Triết học - Chương I: Tuần hoàn của tư bản tiền tệ

Quá trình tuần hoàn1) của tư bản trải qua ba giai đoạn; căn cứ vào sự trình bày ở tập thứ nhất, thì các giai đoạn ấy hình thành nên chuỗi sau đây: Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản, với tư cách là người mua, xuất hiện trên thị trường hàng hóa và thị trường lao động; tiền của hắn chuyển hóa thành hàng hóa, hay thông qua hành vi lưu thông T - H. Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng một cách sản xuất những hàng hóa mà hắn đã mua. Hắn hoạt động với tư cách là người sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa; tư bản của hắn thực hiện quá trình sản xuất. Kết quả là có một hàng hóa có giá trị lớn hơn giá trị của các yếu tố sản xuất ra hàng hóa đó.

doc27 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triết học - Chương I: Tuần hoàn của tư bản tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG BIẾN HÓA HÌNH THÁI CỦA TƯ BẢN VÀ TUẦN HOÀN CỦA NHỮNG BIẾN HÓA HÌNH THÁI ẤY CHƯƠNG I TUẦN HOÀN CỦA TƯ BẢN TIỀN TỆ Quá trình tuần hoàn1) của tư bản trải qua ba giai đoạn; căn cứ vào sự trình bày ở tập thứ nhất, thì các giai đoạn ấy hình thành nên chuỗi sau đây: Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản, với tư cách là người mua, xuất hiện trên thị trường hàng hóa và thị trường lao động; tiền của hắn chuyển hóa thành hàng hóa, hay thông qua hành vi lưu thông T - H. Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng một cách sản xuất những hàng hóa mà hắn đã mua. Hắn hoạt động với tư cách là người sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa; tư bản của hắn thực hiện quá trình sản xuất. Kết quả là có một hàng hóa có giá trị lớn hơn giá trị của các yếu tố sản xuất ra hàng hóa đó. 1) Lấy trong bản thảo II. Giai đoạn thứ ba: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách là người bán; hàng hóa của hắn chuyển hóa thành tiền, hay thực hiện hành vi lưu thông H - T. Do đó, công thức có thể ứng dụng cho tuần hoàn của tư bản tiền tệ là: T - H... Sx...H' - T', đường chấm chỉ ra rằng quá trình lưu thông bị đứt quãng, còn H' và T' là H và T đã tăng thêm giá trị thặng dư. Trong tập thứ nhất, giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ ba chỉ được nghiên cứu ở mức độ cần thiết để hiểu được giai đoạn thứ hai, tức là quá trình sản xuất của tư bản. Vì thế nên lúc đó, chúng ta chưa bàn đến các hình thái khác nhau của tư bản trong các giai đoạn tuần hoàn khác nhau của nó, các hình thái khác nhau mà tư bản lần lượt khoác lấy rồi lại trút bỏ đi trong khi lặp đi lặp lại tuần hoàn của nó. Các hình thái ấy giờ đây là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của chúng ta. Để hiểu được các hình thái ấy dưới dạng thuần tuý của chúng thì trước hết, chúng ta phải gạt bỏ tất cả những yếu tố hoàn toàn không liên quan gì đến bản thân sự thay thế và hình thành bản thân các hình thái. Vì thế, ở đây, không những chúng ta giả định rằng hàng hóa được bán đúng theo giá trị của nó, mà còn giả định rằng việc bán hàng hóa như thế được tiến hành trong những tình hình không thay đổi. Do đó, chúng ta cũng gạt bỏ không nói đến những sự lên xuống của giá trị có thể xảy ra trong quá trình tuần hoàn. I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT T - H2) T - H biểu thị việc chuyển hóa một món tiền thành một số hàng hóa; đối với người mua, đó là việc chuyển hóa tiền của người ấy thành hàng hóa; đối với người bán, đó là việc chuyển hóa hàng hóa của người ấy thành tiền. Hành vi lưu thông chung ấy của 2) Từ đây là bản thảo VII do Mác bắt đầu viết ngày 2 tháng Bảy 1878. hàng hóa đồng thời trở thành một giai đoạn hoạt động nhất định trong vòng tuần hoàn độc lập của một tư bản cá biệt, trước hết không phải là vì hình thái của hành vi đó, mà là nội dung vật chất của hành vi đó, tức là do tính chất sử dụng đặc thù của những hàng hóa do tiền chuyển hóa thành. Những hàng hóa ấy, một mặt, là những tư liệu sản xuất, và mặt khác, là sức lao động, tức là những nhân tố vật và người của sản xuất hàng hóa, những nhân tố mà đặc tính đương nhiên phải thích hợp với loại sản phẩm cần chế tạo. Nếu chúng ta dùng Slđ để chỉ sức lao động và Tlsx để chỉ tư liệu sản xuất, thì số hàng hóa nhà tư bản mua sẽ biểu thị thành: H = Slđ + Tlsx, hay gọn hơn: . Do đó, xét về nội dung, T - H biểu hiện thành T - , như thế có nghĩa là T - H phân thành T - Slđ và T - Tlsx; số tiền T chia làm hai phần, một phần mua sức lao động, còn phần kia mua tư liệu sản xuất. Hai loại mua ấy diễn ra ở hai thị trường hoàn toàn khác nhau, một loại ở thị trường hàng hóa theo đúng nghĩa của nó, còn một loại thì ở thị trường lao động. Nhưng ngoài sự phân chia về chất ấy của số hàng hóa do T chuyển hóa thành, thì T - còn biểu thị một quan hệ về lượng có tính chất rất đặc trưng. Chúng ta biết rằng giá trị, hay giá cả của sức lao động trả cho người sở hữu sức lao động đó, - người này đem bán sức lao động như bán hàng hóa, - dưới hình thái tiền công, nghĩa là được trả làm giá cả của một số lao động chứa đựng cả lao động thặng dư nữa; do đó, ví dụ nếu giá trị một ngày của sức lao động = 3 mác, sản phẩm của 5 giờ lao động, thì chính số tiền đó là số tiền được biểu hiện trên khế ước giữa người mua và người bán thành giá cả, hay tiền công, của một lao động có thể là 10 giờ. Giả định rằng một khế ước như vậy được ký kết với 50 công nhân, thì trong một ngày, họ phải cung cấp cho người mua tất cả là 500 giờ lao động, mà một nửa, - tức là 250 giờ lao động = 25 ngày lao động mỗi ngày 10 giờ, - chỉ toàn là lao động thặng dư thôi. Số lượng và khối lượng những tư liệu sản xuất cần mua phải đủ để sử dụng được khối lượng lao động đó. Do đó, T - không những chỉ biểu thị một quan hệ về chất, không phải chỉ nói lên sự chuyển hóa của một số tiền nhất định, ví dụ 422 p.xt. thành tư liệu sản xuất và sức lao động tương ứng với nhau; nó còn biểu thị một quan hệ về lượng giữa cái phần tiền bỏ ra mua sức lao động Slđ và cái phần bỏ ra mua tư liệu sản xuất Tlsx, - một quan hệ đã được quyết định trước bởi tổng số lao động thặng dư, tức là lao động dôi ra, mà một số công nhân nhất định phải bỏ ra. Ví dụ, trong một xưởng kéo sợi, nếu tiền công hàng tuần của 50 công nhân là 50 p.xt., thì sẽ cần phải chi 372 p.xt. về tư liệu sản xuất khi giả định rằng đó là giá trị của những tư liệu sản xuất do một lao động hàng tuần là 3000 giờ, - trong đó có 1500 giờ lao động thặng dư, - chuyển hóa thành sợi. Trong các ngành công nghiệp khác nhau, việc sử dụng lao động phụ thêm đòi hỏi phải bỏ thêm một giá trị phụ đến mức nào dưới hình thái tư liệu sản xuất, - điều đó hoàn toàn không quan trọng. Chỉ có một điều cần phải tính đến là: trong tất cả mọi tình huống, cái phần tiền chi phí về tư liệu sản xuất - tức là những tư liệu sản xuất mua vào do hành vi T - Tlsx - phải đủ dùng, do đó, phải được tính toán trước, phải được cung cấp theo một tỷ lệ thích đáng. Nói một cách khác, số lượng tư liệu sản xuất cần phải đủ để thu hút hết số lượng lao động, phải đủ để được số lượng lao động ấy chuyển hóa thành sản phẩm. Nếu không có một số lượng tư liệu sản xuất đầy đủ, thì sẽ không thể sử dụng được số lao động thừa ra do người