Trình bày ý nghĩa của các cặp chỉ tiêu GDP (hoặc GNP), tổng số và bình quân đầu người, danh nghĩa và thực tế trong phân tích kinh tế vĩ mô

Thuc trang GDP o Viet Nam nam 2010: Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu chính thức về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính theo giá thực tế, đạt 1,98 triệu tỷ đồng. Con số này tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 28/12), nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD. Nếu so sánh theo kỳ gốc (năm 1994), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay đạt khoảng 6,78% so với năm 2009. Con số này cao hơn gần 0,3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt đầu năm. Tốc độ tăng trưởng cũng tăng dần đều theo các quý và cao nhất vào quý IV (khoảng 7,3%). Về cơ cấu ngành, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất (7,7%), dịch vụ tăng 7,5% trong khi nông nghiệp chỉ tăng khoảng 2,8%. Để đạt được mức tăng trưởng nói trên, tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong năm 2010 đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, giảm khoảng 8% về giá trị tuyệt đối so với năm 2009. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn khoảng 10% so với kế hoạch đề ra hồi đầu năm. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến 21/12 năm nay, cả nước thu hút được 969 dự án với tổng vốn FDI đăng ký là 17,23 tỷ USD. Tuy chỉ có 8 dự án nhưng Quảng Nam lại là địa phương thu hút FDI mạnh nhất cả nước với lượng vốn gần 4,2 tỷ USD, gấp gần 2 lần hai địa phương tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Ninh.

docx4 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trình bày ý nghĩa của các cặp chỉ tiêu GDP (hoặc GNP), tổng số và bình quân đầu người, danh nghĩa và thực tế trong phân tích kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề thảo luận:Trình bày ý nghĩa của các cặp chỉ tiêu GDP (hoặc GNP), tổng số và bình quân đầu người, danh nghĩa và thực tế trong phân tích kinh tế vĩ mô.minh họa bằng những số liệu thực tế của VN trong những năm gần đây Thuc trang GDP o Viet Nam nam 2010: Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu chính thức về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính theo giá thực tế, đạt 1,98 triệu tỷ đồng. Con số này tương đương khoảng 104,6 tỷ USD (tính theo tỷ giá liên ngân hàng ngày 28/12), nhiều hơn so với năm 2009 khoảng 13 tỷ USD. Nếu so sánh theo kỳ gốc (năm 1994), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay đạt khoảng 6,78% so với năm 2009. Con số này cao hơn gần 0,3% so với kế hoạch được Quốc hội phê duyệt đầu năm. Tốc độ tăng trưởng cũng tăng dần đều theo các quý và cao nhất vào quý IV (khoảng 7,3%). Về cơ cấu ngành, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất (7,7%), dịch vụ tăng 7,5% trong khi nông nghiệp chỉ tăng khoảng 2,8%. Để đạt được mức tăng trưởng nói trên, tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong năm 2010 đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, giảm khoảng 8% về giá trị tuyệt đối so với năm 2009. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn khoảng 10% so với kế hoạch đề ra hồi đầu năm. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến 21/12 năm nay, cả nước thu hút được 969 dự án với tổng vốn FDI đăng ký là 17,23 tỷ USD. Tuy chỉ có 8 dự án nhưng Quảng Nam lại là địa phương thu hút FDI mạnh nhất cả nước với lượng vốn gần 4,2 tỷ USD, gấp gần 2 lần hai địa phương tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Ninh. Nhanh, nhưng không đều Nhận định khái quát về tình hình kinh tế, báo cáo của WB cho rằng, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam là nhanh chóng nhưng không đồng đều. Tốc độ tăng trưởng của những chỉ số kinh tế chủ chốt như GDP, sản xuất công nghiệp, đầu tư và xuất khẩu đang được trông đợi sẽ phục hồi gần tốc độ tăng trưởng thời kỳ trước khủng hoảng. Tuy nhiên, WB cho rằng thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn ở mức cao, và các hộ gia đình cũng như các công ty dường như vẫn tiếp tục trữ vàng và ngoại tệ, gây áp lực liên tục cho đồng nội tệ. “Các gia đình và công ty tiếp tục duy trì lượng lớn ngoại tế, chứ không phải tiền đồng… Áp lực lên nội tệ là lớn”, ông Deepak Mishra, Kinh tế trưởng WB tại Việt Nam lưu ý. Theo vị chuyên gia này, bản thân tỷ giá hiện nay không phải chịu áp lực quá lớn. Những chứng cứ riêng lẻ cho thấy, các công ty chế tạo đang từng bước phân bổ lại vị trí nhà máy từ những nước đòi hỏi mức lương cao ở khu vực Đông Á và điều này đã bắt đầu mang lại lợi ích cho Việt Nam, nơi đòi hỏi mức lương thấp và giáp biển, được đặt vị trí thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư này. Tuy nhiên, rất khó dự đoán được hành vi của các hộ gia đình và doanh nghiệp đối với đầu tư ngoại tệ. “Điều này phụ thuộc vào niềm tin của họ và chính sách của Chính phủ trong thời gian tới”, ông Deepak Mishra nói với báo giới. Đối với hệ thống tín dụng, báo cáo của WB lưu ý: “Có nhiều mối quan ngại rằng sự mở rộng quá nhanh của tín dụng trong nước nhằm kích thích nền kinh tế đã dẫn đến sự yếu kém trong cân đối tài sản của một số ngân hàng”. Một sự hiệu chỉnh giảm dần gói kích cầu đang được tiến hành, thông qua việc rút một số gói tài trợ trực tiếp từ ngân sách cũng như một số gói kích thích tiền tệ. Chủ trương tăng vốn tối thiệu cho ngân hàng cũng được ban hành, dù còn vấp phải những phản đối từ phía các tổ chức chịu tác động từ chính sách này. Theo dự báo của WB, tăng trưởng tín dụng cả năm 2010 có thể ở mức dưới 25%, thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra trước đó. Đây cũng là mức tăng trưởng khá thấp so với 3-4 năm trở lại đây. Trong khi đó, thị trường chứng khoán, sau sự phục hồi đáng kể trong năm 2009, đã sụt giảm trở lại và tiếp tục gây ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế… Về góc nhìn của cộng đồng đầu tư quốc tế, báo cáo dẫn chứng, lãi suất trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ của Việt Nam vẫn dao động ở mức cao, xung quanh 400 điểm cơ bản (mức tăng thêm so với LIBOR theo giải thích của đại diện WB) và cao hơn hầu hết các nước trong khu vực. WB cho rằng, nguyên nhân là do các nhà đầu tư còn quan ngại về khả năng “hạ cánh an toàn” của Việt Nam hậu khủng hoảng, dù nền kinh tế đã lấy lại được động lực tăng trưởng của giai đoạn trước đó. Cần cải cách doanh nghiệp nhà nước Theo WB, việc thành lập thí điểm các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm tạo lợi thế về quy mô sản xuất và công nghệ, cũng dẫn đến việc một số doanh nghiệp làm cho sự mất ổn định kinh tế ngày càng rộng thêm, như vụ việc của tập đoàn Vinashin. Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, việc sử dụng nguồn lực quá thoải mái dẫn tới sử dụng không hiệu quả của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Bà cho rằng cần có cơ chế kiểm soát việc sử dụng vốn và tính hiệu quả của các nguồn lực đất nước được trao vào tay các tập đoàn kinh tế. Cao hơn nữa là vấn đề quản trị doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro. “Vấn đề lớn là làm thế nào để các tập đoạn có hiệu quả và đừng để xảy ra những vụ như Vinashin nữa”, bà Victoria Kwakwa nói. Liên quan đến lo ngại về phân biệt thành phần kinh tế quốc doanh và tư nhân, bà nói: “Tôi thấy sân chơi vẫn đang chờ đợi để tạo ra khoảng cách bình đẳng hơn. Trong khi khối quốc doanh đang được hưởng nhiều nguồn lực vốn, đất đai..., thì việc điều tiết nằm trong tay các cơ quan chức năng”. Phuong phap tinh GDP cua Viet Nam Hiện nay cơ quan thống kê Việt Nam tính toán GDP từ phía cung, tức là cộng tất cả giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thuế gián thu (trừ trợ cấp, trợ giá) và hầu hết các nhà thống kê cho rằng đó cũng là ý nghĩa