I-TƯTƯỞNGHỒ CHÍ MINHVỀVĂN HOÁ
1–Văn hoá và quan niệmcủaHồ Chí Minhvềvăn hoá
a-Văn hoá là gì ?
Có nhiều định nghĩa khác nhauvềvăn hoá. Tuy nhiênvẫn cómột điểm
chung đượcmọi người thừa nhận : Văn hoá làmộthệ thống các giá trịvật chất và
tinh thần do con người sángtạo ra trong quá trìnhlịchsử.
b- Quan niệmcủaHồ Chí Minhvềvăn hoá
- “Vìlẽ sinhtồncũng nhưmục đích của cuộcsống , loài ngườimới sángtạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo,văn
học nghệ thuật , những côngcụ cho sinh hoạthằng ngàyvềmặc, ăn ở và các
phương thứcsửdụng. Toànbộ những sángtạo và phat minh đótức làvăn
hoá.Văn hoá làsựtổnghợpcủamọi phương thức sinh hoạt cùngvới biểu hiệncủa
nó mà loài người đãsản sinh ra nhằm thích ứng những nhucầucủa đờisống và
đòihỏicủasự sinhtồn”.(T III, tr 431)
16 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết học Mac - Lê nin - Chơng VII: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chương VII
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC
VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
I- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ
1– Văn hoá và quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá
a- Văn hoá là gì ?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Tuy nhiên vẫn có một điểm
chung được mọi người thừa nhận : Văn hoá là một hệ thống các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
b- Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hoá
- “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống , loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học nghệ thuật , những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phat minh đó tức là văn
hoá.Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn” .(T III, tr 431)
2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
a) Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị và kinh tế.
Đây là quan điểm của HCM về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, giữa
văn hóa và kinh tế
ØQuan hệ giữa văn hóa và chính trị :
- Dưới chế độ thực dân phong kiến, giai cấp thống trị đưa ra luận điệu
“ Văn nghệ chí thượng “có sứ mệnh cao quý là phục vụ “vô tư” tất cả mọi người,
nó dứng trên giai cấp và ở ngoài chính trị để mê hoặc các nhà văn hoá.
- Hồ Chí Minh vạch rõ : “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy Dưới chế độ
thực dân phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị kìm hãm
không thể phát triển lên được”(VII-443)
Người chỉ ra hai thứ văn chương dưới chế độ thực dân ở nước ta: thứ “văn
chương nịnh Tây” và “văn chương cách mạng” “Văn chương cách mạng như
những thơ ca của các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và những người yêu
nước khác thì bị gọi là “cấm vật”. Nếu không giữ được bí mật, thì người viết cũng
như người xem đều bị bắt bớ tù đày, vì “đã có tác dụng cổ vũ tinh thần cách mạng.
Từ đó người rút ra kết luận: “Dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn
nghệ muốn tự do phải tham gia cách mạng” (T X, tr 646). Nói cách khác, văn hoá
văn nghệ không thể tách rời đời sống chính trị.( Bài nói chuyện tại đại hội văn
nghệ toàn quốc lần III)
- Văn hoá và chính trị đều là những yếu tố của kiến trúc thượng tầng và có
quan hệ mật thiết với nhau.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
2
Một nền chính trị đúng đắn bao giờ cũng được xây dựng trên một nền văn
hoá tiến bộ. Một nền văn hoá tiến bộ phải hướng vào mục tiêu phục vụ chính trị.
“ Văn hoá có liên lạc với chính trị mật thiết”
ØQuan hệ giữa văn hóa và kinh tế :
+ Kinh tế là điều kiện phát triển của văn hoá . “Văn hoá là kiến trúc thượng
tầng, những cơ sở hạ tầng có kiến thiết rồi văn hoá mới kiến thiết được và đủ điều
kiện phát triển được”. “ Muốn tiến lên CNXH phải phát triển kinh tế và văn hoá.