mua chi phối; quyền chi phối của người đó đối với lao động ấy sẽ không đem lại gì cả. Nếu tư liệu sản xuất lại có nhiều hơn số lao động mà người mua chi phối được, thì những tư liệu sản xuất ấy sẽ không thỏa mãn được lòng thèm thuồng lao động của chúng, sẽ không chuyển hóa được thành sản phẩm. Khi hành vi T - đã hoàn thành, người mua không những chi phối được tư liệu sản xuất và sức lao động cần thiết để sản xuất ra một vật phẩm có ích, mà còn chi phối được một lượng sức lao động đang hoạt động hay một lượng lao động lớn hơn mức cần thiết để hoàn lại giá trị của sức lao động; đồng thời người mua còn có những tư liệu sản xuất cần thiết để thực hiện hay để vật hóa số lao động ấy: do đó, hắn chi phối được những nhân tố để sản xuất ra những vật phẩm có một giá trị lớn hơn giá trị của các yếu tố sản xuất ra những vật phẩm ấy, hay là hắn chi phối được những nhân tố để sản xuất ra một khối lượng hàng hóa chứa đựng giá trị thặng dư. Như vậy là cái giá trị do hắn ứng ra dưới hình thái tiền, bây giờ tồn tại dưới hình thái hiện vật, khiến cho giá trị đó có thể tự thực hiện thành giá trị đẻ ra giá trị thặng dư (dưới dạng hàng hóa). Nói một cách khác, giá trị đó tồn tại dưới trạng thái hoặc là dưới hình thái tư bản sản xuất, tư bản này có đặc tính hoạt động như một kẻ tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Chúng ta hãy gọi tư bản tồn tại dưới hình thái ấy là Sx. Nhưng giá trị của Sx = giá trị của Slđ + Tlsx = T đã được chuyển hóa thành Slđ và Tlsx. T cũng chỉ là một giá trị tư bản giống như Sx thôi, nhưng T có một phương thức tồn tại khác; đó là giá trị tư bản dưới trạng thái tiền hoặc dưới hình thái tiền: đó là tư bản tiền tệ. Vì vậy, hành vi T - , hay dưới hình thái chung của nó là T - H, nghĩa là tổng số những hành vi mua hàng hóa, vốn là hành vi lưu thông chung của hàng hóa, là giai đoạn của quá trình tuần hoàn độc lập của tư bản, đồng thời cũng là sự chuyển hóa của giá trị tư bản từ hình thái tiền của nó thành hình thái sản xuất của nó, hay nói vắn tắt hơn, là sự chuyển hóa của tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất. Như vậy, trong hình thái tuần hoàn mà chúng ta xét đến trước hết ở đây, thì tiền biểu hiện ra thành cái thứ nhất mang giá trị tư bản, và vì vậy, tư bản tiền tệ là hình thái dưới đó tư bản được ứng ra. Với tư cách là tư bản tiền tệ, tư bản nằm trong trạng thái có thể hoàn thành các chức năng của tiền: ví dụ, trong trường hợp nói đây, nó hoàn thành chức năng làm phương tiện phổ biến để mua và phương tiện phổ biến để thanh toán. (Nó làm chức năng thanh toán trong chừng mực mà sức lao động tuy được mua trước, nhưng chỉ sau khi đã hoạt động rồi thì mới được trả tiền. Nếu những tư liệu sản xuất không có sẵn trên thị trường, mà phải đặt làm mới có, thì trong hành vi T - Tlsx, tiền cũng được dùng làm phương tiện thanh toán). Năng lực ấy có được không phải do tư bản tiền tệ là tư bản, mà do tư bản tiền tệ là tiền. Mặt khác, giá trị tư bản trong trạng thái tiền cũng chỉ có thể đảm nhiệm được những chức năng của tiền thôi, ngoài ra không đảm nhiệm được chức năng nào khác. Cái làm cho những chức năng ấy trở thành những chức năng của tư bản, đó là vai trò nhất định của chúng trong sự vận động của tư bản, và do đó, là mối liên hệ giữa giai đoạn trong đó những chức năng ấy xuất hiện, với các giai đoạn khác của tuần hoàn của tư bản. Ví dụ, trong trường hợp chúng ta thảo luận trước tiên ở đây, tiền chuyển hóa thành những hàng hóa, sự kết hợp của những hàng hóa đó là hình thái hiện vật của tư bản sản xuất, và vì vậy, sự kết hợp ấy đã chứa sẵn - trong trạng thái tiềm tàng, trong khả năng - cái kết quả của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một phần tiền đảm nhiệm chức năng tư bản tiền tệ trong hành vi T - , do hoàn thành chính ngay sự lưu thông ấy, mà chuyển sang đảm nhiệm một chức năng trong đó tính chất tư bản của nó biến mất, mà chỉ còn lại có tính chất tiền tệ của nó. Lưu thông của tư bản tiền tệ T phân ra thành T - Tlsx và T - Slđ tức là hành vi mua tư liệu sản xuất và mua sức lao động. Bây giờ, chúng ta hãy xét bản thân quá trình sau. Về phía nhà tư bản, T - Slđ là mua sức lao động; về phía người công nhân, người sở hữu sức lao động, thì T - Slđ là bán sức lao động, - ở đây, chúng ta có thể nói là bán lao động, vì chúng ta đã giả thiết có hình thái tiền công. Cái đối với người mua là T - H ( = T - Slđ), thì ở đây, cũng như trong mọi trường hợp mua, đối với người bán (người công nhân), nó là Slđ - T ( = H - T) là bán sức lao động của anh ta. Đó là giai đoạn lưu thông thứ nhất, hay là lần biến hóa hình thái thứ nhất của hàng hóa ("Tư bản"), quyển I, ch. III, 2a); về phía người bán lao động, đó là sự chuyển hóa hàng hóa của anh ta thành hình thái tiền. Tiền lĩnh được như vậy sẽ do người công nhân chi tiêu dần để mua một số hàng hóa nhằm thoả mãn nhu cầu của anh ta, tức là những vật phẩm tiêu dùng. Do đó, toàn bộ lưu thông hàng hóa của anh ta biểu hiện thành Slđ - T - H tức là, thứ nhất, Slđ - T ( = H - T) và, thứ hai, T - H; đó là hình thái chung của lưu thông giản đơn của hàng hóa H - T - H, trong đó tiền chỉ xuất hiện làm phương tiện lưu thông nhất thời, làm vật môi giới đơn thuần trong việc trao đổi hàng hóa lấy hàng hóa. T - Slđ là yếu tố đặc trưng trong sự chuyển hóa của tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất, vì đó là điều kiện căn bản để cho giá trị ứng ra dưới hình thái tiền được thực tế chuyển hóa thành tư bản, thành giá trị đẻ ra giá trị thặng dư. T - Tlđ chỉ cần thiết để thực hiện khối lượng lao động đã mua được trong hành vi T - Slđ. Vì thế, chúng ta đã xem xét hành vi T - Slđ theo quan điểm này ở quyển I, phần II, "Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản". Ở đây, chúng ta chỉ còn cần phải xét sự việc theo một quan điểm khác, cụ thể là xét nó trong mối quan hệ đặc biệt đối với tư bản tiền tệ với tư cách là hình thái biểu hiện của tư bản. Hành vi T - Slđ nói chung được coi là đặc trưng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng hoàn toàn không phải vì lý do mà chúng ta đã nêu ra, tức là việc mua sức lao động là một sự giao dịch quy định lượng lao động cung cấp phải lớn hơn lượng cần thiết để bù lại giá cả sức lao động, hay tiền công; do đó, cũng không phải vì sự giao dịch ấy quy định việc cung cấp lao động thặng dư, tức là điều kiện căn bản để tư bản hóa giá trị ứng trước, hay nói một cách khác là để sản xuất giá trị thặng dư. Ngược lại, nó được coi là đặc trưng vì hình thái của nó, bởi vì dưới hình thái tiền công, lao động được mua bằng tiền, - mà điểm này lại được coi là đặc trưng của nền kinh tế tiền tệ. Ở đây, cái được coi là đặc trưng một lần nữa lại không phải là tính chất không hợp lý của hình thái. Trái lại, người ta không thấy được sự không hợp lý đó. Cái không hợp lý là ở chỗ bản thân lao động, - yếu tố cấu thành của giá trị, - không thể có một giá trị nào cả, và vì vậy mà một lượng lao động nhất định cũng không thể có một giá trị có thể biểu hiện thành giá cả của nó, thành cái ngang giá với một số lượng tiền nhất định. Nhưng chúng ta biết rằng, tiền công chỉ là một hình thái cải trang, một hình thái trong đó giá