Adam Smith cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của lao động, không chỉ lao động trong nông nghiệp mà cả trong công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào sự giàu có tăng hay giảm của XH. Ông thừa nhận sự đối lập của tiến công là lợi nhuận. Ông nhìn thấy sự cạnh tranh giữa các ngành và thường xuyên thì tỷ xuất lợi nhuận giảm sút. Theo ông, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng tư bản trong lĩnh vực sản xuất cũng như tư bản trong lĩnh vực lưu thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau.
Theo cách giải thích của Adam Smith thì lợi nhuận địa tô lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư.
2 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày lý luận lợi nhuận của Adam Smith, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a/ Trình bày lý luận lợi nhuận của Adam Smith. Đưa ra những nhận xét về lý luận này.
b/ Phân tích và so sánh lý luận địa tô của Adam Smith với lý luận địa tô của David Ricardo. Nhận xét rút ra từ lý luận địa tô của hai ông.
a/ Lý luận lợi nhuận của Adam Smith:
Adam Smith cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của lao động, không chỉ lao động trong nông nghiệp mà cả trong công nghiệp cũng tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào sự giàu có tăng hay giảm của XH. Ông thừa nhận sự đối lập của tiến công là lợi nhuận. Ông nhìn thấy sự cạnh tranh giữa các ngành và thường xuyên thì tỷ xuất lợi nhuận giảm sút. Theo ông, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng tư bản trong lĩnh vực sản xuất cũng như tư bản trong lĩnh vực lưu thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau.
Theo cách giải thích của Adam Smith thì lợi nhuận địa tô lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư.
Nhận xét:
Không thấy được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận. Ông cho rằng toàn bộ lợi nhuận là do tư bản đẻ ra.
Do không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông nên ông cho rằng tư bản trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lưu thông đều đem lại lợi nhuận như nhau.
Ông coi lợi nhuận trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm và cho lao động khi đầu tư tư bản. Lợi nhuận là một trong những nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như của mọi giá trị trao đổi. Một tiến bộ của Adam Smith là nêu được nguồn gốc thật sự của giá trị thặng dư sinh ra từ lao động.
b/ Phân tích và so sánh lý luận địa tô của Adam Smith với lý luận địa tô của David Ricardo. Nhận xét rút ra từ hai lý luận trên.
Adam Smith:
1/ Khi ruộng đất trở thành sở hữu tư nhân thì địa tô chỉ là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động. Ông coi địa tô như là tiền trả về việc sử dụng đất đai à Độc quyền tư hữu ruộng đất là điều kiện chiếm hữu địa tô.
Quy mô địa tô nhiều hay ít là kết quả của giá cả sản phẩm, ông coi địa tô là giá cả của độc quyền.
2/ Ông phân biệt được địa tô và lợi tức do tư bản đầu tư vào đất đai. Theo cách giải thích của ông thì địa tô là hình thái của giá trị thặng dư.
3/ Ông phân biệt được địa tô chênh lệch do độ màu mỡ đất đai nhưng lại không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này.
Ông chỉ ra mức độ địa tô trên mảnh đất, ruộng là do thu nhập của mảnh đất ruộng đó đem lại và ông chỉ ra rằng địa tô trên những mảnh ruộng canh tác chủ yếu quyết định địa tô trên ruộng đất trồng cây khác.
David Ricardo:
1/ Ông bác bỏ những lý luận địa tô là sản vật của những lực lượng tự nhiên hay do năng suất lao động đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đem lại. Ông cho rằng địa tô là biểu hiện của sự bần cùng, là nguyên nhân của nạn đói. Ông lên án địa tô.
2/ Để giải thích địa tô, ông hoàn toàn dựa vào quy luật giá trị, ông cho rằng địa tô không đi ngược với quy luật giá trị mà đi theo quy luật giá trị. Ông cho rằng giá trị nông sản hình thành trên điều kiện “ruộng đất xấu nhất” vì ruộng đất là yếu tố có giới hạn. Tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung bình thu được nhiều lợi nhuận thì lợi nhuận này phải nộp cho địa chủ, ông phê phán tư tưởng ăn bám của địa chủ, thu địa tô qua nhân danh quyền sở hữu ruộng đất.
3/ Ông thừa nhận cái gọi là địa tô chênh lệch, nghĩa là sự chênh lệch giữa các vùng đất tốt và xấu khác nhau.
Nhận xét:
Adam Smith còn có những hạn chế sau:
Ông coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn và còn coi lợi ích của chủ đất phù hợp với lợi ích của xã hội.
Ông chưa hiểu được một cách đúng đắn sự chuyển hóa lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô.
Ông bị khống chế bởi tư duy sai lầm, giá cả tự nhiên của hàng hóa do các nguồn thu nhập quyết định mâu thuẫn: trước kia coi địa tô là yếu tố hình thành của giá cả tự nhiên, sau lại cho là khoản dôi ra ngoài giá cả tự nhiên, trước coi địa tô là nguyên nhân của giá cả, sau lại coi nó là hiệu quả của giá cả.
Ông chưa hiểu được địa tô chênh lệch nhất và phủ nhận địa tô tuyệt đối.
Vẫn còn chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng nông khi cho rằng năng suất lao động trong nông nghiệp cao hơn năng suất lao động trong công nghiệp vì cho rằng trong nông nghiệp còn có sự giúp đỡ của tự nhiên.
Những hạn chế của David Ricardo:
Ông đã gắn lý luận địa tô với quy luật ruộng đất sinh lợi ngày càng giảm vì ruộng đất là cái có hạn. Điều này đã bị phê phán trong kinh tế chính trị học.
Ông chưa đề cập đến “địa tô chênh lệch II” và phủ nhận địa tô tuyệt đối vì không biết cấu tạo hữu cơ, không thấy được tính quy luật cấu tạo hữu cơ trong công nghiệp thường lớn hơn so với trong nông nghiệp, chưa thừa nhận địa tô tuyệt đối nghĩa là phủ nhận quy luật giá trị.