Vì sao không nói phát triển văn hoá và kinh tế ? Tục ngữ ta có câu: có thực mới
vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước”
+ Văn hoá thúc đẩy kinh tế phát triển : “ Trình độ văn hoá của nhân
dân nâng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát
triển dân chủ, cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh” ( T VIII, tr 281 )
+ Văn hoá ở trong kinh tế còn có nghĩa là các hoạt động kinh tế
cũng phải có văn hoá ( ví dụ : văn hoá kinh doanh, )
Năm 1988, mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá” Tổng giám đốc UNESCO
đã phát biểu : văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền nhau hễ nước nào tự đặt
cho mình mục tiêu phát triển mà tách rời môi trường văn hoá thì nhất định sẽ xảy
ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng
sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu nhiều” “văn hoá cần coi mình là nguồn cổ vũ
trực tiếp cho phát triển và ngược lại , phát triển cần thừa nhận văn hoá giữ vị trí
trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội” ( Tạp chí Thông tin UNESCO 11-1998 –
tr5 )
b) Tính chất của nền văn hoá mới
Hồ Chí Minh đã nhiều lần đề cập đến việc xây dựng nền văn hoá mới :
- Năm 1943, Người phác thảo một nền văn hoá Việt Nam gồm 5 điểm
lớn :
1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường
2- Xây dựng luân lý : biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nân
dân trong xã hội.
4- Xây dựng chính trị : dân quyền
5- Xây dựng kinh tế
- Sau cách mạng Tháng Tám ,khi đặt vấn đề xây dựng nền văn hoá mới của
nước Việt Nam, Hồ Chí Minh nói rõ:”Cái văn hoá mới này cần phải có tính khoa
học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tư tưởng hiện đạiNay nước ta đã
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
3
có được độc lập, tinh thần đượ giải phóng , cần phải có một nền văn hoá hợp với
khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân”
-Đến Đại hội II của Đảng,Hồ Chí Minh xác định “ xây dựng một nền văn
hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”(VI-173).
- Khi miền Bắc xây dựng CNXH, Bác lại nói “để phục vụ sự
nghiệp CMXHCN thì văn hoá phải XHCN về nội dung và dân tộc về hình
thức”(X-60).
Tóm lại, trong tư tưởng HCVM, nền văn hoá VN phải có tính dân tộc,
khoa học và đại chúng.
+ Tính dân tộc : là cái “ cốt”, cái tinh tuý của dân tộc .
Để đảm bảo tính dân tộc, Người đòi hỏi người làm văn hoáphải hiểu truyền
thống văn hoá Việt Nam. Người căn dặn”Nghệ thuật của ông cha ta hay lắm, tốt
lắm!Cố mà giữ gìn” ”Làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân
tộc thì không làm được đâu”
Tính dân tộc còn biểu hiện ở hình thức và phương tiện diễn đạt như tiếng
nói, chữ viết .
Người căn dặn những người làm sách “người tốt, việc tốt” “Nhân dân ta có
truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải học theo cách kể
chuyện của nhân dân” .Về ngôn ngữ, Người nhắc nhở: “ tiếng nói là một thứ của
rất quý báu của dân tộc . chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ
lấn át nó đi” (T IX, tr 413). Có những chữ không có sẵn, hoặc dich ra tiếng ta khó
đúng thì phải mượn “Độc lập”, “giai cấp” “cộng sản “, (X-615) Người phê phán
thói “ đã dốt lại hay nói chữ” . “Tiếng ta có mà không dùng lại hay dùng chữ Hán.
Dùng đúng đã là một cái hại, vì quần chúng không hiểu dùng không đúng, mà
cũng ham dùng cái hại lại càng to” ( T V, tr 305).
Nhưng cũng sẽ quá “tả” , nếu những chữ Hán đã hoá thành tiếng ta ai cũng
hiểu mà cố ý không dùng. Thí dụ “độc lập” mà nói đứng một “du kích “ mà nói
“đánh chơi” thế cũng tếu(V-301) .
+ Tính khoa học : là phải thuận với trào lưu tư tưởng hiện đại.( XHCN về
nội dung cũng có nghĩa là hiện đại).