cả một ngày của sức lao động, chẳng hạn, biểu hiện thành giá cả của lao động do sức lao động ấy bỏ ra trong một ngày, thành thử giá trị do sức lao động ấy tạo ra, ví dụ, trong 6 giờ lao động, lại được biểu hiện thành giá trị của sự hoạt động của sức lao động trong 12 giờ, hoặc là giá trị của một lao động 12 giờ. T - Slđ sở dĩ được coi là nét đặc trưng, là dấu hiệu của cái mà người ta gọi là nền kinh tế tiền tệ, chính là vì, ở đây, lao động biểu hiện ra thành hàng hóa của người sở hữu nó, còn tiền biểu hiện ra thành người mua; như vậy, T - Slđ được xem là nét đặc trưng của nền kinh tế tiền tệ chính là vì tính chất tiền tệ của quan hệ đó (tức là bán và mua sự hoạt động của con người) . Nhưng tiền đã xuất hiện rất sớm với tư cách là người mua những cái gọi là những sự phục vụ, - và mặc dầu thế, T vẫn không chuyển hóa thành tư bản tiền tệ, và tính chất chung của nền kinh tế cũng không bị đảo lộn. Đối với tiền, thì chuyển hóa thành hàng hóa này hay hàng hóa khác, điều đó hoàn toàn không quan trọng. Nó là hình thái ngang giá phổ biến của tất cả mọi hàng hóa; chỉ với giá cả của chúng, các hàng hóa cũng đã nói lên rằng chúng là đại biểu trên ý niệm cho một số tiền nhất định nào đó, rằng chúng đang chờ đợi được chuyển hóa thành tiền, và chỉ khi nào được trao đổi với tiền, thì chúng mới mang một hình thái dưới đó chúng có thể chuyển hóa thành những giá trị sử dụng cho những người sở hữu chúng. Do đó, một khi sức lao động đã tồn tại trên thị trường với tư cách là hàng hóa của người sở hữu nó, hơn nữa, việc bán hàng hóa đó được tiến hành dưới hình thái trả tiền cho lao động, dưới hình thái tiền công, thì việc mua và bán sức lao động không có gì là đặc biệt đáng chú ý so với việc mua và bán bất cứ hàng hóa nào khác. Cái đặc trưng ở đây không phải là ở chỗ có thể mua hàng hóa - sức lao động mà là ở chỗ sức lao động xuất hiện thành hàng hóa. Do hành vi T - , tức là do sự chuyển hóa của tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất, nhà tư bản kết hợp được những nhân tố vật và người của sản xuất với nhau, chừng nào mà những nhân tố ấy đều là những hàng hóa. Nếu như tiền chuyển hóa lần đầu tiên thành tư bản sản xuất, hay lần đầu tiên hoạt động làm tư bản tiền tệ đối với người sở hữu nó, thì trước hết, người này phải mua những tư liệu sản xuất, như nhà xưởng, máy móc, v.v., trước khi mua sức lao động, bởi vì trước khi sức lao động chịu sự chi phối của hắn, thì tư liệu sản xuất phải có sẵn để hắn có thể dùng được sức lao động làm sức lao động. Trên đây là các sự việc diễn ra về phía nhà tư bản. Còn về phía người công nhân thì anh ta chỉ có thể đem ứng dụng sức lao động của anh ta vào sản xuất khi nào sức lao động đó kết hợp với tư liệu sản xuất, sau khi được bán đi. Vậy là trước khi bán, sức lao động của anh ta tồn tại tách rời với tư liệu sản xuất, với những điều kiện vật của việc ứng dụng sức lao động đó. Ở trong trạng thái tách rời như vậy, nó không thể đem dùng để trực tiếp sản xuất ra những giá trị sử dụng cho người sở hữu nó, cũng không thể đem dùng để sản xuất ra những hàng hóa mà anh ta có thể đem bán đi để sống. Nhưng, một khi do bị đem bán đi mà sức lao động kết hợp với tư liệu sản xuất, thì nó trở nên một bộ phận cấu thành của tư bản sản xuất trong tay người mua nó, cũng hệt như tư liệu sản xuất vậy. Cho nên, dù trong hành vi T - Slđ, người sở hữu tiền và người sở hữu sức lao động có đơn thuần lấy tư cách là kẻ bán và người mua để quan hệ với nhau, dù họ có đơn thuần đối diện với nhau với tư cách là người sở hữu tiền và người sở hữu hàng hóa, do đó, theo ý