của GDP. GDP theo tổng cầu cuối cùng chỉ được sử dụng như một sự đối chiếu với phía cung. Cách suy nghĩ này vẫn mang nặng ảnh hưởng về chỉ tiêu “thu nhập quốc dân” trong Hệ thống cân đối vật chất - MPS trước đây. Từ cách tư duy này dẫn đến những phương pháp và khái niệm không đồng bộ trong các bộ phận chuyên ngành của cơ quan thống kê. Ví dụ: giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp làm gia công như dệt may, giày da chỉ tính phần gia công, trong khi xuất khẩu lại tính cả giá trị sản phẩm. Như vậy về mặt kỹ thuật không thể cân đối vĩ mô nền kinh tế và thành tích xuất khẩu cũng chẳng có ý nghĩa gì. Hơn nữa, khi cân đối nguồn và sử dụng GDP, phía sử dụng (demand size) bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, trong đó có cả chi tiêu từ nguồn chính thức và từ nguồn thu không chính thức của người dân, nhưng từ phía cung, nguồn thu không chính thức không được tính vào tổng giá trị tăng thêm. Như vậy, sự sai số giữa nguồn và sử dụng sẽ bị dồn vào tích lũy, nhưng càng ngày tỷ lệ tích lũy tài sản/ vốn đầu tư ngày càng thấp đi. Hiện tượng này rất khó lý giải về độ chính xác của số liệu (xem bảng 1). Ngay như về phía cung bao gồm các yếu tố rất cơ bản của nền kinh tế như lao động (L) và vốn (tư bản - capital stock), đặc biệt là chỉ tiêu vốn, cũng không được cơ quan thống kê tính đến. Định nghĩa tổng quát nhất về đầu tư: “Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế” (xem Sachs-Larrain, 1993). Còn vốn tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm tính đến thời điểm đó trừ đi phần hao mòn tài sản cố định lũy kế. Theo quốc tế, để tính toán giá trị vốn tại thời điểm nào đó người ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao tài sản cố định hàng năm. Một phương pháp khác để xác định giá trị của vốn tại một thời điểm nào đó người ta căn cứ vào giá thị trường hiện tại của khối lượng vốn này. Phương pháp này rất khó thực hiện bởi muốn xác định cần phải có tổng điều tra (kiểm kê) tài sản trên phạm vi toàn quốc. Hai ý niệm cơ bản trên hoàn toàn xa lạ với cơ quan thống kê và nhiều nhà kinh tế Việt Nam. Hiện nay, cơ quan thống kê Việt Nam có chỉ tiêu “vốn đầu tư...”, nhưng thực chất chỉ tiêu này không phải vốn cũng không hoàn toàn là đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tài sản trên “vốn đầu tư” được thể hiện trong bảng 2. Tốc độ tăng trưởng GDP thường được tính từ GDP theo giá so sánh. Vấn đề chuyển GDP từ giá thực tế về giá so sánh là một vấn đề không đơn giản, khi Việt Nam tính GDP từ phương pháp sản xuất (là cơ bản) việc tính chuyển GDP về giá so sánh theo quốc tế cần lấy trọng số (quyền số) từ bảng I-O, nhưng một điều kỳ lạ là năm gốc mà Tổng cục Thống kê chọn lại là những năm không có bảng I-O (giá 1994). Vậy GDP theo giá so sánh (mà từ đó tính ra tốc độ tăng trưởng) được tính toán thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Điều này là một khó khăn lớn cho những người sử dụng số liệu thống kê cũng như các nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Các chỉ tiêu cân đối trong SNA gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc gia (GNI), thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) và để dành (savings) của các khu vực thể chế. • GDP = tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước + tích lũy tài sản + xuất khẩu - nhập khẩu (phương pháp sử dụng cuối cùng); hoặc = tổng thu nhập của người lao động từ sản xuất + tổng thặng dư sản xuất + tổng khấu hao tài sản cố định + tổng thuế gián thu và thuế sản xuất khác + thuế nhập khẩu - trợ cấp cho sản xuất (phương pháp phân phối); hoặc = tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí trung gian + thuế nhập khẩu (phương pháp sản xuất) • GNI = GDP + thu nhập từ sở hữu thuần • NDI = GNI + thu nhập từ chuyển nhượng hiện hành thuần • Để dành = NDI - tiêu dùng cuối cùng
Tài liệu liên quan