Tính khoa học còn là đấu tranh chống những gì trái với khoa học, phản tiến
bộ, chống mê tín dị đoan,.người dặn ngành văn hoákhi khôi phục vốn cũ không
được “khôi phục cả đồng bóng, rước xách thần thánh” (IX – 248)
+ Tính đại chúng :
- Văn hoá phải phục nhân dân (chứ không phải chỉ có tầng lớp trên mới
được hưởng thụ văn hoá) Ngày 30-10-1958, nói chuyện tại Hội nghị cán bộ văn
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
4
hoá,HCM chỉ rõ : “Văn hoá phục vụ ai ? Cố nhiên ta phải nói là phục vụ công,
nông, binh, tức là đại đa số nhân dân. Các đồng chí làm văn hoá phải nói dứt
khoát như thế, không thể nói nghệ thuật vị nghệ thuật mà cần nói rõ văn hoá phục
vụ công-nông-binh”.
- “Văn hoá phải gắn liền với lao động sản xuất. Văn hoá xa đời sống lao
động là văn hoá suông”
- Học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng“Tục ngữ, vè, ca dao là những
hòn ngọc quý, vừa rất hay lại vừa rất ngắn chứ không phải trường thiên đại hải ,
dây cà ra dây muống”(IX -250)
- Miêu tả cuộc sống thực tại của quần chúng :Các hoạ sĩ của ta đã cố gắng
tìm mọi con đường đi. Nhưng tiếc rằng không muốn đi ở dưới đất mà cứ muốn vụt
lên trời : chất mơ mộng nhiều quá, má cái chất thật của sinh hoạt rất ít . Thật là
một thế giới tiên. Người trần lên tiên có lẽ cũng thích thật . Nhưng nhìn mãi cái
đẹp không thay đổi rồi cũng nhàm chán, nhạt nhẽo và mới biết rằng: muốn tìm
thấy sự thay đổi, sự ham mê thật, phải trở về với cuộc sinh hoạt thực tại của con
người – Nói với các hoạ sĩ nhân khai mạc Phòng triển lãm văn hoá 7-10-1945
(Theo GT TTHCM –Học viện)
- Thiết thực, ai cũng hiểu được. Khi viết phải đặt câu hỏi “Viết cho ai ?”,
Viết để làm gì ?” “Ta viết cho ai xem”, “Nói cho ai nghe” (V-306) Chuyện cô
Nông Thị Trưng
c) Chức năng của văn hoá
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người,
hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
Tại Đại hội văn hoá toàn quốc ngày 21-11-1946, HCM chỉ rõ “ Văn hoá
phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải
làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ich chung mà
quên lợi ích riêng”
Văn hoá còn phải góp phần bồi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt
đẹp của con người VN trong xã hội mới. Người nói: Văn hoá phải sửa đổi được
tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, Văn hoá phải soi đường cho quốc dân
đi”(ST-67)
- Văn hoá phải góp phần mở rộng, nâng cao hiểu biết cho nhân dân
Văn hoá là một ngành rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực : giáo dục, thông
tin tuyên truyền, văn học nghệ thuật, Ngành nào cũng phải góp phần nâng cao,
mở rộng sự hiểu biết cho nhân dân thông qua việc cung cấp thông tin, tuyên truyền
đời sống mới, phổ biến khoa học kỹ thuật,. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ văn
hoá năm 1957, HCM chỉ ra một trong những thiếu sót của phong trào văn hoá là
có bề rộng, chưa có bề sâu “ nặng về mặt giải trí mà còn nhẹ về mặt nâng cao dân
trí của quần chúng” ( ST-HCMNTTLL,t.445)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
5
d)Về một số lĩnh vực chính của văn hoá
ðVăn hoá giáo dục : Những quan điểm :
- Giáo dục phải nâng cao dân trí :
Ngay từ năm 1919,Hồ Chí Minh đã có ý tưởng phải “có một
nền giáo dục tiểu học bắt buộc để quần chúng nhanh chóng mở mang kiến thức”
và “ việc dạy dỗ và giáo dục quần chúng là việc làm cấp bách hơn là đối với giới
thượng lưu”1
Khi trở thành Chủ tịch nước, ngày 6/9/1945 Bác đã ban hành sắc lệnh
thành lập Nha bình dân học vụ để cấp tốc xoá nạn mù chữ trong nhân dân. Người
cho rằng : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Vì vậy, “Nay chúng ta giành được
quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc là nâng cao dân
trí”. “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mìnhphải có kiến thức
mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”( IV-36).
