áp, suy tuyến giáp và cung cấp
canxi cho trẻ còi xương,...
thay lời kết
Tri thức dân gian của ngư dân Đà Nẵng được đúc
kết trong quá trình lao động và sinh sống lâu dài,
được lưu giữ trao truyền từ đời này qua đời khác và có
ý nghĩa thực tiễn to lớn. Những tri thức đó giúp ngư
dân vượt qua nhiều thiên tai và vận dụng vào khai
thác có hiệu quả, đảm bảo được đời sống hàng ngày
của họ. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển,
đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, những tri thức
này phần lớn bị mai một. Người già có kinh nghiệm
thì không có sức khỏe để đi biển, người trẻ đi biển
chủ yếu sử dụng, phụ thuộc vào các phương tiện kỹ
thuật hiện đại,... nên việc lưu giữ những t