nghĩa ấy, họ chỉ nằm trong một quan hệ tiền tệ đơn thuần đối với nhau thôi, thì người mua đồng thời cũng vẫn cứ xuất hiện ngay từ đầu với tư cách là kẻ sở hữu cả tư liệu sản xuất nữa, tức là sở hữu những điều kiện vật cho người sở hữu sức lao động tiêu dùng sức lao động một cách sản xuất. Nói một cách khác, những tư liệu sản xuất ấy đối diện với người sở hữu sức lao động với tư cách là sở hữu của kẻ khác. Mặt khác, người bán lao động đối diện với người mua lao động với tư cách là sức lao động của kẻ khác, sức lao động ấy nhất định phải thuộc về tay người mua chi phối, phải kết hợp với tư bản của hắn để cho tư bản ấy có thể thực sự thể hiện ra là tư bản sản xuất. Do đó, quan hệ giai cấp giữa nhà tư bản và người lao động làm thuê đã tồn tại, nó đã được giả định ngay từ lúc hai người gặp nhau trong hành vi T - Slđ (đứng về phía công nhân mà nói, thì đó là hành vi Slđ - T). Hành vi này là việc mua và bán, một quan hệ tiền tệ, nhưng là một việc mua và bán trong đó người mua là một nhà tư bản, và người bán là một người lao động làm thuê; mối quan hệ ấy xuất hiện là do các điều kiện cần thiết để cho việc thực hiện sức lao động - tức là tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất - đều tách rời người sở hữu sức lao động, vì chúng là sở hữu của kẻ khác. Ở đây, chúng ta không quan tâm tới việc xét xem sự tách rời ấy phát sinh như thế nào. Sự tách rời ấy tồn tại khi hành vi T - Slđ diễn ra. Điểm chúng ta chú ý tới ở đây là điểm sau đây: nếu hành vi T - Slđ biểu hiện ra thành một chức năng của tư bản tiền tệ, hay nếu tiền biểu hiện ra ở đây thành hình thái tồn tại của tư bản, thì như thế quyết không phải chỉ vì tiền xuất hiện ở đây thành phương tiện thanh toán để trả công cho một hoạt động có ích của con người, trả công cho một việc phục vụ; do đó, quyết không phải do chức năng của tiền dùng làm phương tiện thanh toán. Tiền có thể chi ra dưới hình thái ấy, chỉ vì sức lao động ở vào trạng thái tách rời khỏi tư liệu sản xuất (kể cả tư liệu sinh hoạt coi như là tư liệu để sản xuất ra bản thân sức lao động); vì sự tách rời ấy chỉ có thể khắc phục được bằng cách bán sức lao động cho kẻ sở hữu các tư liệu sản xuất, do đó, sự hoạt động của sức lao động cũng thuộc về người mua, còn giới hạn của sự hoạt động này thì tuyệt nhiên không trùng hợp với giới hạn của số lượng lao động cần thiết để tái sản xuất ra giá cả của bản thân sức lao động. Quan hệ tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong quá trình sản xuất chỉ là vì tự nó, nó đã tồn tại trong hành vi lưu thông rồi, trong những điều kiện kinh tế cơ bản khác nhau trong đó kẻ mua và người bán đối diện với nhau, trong quan hệ giai cấp của họ. Không phải là bản chất của tiền sinh ra quan hệ đó; trái lại chỉ có sự tồn tại của quan hệ đó mới có thể làm cho một chức năng giản đơn của tiền biến thành một chức năng của tư bản. Trong nhận thức về tư bản tiền tệ (tạm thời, chúng ta chỉ bàn đến tư bản tiền tệ trong phạm vi chức năng nhất định của nó mà chúng ta gặp ở đây), thì thông thường có hai loại sai lầm đi đôi với nhau hoặc xen kẽ với nhau. Một là, các chức năng mà giá trị tư bản với tư cách là tư bản tiền tệ đảm nhiệm, - và nó có thể đảm nhiệm được các chức năng ấy, chính là vì nó tồn tại dưới hình thái tiền, - bị người ta nhận lầm là do tính chất tư bản của nó mà ra; kỳ thực, các chức năng ấy chỉ do trạng thái tiền của giá trị tư bản, do hình thái biểu hiện của nó với tư cách là tiền, đẻ ra mà thôi. Hai là, ngược lại: người ta cho rằng nội dung đặc thù của chức năng tiền tệ, cái nội dung làm cho chức năng đó đồ