-Nội dung giáo dục :
Nội dung giáo dục phải bao hàm cả văn hoá, chính trị, khoa học –kỹ thuật,
chuyên môn nghề nghiệp, lao động. Người căn dặn thanh niên : Các cháu phải cố
gắng học tập kỹ thuật, văn hoá, chính trị Nếu không học văn hoá, không có trình
độ văn hoá thì không học tập được kỹ thuật , không học tập được kỹ thuật thì
không theo kịp được nhu cầu về kinh tế nước nhà; nhưng phải chú ý cả chính trị,
vì nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật mà không học chính trị thì như người nhắm mắt
mà đi.
-Phương châm giáo dục :
+ “Học đi đôi với lao động, Lý luận đi với thực hành”
“Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không
học thì hành không trôi chảy”
+ Phải kết hợp ba lực lượng giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội.
“ Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy,nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và
ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn “ ( VIII-334)
ðVăn hoá văn nghệ
* Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận
văn hoa nghệ thuật .
-Ngay từ khi mới hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh sử dụng văn hoá như
một thứ vũ khí đấu tranh. Người dùng ngòi bút để vạch trần thực chất cái gọi là
“khai hoá văn minh” của thực dân Pháp.
1 Theo Hồ Thiệu Hùng: Bác Hồ với việc nâng cao dân trí, in trong Chủ tịch HCM.Bộ Giáo Dục xuất bản
– 1990, tr 44
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
6
- Năm 1943, khi đọc “Thiên gia thi”, Người có nhận xét :
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
- Sau CM Tháng Tám, HCM cho rằng “ Trong công cuộc kiến thiết nước
nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau :
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá.
- Đến năm 1951, Trong thư gửi các hoạ sĩ nhân triển lãm hội hoạ toàn quốc,
Người nêu một cách chính thức quan điểm này
“ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận .
Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy
Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là
phụng sự kháng chiến, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân” ( VI-368)
. Để làm tròn sứ mệnh đó, Người yêu cầu chiến sĩ nghệ thuật phải có lập
trường vững, tư tưởng đúng, phải đặt lợi ích của kháng chiến, của nhân dân lên
trên hết, trước hết. ( xem T VI, 368)
* Tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây
dựng xã hội mới, con người mới .
Hồ Chí Minh cho rằng tác phẩm văn nghệ và ngòi bút người nghệ sĩ
phải là vũ khí sắc bén để “phò chính trừ tà”, tố cáo tội ác của giặc, đồng thời thức
tỉnh động viên quần chúng. Người nói “ Cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ
hịch cách mạng”
* Tác phẩm văn nghệ phải xứng đáng với tầm vóc của dân tộc, của thời đạị,
phản ánh chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
Năm 1951 Hồ Chí Minh yêu cầu văn nghệ sĩ phải “ bày tỏ được tinh thần
anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng
cao tinh thần ấy” (VI-368)
Đến những năm 60, Người nói những tác phẩm mà quần chúng chờ đợi là “
những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới chẳng những để làm
gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn để giáo dục con cháu ta đời sau”(X-
646)
Những tư tưởng trên thể hiện quan điểm của HCM về vị trí và chức năng
của văn hoá, về vai trò chiến sĩ của người làm văn hoá đã đặt nền tảng cho đường
lối văn hoá văn nghệ của Đảng ta.
ðVăn hóa đời sống
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
7
Văn hoá đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới,
lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất bởi
vì, có dưạ trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống
mới, và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống.
- Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức
cách mạng.
- Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp
hài hoà truyền thống tốt đẹp của đân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại tạo nên lối
sống văn minh, tiến tiến. Hoạt động của con người gồm: ăn, mặc, ở, đi lại, làm
việc. Tính văn hoá ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở... Con người văn hoá
trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều
độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động,...
- Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dưng
những thói quen và phong tục tâpj quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những
thần phong mĩ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái
gì cũng làm mới. Cũ mà xấu thì bỏ. Ví dụ: ta phải bỏ hết tính lười biếng, tham
lam,... Cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi. Ví dụ: Đơm cúng, cưới
hỏi, ma chay quá xa xỉ phải giảm bớt. Cũ mà tốt thì phát triển thêm. Ví dụ: ta phải
tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Mới mà hay thì phải
làm. Ví dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho ngăn lắp. Phải bổ sung xây dựng
thuần phong mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi..., đồng
thời phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách...
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Quan niệm của HCM về vai trò của đạo đức
- Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là cái gốc, là nền tảng của con người.
Đối với người cách mạng cái gốc ấy lại càng quan trọng, bởi vì: “ Làm cách mạng
để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới,là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng
là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ .
Sức có mạnh thì mới gánh được nặng, đi được xa. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang”( T IX, tr 283)Khi nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh so sánh : “Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” nếu không có
đạo đức thì không “làm nổi việc gì”( xem T V, tr 252,253)
- Hồ Chí Minh không phủ nhận tài nhưng cho rằng con người có tài phải có
đức. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng
lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có
hại nữa nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng
có lợi gì cho loài người”( (Bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ
II – 1958)
Nói chuyện với lớp học chính trị của giáo viên, Người cho rằng “Chính trị
là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
8
còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi mới có chuyên môn () .Chính
trị là đức, chuyên môn là tài . Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà chỉ i tờ
thì dạy như thế nào?”( T IX, tr 493)
Như vậy, ở Hồ Chí Minh, đức và tài phải thống nhất với nhau, có quan hệ
biện chứng với nhau, trong đó đức là gốc.Đức là gốc của tài. Tài là sự thể hiện đạo
đức trong hiệu quả và hành động .
2- Những chuẩn mực đạo đức cách mạng cơ bản :
a- Trung với nước, hiếu với dân
“Trung”, “hiếu” là phẩm chất đạo đức cơ bản của người phương Đông-
một phạm trù đạo đức phong kiến.
Luận ngữ : “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”
Lễ ký : “ Hiếu sự thân, thân dĩ thính mệnh”
Như vậy, trung hiếu ở đây là trung với vua, hiếu với cha mẹ. Trung hiếu trong đạo
đức phong kiến nhiều khi mang tính cực đoan
.Đến Hồ Chí Minh ,Người không gạt bỏ khái niệm trung hiếu đó mà đưa
vào một nội dung mới , phát triển lên thành một phạm trù đạo đức mới- đạo đức
cách mạng :“trung với nước, hiếu với dân”.
“() đạo đức ngày nay cao rộng hơn: không phải chỉ có hiếu với bố mẹ, mà trung
với nước, hiếu với dân ( T XII, tr 558)
“Đạo đức ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại
mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với
đồng bào”.(IV-149)
“Trung”, “hiếu” trở thành một phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách
mạng(16 lần Bác dùng cụm từ “trung với nước, hiếu với dân” để nói về đạo đức
cách mạng )
“Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là:
Nhận rõ phải trái.Giữ vững lập trường
Tận trung với nước , tận hiếu với dân” (TVII,tr480)
- Nội dung “ trung với nước, hiếu với dân là : Phải đặt lợi ích của Đảng, của Tổ
quốc lên trên hết, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, tin dân , lắng nghe ý
kiến của dân, phải quan tâm đến đời sống của dân.
b- Cần, kiệm, liêm, chinh, chí công, vô tư.
- Ở đây Bác mượn những phạm trù đạo đức Nho giáo để cải biến ,đưa vào
những nội dung mới. “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính
nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự cho
quyền lợi của chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực
hiện , làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”(TVI, tr 321, 322).
* Thế nào là cần, kiệm, liêm, chính ?
CẦN
Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.
Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai. Nó lại
có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
9
Muốn cho chữ Cần có nhiều kết q